-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Đại học Quy Nhơn
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Đại học Quy Nhơn. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tài chính tiền tệ ( QNU) 10 tài liệu
Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Đại học Quy Nhơn
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Đại học Quy Nhơn. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ ( QNU) 10 tài liệu
Trường: Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Quy Nhơn
Preview text:
CHƯƠNG 2 – TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG
BT1. Ngân hàng TMCP Sacombank cho bà Linh vay 880 triệu đồng, thời hạn cho vay là
3 năm. Lãi suất là 9%/năm. Yêu cầu:
Theo phương pháp lãi đơn và lãi kép, anh (chị) hãy xác định:
a. Tổng số tiền ngân hàng thu được khi khoản vay đáo hạn.
b. Tổng số tiền lãi ngân hàng thu được sau 3 năm.
c. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2. Hướng dẫn
* Tính lãi theo phương pháp lãi đơn:
a. Tổng số tiền ngân hàng thu được khi khoản vay đáo hạn:
Fn = PV(1 + n.i ) = 880 x (1+3 x 9%) = 1117,6 triệu đồng
b. Tổng số tiền lãi ngân hàng thu được sau 3 năm:
I = Fn-PV = 1117,6-880=237,6 triệu đồng
c. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2:
In=PV.i= 880 x 9% = 79,2 triệu đồng
* Tính lãi theo phương pháp tính lãi kép:
a. Tổng số tiền ngân hàng thu được khi khoản vay đáo hạn:
FVn = PV(1 + i )n = 880 x (1+9%)3 = 1139,63 triệu đồng
b. Tổng số tiền lãi ngân hàng thu được sau 3 năm
I= FVn – PV = 1139,63 – 880 = 259,63 triệu đồng
c. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2
- Số tiền thu được sau năm thứ 1 là:
FVn = PV (1+i)n = 880 x (1+9%) = 959,2 triệu đồng
- Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2 là:
In=PV.i= 959,2 x 9% = 86,33 triệu đồng
BT2. Bà Lan gửi tiết kiệm 500 triệu đồng tại ngân hàng TMCP Á ChÂU trong 3 năm với lãi suất 7,2%/năm.
Yêu cầu : Theo phương pháp tính lãi đơn và lãi kép.Hãy xác định:
a. Số tiền bà Lan nhận được khi khoản vay đáo hạn
b. Tổng số tiền lãi ngân hàng phải trả bà Lan sau 3 năm
c. Tổng số tiền lãi ngân hàng phải trả bà Lan sau 2 năm
d. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2
e. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 3 HƯỚNG DẪN:
* Tính lãi theo phương pháp lãi đơn:
a. Số tiền bà Lan nhận được khi khoản vay đáo hạn
Fn=PV.(1+n.i)=500.(1+3.7,2%)=608 triệu đồng
b. Tổng số tiền lãi ngân hàng phải trả bà Lan sau 3 năm
I=Fn-PV= 608-500=108 Triệu đồng
c.Tổng số tiền bà Lan nhận được sau 2 năm
Fn=PV.(1+n.i)=500.(1+2.7,2%)= 572 triệu đồng
- Tổng tiền lãi ngân hàng phải trả bà Lan sau 2 năm
I=Fn-PV= 572-500=72 triệu đồng
d. Số tiền lãi phát sinh năm thứ 2
In=PV.i=500.7,2%= 36 triệu đồng
e.Số tiền lãi phất sinh năm thứ 3
In=PV.i= 500.7,2%=36 triệu đồng
*Theo phương pháp lãi kép:
a.Tổng Số tiền bà Lan nhận được khi khản vay đáo hạn
FVn=PV.(1+i)n=500(1+7,2%)3=616 triệu đồng
b.Tổng tiền lãi ngân hàng phải trả bà Lan sau 3 năm
I=FVn-PV= 616-500=116 triệu đồng
c.Tổng số tiền bà Lan nhạn được sau 2 năm
FVn=PV(1+i)n= 500(1+7,2%)2=574,59 triệu đồng
- Tổng số tiền lãi ngân hàng phải trả bà Lan sau 2 năm
I=FVn-PV= 574,59-500=74,59 triệu đồng
d. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2
In=PV(1+i)n-1.i=500(1+7,2%)2-1.7,2%= 38,59 triệu đồng
e.Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 3
In=PV.(1+i)n-1.i=500(1+7,2%)3-1.7,2%=38,59 triệu đồng
BT2. Bà Lan để dành tiền bằng cách gửi tiết kiệm, bà muốn có số tiền là 1.300 triệu đồng
sau 4 năm. Có thông tin về lãi suất tiết kiệm trên thị trường như sau:
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương tính theo phương pháp lãi đơn, lãi suất 6,8%/năm.
- Ngân hàng TMCP Quân đội tính theo phương pháp lãi kép, lãi suất 7,4%/năm.
- Ngân hàng TMCP An Bình tính lãi theo phương pháp lãi kép, tính lãi theo từng
tháng, lãi suất 0,6%/tháng.
- Ngân hàng TMCP Á Châu tính theo phương pháp lãi nhập vốn theo kỳ hạn 3
tháng 1 lần, lãi suất 6,5%/năm.
- Ngân hàng TMCP Đại Dương tính theo phương pháp lãi nhập vốn theo kỳ hạn 6
tháng 1 lần, lãi suất 7%/năm.
Yêu cầu: Hãy xác định số tiền ban đầu bà Lan phải gửi vào ngân hàng và tư vấn
cho bà nên gửi tiết kiệm vào ngân hàng nào? Hướng dẫn
Số tiền ban đầu bà Lan phải gửi vào ngân hàng là:
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Kỹ thương: 1.300 PV (1+4 x6,8%) 1 = = 1022,01 (triệu đồng).
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Quân đội: 1.300 PV (1+7,4 %)4 2 = = 977,07 (triệu đồng).
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP An Bình: 1.300 PV (1+0,6%)4 x12 3 = = 975,53 (triệu đồng).
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP ACB: 1.300 6,5% (1+ )4 x4 PV 4 4 = = 1004,46 (triệu đồng).
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Đại Dương: 1 .300 7 % (1+ )4x2 PV 2 5 = = 987,24 (triệu đồng).
Ta thấy PV3 < PV2 < PV5 < PV4 < PV1
Vậy bà Lan nên gửi tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP An Bình.
BT3. Bà Minh muốn gửi tiết kiệm số tiền 850 triệu đồng trong 3 năm nhưng chưa biết
nên gửi vào ngân hàng nào. Có thông tin về lãi suất tiết kiệm trên thị trường như sau:
- Ngân hàng TMCP Á Châu tính theo phương pháp lãi đơn, lãi suất 7%/năm.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tính theo phương pháp lãi kép, lãi suất 7,7%/năm.
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải tính lãi theo phương pháp lãi kép, tính lãi theo từng
tháng, lãi suất 0,65%/tháng.
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam tính theo phương pháp lãi nhập
vốn theo kỳ hạn 3 tháng 1 lần, lãi suất 6,8%/năm.
- Ngân hàng TMCP Đại Dương tính theo phương pháp lãi nhập vốn theo kỳ hạn 6
tháng 1 lần, lãi suất 7,2%/năm.
Yêu cầu: Hãy tư vấn cho bà Minh nên gửi tiết kiệm vào ngân hàng nào?
Hướng dẫn: Số tiền thu được của bà Minh khi gửi vào ngân hàng là:
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Á Châu:
FV1 = 850 x (1+ 3 x 7%) = 1028,5 (triệu đồng)
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:
FV2 = 850 x (1+7,7%)3 = 1061,86 (triệu đồng).
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải:
FV3 = 850 x (1+0,65%)3x12 = 1073,29 (triệu đồng).
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam:
FV4 = 850 x (1+6,8%/4)3x4 = 1040,57 (triệu đồng).
+ Nếu gửi vào Ngân hàng TMCP Đại Dương:
FV5 = 850 x (1+ 7,2%/2)3x2 = 1050,94 (triệu đồng).
Ta thấy FV3 > FV2 > FV5> FV4> FV1
Vậy bà Minh nên gửi tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải.
BT4: Công ty Hoàng Lâm cần mua một dây chuyền sản xuất. Có 4 nhà cung cấp đến
chào hàng và đưa ra các mức giá khác nhau:
- Nhà cung cấp 1: Giá chào hàng 2.500 triệu đồng và chịu trách nhiệm vận chuyển
tới nơi theo yêu cầu của người mua, người mua phải thanh toán ngay 60% và số tiền còn lại cho chịu 1 năm.
- Nhà cung cấp 2: Giá chào hàng 2.400 triệu đồng, chi phí vận chuyển về tới công
ty là 10 triệu đồng và phải thanh toán ngay.
- Nhà cung cấp 3: Giá chào hàng 2.560 triệu đồng, người mua phải tự vận chuyển,
yêu cầu thanh toán ngay 50%, sau năm thứ nhất thanh toán thêm 30%, sau năm thứ hai
thanh toán phần còn lại. Người mua dự tính nếu họ tự vận chuyển thì chi phí là 8 triệu đồng.
- Nhà cung cấp 4: Người mua tự vận chuyển, cuối mỗi năm thanh toán số tiền 900
triệu đồng/năm trong 3 năm. Người mua dự tính nếu họ tự vận chuyển thì chi phí là 10 triệu đồng.
Yêu cầu: Anh/ chị hãy tư vấn cho Công ty Hoàng Lâm nên lựa chọn nhà cung cấp nào?
Biết rằng: Lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 7%/ năm.
Hướng dẫn: Giá trị hiện tại của tổng số tiền phải thanh toán là: - Nhà cung cấp 1:
PV =2.500 ×60 %+ 2.500× 40 % =2 434 , 58(triệu đồng) 1 1+7 % - Nhà cung cấp 2:
PV2 = 2.400 + 10 = 2410 (triệu đồng) - Nhà cung cấp 3:
PV =2.560 ×50 %+ 2.560× 30 % + 2.560× 20 % +8 3 1+7 % (1+7%)2
¿2 452 ,96(triệu đồng) - Nhà cung cấp 4: 1−(1+7 %)−3 PV =900 ×
+10=2 371 ,88 (triệuđồng) 4 7 %
Ta thấy: PV3> PV1> PV2 > PV4
Vậy, công ty Hoàng Lâm nên chọn nhà cung cấp thứ 4.
CHƯƠNG 4- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BT1. Công ty A có tình hình kinh doanh như sau: A. Năm báo cáo
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: 7.000 triệu đồng
- Vốn lưu động bình quân trong năm:
+ Quý 1: 280 triệu đồng + Quý 3: 200 triệu đồng
+ Quý 2: 500 triệu đồng + Quý 4: 300 triệu đồng B. Năm kế hoạch
- Doanh thu tăng thêm 20% so với năm báo cáo
- Công ty dự kiến tăng tốc độ luân chuyển vốn, kỳ luân chuyển vốn lưu động rút
ngắn 2 ngày so với năm báo cáo.
Yêu cầu: Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thông qua
các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, hàm lượng vốn
lưu động và mức tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch so với năm báo cáo. Hướng dẫn * Năm báo cáo:
- Vốn lưu động bình quân: VL Đ0= (280 + 500 + 200 + 300)/4 = 320 trđ
- Số vòng quay vốn lưu động: L0 = 7.000/320 = 21,875 vòng
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: K0 = 360/21,875 = 16,46 ngày
- Hàm lượng vốn lưu động: H0 = 320/7.000 = 0,05 đồng * Năm kế hoạch:
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
M1 = 7.000(1+20%) = 8400 (triệu đồng)
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: K1 = K0 – 2 = 16,46 – 2 = 14,46 ngày
- Số vòng quay vốn lưu động: L1 = 360/K1 = 360/14,46 ≈ 24,9 vòng
- Hàm lượng vốn lưu động: H1 = 1/L1 = 1/24,9 = 0,04 đồng
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
VTK = 8.400/360 x (14,46-16,46) = -46,67 (triệu đồng)
Kết luận: Năm 2017 doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả
hơn năm 2016, do: L1 > L0, K1 < K0, H1 < H0 và VTK < 0.
BT2. Công ty A có tình hình kinh doanh như sau: - Năm báo cáo:
Số vốn lưu động sử dụng trong năm: Đvt: Triệu đồng Quý I II III IV
Vốn lưu động bình quân 950 850 800 900
Doanh thu thuần về bán hàng các loại sản phẩm: 6.000 triệu đồng. - Năm kế hoạch:
Doanh thu thuần bán hàng tăng 12% so với năm báo cáo.
Vòng luân chuyển vốn lưu động tăng 2 vòng so với năm báo cáo.
Yêu cầu: Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch thông qua các
chỉ tiêu số vòng quay, kỳ luân chuyển, hàm lượng vốn lưu động và số vốn lưu động tiết
kiệm được do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động so với năm báo cáo. Hướng dẫn * Năm báo cáo:
- Số vốn lưu động bình quân: (950 + 850 + 800 + 900)/4 = 875 triệu đồng
- Số vòng quay vốn lưu động: L0 = 6.000/875 = 6,86 vòng
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: K0 = 360/6,86 = 52,5 ngày
- Hàm lượng vốn lưu động: H0 = 875/6.000 = 0,15 đồng * Năm kế hoạch:
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
M1 = 6.000(1+12%) = 6.720 (triệu đồng)
- Số vòng quay vốn lưu động: L1 = L0 + 2 = 6,86 + 2 = 8,86 vòng
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: K1 = 360/L1 = 360/8,86 = 40,63 ngày
- Hàm lượng vốn lưu động: H1 = 1/L1 = 1/8,86 = 0,11 đồng
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
VTK = 6.720/360 x (40,63 – 52,5) = -221,54 (triệu đồng)
Kết luận: Năm kế hoạch doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu
quả hơn năm báo cáo, do: L1 > L0, K1 < K0, H1 < H0 và VTK < 0.
BT4. Công ty cổ phần A có tình hình kinh doanh như sau: A. Năm báo cáo:
- Số quạt cây tiêu thụ: 83.000 sản phẩm.
- Giá bán (chưa có thuế GTGT): 320.000 đồng/sản phẩm.
- Vốn lưu động bình quân ở các quý trong năm như sau: Quý I: 650 triệu đồng.
Quý III: 1.280 triệu đồng.
Quý II: 1.550 triệu đồng. Quý IV: 700 triệu đồng. B. Năm kế hoạch:
- Số lượng tiêu thụ quạt cây tăng thêm 22% so với năm báo cáo.
- Giá bán quạt cây tăng 6% so với năm 2016.
- Công ty dự kiến tăng tốc độ luân chuyển vốn, kỳ luân chuyển vốn lưu động rút
ngắn 2 ngày so với năm báo cáo.
Yêu cầu: Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thông qua
các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, hàm lượng vốn
lưu động và mức tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch so với năm báo cáo. Hướng dẫn * Năm báo cáo:
Vốn lưu động bình quân: 650+1.550+1.280+700 4 = 1.045 (triệu đồng).
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
M0 = 83.000 x 0,32 = 26.560 (triệu đồng). 26 . 560
Số vòng quay vốn lưu động: L 1. 045 0 = = 25,42 (vòng). 360
Kỳ luân chuyển vốn lưu động: K 25 , 42 0 = = 14,16 (ngày). 1
Hàm lượng vốn lưu động: H 25 , 42 0 = = 0,04 (đồng). * Năm kế hoạch:
Kỳ luân chuyển vốn lưu động: K1 = 14,16 – 2 = 12,16 (ngày). 360
Số vòng quay vốn lưu động: L 12,16 1 = = 29,6 (vòng).
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
M1= 83.000 x (1 + 22%) x 0,32 x (1 + 6%) = 34.347,39 (triệu đồng).
Mức tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động: 34.347,39 V 360 TK =
x (12,16 - 14,16) = -190,82 (triệu đồng). 1
Hàm hượng vốn lưu động: H 29 , 6 1 = = 0,03 (đồng).
Ta thấy, L0 < L1, K0 > K1, H0 > H1, VTK < 0 chứng tỏ năm kế hoạch doanh nghiệp đã sử
dụng vốn lưu động hiệu quả hơn so với năm báo cáo. .