Bài tập lớn: Tâm lí giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bài tập lớn: Tâm lí giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40387276
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÂM LÍ GIÁO DỤC
Học kỳ 1 năm học 2021-2022 Chủ đề số: 8
Tên chủ đề: Vận dụng lý luận về hứng thú học tập vào hình thành,
duy trì và phát triển hứng thú của học sinh trung học phổ thông trong học tập. lOMoAR cPSD| 40387276 HÀ NỘI-2021 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.Cơ sở lí luận của hứng thú và hứng thú học tập. 3
1.1. Hứng thú 3
1.1.1. Khái niệm. 4
1.1.2. Đặc điểm 4
1.2. Hứng thú học tập 4 1.2.1. Khái niệm 4
1.2.2. Cấu trúc tâm lí của hứng thú học tập. 4
1.2.3. Biểu hiện của hứng thú học tập 5
1.2.4. Phân loại hứng thú học tập 5
2. Đặc điểm tâm lí và biểu hiện hứng thú học tập ở học sinh THPT 5
2.1. Đặc điểm tâm lí 5
2.1.1. Sự phát triển ý thức và tự ý thức 6
2.1.2. Lí tưởng sống và tính tích cực xã hội 6
2.1.3. Tình cảm của thanh niên học sinh 7
2.2. Biểu hiện hứng thú học tập ở học sinh THPT 7
2.2.1. Biểu hiện qua nhận thức của học sinh 7
2.2.2. Biểu hiển qua thái độ của học sinh 7
2.2.3. Biểu hiện qua hành động của học sinh 8
3. Vận dụng lý luận về hứng thú học tập vào hình thành, duy trì và 8
phát triển hứng thú của học sinh trung học phổ thông trong học tập lOMoAR cPSD| 40387276
3.1. Biện pháp dành cho giáo viên 8
3.1.1. Đổi mới nội dung dạy học 8
3.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học 8
3.1.3. Củng cố tích cực 8
3.1.4. Nâng cao uy tín của người dạy 9
3.2. Biện pháp dành cho học sinh 9
3.2.1. Sự tự phát 9
3.2.2. Sự tự giác 9
3.3. Biện pháp dành cho gia đình 9 III. KẾT LUẬN 10
Tài liệu tham khảo 11 lOMoAR cPSD| 40387276
Vận dụng lý luận về hứng thú học tập vào hình thành, duy trì và phát
triển hứng thú của học sinh trung học phổ thông trong học tập. I. MỞ ĐẦU
Hứng thú là một loại cảm xúc, một thứ cảm giác, hay một thái độ tùy
theo nhiều cách hiểu. Nó đóng vai trò và có tác dụng rất lớn đối với cuộc sống
hằng ngày của chúng ta. Hứng thú như niềm đam mê hay tình yêu vậy, nó
giúp ta trở nên nhiệt huyết hơn, thăng hoa hơn trong công việc hay cuộc sống.
Nó tạo động lực cho ta, khiến ta không chùn bước hay bỏ cuộc. Việc hứng thú
làm một cái gì đấy cũng sẽ giúp ta giảm được stress, khi bạn hứng thú với nó
và thực hiện trên tinh thần thoải mái, không bị gò bó, ép buộc thì cũng có
nghĩa rằng bạn không bị stress trong công việc. Và hứng thú là thứ giúp chúng
ta cảm nhận được rằng ta đang sống với một cuộc sống là chính mình.
Trong học tập cũng vậy, thử tưởng tượng nếu không có hứng thú thì làm
sao chúng ta có thể tiếp thu các kiến thức, việc học lúc này sẽ trở thành một
gánh nặng. Như khi bị một tảng đá buộc vào chân, ta sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi,
căng thẳng, bước đi chậm chạp, chán nản. Ngược lại, khi có hứng thú, học
sinh sẽ trở nên chăm chỉ, cảm thấy những bài học thú vị, nhẹ nhàng và lôi
cuốn hơn. Nó cũng thúc đẩy học sinh sáng tạo hơn, năng động hơn, luôn
muốn tìm tòi thêm những kiến thức mới. Chính vì vậy, hứng thú học tập là
điều kiện tiên quyết cần phải có ở mỗi học sinh nhằm phát huy vai trò chủ
động và tự giác trong quá trình học tập.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lí luận của hứng thú và hứng thú học tập. lOMoAR cPSD| 40387276 1.1.Hứng thú
1.1.1. Khái niệm
- Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với các đối tượng nào đó vừa
có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân
trong quá trình hoạt động.
- Hứng thú được thể hiện ở sự tập trung cao độ; sự say mê; rung động, thích
thú, sự lựa chọn và đánh giá cao của cá nhân với một đối tượng, sự vật hay
hiện tượng nào đó. Nó được hình thành trên cơ cở khả năng đối tượng có thể
thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của cá nhân. Khi đó, đối tượng sẽ trở
thành động lực thúc đẩy cá nhân.
1.1.2 Đặc điểm
- Tính nhận thức Là thành phần cốt lõi trong hứng thú.
- Tính xã hội Hứng thú cá nhân mang đậm những dấu ấn lịch sử - xã
hội; chịu sự chế ước của thời đại mà cá nhân đó tồn tại.
- Tính đối tượng Hứng thú của cá nhân với một đối tượng do bản thân đối
tượng và hoạt động với đối tượng quy định.
- Tính chủ thể Hứng thú luôn mang đậm màu sắc cá nhân, phụ thuộc
vào nhu cầu, xu hướng và tính tích cực hoạt động của chủ thể.
1.2. Hứng thú học tập 1.2.1. Khái niệm
- Là thái độ đặc biệt đối với việc học được thể hiện ở những cảm xúc tích
cực trong quá trình học tập và những cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa của nội
dung và kết quả học tập.
- Hứng thú học tập bao gồm hứng thú với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của hoạt
động học (hứng thú nhận thức), và hứng thú vớ phương pháp, phương tiện,
hình thức học (hứng thú hành động). lOMoAR cPSD| 40387276
1.2.2. Cấu trúc tâm lí của hứng thú học tập
Hứng thú học tập là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, nó được hình
thành trên cơ sở nhận thức về đối tượng học tập, nhu cầu học tập, những xúc
cảm tích cực (khoái cảm) có được trong quá trình học tập và những giá trị mà
việc học tập đem lại cho cá nhân.
1.2.3. Biểu hiện của hứng thú học tập
- Sự tập trung, chú ý cao trong quá trình nghe giảng, học tập.
- Sự quan tâm, thái độ yêu thích đối với môn học hay bài học.
- Tính tích cực học tập: có ý thức, tự giác trong học tập; tích cực, hăng hái
phát biểu, đóng góp vào bài giảng; có tính sáng tạo, sự nỗ lực, và ý chí trong học tập.
- Tính hiệu quả tương đối cao, ổn định, có khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn
thiện bản thân trong quá trình học tập.
- Ngoài ra còn thể hiện ở phạm vi lớp học: sự hào hứng, tích cực của các
thành viên lớp học, không khí thoải mái, vui vẻ, sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh.
1.2.4. Phân loại hứng thú học tập
- Theo mức độ tích cực tham gia của các chức năng tâm lí: Hứng thú chủ
động và hứng thú thụ động.
- Theo phạm vi hứng thú: Hứng thú rộng và hứng thú hẹp.
- Theo nội dung đối tượng hứng thú: Hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp.
- Theo thời gian tồn tại: Hứng thú bền vững và hứng thú nhất thời.
- Theo mức độ: Hứng thú sâu sắc và hứng thú hời hợt.
2. Đặc điểm tâm lí và biểu hiện hứng thú học tập ở học sinh THPT lOMoAR cPSD| 40387276
2.1. Đặc điểm tâm lí
Học sinh THPT thuộc thời kì đầu thanh niên (15 - 18 tuổi). Đây là thời kì
hoàn thiện sự phát triển thể chất của con người cả về phương diện cấu tạo và
chức năng, đây là lứa tuổi diễn ra sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội của
tuổi thanh niên. Chính vì những sự thay đổi và phát triển trên, ở giai đoạn này
học sinh đã có những phát triển về mặt tâm lí. Về cơ bản, ta có thể phân tích
những đặc điểm tâm lí chủ yếu của thanh niên mới lớn trên 3 phương diện sau đây.
2.1.1. Sự phát triển ý thức và tự ý thức
Ý thức và tự ý thức của tuổi thanh niên mới lớn đã phát triển ở mức độ cao và
có nhiều khác biệt so với các lứa tuổi trước.
- Ý thức về hình ảnh thân thể: Các em dành sự quan tâm, chăm chút nhiều hơn
về hình dáng bên ngoài để hình ảnh hấp dẫn, uy tín và sự mến phục hơn trong mắt bạn bè.
- Khả năng tự đánh giá bản thân: Có chủ kiến rõ ràng và luôn đối chiếu với
các quy chuẩn chung của xã hội. Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn.
- Tính tự trọng: Sự tin tưởng, tôn trọng, chấp nhận bản thân, nhân cách mình.
2.1.2. Lí tưởng sống và tính tích cực xã hội
Bên cạnh sự phát triển ý thức, một vấn đề quan trọng nữa là thanh niên bắt đầu
hình thành những lí tưởng sống, tính tích cực xã hội và xây dựng những kế hoạch đường đời
- Lí tưởng sống: Thanh niên ngưỡng mộ, noi theo “hình mẫu người lí tưởng”
có tính khái quát về phẩm chất, tâm lí, nhân cách điển hình thông qua mục đích
sống, sự say mê, nguyện vọng; sự xác định những giá trị đạo đức, nghề nghiệp, phong cách sống. lOMoAR cPSD| 40387276
- Tính tích cực xã hội: Phạm vi hoạt động xã hội rất rộng. Các em tích cự
tham gia các hoạt động xã hội, chính trị với tinh thần lãng mạn và nhiệt huyết
tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm.
2.1.3. Tình cảm của thanh niên học sinh
Sự phong phú trong tình cảm ở học sinh THPT được thể hiện rõ nét qua tình
bạn hay tình yêu đôi lứa. Nhìn chung là tình cảm trong sáng, lành mạnh và xuất
phát từ tâm hồn và những nhu cầu cá nhân.
- Tình bạn: Đối với các em, tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất. Tình
bạn có chiều sâu hơn, mức cao hơn như “cái tôi thứ 2” của mình.
- Tình yêu: Tình yêu đầu đời là 1 hiện tượng tâm lí tích cực và sẽ kết thúc
trong trải nghiệm đẹp với các cảm xúc tích cực ở thanh niên học sinh.
2.2. Biểu hiện hứng thú học tập ở học sinh THPT
2.2.1. Biểu hiện qua nhận thức của học sinh
Hứng thú nhận thức ở học sinh là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân vào việc
nhận thức một số môn học mà cá nhân ấy cảm thấy cần thiết hứng thú vào nội
dung hay hoạt động của môn học đó. Với hứng thú nhận thức, cá nhân sẽ có xu
hướng muốn tìm hiểu sâu vào bản chất, tính chất của sự vật, hiện tượng muốn
nhận thức thay vì chỉ dừng ở hình thức bên ngoài.
Học sinh sẽ bắt đầu hình thành hứng thú nhận thức nhờ việc bị cuốn hút bởi nội
dung bài học, cách giảng dạy của giáo viên, từ đó những lần cuốn hút ấy sẽ
khiến các em quan tâm nhiều hơn đến môn học mình hứng thú ngay cả khi
ngoài tiết học, sau đó, xúc cảm ấy phát triển thành khuynh hướng cá nhân, các
em sẽ dành thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu, đọc thêm sách, tìm những người
cũng cùng yêu thích, đam mê môn học đó. Đây là mức độ cao nhất của hứng thú nhận thức. lOMoAR cPSD| 40387276
2.2.2. Biểu hiển qua thái độ của học sinh
Khi có hứng thú với các môn học, các em sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái,
thích thú với những kiến thức mới. Thay vì căng thẳng, mệt mỏi, học hành một
cách đối phó qua loa, giờ đây các em sẽ luôn có xu hướng muốn học tiếp, muốn
hiểu thêm, muốn tìm hiểu sâu hơn, kĩ càng hơn những vấn đề, nội dung mở
rộng xoay quanh môn học đó.
Vì vậy, thái độ học tập rất quan trọng với học sinh, nó giúp tăng tính hiệu quả
việc học và tiếp thu, kiến thức cũng như kết quả sẽ ngày một cao lên.
2.2.3 Biểu hiện qua hành động của học sinh
Hành động của hứng thú học tập là khi các em chăm chú nghe giảng, tích cực
phát biểu, hỏi và thắc mắc về những thứ chưa hiểu. Ghi chép một cách đầy đủ,
sạch sẽ, tự giác làm bài tập, đọc thêm sách hay những nguồn tham khảo để hiểu
kĩ càng hơn. Thậm chí, các em còn lập nhóm để cùng trao đổi, nghiên cứu, tìm
hiểu về môn học đó, học hỏi từ những người có kinh nghiệm đi trước.
3. Vận dụng lý luận về hứng thú học tập vào hình thành, duy trì và phát
triển hứng thú của học sinh trung học phổ thông trong học tập
3.1. Biện pháp dành cho giáo viên
3.1.1. Đổi mới nội dung dạy học
Bài giảng cần chính xác, đầy đỉ, khoa học; đúng trọng tâm bài giảng; phù hợp
với trình độ, nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lí ở độ tuổi các em; cần gần gũi, thực
tế sinh động, thiết thực và có tính ứng dụng cao.
3.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
Sử dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động như sử dụng bài tập tình
huống, thí nghiệm, thực nghiệm, trò chơi, thảo luận nhóm; kết hợp đa dạng các
hình thức như dạy trên lớp và đi dã ngoài, lí thuyết và thực hành, sử dụng các
hình thức dạy học đa phương tiện. lOMoAR cPSD| 40387276
3.1.3. Củng cố tích cực
Ghi nhận, khen ngợi, động viên nhưng tiến bộ của học sinh. Nên có những đánh
giá hay phần thưởng cho các kết quả của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm
lí lứa tuổi cũng như với điều kiện của lớp học. Khuyến khích các em học tập,
phát huy theo một tấm gương nào đó trong lớp có thành tích hay sản phẩm xuất sắc.
3.1.4. Nâng cao uy tín của người dạy
Sự uy tín, danh tiếng sẽ tạo ra sức hấp dẫn và cảm hóa đối với học sinh. Sự uy
tín này khi được kết hợp với những bài giảng hay hấp dẫn cả về mặt nội dung
lần phương pháp sẽ giúp giáo viên trở thành một người “truyền cảm hứng”
thay vì chỉ là “tổ chức và điều khiển”. Hơn nữa, các kĩ năng sư phạm như ứng
xử, giao tiếp cũng rất quan trọng. Nhiều thầy cô có năng lực tốt nhưng cách
giao tiếp vẫn còn cứng nhắc, áp đặt khiến các em học sinh dễ bị giảm hứng thú trong học tập.
3.2 Biện pháp dành cho học sinh 3.2.1. Sự tự phát
Như đã nói ở trên, hứng thú nhận thức phát triển bên trong mỗi học sinh nếu
được đặt ở trong một môi trường tốt. Học sinh sẽ dễ có cảm hứng hơn khi
được ở trong một không khí lớp vui vẻ, thoải mái, bị thu hút bởi những bài
giảng ấn tượng hay nội dung mới mẻ. Hơn nữa, ở tuổi THPT, các quan hệ
bạn bè rất quan trọng, vì thế nếu chơi thân với những bạn học giỏi, có ý chí
nỗ lực, nó như một xúc tác khiến các em cảm thấy môn học thú vị hơn, đồng
thời có thể tìm ra được sở thích hay đam mê của mình trong tương lai. Các
thầy cô nhiệt huyết, tâm lí cũng là nguồn cảm hứng, ảnh hưởng rất nhiều
đến tư tưởng cũng như cảm xúc của các em. lOMoAR cPSD| 40387276 3.2.2. Sự tự giác
Học sinh cần tự tìm hiểu rõ xem đâu là thế mạnh, sở thích, năng lực riêng
của mình để có được định hướng cũng như phương pháp học tập một cách
hợp lí, hiệu quả. Cần phải có ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên, nên trau dồi
thêm những kĩ năng còn yếu kém.
3.2. Biện pháp dành cho gia đình
Ngoài giáo viên và bản thân học sinh thì gia đình cũng là một yếu tố quan
trọng trong việc hình thành, duy trì phát triển hứng thú cho các em học sinh.
Gia đình nên quan tâm, chăm sóc, quan sát con nhiều hơn để hiểu con cần
những gì, nên có sự trao đổi với phía nhà trường và giáo viên để nắm rõ tình
hình cũng như có những biện pháp, tạo điều kiện cho con phát triển sở thích hay đam mê của mình. III. KẾT LUẬN
Maksim Gorky từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu công việc”. Đúng vậy,
hứng thú là một thứ rất quan trọng đối với chúng ta, không có nó ta sẽ chẳng
thể làm nổi việc gì cả. Hứng thú tạo nên sự tích cực, khơi dậy những đam mê,
sự sáng tạo. Việc ép buộc và áp đặt các em học sinh phải học, làm những thứ
mình không thích, trong một môi trường đầy áp lực, nhàm chán, mệt mỏi là
một bước lùi trong giáo dục. Nhất là đối với những học sinh THPT, thời kì mà
chuyển biến trong tâm lí được thể một cách rõ rệt, các em muốn tự do, muốn
tự khẳng định mình, luôn tò mò những cái mới thì điều này càng không nên.
Vậy nên, là một người giáo viên hay một bậc phụ huynh, hãy nhìn nhận và
sửa đổi bản thân và tạo điều kiện cho con em mình để có thể khơi dậy, phát
triển và duy trì những hứng thú, đam mê trong học tập của các em.
Học sinh cũng cần tự tìm cho mình những cách học, môn học mà mình thấy
phù hợp, hứng thú bởi học là một cách khám phá, một trải nghiệm vô cùng
thú vị khi đi vào vùng đất tri thức, đừng để vẻ bề ngoài khô khan, cứng nhắc lOMoAR cPSD| 40387276
của chúng đánh lừa làm ta nhụt chí, khó khăn khi bước tiếp, hãy cứ tiếp tục
tiến lên phía trước rồi ta sẽ tìm thấy đúng đường để đi mà thôi.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Sơn, Lê Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Huệ, Đỗ Thị Hạnh Phúc,
Trần Quốc Thành, Trần Thị Lệ Thu (2021), Giáo trình Tâm lí học giáo dục,
NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
2. Lê Minh Nguyệt, Trần Quốc Thành, Khúc Năng Toàn (Đồng chủ biên),
Nguyễn Thị Huệ, Đào Minh Đức, Hoàng Anh Phước, Nguyễn Thị Nhân Ái,
Nguyễn Thị Hải Thiện, Bùi Thị Thu Huyền, Giáp Bình Nga, Vũ Thị Khánh
Linh, Vũ Thị Ngọc Tú, Trần Thị Lệ Thu (2021), Hướng dẫn học Tâm lí học
giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Phan Thị Thơm (2005), Tìm hiểu hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương
của sinh viên trường ĐHDL Đông Đô, Đại học quốc gia Hà Nội, Trường đại
học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.