-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập luật doanh nghiệp - Luật Tố tụng hình sự | Học viện Phụ nữ Việt Nam
A và B hiện đang là công chức của Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp. Do thuộc đốitượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, A và B đã thỏa thuận với C và Dvề việc sẽ đầu tư vốn để C và D đứng tên thành lập công ty hợp danh Luật AB. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Tố tụng hình sự (K9TTHS) 14 tài liệu
Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Bài tập luật doanh nghiệp - Luật Tố tụng hình sự | Học viện Phụ nữ Việt Nam
A và B hiện đang là công chức của Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp. Do thuộc đốitượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, A và B đã thỏa thuận với C và Dvề việc sẽ đầu tư vốn để C và D đứng tên thành lập công ty hợp danh Luật AB. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Tố tụng hình sự (K9TTHS) 14 tài liệu
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Preview text:
Tình huống 2:
A và B hiện đang là công chức của Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp. Do thuộc đối
tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, A và B đã thỏa thuận với C và D
về việc sẽ đầu tư vốn để C và D đứng tên thành lập công ty hợp danh Luật AB.
Liên quan đến thỏa thuận giữa A, B với C, D có một số nội dung như sau:
- A và B cam kết chuyển cho C và D phần vốn đầu tư vào công ty hợp danh, cụ thể:
C và D mỗi người đầu tư 10 triệu đồng, A sẽ chuyển cho C 300 triệu đồng và B sẽ
chuyển cho D 500 triệu đồng để đầu tư vào CTHD AB.
- Sau khi CTHD AB được thành lập:
(i) C và D sẽ được hưởng 30% lợi nhuận sau thuế của công ty coi như thù lao quản
lý; phần lợi nhuận còn lại từ CTHD sẽ thuộc về A và B theo tỷ lệ vốn đầu tư đã đóng góp.
(ii) Các vấn đề liên quan đến lợi nhuận, quản lý, điều hành CTHD AB phải có sự
nhất trí của của A và B.
Trên cơ sở nhất trí với các thỏa thuận đã đưa ra, C và D tiến hành thành lập công ty
hợp danh Luật AB. Sau hai năm hoạt động thì công ty thu được lợi nhuận tốt. Tuy
nhiên, C và D thống nhất sử dụng 50% lợi nhuận sau thuế để mở rộng hoạt động
sản xuất và kết nạp thêm E vào làm thành viên hợp danh của công ty. A và B cho
rằng hành vi của C và D không đúng cam kết ban đầu nên đề nghị C và D không
kết nạp thêm E vào công ty, và phải thực hiện theo đúng cam kết. Khó quá bỏ qua
1. Hành vi của A và B đầu tư vốn để C và D đứng tên thành lập CTHD có hợp pháp hay không?
2. Những quyết định của C và D liên quan đến việc sử dụng lợi nhuận sau thuế và
kết nạp thêm thành viên hợp danh mới là đúng hay sai?
3. A và B có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình? A và B có thể trở
thành thành viên của công ty hợp danh Luật AB được không? Tình huống 3:
Bốn nhà đầu tư là A, B, C và D dự định góp vốn để thành lập CTHD X, trong đó: A
cam kết góp 200 triệu, B cam kết góp 300 triệu, C cam kết góp vốn bằng 4000
CPPT tại CTCP Z, D cam kết góp một chiếc ô tô Honda City để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của công ty. Các thành viên đã thống nhất định giá chiếc ô tô của
D là 500 triệu đồng và 4000 CPPT của C là 180 triệu đồng (tương ứng
45.000đ/CPPT). Sau ba tháng kể từ ngày CTHD X được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, A và C đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo cam kết. B mới chỉ
góp được 150 triệu đồng. Số vốn B chưa góp các thành viên còn lại nhất trí khi nào
công ty có nhu cầu sẽ yêu cầu B góp nốt. D vẫn chưa thực hiện việc chuyển quyền
sở hữu chiếc ô tô sang cho công ty. D muốn thay đổi loại tài sản góp vốn sang tiền mặt. Làm rồi
1. Xác định loại tài sản góp vốn và thủ tục GV của các thành viên vào CTHD X?
2. Yêu cầu thay đổi loại tài sản góp vốn của D có thể thực hiện được hay không?
3. Xác định vốn điều lệ và tỷ lệ PVG của từng thành viên trong CTHD X tại thời
điểm ĐKDN và sau ba tháng kể từ ngày CTHD X được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN? Tình huống 4:
A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty hợp danh kiểm toán Y, trong đó: A, B,
C đều là các thành viên hợp danh của công ty.
1.Câu hỏi (1): Anh (chị) hãy nhận xét về sự phù hợp của một số nội dung trong
Điều lệ công ty hợp danh Y với Luật Doanh nghiệp hiện hành, cụ thể như sau:
• Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty. ( đã cam kết góp)
• Thành viên công ty hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên của công ty hợp danh khác. (ok)
• Thành viên hợp danh được chia lợi nhuận, chịu lỗ ngang nhau không phụ thuộc
vào tỷ lệ vốn góp vào công ty. (ok)
• Thành viên công ty hợp danh phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn vào công ty trong
thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày cam kết góp vốn. (ok)
• Chỉ có các thành viên hợp danh mới được tham dự họp Hội đồng thành viên.
( Không đúng theo điểm a, khoản 1, điều 187 thành viên góp vốn cũng có quyền tham dự họp hội đồng)
2.Câu hỏi (2): Anh (chị) hãy nhận xét về các sự kiện dưới đây xảy ra trong quá
trình hoạt động của công ty hợp danh Y:
• (i) Tháng 5, Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh và Công ty TNHH 1 thành viên
Ban Mai dự định góp vốn để trở thành thành viên công ty hợp danh Y. Dự định của
hai nhà đầu tư này có thể thực hiện được hay không? Vì sao?
- Doanh nghiệp tư nhân bình minh không được góp vốn theo khoản 4 điều 188.
- Công ty TNHH 1 thành viên Ban Mai có thể góp vốn để trở thành thành viên
góp vốn nhưng không thể trở thành thành viên hợp danh theo khoản 1 điều 177
• (ii) Tháng 6, A đã ký kết hai hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán: một hợp đồng
nhân danh công ty với mức phí là 300 triệu đồng và một hợp đồng ký với tư cách
cá nhân A với mức phí 150 triệu đồng. Nhận xét về hành vi ký kết hợp đồng của A?
- Hành vi nhân danh công ty là phù hợp theo điểm b, khoản 1, điều 181
- Hành vi ký hợp đồng với tư cách cá nhân là không phù hợp theo khoản 2, điều 180
• (iii) Tháng 9, do mâu thuẫn với các thành viên hợp danh còn lại nên C muốn rút
toàn bộ số vốn đã góp ra khỏi công ty hợp danh Y. Dự định của C có thực hiện được hay không?
- Có thể thực hiện được nếu đáp ứng đủ yêu cầu tại khoản 2, điều 185.
• (iv) Tháng 10, D chết và để lại thừa kế toàn bộ phần vốn góp của mình trong
CTHD Y cho con trai. Con trai của D có được trở thành thành viên hợp dành của CTHD Y hay không?
- Có thể trở thành thành viên hợp danh của CTHD Y nếu được hội đồng thành
viên chấp thuận theo khoản 1 điều 186
• (v) Đến tháng 12, công ty hợp danh Y tiếp nhân E trở thành thành viên hợp danh
mới trong công ty. Tháng 12/2018, công ty hợp danh Y bị TAND ra quyết định
tuyên bố phá sản. Các thành viên hợp danh A và B yêu cầu C và E phải chịu trách
nhiệm liên đới cùng với họ trả nốt khoản nợ còn thiếu của công ty nhưng C và E
không đồng ý. C và E có phải chịu trách nhiệm cùng với các thành viên hợp danh
khác trả hết nợ cho công ty hợp danh Y hay không? Căn cứ pháp lý?
- C và E có phải chịu trách nhiệm.
- Căn cứ: Điểm đ, khoản 2, điều 181. Tình huống 5:
A, B và C cùng nhau góp vốn để thành lập công ty hợp danh X với tư cách thành
viên hợp danh. Trong quá trình hoạt động, do công ty cần có thêm vốn để đầu tư
kinh doanh nên A và B đã tiến hành góp thêm vốn cho công ty. C do gặp khó khăn
về tài chính nên không góp thêm vốn.
Việc C không góp thêm vốn có làm ảnh hưởng đến quyền biểu quyết; quyền
quản lý, điều hành; lợi nhuận được hưởng và trách nhiệm tài sản của C trong CTHD X hay không?
- Không ảnh hưởng đến quyền … theo khoản 1 điều 181 Tình huống 6:
Công ty hợp danh X có ba thành viên hợp danh là A, B, C và hai thành viên
góp vốn là D, E. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của năm thành viên trong vốn điều lệ
của CTHD X như sau: A (20%), B (15%), C (35%), D (15%), E (15%). Trong quá
trình hoạt động, A nhân danh CTHD X ký kết hợp đồng vay 3 tỷ đồng của Công ty
cổ phần Y, hạn thanh toán là 10/10/2020. Đến hạn thanh toán, CTCP Y yêu cầu A
thanh toán nợ nhưng A không thực hiện vì cho rằng, CTHD X mới có nghĩa vụ
thanh toán nợ cho CTCP Y. Biết rằng: Trong Điều lệ công ty có quy định: A chỉ
được quyền nhân danh công ty xác lập các giao dịch không vượt quá 10% tổng giá
trị tài sản của công ty. Tổng giá trị tài sản của CTHD X tại thời điểm A ký kết hợp
đồng vay với CTCP Y là 5 tỷ đồng.
1. A hay CTHD X phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho CTCP Y?
TH1: CTHD biết A ký hợp đồng vay 3 tỷ dưới danh nghĩa công ty.
CTHD X phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho công ty cổ phần Y. Vì:
- CTHD X đã biết A vượt quá phạm vi đại diện nhưng không phản đối thì giao
dịch dân sự do A xác lập vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ cho công ty hợp danh
X theo khoản 1, điều 143 (BLDS 2015) TH2: CTHD X không biết.
A sẽ phải trả cho công ty cổ phần Y 2 tỷ 500 tr. Theo khoản 2 điều 143 BLDS 2015.
2. Nếu tại thời điểm CTCP Y đòi nợ, CTHD X không có đủ tài sản để thực hiện
nghĩa vụ thanh toán, CTCP Y có thể yêu cầu các thành viên của CTHD X
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ này hay không? TH1: Công ty biết.
- Có phải chịu trách nhiệm. Thành viên phải trả cho hết khoản nợ 3 tỷ TH2: Công ty không biết
- Có phải chịu trách nhiệm. Thành viên phải trả cho hết khoản nợ 500 tr
3. Nếu CTCP Y muốn chuyển khoản nợ 3 tỷ đồng theo hợp đồng vay vốn ký với A
thành tài sản để góp vốn vào CTHD X để trở thành thành viên CTHD X thì có
được hay không? Trong trường hợp trở thành thành viên CTHD X, với số vốn góp
của mình, CTCP Y có thể chi phối hoạt động của CTHD X hay không?
- CTCP có thể trở thành thành viên góp vốn nếu hội đồng thành viên đồng ý.
(khoản 1 điều 186 và điểm c, khoản 1, điều 177)
- CTCP Y không thể chi phối hoạt động của CTHD X. Vì CTCP Y không phải là thành viên hợp danh