Bài tập Luật doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. Tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật doanh nghiệp (LDN001)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025533 Bài 1
1. Các điều kiện để 1 cá nhân có thể thành lập doanh nghiệp? Lập trang
mạng chia sẻ thông tin có phải đăng ký không? - Các điều kiện để 1 cá nhân thành lập DN:
*Điều kiện về chủ thể:
+ Tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Ngoại trừ:
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội ND VN; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an
ND VN, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để qlý phần vốn góp
của NN tại DN hoặc qlý tại DNNN;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo
quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
+ Chủ thể được quyền góp vốn vào DN. lOMoAR cPSD| 47025533
Tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, ngoại trừ: a)
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b)
Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
*Điều kiện về tài sản:
Để thành lập DN phải có một mức tài sản nhất định: Tài sản góp vốn là
Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Đối với tsản có đăng ký qshữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho
công ty theo quy định của pluật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền
sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
Đối với tsản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện
bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ tr/h được
thực hiện thông qua tài khoản. *Ngành nghề kinh doanh:
Nhóm ngành nghề tự do kinh doanh.
Nhóm ngành nghề cấm kinh doanh.
Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
(giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn
pháp định hoặc yêu cầu khác). *Tên gọi của DN:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt
sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. lOMoAR cPSD| 47025533
Tên viết tắt của DN được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,
J, Z, W, chữ số và ký hiệu. *Trụ sở của DN:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc
của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số
điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của dn, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc
một phần chức năng của dn, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kd của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kd của dn.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của dn, có nhiệm vụ đại diện theo ủy
quyền cho lợi ích của dn và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không
thực hiện chức năng kdoanh của dn.
Địa điểm kinh doanh là nơi dn tiến hành hoạt động kdoanh cụ thể. *Hồ sơ đăng ký DN:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây: a)
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; b)
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử
người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại
diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ
chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; lOMoAR cPSD| 47025533 c)
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật Đầu tư.
- Lập trang mạng chia sẻ thông tin:
Trang thông tin điện tử cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
“Cá nhân có quyền chia sẻ những thông tin không vi phạm các quy định tại Điều 5
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP trên trang thông tin điện tử cá nhân và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung các thông tin được đăng tải, chia sẻ; không đại
diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”. Như
vậy, bạn là cá nhân, trang web lập ra không đại diện cho tổ chức, cơ quan nào nên
sẽ không phải xin giấy phép ICP. Theo quy định của pháp luật, chỉ các trang thông
tin điện tử tổng hợp mới phải xin giấy phép ICP khi lập website. Trang thông tin
điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính
thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã
đăng, phát thông tin đó. ( Khoản 2 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP).
2. Người nước ngoài có được thành lập DN tư nhân hoặc là thành viên hợp danh ở VN không?
Trong trường hợp này phải áp dụng khái niệm “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài” được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, cụ thể như
sau: "Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư
nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là do
một cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Do đó, không thể tồn tại trường hợp
doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài thành lập mà người thành lập lại
là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó được.
Như vậy, không thể có tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với loại hình
doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài làm chủ.
3. Giấy chứng nhận đăng ký DN có được coi là giấy phép kinh doanh không? Cho ví dụ
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày
14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Nội dung Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm
2014, không bao gồm nội dung về ngành, nghề kinh doanh. lOMoAR cPSD| 47025533
4. Một cá nhân có thể cùng lúc đại diện cho nhiều DN được không? Điều
này tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì?
Công ty TNHH và Công ty CP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo
pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và
quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của DN.
5. Điều lệ công ty có được quy định trái với Luật DN?
Điều lệ công ty là văn bản có giá trị pháp lý vô cùng quan trọng trong công ty.
Trong nhiều trường hợp Điều lệ công ty sẽ được ưu tiên áp dụng trước Luật Dn.
Tuy nhiên, Điều lệ công ty không được trái với Luật DN.
6. Có thể dùng cổ phần, uy tín cá nhân, phần mềm để góp vốn vào công ty được không?
7. Ai có quyền định giá tài sản góp vốn? Hậu quả pháp lý của định giá tài sản sai?
*Theo quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì:
– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.
– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản
trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ
chức thẩm định giá định giá.
*Hậu quả pháp lý của định giá TS sai:
Định sai giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp:
Khoản 2 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về hậu quả pháp lý khi thẩm
định sai giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp như sau: "Trường hợp tài lOMoAR cPSD| 47025533
sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì
các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa
giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc
định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài
sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế".
Như vậy trong trường hợp này, tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp được
định sai (cao hơn thực tế) thì các thành viên, cổ đông sáng lập phải liên đới góp thêm
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn
tại thời điểm kết thúc định giá.
Bên cạnh đó, nếu việc định giá này do cố ý thì các thành viên, cổ đông sáng lập phải
liên đới chịu trách nhiệm với thiệt hại.
Định sai giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:
Khoản 3 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về hậu quả pháp lý khi thẩm
định sai giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động như sau: "Trường hợp nếu tài
sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người
góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực
tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách
nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế".
Như vậy trong trường hợp này, tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp được định sai (cao hơn thực tế) thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên
Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành
viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh
lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Bên cạnh đó, nếu việc định giá này do cố ý thì những người này phải liên đới chịu
trách nhiệm đối với thiệt hại.
8. Thời điểm DN được phép tiến hành kinh doanh:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: lOMoAR cPSD| 47025533
Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý
kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày
bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày
doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu kinh doanh ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện theo quy định mới được
hoạt động kinh doanh.
9. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Cho vd. Điều kiện kinh doanh
dịch vụ gom rác thải.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014, ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong
ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
*Để thành lập doanh nghiệp thu gom rác thải thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:
– Đối với rác thải độc hại, khi tiến hành thu gom, doanh nghiệp phải xin giấy phépđủ
điều kiện tiến hánh thu gom xử lý rác thải độc hại mới được phép hoạt động.
– Doanh nghiệp phải được cấp phép tiến hành thu gom rác thải hợp lệ.
– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện và công nghệ thu gom rácphải
phù hợp, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
– Địa điểm thu gom rác cần được cơ quan quản lý có thẩm quyền thẩm định và
phêduyệt. Các công trình bảo vệ môi trường cần đảm bảo. Khoảng cách của địa lOMoAR cPSD| 47025533
điểm thu gom rác cần đảm bảo phù hợp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Người quản lý, điều hành cần có chứng chỉ liên quan hợp lệ…
10. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có phải điều kiện đầu tư kinh doanh hay
không? Những cơ quan nào được quy định về các điều kiện đầu tư kinh doanh?
11. Điều kiện về vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo
vệ? Mức xử phạt khi kinh doanh bida không có Giấy chứng nhận đăng ký DN?
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP thì điều kiện về mức
vốn pháp định để thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ đối với tổ
chức, cá nhân trong nước là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng) và yêu cầu đối
với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có trình độ
học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật.
Tuy nhiên, Nghị định 52/2008/NĐ-CP đã hết hiệu lực ngày 01/07/2016 thay
vào đó là Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối
với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng tại Nghị định
96/2016/NĐ-CP chỉ quy định thêm về định điều kiện về an ninh, trật tự đối
với kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
12. DN có thể không có con dấu được không? DN có thể k có vốn điều lệ được
k? Vốn điều lệ khác vốn kinh doanh không? Giải thích
*DN có thể không có con dấu. DN có quyền quyết định về hình thức, số lượng
và nội dung con dấu của DN. Dù luật cho phép doanh nghiệp được quyền
quyết định số lượng con dấu nhưng nếu số lượng là 0 thì e rằng doanh nghiệp
khó có thể hoạt động một cách bình thường được. Con dấu đã ăn sâu vào trong
đời sống kinh doanh ở nước ta và vì vậy nó cũng theo đó mà bám rễ vào hệ
thống pháp luật. Qua rà soát sơ bộ, vẫn còn rải rác nhiều quy định pháp luật
yêu cầu DN phải đóng dấu trên các văn bản, giấy tờ.
* Vốn điều lệ là vốn cần chuẩn bị khi thành lập mới công ty. Đây là loại vốn do
thành viên, cổ đông của công ty thực hiện góp hoặc cam kết sẽ góp vào doanh nghiệp
khi thành lập trong một thời gian nhất định. lOMoAR cPSD| 47025533
– Khi thành lập doanh nghiệp, các công ty đều phải tiến hành kê khai, đăng ký mức
vốn điều lệ phù hợp, mới có thể đăng ký kinh doanh. Do đó, theo quy định của Luật
Doanh nghiệp thì việc thành lập công ty không cần vốn điều lệ là điều không thể.
* Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một
thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.
Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, hay còn gọi khác là vốn chủ sở hữu, phản ánh
tài sản thực tế của các bên góp vốn được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, bản
chất là số vốn thực tế chủ sở hữu của doanh nghiệp đã góp.
Nói tóm lại, vốn điều lệ là số vốn chủ doanh nghiệp cam kết góp, còn vốn kinh doanh
là số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp. Dễ nhận thấy, hai loại vốn này có thể ở mức
khác nhau trong cùng một doanh nghiệp.
13. Tổ chức, cá nhân kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký kinh doanh bị
xử lý như thế nào?
Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội
dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng
nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
14. Điều kiện để làm người đại diện theo pháp luật của DN? Nếu người đại
diện theo pháp luật của DN vi phạm trách nhiệm của mình khi làm nhiệm
vụ thì xử lý như thế nào?
*ĐK để làm người đại diện theo pháp luật của DN: -
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh
nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại
diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền,
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. lOMoAR cPSD| 47025533 -
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều
ngườiđại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh
quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu
công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định
cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân
chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ
trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại
diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo
pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. -
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật
cưtrú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt
Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá
nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm
về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
* Khoản 1 Điều 72 LDN 2020 nêu rõ quyền của thành viên và của công ty TNHH
được khởi kiện trách nhiệm dân sự của người đại diện theo pháp luật trong các trường
hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý vốn được nêu một
cách khá rộng, chẳng hạn như khi thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách
không cẩn trọng hay trái với quy định của pháp luật13 hay của điều lệ. Đối với công
ty cổ phần, Điều 166 LDN 2020 quy định có thể khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách
nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám
đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người
khác mà không đề cập rõ việc khởi kiện người đại diện theo pháp luật. Tuy vậy, do
Điều 13 LDN 2020 đặt ra nguyên tắc chung là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do
vi phạm nghĩa vụ của mình nên có thể áp dụng quy định này để khởi kiện người đại
diện theo pháp luật của công ty cổ phần trong trường hợp có thêm người đại diện
theo pháp luật không phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. lOMoAR cPSD| 47025533
15. Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, DN có cần thông báo với Cơ
quan đăng ký kinh doanh?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm gửi Thông báo
đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
16. Sự khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật của DN và người đại
diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông là tổ chức?
- Người đại diện theo pháp luật: Là người đứng đầu doanh nghiệp, thay doanh
nghiệp thực hiện mọi hoạt động về pháp luật với cơ quan nhà nước và các giao
dịch kinh doanh với đối tác, khách hàng.
- Người đại diện theo ủy quyền: Người đại diện theo ủy quyền có thể là cổ
đông, thành viên hoặc chủ tịch công ty với trách nhiệm xử lý các vấn đề phát
sinh khi người đại diện theo pháp luật vắng mặt. lOMoAR cPSD| 47025533
17. Khi luật DN 2014 đã có hiệu lực thì những quy định trong điều lệ cũ có
mặc nhiên được điều chỉnh theo những thay đổi của Luật DN mới hay
DN phải chỉnh sửa, bổ sung vào Điều lệ cũ?
18. Người đang chấp hành án phạt tù có được góp vốn vào DN không? lOMoAR cPSD| 47025533
19. Một viên chức đang tham gia giảng dạy tại một trường đại học công lập
có được quyền thành lập DN hay không?
quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: lOMoAR cPSD| 47025533
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a)
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b)
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức…
Như vậy, giảng viên tại đại học tư không phải là viên chức vấn có thể thành lập
doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Còn đối với giảng viên đại học là viên chức tại các trường đại học công lập không
được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
20. DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN trong những trường hợp
nào?Trình tự, thủ tục thu hồi giấy CNĐKDN?
Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014 và Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi , bổ sung một
số điều của luật quản lý thuế quy định cụ thể các trường hợp doanh nghiệp bị thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: •
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; •
Doanh nghệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2
Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014; •
Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với
Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; •
Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209
của Luật Doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; Trường
hợp khác theo quyết định của Tòa án.
Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo căn cứ tại khoản 7 Điều 14 và Khoản 6 Điều 15 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì
cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh. lOMoAR cPSD| 47025533
Trình tự thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
Trường hợp cần xác minh hành vi giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để làm cơ
sở thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trương hợp nội dung kê
khai trong hò sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, Phòng đăng ký kinh doanh gửi
văn bản đề nghị cơ quan công an xác định hành vi giả mạo. Cơ quan công an có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xác minh theo đề nghị của Phòng đăng
ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Căn cứ theo kết luận của cơ quan công an, Phòng đăng ký kinh doanh thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo thủ tục sau: •
Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo, Phòng
đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra
quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; •
Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông
báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là giả mạo thì Phòng đăng ký
kinh doanhra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và hủy bỏ những
thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các
thông tin giả mạo và khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được
cấp trê cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thừi thông báo với cơ quan có thẩm
quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị
cấm thành lập doanh nghiệp •
Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi
vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; •
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công
ty hợp danh: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông
báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông
thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 lOMoAR cPSD| 47025533
ngày, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên, doanh nghiệp không đăng
ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông thì Phòng đăng ký kinh doanh ra thông
báo về hành v vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không
thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế •
Phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu
cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình; •
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà
người được yêu cầu không đến Phòng đăng ký kinh doanh ra quyết định thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 209 của Luật Doanh nghiệp •
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 211 Luật doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo
bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình; •
Sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo
mà người được yêu cầu không đến thì Phòng đăng ký kinh doanh ra quyết định
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5. Trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
theo quyết định tại Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế •
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế theo
quy định tại khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý
thuế, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm
và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình; •
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người
được yêu cầu không đến Phòng đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bài 2: lOMoAR cPSD| 47025533
1. Một cá nhân đã đăng ký thành lập DN tư nhân có được tiếp tục
đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
Khoản 3 Điều 67 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng
ký doanh nghiệp quy định cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành
lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất
trí của các thành viên hợp danh còn lại.Theo quy định nêu trên thì cá
nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không
được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, trường hợp một
cá nhân đã đăng ký thành lập DN tư nhân thì không được tiếp tục đăng
ký thành lập hộ kinh doanh.
2. Người nước ngoài, người không quốc tịch có được thành lập DN
tư nhân ở VN không?
Không phải mọi cá nhân đều có quyền thành lập DNTN, mà chỉ có
những cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được
thành lập DNTN để kinh doanh. Đó là những cá nhân là công dân VN
có đủ năng lực hành vi dân sự. Người nước ngoài thường trú ở VN cũng
có thể thành lập DNTN để kinh doanh. Nhưng người nước ngoài ( hoặc
không quốc tịch) không thường trú ở VN thì không có quyền thành lập
DNTN mà chỉ có thể thành lập DN 100% vốn nước ngoài dưới hình thức công ty TNHH MTV.
3. DNTN có quyền góp vốn thành lập DN không? Khi chủ DNTN
chết thì DNTN có chấm dứt hoạt động không?
*Căn cứ theo Điều 183 Luật DN năm 2014, Doanh nghiệp tư nhân không
được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công
ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Sở dĩ có
quy định này là do doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp,
do đó đây là đơn vị không có tư cách pháp nhân riêng biệt để tham gia vào
các tổ chức có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty như công
ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
* Quy định về tài sản thừa kế, Doanh nghiệp tư nhân là tài sản thừa kế của chủ
doanh nghiệp tư nhân. Do vậy khi chủ sở hữu chết đi, Doanh nghiệp này sẽ là di
sản của chủ sở hữu và được chia thừa kế cho người thừa kế. lOMoAR cPSD| 47025533
Căn cứ vào Điều 614 BLDS 2015 quy định “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những
người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”
Ngoài ra Điều 615 BLDS 2015 cũng quy định “Những người hưởng thừa kế có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Từ các quy định trên, có thể hiểu rằng, khi chủ doanh nghiệp chết đi những nghĩa
vụ tài sản và các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thực hiện sẽ được đảm bảo bằng
tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp tư nhân đó trở thành một
phần di sản mà người chủ doanh nghiệp để lại. Và đương nhiên doanh nghiệp tư
nhân đó vẫn được tiếp tục hoạt động dưới sự điều hành của chủ doanh nghiệp mới
(người được thừa kế).
4. Ông An là chủ DNTN, vậy ông có được thành lập công ty TNHH MTV không?
Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:
“ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ
doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên
hợp danh của công ty hợp danh.
“Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty cổ phần.”
Có thể thấy pháp luật chỉ cấm một chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thành lập 2
doanh nghiệp tư nhân, không thành lập thêm hộ kinh doanh, trở thành thành viên
công ty hợp danh. Ngoài ra chế định chỉ điều chỉnh doanh nghiệp tư nhân không
được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mà không nghiêm cấm thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên.
Vậy nên trường hợp của ông A là có thể thành lập công ty TNHH MTV.
5. Ông Thành đang là nhân viên của Trung tâm bán đấu giá tỉnh X.
Vậy ông có được thành lập DNTN không?
Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình
thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật Đấu giá lOMoAR cPSD| 47025533
tài sản và quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mà theo quy định, “ Chủ
doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên
hợp danh của công ty hợp danh.”, vậy nên trường hợp của ông Thành là không thể thành lập DNTN.
6. Hộ kinh doanh có được chuyển đổi thành DN không? Nếu có thì
được chuyển đổi sang loại hình DN nào?
Nếu như theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì hộ kinh doanh không
được phép chuyển đổi thành doanh nghiệp. Khi chủ hộ kinh doanh muốn
thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải giải thể hộ kinh doanh và thành lập
doanh nghiệp mới. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định
01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì: “Việc đăng ký thành lập doanh
nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký
kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.” Như vậy, kể từ Luật
doanh nghiệp 2020 thì hộ kinh doanh cá thể đã được phép chuyển đổi thành
doanh nghiệp theo các loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân.
7. Người nước ngoài có thể thành lập hộ kinh doanh? Công ty TNHH
hợp tác kinh doanh với hộ kinh doanh được không? *Khoản 1 Điều
80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:
“ Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh
doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; ngườibị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấphành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Theo quy định trên, điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân,
thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam. lOMoAR cPSD| 47025533
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008, người có quốc tịch Việt Nam là công dân
Việt Nam. Như vậy, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam thì không có
quyền thành lập hộ kinh doanh.
* Hiện nay, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐCP,
Luật đầu tư 2014 không hạn chế về việc công ty TNHH hợp tác, đầu tư với Hộ kinh
doanh cá thể. Do đó, Công ty TNHH hoàn toàn có quyền hợp tác, đầu tư với Hộ kinh
doanh cá thể nếu hai bên thỏa thuận được với về việc hợp tác kinh doanh.
8. Hộ kinh doanh quần áo ở chợ Bến Thành có thể mở thêm một sạp
bán vải ở đường Đỗ Xuân Hợp, Q9, TP HCM không?
Theo quy định PL hiện hành, hộ kinh doanh là một mô hình tổ chức kinh
doanh, được PL công nhận và bảo vệ nhưng có quy mô hoạt đọng nhỏ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không có con dấu, chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh và số
lượng lao động sử dụng thường xuyên không quá 10 lao động. Đối với hộ
kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm
cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh
doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch ( trong trường hợp này địa
điểm kinh doanh là chợ Bến Thành). Những hộ kinh doanh này được phép
kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
( trong trường hợp này là mở thêm 1 sạp bán vải ở đường ĐXH, Q9. TP
HCM) nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường
nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
9. Ông A cho thuê DNTN của mình. Người thuê DN kinh doanh thua
lỗ còn nợ khách hàng 1,6 tỉ và bỏ trốn. Chủ nợ yêu cầu ông A trả
nợ thay. Yêu cầu này có hợp pháp không? ( không chắc nha) Về việc
cho thuê doanh nghiệp tư nhân, pháp luật hiện hành cũng có quy định
cụ thể tại Điều 191 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư
nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp
đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan
thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu
lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư