-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài chính tiền tệ (TCTT1) 35 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển
Bài tập môn Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT1) 35 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Thứ tư, chính sách nới lỏng định lượng giúp ổn định hệ thống tài chính. Thông qua việc bơm
tiền trực tiếp vào nền kinh tế, ngân hàng trung ương có thể ổn định được lãi suất trên thị trường.
Đồng thời, ngân hàng trung ương còn làm tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại
vì các ngân hàng thương mại bán tài sản (trái phiếu) để nhận lấy tiền mặt nên khoản dự trữ tiền
mặt sẽ tăng cao. Thanh khoản tăng cao đóng vai trò quan trọng trong việc tránh khỏi sự sụp đổ
của hệ thống tài chính và khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách nới lỏng định lượng đi kèm với ưu điểm và nhược điểm
của nó. Không phải lúc nào chính sách nới lỏng định lượng cũng thực sự đem lại hiệu quả. Nếu
quá trình thực hiện công cụ này không đem lại kết quả như mong đợi, nó có thể gây ra những
hậu quả khôn lường. Dưới đây là một số nhược điểm của chính sách nới lỏng định lượng.
Thứ nhất, chính sách nới lỏng định lượng có thể dẫn đến lạm phát trong thời gian dài. Mục
tiêu của chính sách nới lỏng định lượng là khuyến khích người dân tiêu dùng. Nếu ngân hàng
bơm quá nhiều tiền vào lưu thông, sức mua của tiền sẽ giảm. Các doanh nghiệp có thể sẽ tăng giá
hàng hóa và dịch vụ theo thời gian để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn do sự gia tăng nhu cầu từ
nền kinh tế đang trên đà phát triển. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chính sách nới lỏng định
lượng có thể gây ra lạm phát trên diện rộng dẫn tới siêu lạm phát. Trong trường hợp tệ nhất, ngân
hàng trung ương có thể gây ra lạm phát thông qua nới lỏng định lượng mà không có sự tăng
trưởng kinh tế, gây ra một thời kỳ gọi là lạm phát đình đốn.
Thứ hai, chính sách nới lỏng định lượng không mang lại hiệu quả, các ngân hàng thương mại
có thể giữ lại lượng tiền mà không cho vay. Trong nới lỏng định lượng, các ngân hàng thương
mại thường sẽ sử dụng tiền họ nhận được từ ngân hàng trung ương để tiến hành cho vay, nhưng
các ngân hàng trung ương không thể ép buộc các ngân hàng thương mại tăng cường cho vay và
cũng không thể ép buộc người dân đi vay để tiêu dùng hoặc đầu tư mặc dù hầu hết các ngân hàng
trung ương được tạo ra bởi chính phủ của quốc gia họ và thực hiện một số giám sát theo quy
định. Như vậy, chính sách nới lỏng định lượng sẽ không có hiệu quả vì nguồn cung tiền tăng
không chảy vào nền kinh tế.