Bài tập môn cơ sở văn hóa Việt Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Triều Lý (1009 – 1226) và Triều Trần (1226 – 1400) là hai triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta. Thời Lý – Trần được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Họ và tên: Lê Vĩnh Xuân Lớp hành chính: QHCC K41 Mã sinh viên: 2156150061
Câu 1: Đặc trưng văn hóa thời Lý Trần
Triều Lý (1009 – 1226) và Triều Trần (1226 – 1400) là hai triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta.
Thời Lý – Trần được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân
tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang
sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Tuy mỗi triều đại có những đặc điềm phát triển
riêng, nhưng xét chung thục tiễn lịch sử của dân tộc các giai đoạn Lý-Trần, ta đều thấy, khi các
triều đại đang lên, nhà nước phong kiến còn đóng vai trò tích cực, tổ tiên ta thường xuyên chăm
lo xây dựng Tổ quốc, làm cho dân giầu nước mạnh, sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm lược.
Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã chứng kiến một
sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê
Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”. Thời đại Lý -
Trần là thời kỳ huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Hai triều đại phát triển nối tiếp nhau gần 4 thế
kỷ và thể hiện có nhiều nét tương đồng. Đây là thời kỳ các triều đại phong kiến Việt Nam, xây
dựng được Nhà nước phong kiên trung ương tập quyền hùng mạnh, khẳng định sức mạnh dân
tộc, thực hiện nền Độc lập tự chủ vững bến sau 1000 năm mất nước, đây cũng là thời kỳ văn hóa
Việt Nam được phục hưng mạnh mẽ. Hào quang của văn hóa Đông Sơn được tỏa sáng sau một thời gian dài bị lu mờ.
1. Về văn hóa vật chất
- Xây dựng được kinh thành Thăng Long
- Vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thành Đại La (Thăng Long) năm 1009. Kinh đô Thăng
Long được xây dựng ven bờ sông Hồng, nơi trung tâm trời đất được kết cấu bởi 3 vòng thành:
Thành Nội, Thành Trung, Thành Ngoại. Thành Nội là khu vực ở và làm việc của vua cùng
Hoàng tộc, thành Trung là nơi làm việc của các quan lại trong Tam ty, lục bộ, thành ngoại là nơi
ở và buôn bán, sinh hoạt của dân cư. Trong kinh thành, vua cho xây các cung điện: Càn Nguyên,
Tập hiến Giảng Võ, Long An, Long Thụy, Nhật Quang, Nguyệt Minh, rồi Lầu Ngũ Phụng, Cung
Thúy Hoa. Những cung điện này được xây dựng theo lối cổ truyền, đó là nhà làm trên hệ thống
cột gỗ, thưng ván bức bàn, có nhiều tầng mái lợp ngói âm dương, sử dụng các hình rồng, phượng
bằng đất nung rất sinh động để trang trí trên bờ nóc và diềm mái.
- Trong khu vực kinh thành Thăng Long cũng được xây dựng một số ngôi chùa: Chùa Diên Hựu
(Một Cột), chùa Hưng Thiện, chùa Thắng Nghiêm... Chùa Một Cột tuy không lớn nhưng lại thể
hiện sâu sắc triết lý Phật giáo Việt Nam. Chùa Một Cột là biểu tượng của Hoa sen, vươn lên giữa
một hồ nước hình vuông.
- An Nam tứ đại khí (4 hiện vật bằng đồng cỡ lớn của An Nam) là những kỳ tích của giai đoạn
này. Các sử gia nhà Tống khi tiếp xúc với Chuông Qui Điền (Thăng Long), tháp Báo Thiên
(Thăng Long), vạc Phổ Minh (Nam Định) và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm ( Quảng Ninh) đã
phải thán phục vì qui mô đồ sộ và kỹ thuật tinh xảo của nghệ thuật đúc đồng nước ta. Theo các
nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam, con rồng thời Lý - Trần cũng có những điều hết sức đặc biệt.
-Văn Miếu – Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng từ thời Lý (1070) là một quần thế kiến
trúc tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta. Văn Miếu nằm ở trung tâm kinh
thành Thăng Long, trên một vùng đất rộng lớn được xây dựng theo kiểu đặc trưng phương Đông:
Qui mô vừa phải , hài hòa với tự nhiên, hài hòa Âm - Dương. Trong khái niệm kiến trúc có khu
trung tâm và Hồ Văn. Hồ Văn là nơi để các trí thức, nghệ sĩ bình văn, thơ, biểu diễn nghệ thuật.
Khu Trung tâm từ ngoài vào trong có cổng tam quan Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn
Các, Thiên Quang Tinh (Hồ nước), 2 dãy nhà bia chạy dọc 2 bên tả hữu, Đại thành môn, Đại Bái
Đường, Hậu Cung, Khu Tháihọc. Có một số kiến trúc đưoc bổ sung thêm ở thời Lê, thời Nguyễn
nhưng ta vẫn thấy sự cân đối, hài hòa.
2. Về văn hóa tinh thần
a) Về tôn giáo: * Phật giáo độc tôn:
- Văn hóa tinh thần tiếp nối văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, nhưng các tư tưởng tôn giáo bắt
đầu thể hiện đậm nét hơn và có sự phân hóa rõ rệt. Nhiều truyền thuyết ở vùng Kinh Bắc và ngay
cả trong thực tế thể hiện mối quan hệ khăng khít của Lý Công Uẩn với Phật giáo. Từ vua chúa
đến dân chúng ai ai cũng sùng mộ Đạo Phật. Phật giáo phát triển khắp mọi nơi, tư tưởng giáo lý
Phật giáo ngấm sâu vào suy nghĩ, tình cảm và cuộc sống của mọi tầng lớp dân chúng. Nhân dân
trong nước quá nửa làm sãi, các làng quê chỗ nào cũng có chùa, nhà sư là tầng lớp trí thức có uy
tín đối với dân chúng bởi đức độ và tấm lòng thương yêu con người. Ở triều đại Lý - Trần có
chức Quốc sư và những nhà sư tài giỏi, cao đạo (Vạn Hạnh, Đa Bảo) được nhà vua vời vào trong
cung tham gia luận đàm những việc quan trọng của quốc gia với tư cách là cố vấn. Ngôi chùa trở
thành trung tâm văn hóa ở kinh đô và các xóm làng. Đó là nơi thờ Phật, thực hiện các nghi lễ tôn
giáo hàng ngày, đặc biệt là vào ngày rằm và ngày mồng một hàng tháng. Chùa cũng là trung tâm
dạy học, nơi hội họp dân chúng, nơi tổ chức những buổi sinh hoạt làng xã hoặc tổ chức lễ hội.
Rất nhiều tông phái đều đã được truyền bá vào quốc gia Đại Việt, nhưng vua Lý Nhân Tông đã
sáng tạo ra Thiền phái Thảo Đường và vua Trần Nhân Tông cùng các vị Pháp Loa, Huyền Quang
đã sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử phù hợp với tâm thức và văn hóa Việt, đồng thời
làm phong phú thêm giáo lý của Phật pháp.
- Tư tưởng tiến bộ và tinh thần, trí tuệ minh sáng, quảng đại của Phật đã tác động, ảnh hưởng sâu
sắc đến đường lối chính trị, quan hệ ngoại giao và các dòng văn hóa: kiến trúc, điêu khắc, thơ
văn, nghệ thuật ở thời kỳ này đều thấm đẫm màu thiền. Nho giáo và Đạo giáo cũng dần dần phát
huy ảnh hưởng cùng với Phật giáo. Tư tưởng chính trị và tâm linh tín ngưỡng của người dân Đại
Việt thời Lý – Trần là sự kết hợp hài hòa giữa Nho - Phật – Đạo.
- Tư tưởng chính trị, tinh thần dân tộc là nền tảng, là cốt lõi của một chế độ mà giáo dục, khoa cử
là công cụ quan trọng để hun đúc nên tư tưởng và tinh thần đó. Chính vì vậy, việc tiếp cận nền
giáo dục, khoa cử thời Lý - Trần là hết sức cần thiết, bởi vì qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những
tài liệu lịch sử liên quan đến nền giáo dục Việt Nam thời kỳ bắt đầu xây dựng quốc gia phong
kiến độc lập chúng ta mới hiểu được nguồn gốc sức mạnh của nền văn hiến Thăng Long và hào
khí Đông A. Phật giáo triều Lý là một cơ cấu giáo dục hoàn chỉnh, trung ương có Đại sư - một
chức vụ cao cấp, được tham gia luận bàn các việc hệ trọng quốc gia và giúp vua quản lý, chỉ đạo
toàn bộ hoạt động của Phật giáo. Ở các chùa có tăng trụ trì, đồng thời kiêm việc dạy học, truyền
bá kinh sách. Nhìn chung, các tăng ở chùa tập trung dạy 4 vấn đề cội gốc của Phật, đó là: Hiếu
dưỡng với cha mẹ, phụng dưỡng sư trưởng, từ bi không sát sinh và tu mười thiện nghiệp. Những
người học Phật được truyền dạy Lục hoà. Nền giáo dục Phật giáo thời Lý đã hướng con người
vào trí tuệ để hiểu được quy luật về sinh tử, về nhân quả báo ứng, dạy con người sống nhân hậu,
từ bi trở thành người tốt, có ích cho xã hội. * Nho giáo lên ngôi
Vào nửa đầu thế kỷ XI, dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054), giặc giã nổi lên khắp nơi, biên
giới phía Bắc và Nam luôn luôn bị quân Tống và quân Chiêm Thành gây rối. Nhà vua trăn trở
tìm cách trị quốc sao cho ổn định và hưng thịnh... Năm 1042, vua cho ban Hình thư nhưng vẫn
không giữ được ổn định xã hội. Việc lựa chọn một đường lối chính trị với một nền học thuật
chính thống làm nền tảng cho quốc gia Đại Việt được đặt ra. Vua Lý Thái Tông đã triệu tập
những trí thức ưu tú thời bấy giờ như Định Hương, Thiền Nguyệt, Viên Chiếu.. để bàn luận, tìm
hiểu nội dung, ý nghĩa, tác củng dụng của các học thuyết các trào lưu tư tưởng đang phát triển ở
trong nước và ở các nước trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc, nhằm quyết định một hướng
đi đúng đắn cho nền giáo dục và tư tưởng của triều đại. Nhà vua và các nhà tư tưởng uyên bác
đương thời đã nhận ra hạn chế của Phật giáo và tính ưu việt của triết lý Nho giáo trong việc trị
quốc. Chính vì vậy, Nho học được du nhập mạnh mẽ hơn, dần dần phát huy ảnh hưởng đến đời
sống xã hội cùng với Phật giáo và Lão giáo. Năm Canh Tuất (1070) Niên hiệu Thần vũ đời vua
Lý Thánh Tông, nhà vua cho lập Văn Miếu ở Thăng Long. Các Lộ, Phủ, Châu, nhà vua cho xây Văn chỉ.
b) Về giáo dục:
- Nền văn hoá giáo dục từ nguyên sơ, tản mạn đã được phát triển lên một trình độ cao hơn, cả về
lĩnh vực vật chất và tinh thần. Một tầng lớp nho sĩ được đào tạo theo ý thức hệ nho giáo bắt đầu
xuất hiện, đó là những con người xuất sắc cả về trí tuệ, phẩm chất và tài năng, góp phần khẳng
định những giá trị văn hoá truyền thống: Đề cao độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
thiêng liêng, bất khả xâm phạm, ca ngợi ý chí kiên cường bất khuất, cần cù chịu khó, đoàn kết
trong lao động sản xuất và chiến đấu.
- Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành lập,
cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở truưong Quốc Tử
Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục
Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế.
- Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần. Quốc Tử Giám, với những tên gọi mới
(Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng đối tượng học tập. Năm 1236, đặt
chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần (chức quan tư pháp) vào học.
c) Về văn học nghệ thuật:
- Từ thời đại Lý – Trần, nền văn hóa nghệ thuật, văn chươngBác học đã được phát triển có hệ
thống, đạt đến đinh cao trên mọi phương diện. Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ (1009) thể hiện
tầm nhìn chiến lược hàng nghìn năm của một vị quân vương, khẳng định sức mạnh dân tộc, ý chí
độc lập, tự chủ của một quốc gia hùng mạnh. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc
Việt Nam Nam quốc sơn hà cũng được xuất hiện ở giai đoạn lịch sử này. Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn là một áng thiên cổ hùng văn, một mẫu mực về thể văn biến ngẫu, từng lời từng ý đối
nhau làm nên một tác phẩm tuyên truyền sâu sắc, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước và ý chí căm
thù giặc, sẵn sàng xả thân cứu nước của quân dân Đại Việt. Hịch tướng sĩ thế hiện rõ hào khí
Đông A. Tinh thần “Sát Thát" của vua tôi nhà Trần.
- Dòng văn học chữ Nôm ra đời và tồn tại song hành cùng nền văn hóa chữ Hán. Tầng lớp Nho
sĩ, trí thức ngày càng đông đào, có nhiều công hiến quan trọng vào việc củng cố nền độc lập dân
tộc, khơi dậy niềm tự hào và ý chí quật cường vươn lên của một dân tộc tự do, một quốc gia độc
lập. Tên tuổi của Trần Quang Khải, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An cùng vói các
Đại sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Huyền Quang, Đa Bảo, Lý Khách Văn, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần
Tung... đã làm rạng ngời văn hóa Đại Việt.
d) Về quân sự
- Trong thời đại Lý – Trần, nghệ thuật quân sự đã có những bước phát triển thành một nền văn
hóa quân sự với những nguyên tắc, nguyên lý chặt chẽ được thể hiện qua sách vở và thực hiện
trong các trận đánh tiêu diệt quân xâm lược.
- Tinh thần yêu nước là một đặc điểm nổi bật ở thời đại này. Tinh thần yêu nước ấy không chỉ
được thể hiện qua các tác phẩm văn học, sử học mà còn thể hiện qua những trận chiến chống quân xâm lược.
Câu 2: Giáo dục thời Hậu Lê (1427-1526)
- Nhà nước Lê sơ lấy tư tưởng nho giáo làm nền tảng. Cùng với những cải cách về mô hình nhà
nước, Lê Thái Tổ cũng hoàn thiện chế độ đào tạo và khoa cử từ trung ưng đến địa phương đã đào
tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
- Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ngay sau khi lên ngôi vua,
mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân
đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Chế độ ban cấp bổng lộc và chức tước cao cho những người đỗ đạt đã khuyến khích việc học
tập ở thời Lê và vì sự trọng dụng của nhà vua mà các nho sĩ luôn hết lòng tận tụy vì triều đình và vì nhân dân.
- Thiết lập hệ thống trường học từ trung ương đến địa phương, và cho mở song song cả hệ thống
trường công và hệ thống trường tư.
- Các kì thi được tổ chức vô cùng chặt chẽ. Thi cử được chia ra thành 3 kỳ thi: Hương – Hội –
Đình. Các thí sinh bắt buộc phải trải qua kỳ thi Hương để loại bớt những người yếu kém. Việc
gian lận trong kỳ thi cũng bị xử phạt tội theo pháp luật.
- Giáo dục, thi cử rất phát triển vì sau những quy định, cải cách dùng để cải thiện và củng cố
thêm nhân tài, thời Lê Sơ (1428- 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20
trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ,
lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. Dưới thời các vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, nền giáo
dục khoa cử đạt đến đỉnh cao, tạo ra một tầng lớp trí thức Nho học rất giỏi Kinh sử.