Bài tập nhóm chủ đề 6(nguyên tắc làm việc nhóm) môn Giao tiếp kinh doanh
Bài tập nhóm chủ đề 6(nguyên tắc làm việc nhóm) môn Giao tiếp kinh doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1 Mục lục
Phần mở đầu............................................................................................................5
Chương 1: Những nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm....................................5
1. Nguyên tắc định hướng(Tuệ)...........................................................................5
2. Nguyên tắc liên kết(Vinh)................................................................................6
3. Nguyên tắc phù hợp(Trinh).............................................................................7
4. Nguyên tắc ảnh hưởng(Trí).............................................................................8
Chương 2: Nhận diện nhóm làm việc hiệu quả(Tùng).......................................10
1.Nhóm phải đề ra được mục tiêu cả nhóm mục tiêu chung và mục tiêu này
được truyền thông đầy đủ tới tất cả các thành viên........................................10
2.Các thành viên phải có sự tương tác hiệu quả..............................................10
3.Nhóm phải hoạt động dựa trên các quy tắc..................................................10
4.Vai trò trách nhiệm rõ ràng của các thành viên...........................................10
Chương 3: Lựa chọn một tình huống trong kinh doanh, nêu và phân tích kỹ
năng làm việc nhóm trong kinh doanh(Trà).......................................................10
1. Phong cách trấn áp:.......................................................................................11
2.Phong cách quyết đoán...................................................................................11
3.Phong cách hợp tác.........................................................................................12
4.Phong cách dân chủ.........................................................................................12
5.Phong cách kích thích.....................................................................................12
6.Phong cách huấn luyện...................................................................................12 2 3 Phần mở đầu
Đặt câu hỏi về trò chơi chèo thuyền
Bạn biết gì về bộ môn thể thao này?
Theo bạn, để có thể đạt kết quả tốt trong bộ môn này, những thành viên trong nhóm cần phải làm những gì?
->Chèo thuyền là một bộ môn thể thao không chỉ đòi hỏi sức mạnh của từng cá nhân
trong nhóm, mỗi thành viên trong nhóm cần phải tuân theo một nguyên tắc nhất định để
có sự đồng điệu khi chơi, từ đó có thể đạt được chiến thắng. Đây cũng chính là chủ đề mà
nhóm em muốn giới thiệu tới cô và các bạn hôm nay, chủ đề của bọn em là: nguyên tắc
cơ bản khi làm việc nhóm? Nhận diện nhóm làm việc hiệu quả? Lựa chọn một tình huống
trong kinh doanh, nêu và phân tích kỹ năng làm việc nhóm trong kinh doanh
Chương 1: Những nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm
1. Nguyên tắc định hướng(Tuệ)
- Nguyên tắc này đòi hỏi nhóm phải có định hướng rõ ràng, phải xây dựng được tầm nhìn
của nhóm và sự tự tin cần thiết. Việc xác định được tầm nhìn không phải là một điều dễ dàng thực hiện. 4
Hãy nhìn lên trên: Đòi hỏi nhóm phải xem xét mục đích làm việc của nhóm có đúng đắn
hay không, có phù hợp với các giá trị khuôn mẫu của xã hội hay không.
Hãy nhìn vào bên trong: Một tầm nhìn đúng đắn sẽ khơi dậy niềm đam mê, hứng thú
trong chính bản thân những cá nhân
Hãy nhìn về phía sau; tầm nhìn của nhóm không thể bỏ qua quá khứ phát triển của nhóm,
của tổ chức. Tầm nhìn đúng đắn sẽ phải gắn kết được những giá trị kinh nghiệm quý báu trong quá khứ của nhóm.
Hãy nhìn về phía trước: Tầm nhìn phải thể hiện được tương lai của nhóm.
Hãy nhìn xung quanh: Tầm nhìn xác định được vị thế của nhóm trong môi trường xung
quanh, phải biết kết hợp đúng đắn và tận dụng hợp lý nguồn lực bên ngoài cho sự phát
triển chung của tổ chức.
2. Nguyên tắc liên kết(Vinh)
- Để có thể xây dựng được mối liên kết bền vững trong nhóm, cần phải xác định và xử lí
được mắt xích yếu nhất. Mắt xích yếu chính là những thành viên của nhóm vì một lí do
nào đấy không nên tiếp tục phát triển đồng hành cùng nhóm. Quy tắc mắt xích yếu này
cũng được giải thích bằng yếu tố giới hạn: Một thùng gỗ đựng nước được tạo ra bằng
cách ghép rất nhiều thanh gỗ với nhau, lượng nước lớn nhất mà thùng gỗ này chứa được
không phải là do thanh gỗ dài nhất, mà chính vởi thanh gỗ ngắn nhất của cái thùng đó.
Sau đây là ba lí do chính để xác định một thành viên nào đó không nên tiếp tục đồng hành cùng nhóm:
- Một số cá nhân vì lí do riêng tư nào đó mà họ không muốn tiếp tục đồng hành cùng nhóm.
- Một số cá nhân không nên tham gia vào nhóm vì mục tiêu của họ không thật sự phù
hợp với mục tiêu của nhóm.
- Một số cá nhân không thể đồng hành cùng nhóm, vấn đề nằm ở năng lực của họ.
Những người này có đặc điểm:
+ Không bắt kịp tốc độ của những thành viên khác.
+ Không phát triển trong lĩnh vực họ đảm nhận. + Không có tầm nhìn xa.
+ Không thể khắc phục được những điểm yếu cá nhân.
+ Không thể làm gì khác ngoài phần việc của họ.
+Không tự xây dựng và thực hiện được những triển vọng trong lĩnh vực của họ.
- Nếu một mắt xích không được giải quyết hợp lí sẽ có thể dẫn đến những kết quả sau: 5
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ nhận ra thành viên yếu kém.
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ phải giúp đỡ những thành viên yếu kém.
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ cảm thấy khó chịu với những thành viên yếu kém.
+Những thành viên giỏi hơn sẽ bắt đầu làm việc kém hiệu quả.
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ nghi ngờ năng lực của người lãnh đạo.
3. Nguyên tắc phù hợp(Trinh)
Khi các thành viên được đặt vào vị trí không thích hợp sẽ dẫn đến việc nhóm không tận
dụng hết tài năng của mỗi người, và cũng sẽ làm mất đi ý chí tinh thần, dễ gây mất đoàn
kết, và ảnh hưởng xấu đến kết quả của nhóm. Ví dụ: Vị trí Ảnh hưởng
Người hoạt động không tốt đặt vào vị trí không tốt Sự thụt lùi
Người hoạt động không tốt đặt vào vị trí tốt Sự thất vọng
Người hoạt động tốt đặt vào vị trí không tốt Sự rối loạn
Người hoạt động tốt đặt vào vị trí tốt Sự tiến triển
Tất cả người hoạt động tốt được đặt vào vị trí tốt
Sự phát triển vượt bậc
• Cần có sự tổ chức, sắp xếp các vị trí cho các thành viên một cách hợp lí:
+ Đối với người lãnh đạo nhóm:
- Hiểu rõ về nhóm: cần nhận thức rõ mục tiêu, văn hoá, lịch sử hình thành và phát triển nhóm.
VD: nhóm được giao làm bài tập thuyết trình để lấy điểm cho bài cuối kì và các thành
viên đều có chung mục tiêu được điểm A thì người lãnh đạo nhóm cần phải tổ chức nhóm
hiệu quả, đầu tư thời gian và công sức, sáng tạo nội dung độc đáo, mới mẻ.
- Nắm rõ tình hình nhóm: Cần biết được nhóm đang ở trong tình trạng nào, tiêu cực
hay tích cực? Để từ đó cần đề ra những giải pháp gì hay tiếp tục phát huy trạng thái đó.
- Hiểu rõ các thành viên: Người lãnh đạo cần đánh giá được kinh nghiệm, kỹ năng,
tính khí, thái độ, niềm đam mê, sự tinh xảo, tính kỉ luật, mức độ cảm xúc và tiềm năng của mỗi cá nhân. 6
+ Đối với các cá nhân: - Tự tin:
Phải biết tự tin vào chính bản thân mình. Đây là một phẩm chất cần có trong mỗi người
và trong mọi khía cạnh của cuộc sống. - Hiểu rõ chính mình:
Tự bản thân phải nắm bắt điểm mạnh và điểm yếu của chính mình là gì? Và nên tiếp thu
những đánh giá khách quan từ những người xung quanh.
- Niềm tin vào lãnh đạo:
Để có thể phát triển bản thân và phát huy hiệu quả làm việc nhóm, mỗi thành viên cần có
niềm tin vào lãnh đạo. Việc nghi ngờ, lo sợ vào người lãnh đạo sẽ khiến bạn không thể
phát huy hết khả năng của mình
- Cá nhân phải có tầm nhìn bao quát, toàn cảnh:
Cần xác định được vị trí của mình có ý nghĩa như thế nào với cả nhóm chứ không phải là
có đem lại lợi ích gì cho bản thân hay không?
VD: Trong công ty nhóm bạn được giao một dự án . Bạn là người có chuyên môn và kinh
nghiệm lâu năm nhất. Việc bạn cần làm là phát huy năng lực của mình và giúp đỡ các
thành viên khác chứ không phải là tự mình làm và không chia sẻ với ai để nhận được sự
chú ý từ sếp của mình.
- Tự học hỏi dựa vào kinh nghiệm bản thân:
Rút kinh nghiệm từ những lần trước sẽ là một điểm mạnh và là cơ hội cho bạn phát triển được bản thân mình.
VD: Lần trước bạn thuyết trình còn phụ thuộc vào slide quá nhiều, nói còn nhỏ và hơi
thiếu tự tin. Thì lần tiếp theo bạn cần phải khắc phục những điều đó, chuẩn bị nội dung kĩ
lưỡng hơn, nói to, rõ ràng hơn và tương tác bằng ánh mắt nhiều hơn với khán giả.
4. Nguyên tắc ảnh hưởng(Trí)
“Nguyên tắc ảnh hưởng. Thước đo chính xác nhất của tài năng lãnh đạo chính là sự
ảnh hưởng. Không ảnh hưởng được đến người khác, không có ai đi theo thì dù có là
quản lý cấp cao, hay có bất cứ chức danh nào khác, chúng ta vẫn chưa phải là nhà lãnh đạo.”
-Nhà mục sư người Mỹ John C.Maxwell
- Nguyên tắc ảnh hưởng trong làm việc nhóm tức là có sức ảnh hưởng hoặc là người có
sức ảnh hưởng. Là những người có thể tác động lên cá nhân khác và được hưởng ứng.
Người ảnh hưởng có khả năng truyền nhiệt, sức mạnh cho những người xung quanh họ. 7
- Những thành viên có sức ảnh hưởng sẽ giúp nhóm giành được chiến thắng. Hầu hết các
nhóm nếu không có gì tác động sẽ không tự lực trở nên giỏi hơn. Nếu để một mình, họ sẽ
không phát triển, tiến bộ và vươn tới tầm cao mới. Nhóm sẽ mất đi mục tiêu chính, nhịp
điệu, giảm dần sự nhiệt huyết, sự đoàn kết và động lực. Đó là lý do vì sao một nhóm
muốn đạt được thực lực phải cần một người có sức ảnh hưởng.
-Một người ảnh hưởng: luôn tạo ra niềm vui, khơi dậy sự hào hứng của các thành viên và
thúc đẩy sự phát triển của cả đội. Khi có người ảnh hưởng phù hợp, nhóm sẽ trở nên kỳ
vọng, tự tin, phấn khởi và sẽ làm nên những điều bất ngờ. Đó là nguyên tắc người ảnh hưởng.
*Đặc trưng của những người ảnh hưởng:
- Trực giác nhạy bén: họ là người có độ nhạy cảm cao hơn so với người khác. Họ có thể
nhận ra điểm yếu của đối phương. Họ có thể dung sự nhạy bén của mình để nhanh chóng
chuyển từ bất lợi thành thuận lợi. Dựa trên cảm nhận của bản thân họ có thể đưa cả nhóm đến chiến thắng.
- Cởi mở: Thường xuyên động viên, truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm
- Say mê: Người ảnh hưởng thường say mê với công việc và muốn chia sẻ nó đến mọi người
- Tài năng: Những người ảnh hưởng có thể làm được những việc mà người khác không
thể, nhờ tài năng cũng như niềm đam mê. Những người ảnh hưởng thường bao giờ cũng
giỏi chuyên môn và có tài năng bẩm sinh
- Sáng tạo: Họ có thể nghĩ ra những ý tưởng mà người khác không nghĩ đến. Trong khi
những người khác chỉ thực hiện công việc theo những cách đơn thuần thì những người
ảnh hưởng lại có những suy nghĩ khác. Họ thường tìm những cách thức và sáng kiến mới để làm
- Khởi xướng, khích động: Những người có óc sáng tạo có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng, tuy
nhiên không phải tất cả những người đó đều thực hiện tốt những ý tưởng họ nghĩ ra.
Những người ảnh hưởng thì không gặp vấn đề này. Họ có thể làm được những điều mà
người khác không thể làm được. Họ không những sáng tạo trong suy nghĩ mà còn tuân
thủ kỷ luật trong hành động. Họ chủ động giải quyết những vấn đề gặp phải.
- Tinh thần trách nhiệm: Những người ảnh hưởng gánh vác những việc mà người khác
không làm. Họ chịu trách nhiệm với tình hình công việc.
- Khoan dung: Họ mang trọng trách ý chí cao, sẵn sàng dấn thân làm cho mọi việc trở
nên thông suốt. Những người có tầm ảnh hưởng biểu hiện phẩm chất như vậy. Họ sẵn
sàng đầu tư nhiều thứ để làm nhóm tốt hơn kể cả phải tốn thời gian hay tiền bạc hoặc
thậm chí phải hy sinh lợi ích cá nhân 8
- Có sức thuyết phục: Người có tầm ảnh hưởng có khả năng dẫn dắt đồng đội đi trên con
đường mà người khác không thể. Những thành viên của nhóm sẽ đi theo người nào có
sức ảnh hưởng tới họ.
Chương 2: Nhận diện nhóm làm việc hiệu quả(Tùng)
1.Nhóm phải đề ra được mục tiêu cả nhóm mục tiêu chung và mục tiêu này được
truyền thông đầy đủ tới tất cả các thành viên
- Các thành viên trong nhóm phải đặt ra được mục tiêu chung mà cả nhóm muốn
hướng tới và mục tiêu đó cũng được truyền đầy đủ tới các thành viên trong nhóm để các
thành viên có thể hiểu rõ và đảm bảo thực hiện mục đích đó. Và mục tiêu đó cũng có thể
điều chỉnh để phù hợp hơn.
2.Các thành viên phải có sự tương tác hiệu quả
- Mỗi cá nhân trong nhóm đều phải có sự tương tác, giao tiếp hiệu quả, trình bày ý kiến
hiểu biết của mình với cả nhóm để có thể cùng nhau đưa ra phương pháp làm việc hiệu
quả hơn. Cũng như nếu có thành viên nào đó trong nhóm gặp khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ
lẫn nhau để quá trình làm việc không bị gián đoạn và đạt được kết quả tốt nhất.
3.Nhóm phải hoạt động dựa trên các quy tắc
- Nhóm phải đặt ra các quy tắc để làm việc nhóm hiệu quả hơn và cũng như đạt được
đúng tiến trình làm việc mà nhóm đã đặt ra. Và cả nhóm cũng đều đồng ý hoạt động
nhóm dựa trên các quy tắc mà tất cả các thành viên đã đặt ra và tuân thủ chúng để làm
việc hiệu quả. Ví dụ như phải các thành viên đến đúng giờ khi làm việc nhóm trực tiếp
hay là nộp phần làm việc của mình đúng hẹn để có thể tập hợp lại các nội dung và hoàn
thành công việc đúng tiến trình.
4.Vai trò trách nhiệm rõ ràng của các thành viên
- Các thành viên trong nhóm biết được và hiểu rõ trách nhiệm của mình ở trong nhóm,
có trách nhiệm làm việc và hoàn thành công việc đã được giao để không làm gián đoạn
quá trình làm việc của nhóm. Và, công việc của từng thành viên cũng phải được phân
chia một cách công bằng không ai bị nhiều việc quá hay quá ít, điều này có thể xảy ra
mâu thuẫn nội bộ trong nhóm.
Chương 3: Lựa chọn một tình huống trong kinh doanh, nêu và phân
tích kỹ năng làm việc nhóm trong kinh doanh(Trà)
Như cô và các bạn có thể thấy, người sếp trong video là một người có tính cách vô cùng
độc đoán và lộng quyền, bắt nhân viên làm theo ý của mình nếu nhân viên không nghe
theo thì buộc nhân viên phải nghỉ việc thay vì lắng nghe ý kiến của họ. Và kết quả là 2/3 9
nhân viên trong phòng đã bỏ việc vì không thể chịu nổi một người lãnh đạo có tính cách
độc đoán và lộng quyền như vậy. Trong một nhóm kinh doanh, người lãnh đạo là người
đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Có những người vô cùng xuất chúng nhưng khiến
nhiều người nể phục nhưng lại thất bại trong vai trò của người lãnh đạo. Lại có những
nhà lãnh đạo tuy không xuất chúng nhưng rất được lòng nhân viên và gặt hái được nhiều thành công
Điều làm nên sự khác biệt đó chính là phong cách điều hành nhóm của người quản trị.
Theo Daniel Goleman- nhà tâm lý học và một tác giả tài năng đã chỉ ra rằng phong cách
lãnh đạo quyết định tới 30% lợi nhuận của công ty. Ông đã nghiên cứu mối quan hệ mật
thiết giữa trí tuệ xúc cảm và hiệu quả lãnh đạo, từ đó đưa ra 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc sau đây: Phong cách trấn áp Phong Phong cách huấn cách quyết luyện đoán 6 phong cách lãnh đạo theo Daniel Goleman Phong Phong cách kích cách hợp thích tác Phong cách dân chủ
1. Phong cách trấn áp:
-Với phong cách này, mẫu người lãnh đạo được mô tả gắn liền với mệnh lệnh:”Hãy làm
như tôi nói’’, họ đòi hỏi cấp dưới phải tuân thủ tức thì mệnh lệnh. Phong cách này phản
ánh việc họ mong mỏi đạt đến thành công và luôn tự chủ
-Thích hợp trong tình trạng nhóm đang khủng hoảng, cần cải tổ
-Tuy nhiên phong cách này tạo ra một môi trường làm việc nặng nề, căng thẳng và thụ động 10
2.Phong cách quyết đoán:
-Phong cách này chính là ‘’Hãy đi cùng tôi’’. Họ muốn mọi người sẵn sàng đi theo con
đường mới với những quan điểm rất rõ ràng của nhóm. Thể hiện mong muốn hiểu được
các thành viên trong nhóm thông qua khả năng tư duy và cảm xúc của người lãnh đạo
-Phong cách này đặc biệt thích hợp khi nhóm đòi hỏi phải thay đổi mới, có mục tiêu rõ ràng
3.Phong cách hợp tác:
-Phong cách này mang nghĩa: ‘’Lo cho nhân viên trước đã’’. Nó tạo ra sự hài hòa và xây
dựng mối quan hệ cảm xúc giữa người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm thông qua
sự đồng cảm, mối quan hệ và giao tiếp trong nhóm
-Phong cách này đặc biệt thích hợp để hàn gắn các thành viên sau những xung đột hoặc
động viên họ trong những hoàn cảnh khó khan nhằm tạo ra những phản hồi tích cực
-Phong cách này rất thích hợp để áp dụng trong những môi trường văn hóa công sở
4.Phong cách dân chủ
-Phong cách này mang ý nghĩa: ‘’Mọi người nghĩ thế nào?’’. Nó yêu cầu sự đồng lòng và
nhất trí tuyệt đối qua quá trình tham gia đóng góp của nhiều người
-Phong cách này đặc biệt phù hợp để xây dựng tinh thân đồng đội và chung sức đồng lòng
-Phong cách này được áp dụng chủy ếu khi nhóm cần thành viên hợp tác tích cực nhằm
đóng góp ý tưởng cho một dự án hoặc nhiệm vụ mới
5.Phong cách kích thích
-Hình mẫu này đại loại: ‘’Hãy làm như tôi’’ dùng để ấn định ra những chuẩn mực tốt nhất
cho mọi người, kể cả người lãnh đạo. Các khả năng tư duy và xúc cảm kèm theo động lực
thúc đẩy làm việc sáng tạo và nhiệt tâm
-Phong cách này rất phù hợp để áp dụng khi nhóm muốn đạt được kết quả nhanh chóng
từ các thành viên có tinh thần cao vì họ không cần nhiều sự hướng dẫn
6.Phong cách huấn luyện
-Hình mẫu này là ‘’Hãy thử làm đi’’, dùng để giúp mọi người cùng phát triển hướng về
tương lai. Lãnh đạo sẽ giao cho nhân viên những nhiệm vụ đầy thử thách và khuyến
khích tính sáng tạo của họ
-Phong cách này phù hợp với mong muốn phát triển năng lực của thành viên cấp dưới,
nhưng lại tỏ ra không hiệu quả khi thành viên không chịu học hỏi hay thay đổi cách làm
việc của riêng họ, và cả với người lãnh đạo không đủ khả năng để giúp đỡ thành viên 11
-Phong cách này chủ yếu được áp dụng khi nhóm đang chuẩn bị cho một đội ngũ điều
hành kế cận kế thừa vị trí lãnh đạo trong tương lai
Trên thực tế hiện nay, rất ít có những nhà lãnh đạo nào chỉ sử dụng một phong cách lãnh
đạo mà họ sẽ vận dụng khéo léo và linh hoạt các phong cách lãnh đạo khác nhau tùy vào
từng trường hợp và mục đích riêng để đạt được hiệu quả cao, đạt được mục tiêu mà họ đã nhắm đến.
=>Đây cũng chính là điều mà Goleman muốn nhấn mạnh: ‘’Người lãnh đạo phải thuần
thục từ bốn phong cách trở lên, đặc biệt là phong cách ‘’trấn áp’’, ‘’dân chủ’’, ‘’hợp
tác’’ và ‘’huấn luyện’’, điều đó sẽ giúp họ đạt được sự thành công như ý trong việc điều hành nhóm’’.