Bài tập nhận định đúng sai - Luật Hiến pháp
Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoàtrong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hìnhthứcsởhữucủaNhànướctứclàcủatoàndân,hìnhthứcsởhữucủahợptácxãtứclàhình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao độngriênglẻ,và hìnhthức sởhữu của nhàtưsản dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342576 Nhận định đúng sai.
Câu 4: Hiến pháp 1959 chỉ thừa nhận hai thành phần kinh tế là kinh tế tập thể và
kinh tế hợp tác xã tương ứng với hai hình thức sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước.=> SAI
CSPL: Điều 11 hiến pháp 1959 quy định: “Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình
thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là
hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động
riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.”
Theo đó, Hiến pháp 1959 không chỉ thừa nhận hai thành phần kinh tế là kinh tế tập
thể và kinh tế hợp tác xã, mà bên cạnh đó còn thừa nhận kinh tế tư nhân với hình thức sở
hữu là hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.
Câu 5: Cơ quan giúp của cho quốc hội theo hiến pháp 1980 là ủy ban thường vụ quốc hội => SAI
CSPL: Điều 98 hiến pháp 1980 quy định: “Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất
hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”
Cơ quan giúp việc của quốc hội theo hiến pháp 1980 phải là Hội đồng Nhà nước,
đây là cơ quan mới ra đời, thay thế cho ủy ban thường vụ quốc hội trong hiến pháp 1959.
So sánh điều 53 hiến pháp 1959 và điều 100 hiến pháp 1980, ta sẽ thấy quyền hạn và
nhiệm vụ của 2 cơ quan trên là như nhau.
Câu 6: Theo hiến pháp 1980, viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng bảo vệ công lý =>ĐÚNG
CSPL: điều 138 hiến pháp 1980 quy định: “Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ
quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã
hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền
công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” lOMoAR cPSD| 46342576
Theo đó viện kiểm sát nhân dân có 2 chức năng chính là thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân đã thực hiện chức năng bảo vệ
công lý thông qua việc thực hiện hai chức năng chính trên. Cụ thể, Viện kiểm sát nhân
dân bảo vệ công lý thông qua các hoạt động sau:
• Bảo vệ pháp luật: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cán bộ, công
chức, viên chức, mọi công dân trong việc thi hành pháp luật, góp phần bảo đảm
cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất.
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước: Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước
trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước.
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố, bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong các
lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
• Chống mọi hành vi vi phạm pháp luật: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân,
cán bộ, công chức, viên chức, mọi công dân trong việc thi hành pháp luật, góp
phần phát hiện, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm cho
công lý được thực thi.