Bài tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Bài tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin, câu hỏi tìm hiểu thêm về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có kèm đáp án chi tiết, là tài liệu bổ ích giúp sinh viên tham khảo và đạt điểm cao trong kỳ thi kết thúc môn.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (TRI115)
Trường: Đại học Ngoại Thương
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 35883770 Thể chế kinh tế
Là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh
hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
Các nhân tố cấu thành bao gồm:
• Hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước và các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận.
• Hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế.
• Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Là hệ thống đường lối chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định
xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt
động, các mối quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác
lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần
thúc đẩy dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vì sao Việt nam phải hoàn thiện thể chế
• Để đẩy mạnh hiệu quả doanh nghiệp và giúp cho đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh
• Để kinh tế tập thể được quan tâm đổi mới, kinh tế tư nhân được coi trọng
• Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được hiệu quả tích cực
• Để các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn,
gắn kết với thị trường khu vực và thế giới
• Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thông thoáng hơn, quyền tự do
kinh doanh và tự do bình đẳng giữa các doanh nghiệp được đảm bảo hơn
• Phát triển kinh tế và tiến bộ công bằng xh được chú trọng, tạo cơ hội cho người
dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế Câu 2:
Nội dung hoàn thiện thể chế:
• Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
• Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
• Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
• Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
• Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị
Nội dung cơ bản nhất. Vì sao:
• Nội dung cơ bản nhất là hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành
phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp.
• Đó là nội dung cơ bản nhất vì:
• Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. lOMoAR cPSD| 35883770
• Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm
giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát khỏi nghèo và từng bước khá giả hơn.
• Phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao
đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởng những thành quả của sự phát triển.
• Hoàn thiện thể chế này nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh”
Câu 3. Ưu và nhược điểm: Ưu điểm:
Những sự đổi mới tư duy sáng suốt của Đảng ta đã mang lại cho đất nước nhiều thành
tựu: tăng trưởng kinh tế, vị thế của đất nước trên thương trường ngày càng cao, từ một
đất nước thiếu lương thực nay trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lương
thực hàng đầu thế giới… Nhược điểm:
Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện
còn chậm; một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn,
thiếu ổn định, nhất quán; còn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá
trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
VAI TRÒ CỦA CÔNG DÂN NÊU LÊN NHIỆM VỤ HOÀN THÀNH THỂ CHẾ
• Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, đồng
thời Tin tưởng và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
• Thực hiện tích cực và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân (VD: tham
gia rộng rãi và thường xuyên vào các công việc quản lý kinh tế, quản lý xã hội)
• Tập trung giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh, kiên cường bất khuất của
nhân dân ta => làm cho mỗi người, mỗi thanh niên tự hào về truyền thống
lịch sử dân tộc, soi mình vào những tấm gương ấy.
• Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết
thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, tham gia những hoạt
động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
• Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Câu 4:
Phương hướng hoàn thiện thể chế?
• Nhận thức rõ quá trình xây dựng và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
• Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
• Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 35883770
• Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Tiếp tục hoàn
thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
• Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân
• Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước
đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng?
• Xác định đúng nhiệm vụ chính trị, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng
• Đổi mới phương thức, phong cách làm việc của tổ chức Đảng
• Thực hiện nghiêm túc công tác tự phê bình, phê bình mở rộng dân chủ trong
sinh hoạt Đảng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng
• Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, Đảng viên
• Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ cấp trên đối với cơ sở
• Chỉnh đốn Đảng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiện toàn hệ thống chính trị
Nâng cao Vai trò Nhà nước:
• Cần thành lập hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp minh bạch, nhất quán và
phù hợp với những chủ trương, định hướng chính trị của Đảng
• Phân cấp hợp lý, rõ ràng chức năng, quyền hạn giữa chính phủ, các bộ ngành
Trung ương và cấp tỉnh;
• Tăng cường phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và chính quyền cấp tỉnh;
giữa cấp tỉnh với cấp huyện, xã theo hướng tăng cường quyền tự chủ
• Khắc phục tình trạng bỏ trống, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn ở HDND, UBND các cấp
• Cần coi trọng vai trò của bộ máy tổ chức trong thôn xóm, khối phố, đẩy mạnh
hiệu quả quản lý trong thôn xóm
• Cải cách hành chính, chế độ công chức, công vụ; nâng cao chất lượng tuyển
dụng đồng thời hạn chế tối đa các tệ nạn tham nhũng, quan liêu
nâng cao Vai trò nhân dân:
• Đặt ND ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy, chú trọng đầu
tư nhân tố và nguồn lực con người.
• Chăm lo, phát huy nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự
ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Câu 5:
Các loại thị trường cơ bản cơ bản ở VN:
- Thị trường hàng hoá - dịch vụ
- Thị trường sức lao động - Thị trường tài chính lOMoAR cPSD| 35883770
- Thị trường bất động sản
- Thị trường khoa học - công nghệ
Giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường:
• Đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển các loại thị trường. Đó là các quy luật
của kinh tế thị trường kết hợp với tính định hướng XHCN trong việc xây dựng
nền kinh tế ở nước ta.
• Hoàn thiện môi trường thể chế, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
• Tiếp tục đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa sở hữu, phát triển nền kinh tế với
nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, vừa tạo ra sức cung, vừa tạo ra sức cầu cho các loại thị trường.
• Đầu tư tạo tiền đề, cơ sở cho sự hình thành và phát triển các loại thị trường. Câu hỏi ngoài
• Các yếu tố thị trường và các loại thị trường còn mới, ở trình độ sơ khai.
• Hệ thống thể chế ở Việt Nam mang tính chất đặc thù, cần thời gian để bổ sung,
sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam.
• Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đủ rõ.
• Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề.
• Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường.
• Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu thiếu quyết liệt,
hiệu quả thấp và chưa nghiêm.
• Vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống
chính trị chậm đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong
điều kiện hội nhập quốc tế.
• Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng ở
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong
thực hiện chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.