Bài tập môn Tiếng Việt thực hành | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bài tập môn Tiếng Việt thực hành | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 73 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tiếng việt thực hành (HN2)
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhóm: Vũ Thị Minh Hoà, Hà Phương Thảo, Phạm Thị Ngân Giang A.
THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN Bài 1: a.
- Câu chủ đề: “Mạng máy tính tức là các máy tính ở các khu vực khác nhau,
quốc gia khác nhau thông qua hệ thống dây điện thoại, cáp kĩ thuật số,... có thể
liên lạc, truyền tin với nhau.” - Câu bậc 1:
+ “Con người thông qua mạng Internet có thể giao lưu với nhau, cung cấp
cho người khác những thông tin có hạn trong bộ nhớ máy tính, đồng thời
có thể nhận được những nguồn thông tin phong phú từ các máy tính khác.”
+ “Hiện nay có rất nhiều các loại mạng Internet.” -Câu bậc 2:
+ “Mạng Internet của nước Mĩ là mạng thông tin quốc tế lớn nhất trên thế giới.” -Câu bậc 3:
+ “Mạng này có khoảng vài chục triệu khách hàng đang sử dụng, liên thông
với hơn 150 quốc gia, khu vực và hàng chục ngàn máy tính quy mô nhỏ khác.”
=> Làm nổi bật chủ đề theo kiểu diễn dịch. b)
- Câu chủ đề: “Lạc quan không phải là mang mắt kính hồng để trông vào
mọi vật, mọi người, thấy cái gì cũng tươi đẹp.” - Câu bậc 1:
+ “Mang mắt kính hồng là chủ quan, là tự dối mình, dối người mà phải ở
chỗ thấy rõ, thấy đúng sự thật khách quan, cho dù sự thật đó đen tối như thế nào đi nữa.”
+ “Lạc quan không có nghĩa là nơi nào, lúc nào cũng thấy hay.” - Câu bậc hai:
+ “Trong sự thật đó, nếu quả chỉ có đen tối, không có cách nào cho nỗ lực
chủ quan làm sáng tỏ lên được, thì tất nhiên ta cũng phải thừa nhận là như
vậy và tìm cách bày keo khác sau khi rút kinh nghiệm.”
+ “Nhưng nếu trong chỗ đen tối thật mà thấy được một ánh sáng đằng xa
thì vẫn còn có cơ sở cho ánh sáng lạc quan. - Câu bậc ba:
+ “Chính là trong những tình huống khó khăn thì chủ nghĩa lạc quan mới
phát huy tác dụng to lớn nhất; nó đỡ dậy những té ngã; nó khích lệ những
ai nản lòng; nó củng cố lòng tin đang dao động; nó tìm thấy và chỉ ra cái
ánh sáng của hy vọng trong bóng đêm của đau khổ.”
=> Làm nổi bật chủ đề theo diễn dịch. c) - Câu chủ đề:
+ “Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.” - Câu bậc 1:
+ “Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc
như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung... Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh
kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã
đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay.” - Câu bậc hai:
+ “Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài
lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.”
=> Làm nổi bật chủ đề theo diễn dịch. d)
- Câu chủ đề: “Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và
biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa.” - Câu bậc 1:
+ “Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn.
+ Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra.
+ Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo.
+ Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve.
+ Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay.
+ Chúng ta không thể làm chủ đời mình.
+ Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
=> Làm nổi bật chủ đề theo quy nạp Bài 2: a. Diễn dịch b. Song hành c. Diễn dịch d. Tổng phân hợp e. Song hành Bài 3: ● Bài 1: a. Liên kết chủ đề
Phương thức liên kết: nối, lặp,tỉnh lược. b. Liên kết chủ đề
Phương thức liên kết: nối, lặp, c. Liên kết chủ đề
Phương thức liên kết: thế, nối. d. Liên kết logic
Phương thức liên kết: lặp. ● Bài 2: a) Liên kết chủ đề
Phương thức liên kết: lặp, nối, tỉnh lược b) Liên kết logic
Phương thức liên kết: lặp c) Liên kết chủ đề
Phương thức liên kết: nối, liên tưởng, tỉnh lược. d) Liên kết chủ đề
Phương thức liên kết: Lặp, nối. e) Liên kết logic
Phương thức liên kết: Lặp, liệt kê Bài 4: a) (1) Vị trí cuối câu
Căn cứ xác định: “Vì vậy” => Thường để đưa ra kết luận (2) Vị trí đầu câu
Căn cứ xác định: Giới thiệu về một phẩm chất của con người Việt Nam là “lòng hiếu thảo”. (3) Vị trí cuối câu
Căn cứ xác định: “Và như vậy” => Thường để đưa ra kết luận (4) Vị trí mở đầu
Căn cứ xác định: Giới thiệu về “tuổi trẻ” b)
(1) Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn mang trong mình vô vàn những truyền thống
quý báu, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong đó, có
thứ phẩm chất cao quý mang tên “thương người”. Có người từng nói: “Nơi lạnh
nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình người.” Vì vậy cần có ý
thức giữ gìn, phát huy truyền thống thương người, bài trừ và lên án những hành
động ích kỉ, nhỏ nhen, vụ lợi.
(2) Con người Việt Nam ta rất xem trọng lòng hiếu thảo, bởi hiếu thảo là một
truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc. Ông cha ta, từ xưa đã luôn đề
cao “kính trên nhường dưới” vậy nên “hiếu thảo” như một phẩm chất dĩ nhiên
của người Việt Nam ta. Đây luôn một phẩm chất mà mỗi chúng ta phải có trong mình.
(3) Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, lúc đằm thắm sắc xanh, lúc
trầm tĩnh sắc vàng, lúc lại len lỏi màu hồng...Và có lẽ, thời điểm mà đẹp nhất
trong bức tranh rực rỡ sắc màu ấy là “tuổi trẻ” – giây phút mà ai cũng muốn
ngừng lại để tận hưởng. Đây là quãng thời gian ta bừng bừng lửa sống, sức trẻ
mơn mởn, dẻo dai như những cây cỏ dại… Không ai trong chúng ta có thể phủ
nhận được tuổi trẻ luôn đẹp nhất. Và như vậy, tuổi trẻ là quãng đường tươi đẹp
và quý báu nhất trong cuộc đời mỗi người.
(4) Tuổi trẻ mang đến cho chúng ta nguồn năng lượng căng tràn nhất cả về thể
chất và tinh thần. Đây là thời điểm mỗi người căng tràn nhựa sống. Tinh thần
hừng hực những điều mà thử thách. Đây là quãng đường tươi đẹp nhất trong đời môi người.
c) Câu 3,4. Vì cả hai câu đều nói về cùng một chủ đề “Tuổi trẻ”. Bài 5: a) 3-4-1-2
Việc sử dụng con dấu và đã khắc lâu dài đã tạo điều kiện cho người in ra đời.
Và bạn yên cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ đã cuốn “Kinh Kim
Cương” vào năm Hàm Thông thứ 9 đời nhà đường, tức năm 868. Với kinh
nghiệm sử dụng con dấu, sau đó, chính từ sự gợi ý của con dấu ấy, người ta
khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu rồi đem in.
Tuy vậy, tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp
bùn in mỏng, gọi là “phong nê” (phủ bùn). => Song hành b) 2-1-3-4
Trải qua hàng ngàn năm, lục bát vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình trong
lòng dân tộc. Điểm làm nên nét nổi bật của thơ lục bát, chính là phần lớn các bài
ca dao đều được cấu thành từ đơn vị là một cặp lục bát. Để phát huy cũng như
phát triển thể loại thơ đặc trưng của dân tộc Việt Nam, thơ lục bát hiện đại ra
đời. Cùng với lục bát trong quá khứ, lục bát hiện đại đã tạo nên một giá trị của
văn hóa Việt. Nếu thi nhân đường đại biết kết hợp chiều sâu tâm tình vốn là
“gen trội” trong văn hoá dân tộc với tính hàm súc cao độ của những hình tượng
đa nghĩa, mang tính triết lý, thì lục bát sẽ còn ghi dấu ấn đậm hơn nữa không chỉ
đối với văn học dân tộc mà còn có thể lan tỏa đối với văn học nhân loại. Và hầu
hết các thể loại văn học dân gian Việt Nam đều sử dụng thể loại thơ đặc trưng
của dân tộc Việt Nam. Ca dao than thân, trách phận hay ca dao tình nghĩa, ca
dao tình yêu hay ca dao trào phúng, phản kháng,…đều được cấu trúc theo lối này. => Diễn dịch c) 3-4-1-2
Câu chuyện về rùa và thỏ chạy thi là ví dụ sinh động về quản lý thời gian. Nếu
Thỏ cậy mình chạy nhanh hơn Rùa nên rong chơi la cà, không tập trung ưu tiên
mục tiêu thi chạy, cuối cùng thua cuộc vì hết thời gian vẫn chưa cán đích. Thì
Rùa do ý thức được hạn chế của mình là đi chậm trên đã dành hết thời gian, tập
trung mục tiêu là chiến thắng lên đến đích trước. Vì vậy, trong cuộc sống, nếu
bạn dành tất cả năng lượng và thời gian của mình cho những việc nhỏ nhặt,
không tập trung ưu tiên những việc chính, việc quan trọng bạn sẽ thất bại dù
việc đó là việc đơn giản nhất. => Quy nạp Bài 6:
a) Mỗi ngày sống thật vui vẻ, tận hưởng những điều quanh ta, lúc nào đó ta
sẽ nhận ra được cuộc sống thật đẹp biết bao. Ví dụ như: Những ngày
nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá
nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng... Rồi
bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao
mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp,
dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây
cổ thụ. Có trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời... Hay
những con lợn ục ịch đi lại ven đường, thấy người giật mình hộc lên
những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất trên bản nọ. Những con
gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác ở khu vườn
kia…Cuộc sống vốn đơn giản nhưng đậm đà sắc màu, đôi khi ta hãy nên
dừng lại để ngắm nhìn nó.
b) Ánh trăng theo ta tự bao giờ? Mà sao đâu đâu cũng thấy. Phải chăng trăng
là bạn đồng hành thân thiết của ta? Hình như cũng từ vầng trăng ấy, làn
gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên sóng lúa
trải khắp cánh đồng. Cũng cái ánh vàng ấy, đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng
lên tiếng hát ca vui nhộn. Và rồi trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm
đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những
cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm
vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt.
Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
c) Phải chăng bạn đã dần chìm vào “sống ảo”. Các bạn có thể ngồi hàng giờ
để nhắn tin với những người mới quen mà quên mất bạn bè đang vây
quanh mình. Các bạn xây dựng một thế giới màu hồng tuyệt đẹp trên các
trang mạng xã hội rồi say sưa tô vẽ cho nó như thể đó là sinh mạng của
mình. Nhiều bạn còn lạm dụng mạng xã hội để đăng tải những câu
chuyện, hình ảnh không lành mạnh, văn minh chỉ với một mục đích là
được mọi người chú ý. Có bạn thường xuyên phát ngôn hồ đồ, vô căn cứ,
thậm chí là bất lịch sự, xúc phạm người khác bởi họ thích cái cảm giác
được làm “anh hùng bàn phím. Thậm chí, còn có nhiều bạn bị rủ rê, sa
chân vào tệ nạn xã hội cũng chỉ vì adua theo những người quen qua
mạng và trào lưu sống ảo. Phải chăng, bạn đã quên dần đi những điều
“thật” xung quanh mình mà tôn thờ cái “ảo” trên mạng.
d) Bộ Y tế mới đây chính thức đề nghị không đưa tin công khai về lịch trình
di chuyển của các bệnh nhân Covid-19. Quyết định này tuy chậm, nhưng
rất đúng. Bởi nếu không, bệnh nhân sẽ bị soi mói một cách không thương
tiếc trên mạng xã hội. Mà như vậy ai còn dám khai thật hết lịch trình của
mình? Không khai thật lịch trình, làm sao có thể truy vết, có thể khoanh
vùng để dập dịch thành công? Đó là còn chưa nói tới việc đưa thông tin
nhân thân công khai sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến người thân, gia đình
bệnh nhân. Dù là dịch bệnh, dù bị tác động rất nhiều, tuy vậy, lối sống
văn minh không nên bị tác động theo, càng dịch bệnh ta càng cần văn
minh. Văn minh phòng dịch, chống dịch, văn minh tìm hiểu chặng đường
của F0 khác, cũng chính là văn minh với bản thân mình. Bài 8:
Đoạn văn diễn dịch:
“Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên và để lại
trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một
người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão
phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại
một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên
hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa
màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến
bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi
con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như
con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó,
lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái
chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm
lòng thật đáng trân trọng.” Đoạn văn quy nạp:
“Mỗi ngày thức dậy bạn cảm thấy yêu đời hơn. Mỗi ngày thức dậy bạn tìm cho
mình một nguồn cảm hứng để làm việc. Mỗi ngày, chúng ta tận hưởng những
thú vui khác nhau để cuộc sống này trọn vẹn hơn. Chúng ta không biết được
ngày mai ra sao. Chúng ta cũng ta cũng không biết được những chuyện gì sẽ xảy đến.” Đoạn văn song hành:
“Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà
chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức
tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê
nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức
tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.” Đoạn văn móc xích:
“Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhức nhối nhất của toàn cầu hiện nay.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều thiệt hại cho con người cũng như thiên nhiên.
Thiên nhiên bị phá hủy, những rừng cây bị thiêu cháy trong lửa đỏ, hàng ngàn
các loài động vật bị thiêu cháy. Động vật, thực vật vốn là những giống loài giúp
cân bằng hệ sinh thái, tạo nên môi trường thiên nhiên trong sạch nay lại đang
dần tuyệt chủng bởi bàn tay con người. Con người có thể tạo nên nhiều thứ tươi
đẹp nhưng cũng phá hủy đi nhiều thứ khác tươi đẹp hơn.”
Đoạn văn tổng phân hợp:
“Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Từ
những giá trị nhân đạo mà tác giả mang đến cho con người, ta thêm thấu hiểu,
đồng cảm và yêu thương nhân vật. Từ những thành công vang dội của tác phẩm,
ta càng thêm tự hào về con người và thi văn Việt Nam. Bên cạnh ý nghĩa nhân
văn mà Nguyễn Du mang đến, tác phẩm còn được đánh giá cao về giá trị nghệ
thuật độc đáo của nó. Từ những yếu tố trên, ta có thể khẳng định Truyện Kiều là
niềm tự hào của con người và đất nước Việt Nam.” Bài văn diễn dịch:
“Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng
trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở
Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn,
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta
một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - Dương để mở thêm căn
cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta
rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta
càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ
Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân
Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ"
được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên
minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.
Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và
nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho
nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà
giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả
nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích
thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân
ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại
biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết
những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền
của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc
bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không
công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một
dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân
tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước
tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
B. THỰC HÀNH LẬP ĐỀ CƯƠNG VĂN BẢN Bài 1: a.
- Chủ đề chung: Tiếng cười là liều thuốc bổ - Chủ đề bộ phận:
+ Con người là động vật duy nhất biết cười Ý bổ trợ: •
Trung bình mỗi ngày người lớn cười 6p, mỗi lần 6 giây •
Trẻ em mỗi ngày cười 400 lần
+ Khi cười cơ mặt được thư giãn, não bộ tiết ra chất có ích
+ Khi ở trạng thái tiêu cực, cơ thể sẽ tiết ra chất có hại
+ Biện pháp gây cười dùng để trị bệnh •
Rút ngắn thời gian chữa bệnh •
Tiết kiệm tiền cho nhà nước b.
- Chủ đề chung: Tìm ý chính là kĩ năng cốt lõi cho đọc hiểu - Chủ đề bộ phận: + Khái niệm tìm ý chính Ý bổ trợ: •
Đặc điểm, tính chất của tìm ý chính •
Phân biệt ý chính với đề tài, chủ đề, ý chính là câu chủ đề * Đề tài * Ý chính * Chủ đề * Câu chủ đề
+ Vai trò của tìm ý chính Ý bổ trợ: •
Làm rõ ý chính để hiểu tác giả đang cố gắng nói gì •
Xác định điều gì là quan trọng •
Xác định thông tin chủ chốt, nổi bật + Cách để tìm ý chính Ý bổ trợ: •
Cần dạy trẻ mỗi ngày, hướng dẫn trẻ phương pháp tìm ý chính
* Khi hướng dẫn, phải sử dụng từ thông dụng, dễ hiểu • Phải làm mẫu •
Đôi khi cần nhiều hơn 1 câu trả lời chính xác •
Giúp trẻ nêu cảm nhận, quan điểm của mình c.
- Chủ đề chung: Tuổi đời không tương đồng với tuổi cơ thể - Chủ đề bộ phận:
+ Cơ thể có nhiều độ tuổi khác nhau vì nó tự sửa chữa và thay thế những phần đã già cỗi. Ý bổ trợ: •
Các tế bào hồng cầu chỉ tồn tại được một thời gian ngắn rồi sẽ được thay thế. •
Các tế bào dạ dày được thay thế khoảng 5 ngày một lần •
Tế bào gan 18 tháng 1 lần thay thế, cơ ngực 15 năm 1 lần •
Xương thay thế 10 năm 1 lần •
Tuổi các bộ phận cơ thể trẻ hơn tuổi đời
+ Cơ thể tự tái sinh liên tục nhưng không thể sống mãi Ý bổ trợ •
Khi con người già đi, cơ thể trở nên kém hiệu quả trong việc thay thế tế bào •
Y học chưa thể tìm ra cách để con người sống mãi. Bài 2: a, b, c. Bài 3: C=>A=>D=>B
Sở dĩ lựa chọn cách sắp xếp như vậy vì trình tự đặt tên của người Việt Nam bắt
đầu từ tên họ, tên đêm và cuối cùng là tên chính. Như vậy, người đọc có thể biết
được trình tự đặt tên của người Việt Nam
b. Tên văn bản: Đặc điểm tên gọi của người Việt Nam. Bài 4: Bài 5: Bài 6: a, -
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của
sinh viên một số trường Đại học ở Hà Nội nhằm giới thiệu khái quát về tầm quan trọng
của việc đọc sách nói chung và sách văn học nghệ thuật nói riêng; tìm hiểu nhu cầu thực
tế của những độc giả này, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao nhu cầu đọc sách văn
học nghệ thuật trên thị trường hiện nay. -
Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn và một số yếu tố khác, không thể tiến hành
nghiên cứu đối với toàn bộ sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các khối
KHTN–KT và KHXH–NV ở Hà Nội, nên đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu nhu cầu đọc sách
văn học nghệ thuật của một số sinh viên của các trường: Đại học Văn hóa Hà Nội, Học
viện Báo chí –tuyên truyền, Đại học Thương mại, Đại học Bách khoa Hà Nội. b, A. PHẦN MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I.
TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU ĐỌC SÁCH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA
SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY
1.1 Khái niệm nhu cầu sách văn học nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm nhu cầu
1.1.2 Khái niệm sách văn học nghệ thuật
1.1.3 Khái niệm nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật
1.2 Tổng quan về nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của sinh viên Hà Nội
1.2.1 Ý nghĩa của sách văn học nghệ thuật đối với sinh viên
1.2.2 Nhu cầu đọc sách văn học nghệt huật của sinh viên Hà Nội
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của sinh viên Hà Nội
1.3.1 Doanh nghiệp khai thác và đáp ứng tốt nhất nhu cầu sách văn học nghệ thuật cho sinh viên
1.3.2 Thư viện phát huy vai trò trong phục vụ mảng sách văn học nghệ thuật cho sinh viên
1.3.3 Tìm biện pháp nhằm nâng cao hơn nhu cầu đọc cho sinh viên II.
THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC SÁCH VĂN HỌC NGHỆT HUẬT CỦA
SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1 Vài nét về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Nội hiện nay
2.2 Thực trạng nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của sinh viên Hà Nội hiện nay
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của sinh viên Hà Nội
2.2.1.1 Trào lưu đọc sách văn học nghệ thuật
2.2.1.2 Yêu cầu học tập 2.2.1.3 Sở thích cá nhân
2.2.1.4 Điều kiện kinh tế 2.2.1.5 Các nhân tốkhác
2.2.2 Cách thức thỏa mãn nhu cầu đọc sách văn học – nghệ thuật của sinh viên Hà Nội
2.2.2.1 Mua sách văn học – nghệthuật2.2.2.2 Mượn sách văn học nghệ thuật 2.2.2.3 Đọc qua mạng
2.2.3 Cơ cấu nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của sinh viên Hà Nội
2.2.3.1 Nhu cầu của sinh viên khối Kinh tế
2.2.3.2 Nhu cầu của sinh viên khối Kĩ thuật
2.2.3.3 Nhu cầu của sinh viên khối Xã hội – nhân văn
2.2.4 Lực lượng cung cấp sách văn học – nghệ thuật
2.3 Nhận xét về nhu cầu đọc sách văn học – nghệ thuật của sinh viên Hà Nội hiện nay 2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Nhược điểm III.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU ĐỌC SÁCH VĂN HỌC –NGHỆ THUẬT
CHO SINH VIÊN HÀ NỘI
3.1 Đối với Nhà nước và các doanh nghiệp
3.2 Đối với ban lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp…
3.3 Đối với bản thân sinh viên C. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO