Bài tập luật hình sự - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn
Bài tập luật hình sự - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp Luật Đại Cương (1130049)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ – PHẦN CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
CHƯƠNG 2. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM,
DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
B. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
a) Mọi hành vi cố ý tác động trái phép đến thân thể của người khác làm người đó chết
đều cấu thành tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS.
b) Tình tiết “giết nhiều người” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên.
c) Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 BLHS.
d) Chỉ cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126
BLHS) khi có hậu quả nạn nhân chết
e) Mọi hành vi vô ý gây hậu quả chết người đều cấu thành tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS).
f) Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của tội bức tử (Điều 130 BLHS).
g) Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính
họ thì cấu thành tội bức tử (Điều 130 BLHS).
h) Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của chính họ là hành vi cấu
thành tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
i) Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành tội hành hạ
người khác (Điều 140 BLHS).
j) Mọi trường hợp giao cấu trái phép là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân.
k) Mọi hành vi giao cấu đồng thuận đều được pháp luật cho phép.
l) Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu trực hệ là hành vi chỉ cấu thành
tội loạn luân (Điều 184 BLHS).
CHƯƠNG 3. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN TỰ DO,
DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN, CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
a) Mọi hành vi bắt, giữ, giam người đều vi phạm về tội bắt, giữ, giam người trái pháp
luật được quy định ở Điều 157 BLHS
b) Mọi hành vi ngược đãi ông bà đều cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS).
c) Giao cấu thuận tình giữa cha nuôi và con nuôi là không vi phạm pháp luật.
d) Việc chung sống với nhau như vợ chồng giữa nam và nữ là hợp pháp.
e) Mọi trường hợp giao cấu với người có cùng dòng máu trực hệ thì luôn cấu thành
tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS.
CHƯƠNG 4. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
a) Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
b) Từ chối giao trả lại tài sản có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được
là hành vi chiếm đoạt tài sản.
c) Tài sản bị chiếm đoạt là tài sản đang được người khác quản lý hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
d) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu
thành tội cưỡng đoạt tài sản.
e) Công khai chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu
thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
f) Chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn gian dối chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
g) Tội chiếm giữ trái phép tài sản được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ thể ngẫu
nhiêm chiếm hữu được tài sản.
h) Gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản do lỗi vô ý thì cấu thành tội vô ý gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản.
CHƯƠNG 5. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ, TỘI PHẠM
VỀ MÔI TRƯỜNG, MA TÚY A- Nhận định
a) Mọi hành vi buôn bán hàng hóa qua biên giới quốc gia trái pháp luật đều cấu thành tội buôn lậu.
b) Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định từ Điều 192 đến Điều 195 BLHS.
c) Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thuộc Điều 190, 191 BLHS.
d) Mọi hành vi khai thác rừng trái phép đều cấu thành thành tội vi phạm quy định về
khai thác rừng ở Điều 232 BLHS.
e) Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm
đều cấu thành tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây
khác có chứa chất ma túy.
f) Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
g) Người nghiện ma túy có chất ma túy cho người nghiện ma túy khác chất ma túy đó
để cùng sử dụng thì cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
h) Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất
ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình thì cấu thành tội chứa chấp sử
dụng trái phép chất ma túy.
i) Hành vi làm cho chất ma túy từ loại ma túy này chuyển thành một loại ma túy khác
một cách trái phép là hành vi cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy.
CHƯƠNG 6. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH, HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP, TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
Mọi hành vi đua xe trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành tội đua
xe trái phép (Điều 266 BLHS).
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
b) Hành vi mua bán trái phép thuốc nổ chỉ là hành vi khách quan của tội mua bán trái
phép vật liệu nổ (Điều 305 BLHS).
c) Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm tọng đều cấu
thành tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS).
d) Mọi hành vi cố ý chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
đều cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS).
e) Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành tội mua dâm người
dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
f) Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ chỉ cấu thành tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS).
g) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành tội làm giả tài liệu
của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS).
h) Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các
tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).
i) Các tội phạm được quy định tại Chương XXIII BLHS đều là tội phạm về chức vụ.
j) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).
k) Mọi hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS).
l) Khai báo gian dối của người phạm tội là hành vi cấu thành tội khai báo gian dối (Điều 382 BLHS).
m) Mọi trường hợp biết người khác phạm tổi, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ lẩn
trốn đều cấu thành tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS).