-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập lớn Tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:












Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học kinh tế Quốc dân BÀI TẬP LỚN
MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI : Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “ Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì”. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay.
Họ và Tên : Phạm Hải Anh
Lớp: Quản trị khách sạn Quốc tế Mã sinh viên : 11190464 HÀ NỘI – 03/2022 1 MỤC LỤC
Chương 1: Lời mở đầu …………………………………… trang 3
Chương 2: Nội dung đề tài
Ý nghĩa của “độc lập, tự do, hạnh phúc”............................. trang 4-5
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội................................................................... trang 5-8
Tự do, hạnh phúc là giá trị của độc lập dân tộc................... trang 8-9
Ý nghĩa của luận điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với Việt Nam
hiện nay……………………………………......................... trang 9-10
Chương 3: Kết luận ………………………………… trang 11 2 CHƯƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU
“Tuyên ngôn Bác đọc vang trời đất.
Độc lập Người thề vọng núi sông.
Tháng Tám chói ngời trang lịch sử.
Ngàn năm xứng mãi với cha ông”
Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng là quyền của mỗi
con người, của mỗi dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử nhân loại và xuyên suốt hàng
ngàn năm dựng xây gắn liền với bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam, Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu, hy sinh của biết bao thế hệ. 76 năm
qua, mỗi người dân Việt Nam luôn cảm thấy vinh dự và tự hào về nền độc lập tự do của
đất nước đã giành được.
Theo Mác- Lê Nin, một dân tộc có được vị thế bình đẳng trên trường quốc tế hay
không, mọi công dân của một dân tộc có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no hay
không... phụ thuộc rất nhiều vào việc dân tộc đó có độc lập hay không. Nhưng, đối với
chủ tịch Hồ Chi Minh, Người lại có quan niệm khác, “Nước độc lập mà người dân
không được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đối với Chủ tịch
Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung về dân tộc và dân chủ; độc lập dân
tộc phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hạnh phúc và tự do của nhân dân; đồng
thời, tự do và hạnh phúc của nhân dân cũng chính khởi nguồn sâu sắc để xây dựng độc
lập dân tộc. Người luôn nhấn mạnh độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân.
Câu nói của Người thật mang một ý nghĩa sâu sắc mà đến tận ngày nay chúng ta
vẫn cần phải hiểu, nghiên cứu và làm rõ để hiểu hơn về Người cũng như nhận thức
được công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước trong quá trình đi
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một đất nước hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ gữa độc ập dân tộc gắn với con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta hãy làm rõ luận điểm trên cũng như
liên hệ với sự nghiệp cách mạng của nước ta hiện nay. 3 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI I.
Ý nghĩa của “độc lập – tự do – hạnh phúc”
6 chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc nằm trong Quốc hiệu của Việt Nam. Quốc hiệu ấy
là tên gọi chính thức của một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn gắn với một thể chế chính
trị được lựa chọn khách quan bởi lịch sử. Trả lời một nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng tuyên bố "Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền
tự do, dân sinh hạnh phúc". Người đặc biệt luôn đặt ở hàng đầu hai chữ "Độc lập" như
điều kiện tiên quyết tối cần thiết để đảm bảo mọi tự do, hạnh phúc thực sự có cho bất cứ
dân tộc, dân quyền hay dân sinh nào.
"Độc lập" là giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, tức là phải "tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết
rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức
mình đi"; Ngay khi tới Pháp, dù là người dân của nước nô lệ, Người đã nói: “Cái mà tôi
cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”. Năm 1945, là
Chủ tịch nước Việt Nam mới, Người vẫn khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Hai câu nói
này ở hai địa điểm, thời điểm cách xa nhau và trên hai vị trí khác biệt, nhưng đều biểu
cảm một tinh thần văn hóa Việt không thay đổi của Người về mục tiêu giành quyền tự
nhiên của con người cho dân tộc và người dân Việt Nam. "Độc lập" ấy của toàn dân tộc
sau khi giành được đã nêu cao ý chí quyết tâm "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"; dù "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể
bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"
Nhưng "Độc lập" không tách biệt với "Tự do", "Hạnh phúc" mà phải gắn liền một cách
hữu cơ và biện chứng với nhau như những điều kiện và mục tiêu tối thượng. Phát biểu tại
cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người lý giải: "Chúng ta
tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không
làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ". Nói
"Tự do" và "Hạnh phúc" là nói đến người dân được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và
tinh thần do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con người biết mưu cầu chính đáng. "Tự
do" và "Hạnh phúc" cơ bản nhất, tối thiểu nhất, người dân từ chỗ có ăn, có mặc, được học 4
hành đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc và cống hiến...
Như thế ta hiểu tại sao 6 chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" cần có gạch nối 3 từ không
thể tách biệt, như là điều kiện và mục đích của nhau vậy. Kể từ năm 1945, đó là nhiệm vụ
và quyền lợi của "tất cả đồng bào Việt Nam, không phân biệt gái trai, già trẻ, giàu nghèo,
tôn giáo, chủng tộc, cùng nhau đoàn kết để giữ vững nền độc lập và mưu cầu hạnh phúc
tự do". Càng tiến xa hơn trong dòng chảy lịch sử, chúng ta càng thấy rõ tầm chiến lược
nhưng rất thiết thực của mục tiêu-đích đến-khát vọng của dân tộc, dân quyền và dân sinh;
càng hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập được mở đầu bằng "Lời bất hủ": "Tất cả mọi
người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". II.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
Tự do" và "Hạnh phúc" là kết quả của "Độc lập" nhưng phải là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, bởi vì "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho
mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết,
ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc".
Điều đó trong chế độ dân chủ cộng hòa thì mỗi người dân được pháp luật đảm bảo điều
kiện trong việc tự cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính độc lập cá nhân và phát
triển toàn diện; việc mưu cầu hạnh phúc và đem lại phúc lợi xã hội cho con người trở
thành quyền công dân, mỗi người dân và toàn xã hội đều có nghĩa vụ và trách nhiệm chung.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện ở ba nội dung lớn, đó là:
Thứ nhất, về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai
đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng
dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ được thực hiện tiến trình từng bước và phục
tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì 5
độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách.
Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại. Với dân tộc Việt
Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực
của biết bao thế hệ người Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải
gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc
bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.
Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không bao giờ coi đó là mục
tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập
để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập
dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước
hết của quá trình cách mạng Việt Nam, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết định để
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định
con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc,
giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền
với đời sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm
nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ. Để đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc,
để không rơi vào lệ thuộc, đói nghèo lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên
chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ
nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính".
Thứ hai, những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội trong quá trình cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh khẳng định, xác lập, tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng Cộng sản là điều kiện cơ bản để độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì cách mạng Việt Nam không thể vận động
theo cách mạng vô sản và chắc chắn sự nghiệp độc lập dân tộc sẽ đi theo vết xe đổ của
các phong trào cứu nước trước đó.
Người xác định công - nông là gốc, là chủ lực của cách mạng, các giai tầng, cá nhân
yêu nước là bầu bạn của cách mạng. Khi đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Người đòi hỏi công - nông - trí thức đoàn kết lại. Tất cả được tập hợp trong Mặt trận
dân tộc thống nhất. Mặt trận đó được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận và có liên hệ chặt chẽ
với cách mạng thế giới. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người có nhiều
chủ trương, đường lối và biện pháp phù hợp để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các
lực lượng cách mạng, hoà bình dân chủ trên thế giới. 6
Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Tính
tất yếu đó chỉ được hiện thực hoá khi gắn liền với những điều kiện bảo đảm, trong đó
yếu tố quan trọng nhất là xác lập và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ra đời và phát
triển ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
Tư tưởng đó hình thành ở Hồ Chí Minh từ đầu những năm 20 và đến mùa xuân năm
1930 với sự kiện Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì con đường cách mạng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã thành ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công
nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam liên tục giành những thắng lợi lịch sử suốt hơn 90
năm qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được
thể hiện trên thực tiễn cách mạng Việt Nam qua ba thời kỳ:
Thời kỳ 1930-1945: Hồ Chí Minh xác định tính chất cách mạng Việt Nam là con
đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân
dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của
chúng; xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Việt Nam “, xác định đối
tượng đấu tranh của cách mạng là đế quốc xâm lược, phong kiến tay sai, tầng
lớp tư sản và địa chủ chống lại độc lập dân tộc; xác định rõ lực lượng cách mạng
Việt Nam,… Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng
Tám 1945 đã giành thắng lợi. Đó là thắng lợi lịch sử đầu tiên của tư tưởng Hồ
Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách
mạng vô sản. Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ 1945-1954: Thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở
đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện "kháng chiến và kiến quốc". Để thực
hiện mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh kiên trì quan điểm phát huy cao độ ý
thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự ủng hộ và
giúp đỡ quốc tế". Đường lối đó phù hợp với quy luật phát triển lịch sử dân tộc,
dựng nước đi đôi với giữ nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và xây dựng từng
bước chế độ mới; là nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Thời kỳ 1954-1975: Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát triển tư
tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Ở
thời kỳ này sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong việc xây
dựng và chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây 7
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí
Minh tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc,
xác định rõ kẻ thù số một mà dân tộc ta cần tập trung mọi lực lượng để đánh đổ là đế quốc Mỹ.
Sau năm 1975, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc gắn liền với chỉ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV - Đại hội thống nhất Tổ quốc, cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: "Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, khi cả nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làm hai nhiệm vụ chiến
lược, Đảng ta từ khi ra đời đến nay vẫn luôn luôn giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua đã khẳng định trong
thời kỳ đổi mới: "Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập, dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao
lại cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau”. III.
Tự do, hạnh phúc là giá trị của độc lập dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa như Việt Nam thì trước hết
phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc, tự do thì độc lập đó cũng chảng có nghĩa lý gì.
Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh phúc,
tự do. Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không ai khác chính Người đã chỉ ra.
Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước thẳm sâu nhất của
mỗi người dân nước Việt. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “độc lập, tự do cho dân tộc,
hạnh phúc cho nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân
đủ ăn, đủ mẵ, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, không lao
động được thì nghỉ ngơi,…Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất càng tăng, tinh thần
ngày càng tốt đó là chủ nghĩa xã hội”.
Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người dân pải được hưởng đầy đủ
đời sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật chất là trên cơ
sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành. Chỉ có tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao “ăn ngon, mặc đẹp”
chưa thể gọi là chủ nghĩa xã hội. Ngay khi còn phải tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu 8
là giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhìn thấu ý nghĩa và sức mạnh của văn hóa,
của đời sông tinh thần. Người cho rằng, con người cần phải có đời sống văn hóa tinh
thần vì đó là lẽ sinh tồn và mục đích cuộc sống chúng ta. Hồ Chí Minh rất coi trọng vai
trò của tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống. Văn hóa là lối sống, là quyền con người là
cái chân, thiện, mỹ giữa người với người. Thống nhất với cách tiếp cận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, Hồ Chí Minh rất chú trọng sức phát triển sản xuất, chú trọng chế độ sở hữu
coi đó là những nhân tố quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đặc biệt
mang sắc thái Hồ Chí Minh, đó là Người chú trọng tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo
phương diện đạo đức. Con người có hạnh phúc trong chế độ xã hội chủ nghĩa phải là
những con người được giáo dục và có đạo đức.
Độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một nền độc lập dân tộc thật
sự, hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do; chủ nghĩa xã hội chỉ có
phát triển trên một nền độc lập dân tộc thật sự thì mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện IV.
Ý nghĩa của luận điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với Việt Nam hiện nay
Luận điểm: "Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" của Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Luận điểm đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của tự do và hạnh phúc của nhân dân đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với độc lập dân
tộc. Học và làm theo lời chỉ dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta đã phát triển theo hướng
kết hợp chặt chẽ bảo vệ tổ quốc đồng thời chú trọng quan tâm đến cuộc sống tự do, ấm
no và hạnh phúc của nhân dân. Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Đời sống
nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao, tình hình
chính trị và xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, quan hệ đối ngoại
được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Đây chính là niềm tự hào, là động lực quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vững bước đưa đất nước phát triển nhanh và bền
vững trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến đổi nhanh chóng, rất phức tạp và khó lường.
Ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, tư tưởng “không có gì quý hơn
độc lập tự do” vẫn gim nguyên giá trị và sức sống của nó nhưng có sự biến chuyển phù
hợp hơn với thời đại. Độc lập tự do hạnh phúc không còn đặt trong hoàn cảnh đất nước
thiếu thốn đói nghèo mà chuyển sang thời kì mới – thời đại của hòa bình ấm no hạnh 9
phúc. Vấn đề đặt ra trong phát triển đó là từ nơi nhân dân có cái ăn cái mặc, được đến
trường đến mục tiêu dân giàu nước mạnh. Kế thừa và phát triển tiếp nhmng thành tựu
của 35 năm đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định và nhấn mạnh "khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đại hội nêu lên nhiệm vụ: “Khơi dậy tinh
thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh,
trường tồn; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Đảng ta đề ra mục tiêu phát triển đất nước
đến năm 2025 đưa nước ta trở thành một nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập
trung bình thấp, có công nghiệp theo hướng hiện đại, đến năm 2030 trở thành một nước
đang phát triển có mức thu nhập trung bình cao, có công nghiệp hiện đại, đến năm
2045, trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, “hiện thực hóa
khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045” .
Đặc biệt trong thời kì đại dịch COVID-19 đang cướp đi hàng nghìn sinh mạng của
người dân không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, tư tưởng của Bác về chăm
lo cho đời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân lại được phát huy hơn bao giờ hết. Với
khẩu hiệu xuyên suốt trong đại dịch: “Không để một ai bị bỏ lại phía sau” Đảng và nhà
nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch
bằng cả vật chất lẫn tinh thần như các chính sách: Hỗ trợ kinh phí xét nghiệm COVID-
19; Cung cấp đầy đủ thực phẩm cứu đói cho những vùng bị giãn cách xã hội; Đảm bảo
nuôi dưỡng và trao tặng học phí tất cả các năm học cho nhmng trẻ em bị mồ côi trong
đại dịch;… Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19, các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ cán bộ ngành y tế, quân đội,
công an… đã chủ động tham gia tích cực, trách nhiệm, sáng tạo trong công tác phòng,
chống dịch COVID-19. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp lớn và các nhà hảo tâm,
những người dân có điều kiện và không bị ảnh hưởng vì COVID-19 đã tích cực tham
gia tình nguyện và quyên góp xây dựng quỹ phòng chống và quỹ vắc-xin COVID-19
để bảo đảm người dân trong vùng dịch được tham gia khám; chữa bệnh và tiêm Vac-
xin đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn tiếp tục có những chính sách phát triển kinh tế
xã hội trong đại dịch để cuộc sống của người dân không bị ảnh hưởng và nâng cao vị
thế của đất nước trên trường quốc tế. CHƯƠNG III 10 KẾT LUẬN
Có thể nói trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử “độc lập, tự do, hạnh phúc” đã
không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành lẽ sống, lý tưởng phấn
đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta và nhân dân kiên định thực hiện.
Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm tin được sống độc lập, tự do, hạnh phúc trong
một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất đã trở thành động lực để cho nhân
dân ta làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng tám năm 1945, của hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước và tiếp tục trong hành trình đi lên chủ
nghĩa xã hội xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày một vững mạnh hơn.
Đã hàng thập kỉ trôi qua nhưng lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị không chỉ ở
hiện tại mà còn cả tương lai. Chúng ta rút ra được bài học: dân tộc độc lập thì phải đi
đôi với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Muốn như vậy cần giữ vững nền độc lập của tổ
quốc, đồng thời phấn đấu xây dựng một nhà nước việt nam Xã hội Chủ nghĩa – là Nhà
Nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Có thế thì người dân mới được hạnh phúc ấm no. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Báo đầu tư online: ““Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” - giá trị cốt lõi của văn hóa Hồ Chí Minh - P
2. Văn kiện Đảng toàn tập
3. Trang thông tin điện tử - Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” - Đào Việt Dũng
4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh ( Bộ Giáo dục và Đào tạo)
5. Tuyên giáo – Tạp chí của Ban Tuyên giáo TW: “ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc:
Từ khát vọng đến hiện thực” – TS. Văn Thị Thanh Mai 12