-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập môn LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Hai là, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, giáo dục quốc phòng – an ninh nhằm không ngừng nâng cao tiềm lực chính trị, tinh thần của khu vực phòng thủ; nhất là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Bài tập môn LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Hai là, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, giáo dục quốc phòng – an ninh nhằm không ngừng nâng cao tiềm lực chính trị, tinh thần của khu vực phòng thủ; nhất là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nguyễn Tất Thành
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797209
0CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1.
Sự thành lập của Trung ương cục miền Nam
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1975):
Biên Hòa – Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ là địa bàn chiến lược rất quan trọng,
với địa hình rừng núi trải rộng nối liền Tây Nguyên, cực Nam Trung bộ tiếp giáp với
đồng bằng, đặc biệt nhân dân các dân tộc có truyền thống yêu nước, vì vậy Đảng đã
chỉ đạo hình thành nhiều căn cứ kháng chiến, xây dựng hệ thống căn cứ địa liên
hoàn, tạo thế đứng vững chắc cho các lực lượng kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Phong trào Đồng Khởi ở miền Nam đã làm rung chuyển chế độ Mỹ và chính quyền
Sài Gòn. Tạo nên sự chuyển biến tình hình miền Nam với tốc độ nhanh chưa từng
có. Ngày 31-1-1960, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị về Phương hướng công
tác trước mắt của Đảng bộ miền Nam
Chỉ thị về Phương hướng công tác trước mắt của Đảng bộ miền Nam. “Phong
trào cách mạng miền Nam hiện nay đang ở trong thời kỳ xây dựng và chịu lực
lượng chứ không phải là thời kỳ trực tiếp theo cách mạng”.
Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam
bước ngoặt chuyển sang thời kỳ 18 mới – thời kỳ cách mạng miền Nam chuyển
hẳn sang thế tiến công mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục.
Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ 3 (khóa III) từ ngày 28-121960
đến 6-1-1961 quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam thay Xứ ủy Nam Bộ,
và quy định rõ về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung ương cục miền Nam trong tình hình mới.
Về nhiệm vụ của Trung ương cục miền Nam, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
quy định: “Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng và
những chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chính trị về cách
mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác
và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở miền Nam. Đối với những vấn đề quan trọng có quan lOMoAR cPSD| 46797209
hệ đến toàn quốc hoặc đối với nhiệm vụ chiến lược toàn miền Nam thì phải xin chỉ
thị của Trung ương và Bộ Chính trị. Trong trường hợp đặc biệt cấp bách không kịp
xin chỉ thị của Trung ương, Trung ương cục có quyền đề ra những chủ trương chính
sách lớn để đối phó kịp thời với tình hình, nhưng phải báo cáo ngay với Trung ương và Bộ Chính trị”.
Ngày 27-3-1961, Trung ương Đảng chỉ định nhân sự của Trung ương cục miền Nam
gồm 8 đồng chí, thời gian đầu sau thành lập, Trung ương cục miền Nam chỉ đạo toàn
bộ công tác Đảng ở miền Nam, bao gồm Đảng bộ: Nam Bộ, Khu VI, Liên khu V, và
Bình Trị Thiên. Trung ương cục có cấp uỷ trực thuộc là Khu uỷ và Phân khu uỷ và
các Ban chuyên môn giúp việc. Ban An ninh của Trung ương cục do đồng chí Phan
Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương cục kiêm Trưởng Ban.
Ngày 27-11-1961 Trung ương cục ra chỉ thị về việc lấy tên công khai cho Đảng bộ
miền Nam là Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam.
Trung ương cục khẳng định: “Tuy danh nghĩa công khai có khác với miền Bắc
nhưng bí mật trong nội bộ và về phương diện tổ chức thì Đảng bộ miền Nam trước
sau vẫn là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam, chịu sự lãnh đạo của Ban
Chấp Hành Trung Ương đứng đầu là Hồ Chủ tịch”
2. Hoạt động của Trung ương Cục miền Nam
2.1 Giai đoạn 1961-1965
Ngày 10-10-1961, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Cục, đánh dấu một bước
ngoặt mới của phong trào cách mạng miền Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Cao trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam sau khi có Nghị quyết 15 của Trung
ương đã làm cho chính quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam đứng trước nguy cơ bị
sụp đổ. Mỹ phải chọn con đường chiến tranh, ráo riết đẩy mạnh và xây dựng quân
ngụy – lực lượng chiến lược chủ yếu trong chiến tranh đặc biệt; đề ra kế hoạch
Stalây–Taylo (Staley–Taylor) gom dân lập ấp chiến lược, coi đó là “quốc sách” của
chế độ Mỹ– Ngụy; đưa hàng trăm máy bay trực thăng và thiết xa vào miền Nam,
nống ra đóng thêm đồn bót, liên tục mở các cuộc càn quét, khủng bố ác liệt đánh vào
vùng đông dân cư, vùng căn cứ và vùng giải phóng của ta. lOMoAR cPSD| 46797209
Trong vòng 18 tháng chúng đã cách gom cho được 9 đến 10 triệu dân vào ấp chiến lược.
Ngày đầu tháng 1–1961, Trung ương đã vạch ra phương hướng, định quyết tâm đẩy
mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ– Ngụy lên một bước mới, bằng phát triển đấu tranh
quân sự lên song song với đấu tranh chính trị để đánh bại mọi âm mưu của địch,
giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh đổ chế độ thống trị của Mỹ– Ngụy, giải phóng miền Nam.
Cuối tháng 1–1961, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị vạch ra nhiệm vụ và phương châm
đấu tranh của cách mạng miền Nam trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: “Thời kỳ
tạm ổn của chế độ Mỹ – Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp
nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thức du kích cục bộ, khởi nghĩa bộ phận đã xuất
hiện, mở đầu cho cao trào cách mạng mới ngày càng lớn”.
Hội nghị đã nêu ra 10 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện: –
Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng rộng trên khắp 3 vùng; –
Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang phối hợp với đấu tranh chính trị phá tan kế hoạch
Stalây–Taylo của địch, chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa và đối phó với
âm mưu mới của địch (Hội nghị Trung ương Cục diễn ra trong tháng 10–1961
là lúc địch đã triển khai kế hoạch Stalây–Taylo); –
Tăng cường vận động binh lính và sĩ quan trong quân đội ngụy, đây là công
tác có tính chất chiến lược cần quán triệt trong quá trình cách mạng; –
Đẩy mạnh công tác Mặt trận – dân vận, tập hợp mọi lực lượng, mọi khả năng chống Mỹ Diệm; –
Tiếp tục xây dựng và mở rộng căn cứ địa; –
Xây dựng và củng cố chính quyền ở vùng giải phóng; –
Đẩy mạnh công tác kinh tế, tài chính nhằm cải thiện đời sống nhân dân; đáp
ứng nhu cầu to lớn của cách mạng; –
Xây dựng và mở rộng cơ sở cách mạng ở thành thị; lOMoAR cPSD| 46797209 –
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục; –
Củng cố, xây dựng, phát triển Đảng, Đoàn.
Trung ương Cục đã xây dựng được trung đoàn chủ lực miền với 2 tiểu đoàn và một bộ phận trợ chiến cần thiết.
Về chỉ đạo phong trào và xây dựng lực lượng chính trị, điểm nổi bật trong mấy
tháng cuối năm 1961 sang đầu năm 1962 là Trung ương Cục tập trung chỉ đạo tiến
hành Đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Về công tác xây dựng, củng cố vùng căn cứ và giải phóng, Trung ương Cục ra
Chỉ thị nêu rõ: Vùng căn cứ và giải phóng của ta đang bị địch ra sức đánh phá ác
liệt, nhưng ta xây dựng chưa vững chắc.
Về vận dụng phương châm, chủ yếu là phá từ bên trong, đồng thời hỗ trợ, phối hợp
với lực lượng vũ trang bên ngoài là cực kỳ quan trọng.
Về tổ chức chỉ đạo chống phá ấp chiến lược, Trung ương Cục yêu cầu các cấp phải
kết hợp tiến công địch với xây dựng ta, kết hợp chặt chẽ chống và phá ấp chiến lược.
Vì vậy, phải xây dựng vững chắc cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng, xây
dựng xã, ấp chiến đấu, phát triển du kích chiến tranh, phối hợp với lực lượng
vũ trang đánh bại kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược của địch.
2.2 Giai đoạn 1965-1975
Tháng 1-1965 tại căn cứ Bắc Tây Ninh, Trung ương Cục triệu tập Hội nghị lần thứ ba. Hội nghị đã tổng kết:
- Một năm thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương Cục lần thứ hai nhằm kiểm điểm
đánh giá một cách toàn diện hoạt động chỉ đạo của Trung ương Cục, đồng thời đề ra
phương hướng nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới.
- Trung ương Cục xác định nhiệm vụ cách mạng miền Nam trong năm 1965 “Lợi dụng
thời cơ, tranh thủ thời gian, trên cơ sở quan điểm cách mạng lâu dài, toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ta hãy đoàn kết một lòng, tập chung lực lượng, kiên quyết đánh địch,
nhanh chóng xây dựng lực lượng mình, tạo cho năm 1965 một bước ngoặt so sánh lực
lượng có lợi cho ta làm cơ sở để xốc tới giành một bước thắng lợi quyết định”.
- Quán triệt và cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành lOMoAR cPSD| 46797209
Trung ương Đảng và thư gửi của đồng chí Lê Duẩn, đề ra nhiệm vụ mới
Về nhiệm vụ cụ thể của an ninh
-Nhanh chóng điều tra nắm tình hình địch, phân loại đối tượng, mục tiêu.
- Khẩn trương trong xây dựng LLAN đủ sức cùng các lực lượng cách mạng khác
đập tan bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, công an, tình báo, các đảng phái phản
động một cách triệt để, giành chính quyền về tay nhân dân.
-Cùng lực lượng vũ trang, chính trị của quần chúng phá khám (nhà giam), giải thoát
tù chính trị, đánh chiếm và bảo vệ các cơ sở đài phát thanh, điện, nước, bưu điện,
kho bạc, các công trình khoa học, văn hóa, nghệ thuật, y tế, các kho hồ sơ tài liệu
của địch, an ninh phải có đủ lực lượng để chiếm giữ cho được kho tài liệu hồ sơ của
công an, tình báo, an ninh quân đội các cấp.
- Nhanh chóng ổn định trật tự trị an trong thành phố, khôi phục lại sinh hoạt bình
thường của nhân dân, bước đầu tiến hành một số biện pháp đơn giản để quản lý thành phố
- Khẩn trương xây dựng bộ máy an ninh từ trên xuống tận cơ sở phố phường, phát
triển các bộ phận nghiệp vụ cần thiết để đánh địch, truy kích địch trong tình hình mới.
* Bước vào mùa khô năm 1965 - 1966, trên các chiến trường, Mỹ - Ngụy mở cuộc
phản công chiến lược mùa khô, cố giành một số thắng lợi để gây ảnh hưởng chính
trị, hòng giành thế chủ động, đẩy ta vào thế bị động.
Về phương hướng công tác 55 bảo vệ an ninh:
Chỉ thị nêu rõ: “Nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo mật phòng gian, tích cực và
chủ động trừ gian trấn áp do thám gián điệp và phản động, đảm bảo trong sạch
vùng giải phóng, vùng căn cứ, tranh thủ diệt trừ bọn gian ác phản động trong vùng
địch còn kiểm soát, trong các đô thị để phục vụ cho cách mạng trước mắt đồng thời
ngăn ngừa hậu quả về sau”.
Ngày 20 tháng 3 năm 1969: Sau nhiều ngày bắn phá và đổ quân thăm dò các khu
vực vành đai căn cứ văn phòng Trung ương Cục miền Nam tại vùng "Rừng Le" lOMoAR cPSD| 46797209
Trung ương Cục miền Nam di chuyển về căn cứ dự bị tại "Rừng Buôn" nằm sát biên
giới, trên thượng nguồn sông Sài Gòn
Nghị quyết số 247-NQ/TW, ngày 29/9/1975 Hội nghị lần thứ hai mươi tư của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC VÀ BÀI HỌC VỀ XÂY
DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA A. Vai trò:
Cuối năm 1959, đầu năm 1960, với thắng lợi của phong trào Đồng khởi, cách
mạng miền Nam chuyển sang thời kỳ mới: Thời kỳ tiến hành chiến tranh cách
mạng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mỹ-ngụy.
Tháng 9 năm 1960, trên cơ sở xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam,
Đại hội lần thứ III của Đảng ta chỉ rõ: “Xây dựng một Đảng bộ ngày càng vững
mạnh hơn nữa để đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị (…).Đó là
điều căn bản nhất, quyết định thắng lợi của cách mạng miền Nam”. Tại Điều 25
Điều lệ Đảng sửa đổi, Đại hội quy định: “Ban Chấp hành Trung ương được
thành lập Trung ương Cục phụ trách chỉ đạo công tác Đảng ở những đảng bộ
đặc biệt trọng yếu”. Trên cơ sở đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ Ba ngày 23 tháng 1 năm 1961, quyết định thành lập Trung ương Cục
miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, vào năm 1961,
Trung ương Cục miền Nam làm nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền
Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, giữ vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động cách mạng.
1. Trung ương Cục lãnh đạo xây dựng Đảng bộ miền Nam về tư tưởng, chính trị
và tổ chức; đảm bảo sự chỉ đạo toàn diện cách mạng miền Nam.
Sau Hiệp định Genève, việc đấu tranh chính trị trở thành nhiệm vụ chính, vì vậy Đảng
quyết định thực hiện các hoạt động bí mật nhằm bảo vệ, củng cố và xây dựng Đảng mạnh mẽ về tổ chức. lOMoAR cPSD| 46797209
Đặc biệt chú trọng việc xây dựng các "chi bộ tự động công tác" là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở.
Trường Lý luận trung, cao cấp Nguyễn Ái Quốc miền Nam được thành lập và trong 14
năm hoạt động, đã đào tạo khoảng 1.000 cán bộ
Việc giáo dục tư tưởng cho cán bộ, nhân dân trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương
Cục. Trung ương Cục đã truyền tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ý chí quyết
tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với tinh thần
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đảng bộ miền Nam đã đứng vững trước sự đàn áp khốc liệt của kẻ thù, ngày càng lớn
mạnh, chỉ đạo thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam theo sự lãnh đạo của BCHTW Đảng. T chc Vng vàng về ề t t ng Nhim v trng tâm là xây dng và phát trin Đng mnh
Đảng bộ miền Nam đã đứng vững trước sự đàn áp khốc liệt của kẻ thù, ngày càng
lớn mạnh, chỉ đạo thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam theo sự lãnh đạo của BCHTW Đảng.
2. Xây dựng lực lượng và các tổ chức cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của
sự nghiệp kháng chiến lOMoAR cPSD| 46797209 xây dựng chính quyền xây dựng căn xây dựng căn Nhim v quan cứ kháng trng ca T rung cứ kháng chiến ng Cc chiến xây dựng các tổ chức cũng như lực lượng cách mạng.
Đến năm 1965, nhiều khu kháng chiến khu ủy được xây dựng với nhiều loại hình khác
nhau. Chiến khu Đ (Biên Hòa) và căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh) trở thành đại bản
doanh của Trung ương Cục và các cơ quan đầu não khác của lực lượng kháng chiến
Nội dung gồm xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát triển lực lượng tự vệ và du kích,
bảo vệ căn cứ; gắn hoạt động chiến đấu với xây dựng, phát triển sản xuất…
Vùng giải phóng ở miền Nam được xác lập và ngày càng mở rộng sau phong trào Đồng khởi.
Đường lối chiến tranh cách mạng của Đảng ta là phải dùng bạo lực cách mạng với hai lực
lượng chính trị và vũ trang, và đây được coi là vấn đề mang tính quy luật.
Lực lượng vũ trang tại miền Nam do Xứ ủy và Trung ương Cục xây dựng bao gồm du kích,
bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, kết hợp với các đơn vị chủ lực từ miền Bắc vào tạo
nên sức mạnh to lớn tấn công địch trên mặt trận quân sự. lOMoAR cPSD| 46797209
Lực lượng chính trị do Trung ương Cục chỉ đạo gồm nhiều tổ chức xã hội cùng chung ngọn
cờ chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Lực lượng yêu nước miền Nam tập hợp mọi tầng
lớp nhân dân dưới Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực
lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam cùng các tổ chức yêu nước khác.
Nghị quyết về xây dựng bộ máy Chính phủ Cách mạng lâm thời ngày 5-10-1969, Trung
ương Cục xác định: “Do những điều kiện đặc biệt về đối nội và đối ngoại, ta phải xây dựng
một hệ thống chính quyền cách mạng hoàn chỉnh từ Trung ương xuống địa phương trong
phạm vi một nửa nước”.
Trung ương Cục chỉ đạo việc xây dựng chính quyền cơ sở - chỗ dựa của cách mạng, của
nhân dân. Chính quyền chăm lo xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống
nhân dân , thực thi quyền làm chủ cho nhân dân.
3. Vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, chỉ đạo chiến đấu trên
các mặt trận, đánh thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Trung ương Cục đã chủ động, sáng tạo vận dụng đường lối kháng chiến của Đảng, đề ra
những chủ trương sát hợp với tình hình, đưa sự nghiệp cách mạng từng bước phát triển đến thắng lợi. “Chiến tranh cục bộ” “Chiến “Việt Nam tranh đặc hóa chiến Trung ng biệt” Cc tranh”
Đối với “Chiến tranh đặc biệt”, Trung ương Cục đã chủ động xác lập ba vùng chiến lược:
đô thị, nông thôn và vùng núi; Đánh địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận lOMoAR cPSD| 46797209
Khi đế quốc Mỹ tiến hành “chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân vào miền Nam, Trung
ương Cục đề ra quyết tâm và đưa ra khẩu hiệu: “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng địch
mà đánh”, xây dựng “vành đai diệt Mỹ” …
buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari, rút toàn bộ quân Mỹ và đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam.
Trong những năm 1973-1975, Trung ương Cục đã chỉ đạo bảo vệ vững chắc vùng giải
phóng; tạo thế, tạo lực; huy động mọi lực lượng tiến hành cuộc Tổng tấn công và nổi dậy
mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
4. Tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận, đề xuất với Trung ương Đảng
những chủ trương, phương pháp đấu tranh thích hợp
Với tư cách là tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương, được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ
đạo cách mạng miền Nam, Trung ương Cục đã chủ động sáng tạo từ thực tế chiến trường,
nghiên cứu lý luận, đề xuất với Trung ương Đảng các biện pháp đấu tranh thích hợp.
Xứ ủy Nam Bộ đã xây dựng Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam, nhận
định về xã hội miền Nam, những nhiệm vụ và giải pháp cách mạng giải phóng miền Nam,
những lực lượng cần xây dựng và dự kiến phương hướng phát triển của cách mạng.
Tháng 1 năm 1959, Ban CHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 bàn về cách mạng Việt Nam.
Nghị quyết 15 mở ra thời kỳ mới cho cách mạng miền Nam, từ thời kỳ đấu tranh hòa bình,
đòi Hiệp thương thống nhất đất nước sang thời kỳ đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược,
đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc… Con
đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Đại hội lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 và trong các kỳ họp tiếp theo của Đại hội,
ý kiến của Trung ương Cục và các đại biểu miền Nam đã góp phần quan trọng vào việc
quyết định đường lối, các chủ trương, chiến lược, sách lược
Sự chỉ đạo thực tiễn của Trung ương Cục là cơ sở rất quan trọng để Đảng ta xác định các
phương thức, phương châm tiến hành chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân, kết
hợp đấu tranh chính trị với vũ trang; đấu tranh quân sự, chính trị với binh vận, kết hợp đấu
tranh chính trị, quân sự với ngoại giao; đấu tranh trên cả ba vùng thành thị, nông thôn và miền núi.
Đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân năm 1975. lOMoAR cPSD| 46797209
Ngày 29/9/1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội nghị lần thứ 24
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam.
Qua 14 năm hoạt động, Trung ương Cục miền Nam đã có những đóng góp to lớn và xứng
đáng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những cống hiến đó
của Trung ương Cục chứng minh sự đúng đắn và sáng tạo của Trung ương Đảng trong quá
trình lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. B. Bài học về xây dựng Đảng ở nước ta hiện nay:
3.2.1. Bài học về sự vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng vào
thực tế chiến trường
Tổng kết sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng
định: “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trước hết là
thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta".
Soi vào thực tiễn hiện nay, chúng ta thấy có nơi có lúc đường lối của Đảng đúng
nhưng khi triển khai xuống cơ sở thì bị bóp méo, thậm chí bị xuyên tạc, làm ảnh hưởng
đến lợi ích của quần chúng nhân dân, đến uy tín của Đảng. Từ đó, chúng ta càng thấy vai
trò to lớn của người đứng đầu cấp ủy các cấp. Chính họ trước hết phải nắm được “linh hồn”
của đường lối của Trung ương, phải năng động, sáng tạo, phải dám làm, dám chịu trách
nhiệm trong tổ chức thực hiện thì đường lối của Đảng mới có thể đi vào cuộc sống nhân
dân. Ngược lại, đường lối sẽ chỉ nằm mãi trên những trang giấy. 3.2.2. Bài học về công tác
tổ chức của Đảng ở chiến trường
Để công tác tổ chức của Đảng tiếp tục phát huy những gì đã đạt được trong chiến
tranh cách mạng, đồng thời tiếp tục đổi mới, kiện toàn để phù hợp với hoàn cảnh mới,
chúng ta cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng và của cả hệ thống
chính trị, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức;
bảo đảm bộ máy tinh gọn, năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Hai là, trong công tác cán bộ, trong khi cần nhấn mạnh vai trò nền tảng của cán bộ
cơ sở, cũng cần khẳng định vai trò quyết định của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược,
cấp cao của Đảng và Nhà nước. lOMoAR cPSD| 46797209
Ba là, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của
các loại hình tổ chức cơ sở đảng; chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng, gắn xây dựng tổ chức sơ sở đảng với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.
3.2.3. Bài học về xây dựng tổ chức hành chính - quân sự trong chiến tranh
Ngày nay, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đang đẩy mạnh xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân mà nền tảng là khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), căn cứ hậu phương, căn cứ hậu
cần- kỹ thuật các cấp, nhằm chủ động đối phó hiệu quả với mọi tình huống chiến tranh xâm
lược, mà trước hết làm thất bại mọi âm mưu phá hoại, xâm lược của kẻ thù.
Để thành công trong quá trình xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố với
tính cách là tổ chức hành chính – quân sự trong thời bình, chúng ta cần thực hiện có hiệu
quả những giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.
Hai là, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, giáo dục quốc phòng – an ninh nhằm không ngừng
nâng cao tiềm lực chính trị, tinh thần của khu vực phòng thủ; nhất là, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ.
Ba là, chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, kết hợp chặt
chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, tạo cơ sở vật chất cho khu vực phòng thủ.
Càng hội nhập sâu rộng với thế giới thì chúng ta càng phải hết sức coi trọng công
tác phòng thủ đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Việc buông lỏng sự
lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, việc tăng trưởng kinh tế bất chấp tất
cả sẽ đẩy đất nước vào những bi kịch có thể nhìn thấy trước.
Đại hội XII của Đảng “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ
xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân
tố bên trong có thể gây ra đột biến”