Bài tập nguyên lý kế toán 2022
Bài tập nguyên lý kế toán 2022, tài liệu gồm 12 trang, có 30 bài tập bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan đến học phần nguyên lý kế toán của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán (NLKT2023)
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI 1: Hãy phân loại các đối tượng sau thành tài sản ngắn hạn (TSNH), tài sản dài hạn
(TSDH), nợ phải trả (NPT) và vốn chủ sở hữu (VCSH), sau đó cộng kiểm tra tính cân bằng
theo tài liệu dưới đây (ĐVT: đồng): Đối tượng Số tiền TSNH TSDH NPT VCSH Tiền mặt tồn quỹ 10.000.000 Chứng khoán kinh doanh 50.000.000 Phải thu của khách hàng 250.000.000
Phải trả cho người bán 100.000.000 Phải thu khác 50.000.000
Nguyên vật liệu tồn kho 150.000.000 Công cụ, dụng cụ 10.000.000
Thuế và các khoản phải nộp 50.000.000 Thành phẩm tồn kho 40.000.000
Quỹ phát triển đầu tư 40.000.000 Tạm ứng 15.000.000
Phải trả công nhân viên 50.000.000
Chi phí trả trước ngắn hạn 5.000.000
Tài sản cố định hữu hình 430.000.000
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.000.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 300.000.000 Các khoản vay ngắn hạn 430.000.000 Tiền gửi ngân hàng 90.000.000
LN sau thuế chưa phân phối 120.000.000 Cộng
Trong kỳ, DN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 15.000.000
2. Chi tiền mặt để trả lương cho người lao động 50.000.000
3. Vay ngân hàng để trả nợ cho người bán 60.000.000
4. Chủ sở hữu bổ sung vốn đầu tư bằng 1 tài sản cố định trị giá 200.000.000
Yêu cầu: Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
BÀI 2: Hãy phân loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, và xác định giá trị vốn đầu tư của
chủ sở hữu? (ĐVT: đồng): CHỈ TIÊU SỐ TIỀN CHỈ TIÊU SỐ TIỀN 1. Phải trả người bán
250.000.000 11. Máy móc thiết bị 1.800.000.000 2. Thành phẩm 500.000.000 12. Nhiên liệu 180.000.000 3. Vật liệu chính
600.000.000 13. Vay dài hạn 520.000.000 4. Công cụ dụng cụ
100.000.000 14. Quỹ khen thưởng phúc lợi 150.000.000
5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
? 15. Phải thu của khách hàng 120.000.000 6. Nhà xưởng 2.500.000.000 16. Tạm ứng 60.000.000
7. Phương tiện vận tải
4.000.000.000 17. Phải trả người bán 200.000.000
8. Phải trả công nhân viên
200.000.000 18. Phải nộp cho nhà nước 100.000.000 9. Lãi chưa phân phối
100.000.000 19. Sản phẩm dở dang 540.000.000
10. Quỹ đầu tư phát triển
400.000.000 20. Các khoản phải trả khác 100.000.000 1
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Trong kỳ, DN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua vật liệu nhập kho, chưa thanh toán cho người bán 20.000.000
2. Khách hàng thanh toán nợ bằng tiền gửi ngân hàng 120.000.000
3. Chủ đầu tư bổ sung vốn vào doanh nghiệp bằng tiền mặt 650.000.000
4. Chi tiền mặt nộp thuế cho nhà nước 15.000.000
Yêu cầu: Phân tích sự biến động của các đối tượng kế toán? Xác định mối quan hệ đối ứng?
Phân tích sự ảnh hưởng đến phương trình kế toán sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
BÀI 3: Công ty X được thành lập bởi 2 thành viên A và B. Số vốn do hai thành viên góp như sau (ĐVT: đồng): Thành viên A Thành viên B - Nhà văn phòng 1.000.000.000 - Cửa hàng 3.000.000.000 - Hàng hóa 1.300.000.000 - Xe hơi 7 chỗ ngồi 1.250.000.000 - Tiền mặt 500.000.000 - Tiền mặt 800.000.000 - Tiền gửi ngân hàng 655.000.000 - Nhà kho 1.150.000.000 - Nguyên vật liệu 700.000.000 - Thiết bị văn phòng 730.000.000 - Ô tô 1.120.000.000 - Tiền gửi ngân hàng 138.000.000 Yêu cầu:
1. Lập bảng phân loại tài sản nguồn vốn của công ty trên tại thời điểm thành lập?
2. Xác định vốn chủ sở hữu do các thành viên đóng góp, giá trị TSNH, TSDH?
BÀI 4: Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ. Trong
tháng 1, DN có các nghiệp vụ kế toán như sau:
1. DN mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua ghi trên hóa đơn là 150.000.000 đồng, thuế
suất thuế GTGT 10%. DN đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
2. DN chuyển khoản tiền gửi ngân hàng để trả lương cho người lao động 60.000.000 đồng.
3. DN xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất, trị giá 45.000.000 đồng
4. DN chi tiền mặt để mua hàng hóa nhập kho, giá mua ghi trên hóa đơn là 42.000.000
đồng, thuế suất thuế GTGT 5%.
5. DN nhập kho số thành phẩm trị giá 120.000.000 đồng từ phân xưởng sản xuất
6. DN mua hàng hóa nhập kho, tổng giá thanh toán là 220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế
GTGT 10%). DN chưa thanh toán cho người bán.
Yêu cầu: Nêu các chứng từ kế toán liên quan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
BÀI 5: Doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. DN mua 100 đơn vị hàng hoá A nhập kho, đơn giá chưa thuế là 1.000.000 đồng, thuế
suất thuế GTGT 10%; đã thanh toán bằng chuyển khoản.
2. DN xuất 10 đơn vị hàng hoá A đem bán, đơn giá xuất là 1.000.000 đồng, giá bán chưa
thuế là 1.400.000 đồng /đơn vị hàng hóa, thuế suất thuế GTGT 10%; chưa thu được tiền hàng.
3. DN nhập kho 20 đơn vị hàng hóa A, đơn giá có thuế trên hoá đơn là 1.100.000 đồng,
trong đó thuế suất thuế GTGT 10%; đã thanh toán bằng chuyển khoản.
4. Xuất kho 80 đơn vị hàng hóa A đem bán, đơn giá xuất là 1.000.000 đồng, đơn giá bán
chưa thuế là 1.400.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%; chưa thu được tiền hàng.
5. Cuối kỳ DN tiến hành kiểm kê kho hàng hoá A thì số trên sổ sách là 30 sản phẩm, số
thực tế là 28 sản phẩm, chưa rõ nguyên nhân. 2
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Yêu cầu:
1. Xác định chiều hướng biến động của hàng hóa A qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Xác định giá trị chênh lệch khi kiểm kê hàng hóa A?
(Giả thiết: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)
BÀI 6: Hãy tính giá các đối tượng trong các trường hợp sau đây:
1. Mua một tài sản cố định hữu hình, giá mua 100 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ 10 tỷ đồng. Chi phí lắp ráp chạy thử 1 tỷ đồng, thuế GTGT được khấu trừ 100 triệu
đồng, thuế trước bạ 2 tỷ đồng.
2. Mua chứng khoán ngắn hạn, giá mua 20 tỷ tổng, chi phí môi giới 500 triệu đồng.
3. Doanh nghiệp mua một phần mềm kế toán để sử dụng, giá mua là 50 triệu đồng, chi phí
đào tạo để nhân viên vận hành phần mềm 20 triệu đồng.
4. Doanh nghiệp xây một tòa nhà cho việc sử dụng của chính mình. Doanh nghiệp đã chi
200 triệu đồng cho vật tư, 900 triệu đồng cho lương công nhân trực tiếp tham gia vào việc
xây dựng tòa nhà, và 80 triệu đồng cho chi phí điều hành liên quan đến việc xây dựng.
BÀI 7: Trong tháng 3, doanh nghiệp có phát sinh một số giao dịch liên quan đến việc mua, lắp
đặt và đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất như sau:
- Ngày 12, doanh nghiệp mua một dây chuyền sản xuất, giá mua 100 triệu đồng, chưa bao
gồm thuế GTGT 10% chưa thanh toán.
- Ngày 13, chi phí vận chuyển, lắp đặt 2 triệu đồng, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
- Ngày 20, đưa dây chuyền vào sử dụng, thời gian sử dụng ước tính 8 năm. Yêu cầu:
1. Tính nguyên giá TSCĐ trên. DN tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2. Tính khấu hao một năm cho TSCĐ trên theo phương pháp đường thẳng.
BÀI 8: DN có thông tin: Vật liệu tồn kho đầu kỳ là 600 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg.
Tình hình nhập xuất trong kỳ như sau:
Ngày 3, nhập kho 1.400 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 7.600 đồng/kg, chi phí vận
chuyển bốc dỡ lô hàng là 840.000 đồng
Ngày 9, xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 14, nhập kho 2.000 kg giá mua ghi trên hóa đơn là 7.840 đồng/kg.
Ngày 17, nhập kho 4.000 kg giá mua ghi trên hóa đơn là 8.100 đồng/kg, khoản chiết khấu
được hưởng là 100 đồng/kg.
Ngày 22, xuất kho 2.800 kg nguyên vật liệu để sử dụng.
Yêu cầu: Tính giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo các phương pháp: Bình quân gia quyền
cuối kỳ; Bình quân gia quyền liên hoàn (sau mỗi lần nhập); Nhập trước xuất trước (FIFO).
BÀI 9: DN có thông tin: Vật liệu tồn kho đầu kỳ: 1.500 kg, đơn giá 100.000 đồng/kg.
Tình hình nhập xuất trong kỳ như sau:
Ngày 5 nhập 1.000 kg, đơn giá 110.000 đồng/kg, chi phí vận chuyển 300.000 đồng. Ngày 8 xuất 1.200 kg.
Ngày 12 nhập 6.000 kg, đơn giá 120.000 đồng/kg, giảm giá 500.000 đồng Ngày 17 xuất 5.300 kg. 3
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Ngày 22 nhập 10.000 kg, đơn giá 105.000 đồng/kg, CP vận chuyển 200.000 đồng, chiết
khấu được hưởng 150.000 đồng. Ngày 27 xuất 7.800 kg.
Yêu cầu: Tính trị giá xuất của các lần xuất và xác định trị giá tồn kho cuối kỳ theo các phương
pháp: Bình quân gia quyền cuối kỳ; Bình quân gia quyền liên hoàn (sau mỗi lần nhập); Nhập
trước xuất trước (FIFO).
BÀI 10: DN có tình hình sản xuất sản phẩm X như sau:
_ Đầu kỳ: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 10.000.000 đồng _ Trong kỳ:
+ Vật liệu xuất dùng: 20.000.000 đồng
+ Tiền lương và các khoản phải nộp theo lương: 9.520.000 đồng
+ Chi phí sản xuất chung: 5.480.000 đồng _ Cuối kỳ:
+ Sản phẩm hoàn thành: 500 SP
+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 5.000.000 đồng
Yêu cầu: Tính tổng giá thành và đơn giá cho sản phẩm hoàn thành nhập kho.
BÀI 11: DN có tình hình sản xuất sản phẩm A như sau:
_ Đầu kỳ: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 8.000.000 đồng _ Trong kỳ:
+ Khấu hao máy móc thiết bị: 5.000.000 đồng
+ Công cụ xuất dùng: 3.000.000 đồng
+ Chi phí khác tại phân xưởng: 2.000.000 đồng
+ Vật liệu xuất dùng: 15.000.000 đồng
+ Tiền lương và các khoản phải nộp theo lương: 8.330.000 đồng _ Cuối kỳ:
+ Sản phẩm hoàn thành: 200 SP
+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 10.000.000 đồng
+ Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất là 330.000 đồng
Yêu cầu: Tính tổng giá thành và đơn giá cho sản phẩm hoàn thành nhập kho.
BÀI 12: Chi phí sản xuất sản phẩm X tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau:
1. Nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất trực tiếp 1.560.000.000 đồng (trong đó, chi phí vật
liệu chính 1.500.000.000 đồng).
2. Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 300.000.000 đồng, cho nhân
viên quản lý phân xưởng 45.000.000 đồng, các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
3. Khấu hao máy móc ở phân xưởng sản xuất 35.000.000 đồng.
4. Nhận được hóa đơn tiền điện của phân xưởng, tổng giá thanh toán trên hóa đơn là
12.100.000 đồng (trong đó, thuế GTGT 10%).
5. Các chi phí khác phát sinh bằng tiền mặt ở phân xưởng: 10.500.000 đồng.
6. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 20.000 sản phẩm X, còn lại 5.000 sản phẩm dở dang được
đánh giá theo chi phí vật liệu chính. Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản phẩm X hoàn thành nhập kho trong kỳ, biết rằng đầu kỳ không có sản phẩm dở dang?
2. Lập bảng tính giá thành sản phẩm X hoàn thành nhập kho trong kỳ? 4
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI 13: Tình hình sản xuất 2 loại sản phẩm A và B ở phân xưởng sản xuất chính tại doanh nghiệp như sau:
1. Chi phí vật liệu chính tiêu hao 21.600.000 đồng. Trong đó phục vụ sản xuất sản phẩm A
11.600.000 đồng, sản phẩm B 10.000.000 đồng.
2. Vật liệu phụ sử dụng hết 1.080.000, trong đó sản phẩm A 580.000, sản phẩm B 500.000.
3. Điện mua ngoài chưa thanh toán dùng cho sản xuất sản phẩm là 3.300.000 đồng (trong
đó thuế GTGT 300.000 đồng).
4. Tổng số tiền lương phải trả cho người lao động là 8.200.000 đồng trong đó:
- Công nhân sản xuất sản phẩm A: 4.760.000 đồng.
- Công nhân sản xuất sản phẩm B: 2.040.000 đồng.
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất: 400.000 đồng.
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 1.000.000 đồng.
5. Khấu hao tài sản cố định trong kỳ là 1.888.000 đồng trong đó khấu hao máy móc, thiết
bị và nhà xưởng của phân xưởng sản xuất 840.000 đồng, khấu hao tài sản cố định dùng
chung cho toàn doanh nghiệp 1.048.000 đồng.
6. Cuối kỳ sản xuất hoàn thành nhập kho 600 sản phẩm A và 500 sản phẩm B và không có
sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
7. Chi phí sản xuất chung được phẩn bổ cho 2 loại sản phẩm trên theo tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất.
Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm A và B?
BÀI 14: Doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Ngày 7/1, DN rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 25.000.000 đồng.
Ngày 11/1, DN chi tiền mặt để mua hàng hóa nhập kho theo hóa đơn GTGT số 45, giá
mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 10.000.000 đồng.
Ngày 16/1, DN trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt 20.000.000 đồng.
Ngày 21/1, DN chuyển khoản tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 10.000.000 đồng.
Ngày 28/1, khách hàng thanh toán nợ kỳ trước bằng tiền mặt 15.000.000 đồng. Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động của các đối tượng kế toán có liên quan của từng nghiệp vụ
2. Phản ánh các nghiệp vụ vào sổ cái Tài khoản Tiền mặt. Biết số dư đầu kỳ của Tiền mặt là 45 triệu đồng.
BÀI 15 : Có số dư đầu kỳ của một số tài khoản của 1 DN như sau:
TK Tiền gửi ngân hàng: 250 triệu đồng
TK Nguyên vật liệu: 45 triệu đồng
TK Vay và nợ thuê tài chính: 50 triệu đồng
Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. DN mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 80 triệu
đồng. DN chưa thanh toán tiền cho người bán.
2. DN chuyển tiền gửi ngân hàng để trả tiền vay ngân hàng 50 triệu đồng.
3. DN vay ngân hàng để thanh toán nợ cho người bán 60 triệu đồng.
4. DN chuyển khoản tiền gửi ngân hàng để mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua đã bao
gồm thuế GTGT 10% là 22 triệu đồng. Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động của các đối tượng kế toán;
2. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào các tài khoản chữ T liên quan và khóa sổ. 5
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI 16: Phản ánh các nghiệp vụ vào TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK “Chi phí bán hàng”:
1. Bán một lô thành phẩm thu tiền mặt, giá bán 40 triệu đồng.
2. Thanh toán tiền vận chuyển lô hàng thành phẩm đã bán bằng tiền mặt 1 triệu đồng.
3. Trả tiền điện nước sử dụng ở cửa hàng giới thiệu sản phẩm 2,5 triệu đồng.
4. Hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã thu được tiền gửi ngân hàng 35 triệu đồng.
5. Trả lương cho nhân viên bán hàng bằng tiền mặt 25 triệu đồng.
6. Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng 10 triệu đồng
7. Kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng vào cuối tháng.
8. Kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng vào cuối tháng.
BÀI 17: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản của 1 DN :
• TK Tiền gửi ngân hàng: 225 triệu đồng
• TK Phải thu của khách hàng: Dư nợ 40 triệu đồng - Công ty X
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Công ty X thanh toán nợ kỳ trước bằng tiền gửi ngân hàng cho DN là 30 triệu đồng.
2. DN cung cấp dịch vụ cho công ty Y, giá bán 40 triệu đồng. Công ty Y chưa thanh toán tiền hàng.
3. Công ty Z chuyển tiền gửi ngân hàng để đặt trước tiền hàng là 15 triệu đồng.
4. DN thu nợ công ty X bằng tiền gửi ngân hàng là 10 triệu đồng.
Yêu cầu: Phân tích các nghiệp vụ phát sinh và Phản ánh các nghiệp vụ vào các TK 112 và 131
(chi tiết cho các đối tượng) và khóa sổ.
BÀI 18: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản của 1 DN:
• TK Tiền gửi ngân hàng: 390 triệu đồng
• TK Thuế GTGT được khấu trừ: 10 triệu đồng
• TK Hàng hóa: 135 triệu đồng
• TK Phải trả người bán: Dư có 40 triệu đồng (Công ty A)
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. DN chuyển khoản tiền gửi ngân hàng 25 triệu đồng để trả tiền cho công ty A.
2. DN mua HH nhập kho từ công ty C. Tổng tiền hàng 55 triệu đồng, đã bao gồm thuế
GTGT 10%. DN chưa thanh toán.
3. DN chuyển khoản tiền gửi ngân hàng để trả trước 25 triệu đồng cho công ty B.
4. DN chuyển khoản tiền gửi ngân hàng 15 triệu đồng để trả tiền cho công ty C.
Yêu cầu: Phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tất cả các TK có liên quan và khóa sổ.
BÀI 19: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ trị giá 15 triệu đồng.
2. Chủ sở hữu góp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 250 triệu đồng.
3. Trích lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 100 triệu đồng.
4. Chuyển tiền gửi ngân hàng 35 triệu đồng để trả nợ cho người bán.
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên 5 triệu đồng.
6. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ tiền mua hàng cho nhà cung cấp 30 triệu đồng.
7. Thu được tiền của khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng 25 triệu đồng. 6
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
8. Mua hàng hóa nhập kho, chưa thanh toán cho người bán 35 triệu đồng.
9. Rút tiền gửi ngân hàng đem ký quỹ dài hạn 17 triệu đồng.
10. Nhận ký cược ký quỹ bằng tiền mặt 10 triệu đồng.
BÀI 20: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua 01 TSCĐ hữu hình chưa trả tiền người bán 120 triệu đồng. Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10%.
2. Trích lợi nhuận sau thuế để bổ sung quỹ khen thưởng 15 triệu đồng.
3. Thu hồi tiền ký quỹ ký cược ngắn hạn bằng tiền mặt 5 triệu đồng.
4. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 10 triệu đồng.
5. Khách hàng thanh toán tiền mua hàng kỳ trước bằng tiền mặt 15 triệu đồng.
6. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 25 triệu đồng.
7. Thu được các khoản phải thu khác bằng tiền gửi ngân hàng 20 triệu đồng.
8. Chi tiền mặt trả các khoản phải trả khác 10 triệu đồng.
9. Mua hàng hóa nhập kho, thanh toán ngay bằng tiền mặt. Giá mua đã bao gồm thuế
GTGT 10% là 10 triệu đồng.
10. Chi tiền mặt hoàn trả tiền ký quỹ ngắn hạn cho doanh nghiệp khác 40 triệu đồng.
BÀI 21: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây:
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 20 triệu
đồng, chưa trả tiền cho người bán.
2. Mua hàng hóa trị giá 40 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%), trả ngay bằng tiền
mặt 10 triệu đồng, bằng tiền gửi ngân hàng 30 triệu đồng.
3. Rút tiền gửi ngân hàng 20 triệu đồng và chi tiền mặt 15 triệu đồng trả nợ vay ngân hàng.
4. Nhận vốn góp bằng TSCĐ hữu hình 300 triệu đồng và công cụ dụng cụ 15 triệu đồng.
5. DN xuất kho hàng hóa để bán cho khách hàng. Trị giá vốn hàng bán 150 triệu đồng. Giá
bán chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 170 triệu đồng. DN chưa thu tiền của khách hàng.
6. Chi tiền mặt 13 triệu đồng và rút tiền gửi ngân hàng 46 triệu đồng trả nợ cho người bán.
7. DN mua 1 TSCĐHH trị giá 42 triệu đồng, nguyên liệu vật liệu 11 triệu đồng, công cụ
dụng cụ 15 triệu đồng. Giá đã bao gồm thuế GTGT 10%. DN chuyển khoản tiền gửi
ngân hàng để thanh toán cho người bán.
8. DN xuất kho hàng hóa để bán cho khách hàng. Trị giá vốn hàng bán 7 triệu đồng. Giá
bán đã bao gồm thuế GTGT 10% là 11 triệu đồng. Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt.
BÀI 22: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây (ĐVT: 1.000đ):
1. Xuất nguyên liệu vật liệu sử dụng ở bộ phận bán hàng trị giá 5.000
2. Trả tiền điện nước ở bộ phận bán hàng 10.000 bằng tiền gửi ngân hàng
3. Kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”.
4. Xuất công cụ dụng cụ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.000
5. Chi tiền mặt trả tiền điện thoại ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 8.000
6. Mua văn phòng phẩm ở bộ phận quản lý trả bằng tiền gửi ngân hàng 10.000
7. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK “Xác định kết quả kinh doanh”.
8. Doanh thu bán hàng chưa thu được tiền của khách hàng 20.000
9. Doanh thu bán hàng 20.000, trong đó thu tiền mặt 10.000 và thu tiền gửi ngân hàng 10.000.
10. Kết chuyển doanh thu bán hàng trong kỳ sang TK “Xác định kết quả kinh doanh”. 7
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI 23: Doanh nghiệp có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau:
1. Bán hàng chưa thu được tiền, giá bán chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 100.000.000
đồng, giá vốn hàng bán 92.000.000 đồng.
2. Xuất công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng trị giá 1.000.000 đồng.
3. Bán hàng thu được bằng tiền mặt, giá bán đã bao gồm thuế GTGT 10% là 16.500.000
đồng, giá vốn hàng bán 11.500.000 đồng.
4. Chi tiền mặt thanh toán tiền dịch vụ sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
2.000.000 đồng, bộ phận bán hàng 1.000.000 đồng.
5. Bán hàng thu bằng chuyển khoản, giá bán chưa bao gồm thuế GTGT 10% là
210.000.000 đồng, giá vốn hàng bán 191.000.000 đồng. Doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Có.
6. Khách hàng trả lại một số hàng hoá do hàng không đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp
đã nhận lại 10% số hàng (nghiệp vụ 5).
7. Lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng 5.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp 12.000.000 đồng.
8. Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 1.300.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.700.000 đồng.
9. Kết chuyển chi phí, doanh thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Vẽ sơ đồ chữ T phản ánh các nghiệp vụ kết chuyển chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh?
BÀI 24: DN có thông tin kế toán như sau (ĐTV: 1.000 đồng): Chỉ tiêu Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền mặt
655.000 Tiền gửi ngân hàng 525.450
Phải trả cho người bán
500.000 Thuế và các khoản phải nộp NN 15.000
Chi phí trả trước ngắn hạn
50.000 Phải thu của khách hàng 340.000 Công cụ dụng cụ 160.000 Vay ngân hàng 54.000 Hàng hóa
580.000 Tài sản cố định 1.900.000
Phải trả người lao động
141.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu ?
Trong tháng 8/N, DN có các nghiệp vụ phát sinh sau đây:
1. Mua hàng hóa về nhập kho, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 20.000, chưa
thanh toán cho người bán.
2. Chi tiền mặt để trả lương cho người lao động 141.000.
3. Khách hàng thanh toán tiền mua hàng kỳ trước bằng tiền gửi ngân hàng 44.000.
4. Vay ngân hàng để thanh toán tiền cho người bán 100.000. Yêu cầu:
1. Tính Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản và khóa sổ tài khoản.
4. Lập Bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) tháng 8/N.
5. Lập Bảng cân đối kế toán tháng 8/N. 8
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI 25: DN có số dư đầu tháng 10/N của một số tài khoản như sau (ĐVT: 1.000đ): - Tiền mặt: 740.000 - Hàng hóa: 580.000 - Tạm ứng: 20.000
- TSCĐ hữu hình: 1.480.000
- Vay và nợ thuê tài chính: 280.000 - Hao mòn TSCĐ: 280.000
- Phải trả cho người bán: 250.000
- Tiền gửi ngân hàng: 570.000
- Phải thu khách hàng: 140.000
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: X
- Thuế GTGT được khấu trừ: 12.000
Trong tháng 10/N, DN có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.
2. Khách hàng thanh toán nợ bằng chuyển khoản 30.000.
3. Mua hàng hoá nhập kho trị giá 20.000, giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%. DN chưa
thanh toán cho người bán.
4. Nhận vốn góp của cổ đông trị giá 100.000 bằng chuyển khoản tiền gửi ngân hàng.
5. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán 40.000. Yêu cầu: 1. Tìm X.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào các tài khoản liên quan.
3. Lập bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) tháng 10/N.
4. Lập bảng cân đối kế toán tháng 10/N.
BÀI 26: Tại một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) Tiền mặt 525.000
Vay và nợ thuê tài chính 390.000 Tiền gửi ngân hàng 410.000
Phải trả cho người bán 485.000 Hao mòn TSCĐ 120.000 Phải thu khách hàng 275.000
Tài sản cố định hữu hình 3.600.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.300.000 Hàng hóa 400.000
Lợi nhuận chưa phân phối ?
Trong tháng 1 có các nghiệp vụ phát sinh sau đây:
1. Mua hàng hóa với giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 45.000. DN chưa trả tiền cho người bán.
2. Vay ngân hàng để trả nợ cho người bán 30.000.
3. Đã thu được tiền hàng của khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng 22.000.
4. Mua hàng hóa với giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 10.000. DN thanh toán
tiền ngay bằng tiền mặt cho người bán.
5. Chi tiền mặt để trả nợ cho người bán 15.000.
6. Bổ sung vốn góp bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 100.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản tổng hợp và chi tiết.
3. Lập bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) tháng 01/N.
4. Lập bảng cân đối kế toán tháng 01/N. 9
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI 27: Doanh nghiệp D có tài liệu như sau: (ĐVT: đồng) STT Tài khoản
Số phát sinh bên Nợ
Số phát sinh bên Có 1 Doanh thu bán hàng hoá 0 7.000.000.000 2
Doanh thu cung cấp dịch vụ 0 200.000.000 3 Chiết khẩu thương mại 50.000.000 0 4 Giảm giá hàng bán 150.000.000 0 5 Hàng bán bị trả lại 100.000.000 0 6 Doanh thu tài chính 0 500.000.000 7 Giá vốn hàng bán 4.000.000.000 0 8 Chi phí tài chính 450.000.000 0 9 Chi phí bán hàng 700.000.000 0 10
Chi phí quản lý doanh nghiệp 890.000.000 0 11 Thu khác 0 55.000.000 12 Chi khác 80.000.000 0
1. Chi tiết thu tài chính bao gồm: Lãi tiền gửi 50.000.000 Cổ tức 300.000.000 Lãi tỷ giá 100.000.000 Lãi liên doanh 50.000.000 2. Chi tiết chi khác: Tiền phạt 20.000.000
Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý: 40.000.000
Chi phí thanh lý TSCĐ: 20.000.000 Yêu cầu:
1. Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của DN, biết thuế suất thuế TNDN 20%?
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?
BÀI 28: Số liệu của một số doanh nghiệp như sau (ĐVT:1000 đồng): Chỉ tiêu DN A DN B DN C DN D
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.900.000 8.120.000 7.753.000 5.300.000
2. Chiết khấu thương mại 120.000 150.000 115.000 80.000
3. Hàng bán bị trả lại 20.000 0 8.000 15.000 4. Giảm giá hàng bán 100.000 20.000 35.000 0.000 5. Giá vốn hàng bán 5.300.000 6.840.000 5.924.000 3.900.000 6. Chi phí bán hàng 300.000 325.000 312.000 350.000
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 500.000 485.000 426.000 490.000
8. Chi phí hoạt động tài chính 35.000 48.000 45.000 60.000
9. Thu hoạt động tài chính 40.000 53.000 30.000 40.000
Trong đó: - Lãi liên doanh 25.000 40.000 15.000 0 - Lãi cổ phiếu 10.000 0 15.000 19.000 10.Thu khác 20.000 15.000 25.000 6.000 11.Chi khác 9.000 19.000 22.000 15.000
Trong đó: Tiền phạt 5.000 8.000 15.000 15.000
Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh (Biết: Thuế suất thuế TNDN là 20%) 10
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI 29: DN có thông tin Bảng cân đối kế toán tháng 7/N như sau (ĐVT: 1.000 đ): Tài sản
Cuối kỳ Đầu kỳ Nguồn vốn Cuối kỳ Đầu kỳ
A. Tài sản ngắn hạn 587.360 ? A. Nợ phải trả ? 306.955 Tiền mặt 75.320 80.355 Vay ngân hàng 230.000 230.000 Tiền gửi ngân hàng
290.400 276.230 Phải trả cho người bán ? 54.815 Phải thu của KH 45.200
? Phải trả người lao động 0 12.300 Hàng hóa
? 130.400 Phải trả phải nộp khác 9.840 ? Công cụ dụng cụ 23.650
23.650 Thuế và các khoản phải nộp NN ? 0 Phải thu khác 12.450 12.450
B. Tài sản dài hạn
404.000 407.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu ? ? Tài sản CĐHH
? 480.000 Vốn đầu tư của CSH ? ? Hao mòn TSCĐHH (76.000) ? LN chưa phân phân phối ? 9.430
Tổng cộng Tài sản
? 986.385 Tổng cộng Nguồn vốn ? 986.385
Thông tin về hoạt động kinh doanh trong tháng 7/N: - Doanh thu bán hàng 465.830 - Chiết khấu thương mại 1.240 - Giá vốn hàng bán 431.950 -
Chi phí quản lý doanh nghiệp 21.510 - Chi phí bán hàng 11.180 - Doanh thu tài chính 345 - Chi phí tài chính 11 - Chi phí khác 14 -
Thuế suất thuế thu nhập DN 20% Yêu cầu:
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 7/N;
- Lập Bảng cân đối kế toán tháng 7/N (Biết Vốn đầu tư của CSH không đổi).
BÀI 30: DN có thông tin số dư đầu tháng 5 của một số tài khoản như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Tiền mặt
320.000 Thuế và các khoản phải nộp NN 12.000 Tiền gửi ngân hàng 450.000 Hàng hóa 460.000
Phải thu khách hàng: Dư Nợ (A)
100.000 Tài sản cố định hữu hình 950.000
Phải thu khách hàng: Dư Có (B) 10.000 Hao mòn TSCĐ 45.000
Phải trả công nhân viên
54.000 Phải trả người bán: Dư Có (C) 180.000 Vay ngắn hạn
60.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
Trong tháng 5, DN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. DN rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 50.000
2. Công ty A chuyển khoản thanh toán nợ 100.000
3. DN mua một số hàng hóa của công ty D nhập kho giá chưa thuế là 120.000, thuế GTGT
là 10%, chưa thanh toán tiền hàng.
4. Xuất kho hàng hóa đem bán cho công ty E, giá xuất 50.000, giá bán chưa thuế là
60.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thu được tiền hàng.
5. Doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán nợ cho công ty B là 80.000. 11
BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
6. Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số tiền lương phải thanh toán cho cán bộ công
nhân viên trong kỳ là 10.000.
7. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp là 7.000.
8. Doanh nghiệp xuất hàng hóa đem bán, giá xuất 80.000, giá bán chưa thuế là 92.000,
thuế suất thuế GTGT 10% đã thu được tiền bằng chuyển khoản
9. DN xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên là 20.000
10. DN chi tiền mặt thanh toán tiền sử dụng dịch vụ (tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp)
theo giá chưa thuế là 1.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
11. Cuối kỳ doanh nghiệp kết chuyển chi phí, doanh thu và xác định kết quả. Biết thuế suất thuế TNDN 20%. Yêu cầu: - Tìm X
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh tài khoản và khóa sổ kế toán;
- Lập bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) tháng 5;
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh của tháng 5;
- Lập bảng cân đối kế toán của tháng 5. 12