Bài tập: Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức
Bài tập: Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 10 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Những câu chuyện hài (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn I. Lý thuyết
1. Nghĩa tường minh
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn ra trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
2. Nghĩa hàm ẩn (hàm ý)
Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
3. Điều kiện sử dụng nghĩa hàm ẩn (hàm ý)
Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện dưới đây:
⚫ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
⚫ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. II. Bài tập
Bài 1. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu tục ngữ sau:
“Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang” Đáp án:
- Nghĩa tường minh: đời người của chúng ta như một gang tay, nếu ai hay ngủ thì
cuộc đời bị ngắn lại còn nửa gang.
- Nghĩa hàm ẩn: thời gian là tuyến tính một đi không trở lại, khuyên con người cần
biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp thời gian hợp lí đừng để bị trôi qua vô ích.
Bài 2. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ sau:
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Lá lành đùm lá rách
c. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đáp án: a.
- Nghĩa tường minh: thưởng thức quả ngọt phải nhớ người trồng cây
- Nghĩa hàm ẩm: hãy luôn biết ơn những người lao động, những người thừa hưởng
thành quả lao động phải luôn biết trân trọng và biết ơn. b.
- Nghĩa tường minh: lá thường dùng để gói đồ ăn, nhiều lớp lá gói vào nhau, lá
rách bên trong lá lành bên ngoài
- Nghĩa hàm ẩn: sự giúp đỡ, chia sẻ trong cuộc sống, những người có cuộc sống
hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh. c.
- Nghĩa tường minh: một cái cây không thể làm nên khu rừng, mà phải nhiều cái cây
- Nghĩa hàm ẩn: con người cần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
Bài 3. Tìm câu có chứa nghĩa hàm ẩn trong đoạn văn dưới đây:
- Anh nói nữa đi. – Ông giục.
- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười.
Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. (Lặng lẽ Sa Pa) Đáp án:
Câu chứa hàm ý: “Còn hai mươi phút thôi”
Bài 4. Xác định nghĩa hàm ẩn trong đoạn văn dưới đây:
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ. (Chiếc lược ngà) Đáp án:
Nghĩa hàm ẩn: nhờ người chắt giúp nước cơm
Bài 5. Đọc đoạn trích sau:
“Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai nói với ông lí:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám
đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.
- Ồ việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị!” (Tinh thần thể dục)
Lời của ông lí có hàm ý gì? Đáp án:
Lời của ông lí nhằm bộc lộ quyền uy của mình, thể hiện sự từ chối quyết liệt, mạnh
mẽ lời van xin của bác Phô gái và biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.
Bài 6. Cho đoạn trích:
“Những lúc như thế thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được.
Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy
vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc
rồi cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:
- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa chứ tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút. Đi đi cho rảnh. Rồi làm ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?
Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:
- Thôi cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên rất kiêu ngạo:
- Tao đã bảo, tao không đòi tiền
- Giỏi ! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện.” (Chí Phèo)
Tìm câu có hàm ý, xác định hàm ý đó. Đáp án:
- Câu chứa hàm ý: “Lè bè vừa chứ tôi không phải là cái kho”
- Hàm ý: từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho -
biểu tượng của cải, tiền nong, sự giàu có)
Bài 7. Đọc truyện cười dưới đây:
“Làng kia có một viên lý trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót
trước cho thầy lý năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lý nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lý, khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!”
(Nhưng nó phải bằng hai mày)
Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!” Đáp án:
Nghĩa hàm ẩn: số tiền của Ngô đưa gấp hai lần của Cải đưa.
Bài 8. Viết bài văn giải thích câu tục ngữ mà em tâm đắc Đáp án: Mẫu 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý
báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Đầu tiên, cần phải hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Nếu chỉ có một cái
cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Đó có
lẽ là thực tế mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết được. Nhưng ý nghĩa sâu xa lại
không chỉ có vậy. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng
lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ.
“Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn
kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành
công. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn
kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công.
Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm
chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một
nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà
Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân
Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường
Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên -
Mông … Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc
chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có
sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc
ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.
Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá khứ. Hiện tại hôm
nay, dân tộc Việt Nam cũng học tập tấm gương của ông cha. Đoàn kết cùng nhau
chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ
giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp đỡ đến
những người khó khăn: cây ATM gạo, điểm phát đồ ăn miễn phí… Đặc biệt là toàn
dân tin tưởng vào phương pháp phong dịch của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng
thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.
Quả thật, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn, nhưng nó không chỉ cần có ở một
phạm vi người dân của một quốc gia. Mà cần phải tồn tại ở mọi đơn vị, từ lớn đến
bé. Thậm chí, là sự đoàn kết của toàn bộ nhân loại để chống lại dịch bệnh, chiến
tranh và thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người trong xã
hội luôn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong
các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý
hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm
lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết
nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân… Đó chính là những hành
vi đáng lên án và cần tránh xa.
Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh
thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn
bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”. Mẫu 2
Kho tàng dân ca, ca dao có rất nhiều câu nói hay về đánh giá con người và đồ vật.
Một trong số đó là câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để lại những bài học giá trị.
Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh gần gũi đó là “gỗ” và “nước sơn”. “Gỗ” là vật liệu
làm thành các đồ dùng, còn “nước sơn” thì dùng quét lên trên bề mặt của gỗ giúp
gỗ trở nên đẹp, bền hơn. Mà gỗ tốt thì sẽ làm nên những đồ dùng tốt và ngược lại
khi gỗ xấu thì dù quét lên lớp sơn đẹp đẽ nhất, tốt nhất thì nó cũng sẽ nhanh hỏng.
Mọi vật tồn tại trên đời đều có hai mặt đó là nội dung và hình thức. Hình thức là
bên ngoài trực tiếp nhìn thấy bằng mắt thường. Nội dung là bên trong, chất lượng
phải kiểm định trong thời gian dài mới thấy được. Bên cạnh đó, nội dung và hình
thức không phải lúc nào cũng tương đồng cùng nhau. Một vật có hình thức đẹp
nhưng chưa chắc chất lượng. Nhận biết tốt xấu như thế nào thì quan niệm của cha
ông ta đã đưa ra là rất hữu ích cho cuộc sống chúng ta.
Qua câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhằm khẳng định muốn đánh giá một thứ là tốt
hay xấu thì chúng ta cần phải xem xét kỹ cái chất lượng bên trong chứ không phải
hình thức bên ngoài. Ông cha ta đã đề cao phẩm chất đạo đức hơn là vẻ đẹp đẹp
bên ngoài. Câu tục ngữ đã được rút ra từ kinh nghiệm sống, người có phẩm chất
đạo đức tốt, trình độ hiểu biết cao tất sẽ là người làm được việc, mọi người tin cậy.
Phẩm chất đạo đức tốt nếu được giao công việc họ sẽ cố gắng, chăm chỉ để hoàn
thành công việc. Trái lại khi giao việc cho một người có bề ngoài hào nhoáng, lời
nói hoa mỹ, họ chỉ thực sự giỏi nói chứ làm thì còn phải xem lại.
Trong thực tế hình thức và nội dung có thể không thống nhất với nhau. Nhiều khi
chúng ta thấy một đồ vật đẹp, lung linh nhưng thực chất lại làm từ nguyên liệu dễ
hỏng và độc hại. Nhất là con người, khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại khoảng
cách con người càng lớn, giản dị, chất phác thời xưa dần dần suy thoái và gần như
biến mất. Con người ngày càng giả tạo, che giấu bản chất bên trong. Vì vậy trước
khi đánh giá một ai đó chúng ta luôn phải tỉnh táo suy xét và không nên vội vàng
đưa nhận định qua dáng vẻ bề ngoài.
Như vậy, câu tục ngữ trên đã để lại bài học cho chúng ta. Mỗi người hãy ghi nhớ
rằng phẩm chất và đạo đức, tài năng thực sự mới là điều quan trọng chứ không hẳn là vẻ đẹp bên ngoài. Mẫu 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn
có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.
Cũng đồng quan điểm với Bác, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là
một lời khuyên đúng đắn.
Trước hết, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Ông cha ta mượn hình ảnh về
công việc của những người thợ rèn. Từ những khối sắt to lớn, thô sơ, nhờ có quá
trình rèn rũa sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng. Qua đó nó
khuyên nhủ con người nếu có lòng kiên trì, nghị lực vượt qua những khó khăn nhất
định sẽ đạt được thành công.
Chúng ta có thể kể đến nhiều tấm gương trong cuộc sống ở thế hệ trước đã để lại
cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều
người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp: Pi-e Quy-ri và Ma-
ri Quy-ri, họ đã kỳ công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm
được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một
nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi
tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
Còn ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ
tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm,
những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Hay Lương Định Của là
một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng
suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc.
Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối
mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng
tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong
nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, có không ít người thiếu đi lòng kiên trì, nghị
lực. Họ ngại đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng và sợ hãi thất bại.
Khi gặp phải thử thách, họ sợ hãi không dám bước tiếp, quyết định từ bỏ để rồi
cuối cùng rơi vào thất bại kéo dài. Như vậy, có thể khẳng định “Không có gì việc
gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”. Nếu chúng ta bền bỉ cố gắng vì mục tiêu của bản
thân, thì thành công sẽ chờ ở phía cuối con đường. Đây là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta.
Đối với những học sinh - chủ nhân của đất nước, điều cần làm là luôn cố gắng học
tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán
khó hay viết một bài văn. Mỗi học sinh cần xác định cho mình mục tiêu học tập và
ước mơ tốt đẹp để kiên trì nỗ lực.
Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã để lại một bài học ý
nghĩa. Mỗi người hãy rèn luyện bản thân để trở thành một “viên ngọc sáng” trong cuộc đời này.