Bài tập nhỏ số 4 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Bài tập nhỏ số 4 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập nhỏ số 4 Câu 1:
- Quan niệm vật chất của CNDV trước Mác: Thuyết ngũ hành? Thuyết
âm Dương? Heraclit? Đêmocrit? Anaximen?Talet?
Ngũ hành là một thuật ngữ được dùng để chỉ 5 loại vật chất tồn tại trong vũ trụ,
gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không
ngừng vận động, biến hoá để phát sinh phát triển, tiêu vong được gọi là học thuyết âm dương.
Heraclitus lại cho rằng lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi vật: “Mọi cái biến đổi
thành lửa và lửa biến thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng
hóa thành vàng”. “ Lửa sống nhờ đất chết, không khí sống nhờ lửa chết, nước sống
nhờ không khí chết, đất sống nhờ nước chết”
Theo Democrit, ông cho rằng, tất cả mọi vật đều hình thành từ nguyên tử, đó là
phần tử vật chất bé nhỏ, cơ sở của mọi vật và không phân chia được nữa.
Anaximen lại cho rằng không khí là nguồn gốc của tất thảy mọi vật, là cái vô định
hình mà ngay cả Apeirôn cũng chỉ là tính chất của không khí.
Talet cho rằng: Vật chất là nước, nước là yếu tố đầu tiên, mọi sự vật đều sinh ra từ
nước, nước cấu thành ra cả vũ trụ, con người, vạn vật và tồn tại dưới nhiều trạng
thái khác nhau, khi phân huỷ lại biến thành nước. Mọi vật đều có sinh ra và mất đi,
biến đổi không ngừng, chỉ có nước là tồn tại mãi mãi, quan niệm rằng nước là cái nhỏ nhất.
- Đặc điểm của CNDV cổ đại trong quan niệm về vật chất?
Trong chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, có những quan niệm thô sơ, coi sự
thống nhất trong tính nhiều hình, muôn vẻ và vô tận của các vật trong tự nhiên là
điều hiển nhiên và tìm thấy sự thống nhất đó trong một vật hữu hình nhất định. Ở
phương Đông, trường phái triết học Lôkayata cho rằng, bốn nguyên tố đất, nước,
lửa và không khí tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra và cũng không mất đi (bản
nguyên). Thuyết Âm Dương cho rằng khởi thuỷ của mọi vật là Thái cực, từ đó sinh
ra mọi vật (tự nhiên và xã hội), phân tán thì muôn phần khác nhau, thống nhất thì
muôn phần là một. Thuyết Ngũ hành coi năm yếu tố kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ là
những yếu tố khởi nguyên tạo nên mọi vật.
- Đặc điểm của CNDV cận đại Thế kỷ XV – XVIII trong quan niệm về vật chất?
Cho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất của các nhà triết học thời cận
đại Tây Âu như Ph. Bêcơn, R. Đểcáctơ, T. Hopxo, Đ. Điđorô, v.v. vẫn không có
những thay đổi căn bản. Họ tiếp tục đi theo khuynh hướng hiểu về vật chất như các
nhà triết học duy vật thời cổ đại và đi sâu tìm hiểu cấu trúc vật chất của giới tự
nhiên trong sự biểu hiện cảm tính cụ thể của nó.
- Những phát minh khoa học quan trọng nào đã phản bác những quan
niệm máy móc, siêu hình như: đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng, trọng lượng...
Năm 1895 tìm ra tia X (tia rơn ghen) chứng tỏ trong tự nhiên vật chất không chỉ là
chất (tức là những cái có khối lượng, có quảng tính và có cấu trúc nguyên tử) mà
vật chất còn là trường (dạng vật chất mang tính liên tục, nó không xác định về mặt
khối lượng, không có cấu trúc nguyên tử). Năm 1896 phát hiện ra hiện tượng
phóng xạ chứng tỏ nguyên tử cũng tiêu tan. Năm 1897 tìm ra electơron (điện tử)
chứng tỏ nguyên tử cũng không phải là kết cấu vật chất cuối cùng (cấu trúc này
vẫn có thể phân chia được nữa). Năm 1898 - 1902, nhà nữ vật lý học Ba Lan Mari
Scôlôđốpsca cùng với chồng là Pie, nhà hoá học người Pháp, đã khám phá ra chất
phóng xạ mạnh là pôlôni và rađium.
- Đặc điểm nổi bật nhất diễn ra xuyên suốt lịch sử triết học là gì?
Là luôn có sự mâu thuẩn.
- Định nghĩa Vật chất của Lenin: Được thể hiện trong tác phẩm nào?
Dùng phương pháp định nghĩa gì? Thuộc tính cơ bản nhất của Vật chất?
Nội dung cơ bản của định nghĩa? Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa?
Được nêu trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
Trong đấy Lenin đã dùng phương pháp luận để định nghĩa vật chất. Thuộc tính cơ
bản nhất của vật chất theo định nghĩa của Lenin là tồn tại khách quan.
+ Nội dung cơ bản của định nghĩa:
“Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát
nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng
trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.
Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật
chất và cái gì không phải là vật chất.
“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan”
(vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn “cảm giác” (ý thức) là cái có
sau (Tính thức hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.
“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó nói lên “thực tại
khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạn cụ thể, bằng “cảm
giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được và “thực tại khách quan”
(vật chất) chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác” (ý thức).
+ Ý nghĩa phương pháp luận:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn
trọng tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của
mình. Nếu không tôn trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh chủ quan.
Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi
phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng
có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh
sai thế giới khách quan. Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh bi quan.
- Phương thức tồn tại của VC là gì? Khái niệm vận động? Kể tên các
hình thức vận động theo thứ tự từ thấp đến cao? Nguồn gốc vận động?
Tính chất vận động? Phân biệt Vận động với đứng yên?
Phương thức tồn tại của vật chất là vận động.
Khái niệm vận động: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động
không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn
của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Theo Triết
học Mác – Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật
và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào
cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện
tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Vận động là thuộc tính vốn có, là
phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.
Các hình thức vận động:
* Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
* Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các
quá trình nhiệt điện, v.v.).
* Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất).
* Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
* Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế – xã hội).
Nguồn gốc của vận động là quá trình giải quyết mâu thuẫn vận động.
Tính chất của vận động là sự biến đổi.
Phân biệt giữa vận động và đứng yên:
Vận động là một sự biến đổi không ngừng của vật chất từ dạng này sang dạng khác
từ điểm này đến điểm kia trong khi đó đứng yên chỉ là một trạng thái đặc biệt của
vận động mang tính tương đối và tạm thời.
Đứng im là tương đối, vì trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một
mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc.
Đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một lúc nào đó, chứ
không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.
Đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động, đó là vận động trong
thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật nhất định
khi nó còn là nó chưa bị phân hóa thành cái khác. Chính nhờ trạng thái ổn
định đó mà sự vật thực hiện được sự chuyển hóa tiếp theo.
Đứng im còn được biểu hiện như một quá trình vận động trong phạm vi chất
của sự vật còn ổn định, chưa thay đổi. Theo Engels thì "vận động riêng biệt
có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ phá hoại sự cân bằng riêng biệt".
- Hình thức tồn tại của VC là gì? Không gian, thời gian là Hình thức tồn
tại gì của vật chất? Thời gian có mấy chiềuđó là chiều nào?
Hình thức tồn tại của vật chất là không gian và thời gian.
Không gian, thời gian là Hình thức tồn tại gì của vật chất?
Không gian, thời gian là một cặp phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ
về một phương thức tồn tại của vật chất cùng với phạm trù vận động, trong đó
không gian chỉ hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở ví trí nhất định, kích
thước nhất định và ở một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách
thể khác. Trong khi đó thời gian chỉ hình thức tồn tại của các khách thể vật chất
được biểu hiện ở mức độ lâu dài hay mau chóng (độ dài về mặt thời gian), ở sự kế
tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. Ph.Ăng-ghen đã chỉ rõ phạm vi
nghiên cứu của Triết học Mác-Lenin về vấn đề này, theo đó, Không gian và thời
gian là không gian và thời gian vật chất. Không có không gian và thời gian thuần
túy bên ngoài vật chất và "Dĩ nhiên, cả hai hình thức tồn tại này của vật chất nếu
không có vật chất sẽ là hư vô, là những quan niệm trừu tượng trống rỗng tồn tại
trong đầu óc của chúng ta".
Thời gian chỉ có một chiều (từ quá khứ tới tương lai).
- Tính thống nhất của thế giới theo quan điểm CNDV; CNDT; Quan điểm Nhị nguyên?
Theo quan điểm duy vật, thế giới thống nhất ở tính vật chất.
Theo quan điểm duy tâm, thế giới thống nhất ở ý thức (hay tinh thần).
Theo quan niệm nhị nguyên, thế giới thống nhất ở cả vật chất lẫn ý thức (hay tinh thần). Câu 2: - Khái niệm Ý thức:
+ Theo nghĩa rộng: Ý thức là tinh thần, tư tưởng của con người như ý thức tổ chức
kỷ luật, ý thức đoàn, ý thức lớp…
+ Theo nghĩa hẹp: Ý thức là một khái niệm được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt
trong tâm lý con người. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con
người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri
thức mà con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh).
Có thể ví ý thức như “cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do
“cặp mắt” thứ nhất (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, cảm xúc…)
đem lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng
ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại dưới thế giới khách quan.
- Nguồn gốc của ý thức: Theo quan điểm CNDTKQ? CNDTCQ? CNDVSH?
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với những đại biểu tiêu biểu như Plato, Hegel đã
tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt
đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực. Ý thức của con người chỉ là sự
“hồi tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”.
Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan với những đại biểu như G. Berkeley (G. Béccơli),
E. Mach lại tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất,
“tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức của con người là do cảm giác sinh
ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế giới
khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài.
Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý thức cũng chỉ
là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra. Chẳng hạn, từ thời cổ đại,
Democritos quan niệm ý thức là do những nguyên tử đặc biệt (hình cầu, nhẹ, linh
động) liên kết với nhau tạo thành. Các nhà duy vật tầm thường thế kỷ XVIII (Can
Vogt (Phôgtơ), Jacob Moleschott (Môlétsốt), Ludwing Buchne (Buykhơne...), lại
cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật”. Một số nhà duy vật khác thuộc
phái “Vật hoạt luận” (J.B. Robinet, E. Hechken, Diderot) lại quan niệm ý thức là
thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất - từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà
cao nhất là con người. Theo họ, có chăng sự khác nhau giữa các giống, loài chỉ là ở
cấp độ biểu hiện ra bề ngoài bằng ngôn ngữ hay không mà thôi. Nhà triết học Pháp
Diderot cho rằng: “cảm giác là đặc tính chung của vật chất, hay là sản phẩm của
tính tổ chức của vật chất”.
- Quan điểm cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật” là của ác nhà duy vật
tầm thường thế kỷ XVIII (Can Vogt (Phôgtơ), Jacob Moleschott (Môlétsốt),
Ludwing Buchne (Buykhơne...) thuộc chủ nghĩa duy vật siêu hình.
- Quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc nhận thức?
Quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được
đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”
- Yếu tố nào được xem là “vỏ vật chất” của tư duy?
Vỏ vật chất của tư duy chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ xuất hiện trở thành “vỏ vật
chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại
với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử.
- Yếu tố nào được xem là Sức kích thích chủ yếu để biến bộ óc của loài
vượn thành bộ óc của con người và tâm lý động vật thành ý thức con người?
Lao động và ngôn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ
óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người.
-Bản chất của ý thức: là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
- Kết cấu của ý thức? Hình thức nào đóng vai trò quan trọng, định hướng
là cơ bản, cốt lõi nhất? Hình thức nào được xem là cố gắng, nỗ lực của
con người để đạt được mục đích? Yếu tố nào được xem là mức độ phát
triển cao nhất của ý thức?
Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố. Có thể phân chia kết cấu đó
thành nhiều cấp độ khác nhau: Tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí ... và tự ý
thức, tiềm thức và vô thức.
Hình thức đóng vai trò quan trọng, định hướng là cơ bản, cốt lõi nhất là tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
Hình thức được xem là cố gắng, nỗ lực của con người để đạt được mục đích là trí thức.
Yếu tố được xem là mức độ phát triển cao nhất của ý thức là vô thức. Câu 3:
- Quan điểm nào Tuyệt đối hóa vai trò Ý thức, Ý thức sinh ra vật chất?
Chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị trừu tượng hóa,
tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí, tiên thiên. Họ coi ý
thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới
vật chất chỉlà bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.
- Quan điểm nào Tuyệt đối hóa vai trò VC, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức?
Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một
chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập
tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của
ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.
- Quan điểm nào khẳng định: VC quyết định YT; YT có tính độc lập
tương đối và tác động trở lại VC; Điều kiện VC thay đổi thì Yt phải thay đổi.
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất nhưng phải thông qua yếu tố nào?
Nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường…
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo chiều hướng nào?
Ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực
tiền của con người. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai
hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
- Con người mắc phải sai lầm gì khi trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào yếu tố khách quan?
Họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ “khách quan chủ nghĩa”,
thụ động, ỷ lại, trông chờ, không đem lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
- Con người đã mắc phải căn bệnh nào của tư duy khi có thái độ “cố đấm
ăn xôi”, bất chấp khách quan trong nhận thức và hành động? Bệnh chủ quan.
- Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” phản ánh đặc điểm nào dưới đây của ý thức?
Thế hiện đặc điểm là ý thức tác động lại vật chất.