Bài tập nhóm học phần Luật hình sự | Trường đại học Lao động - Xã hội

Bài tập nhóm học phần Luật hình sự | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu

Thông tin:
16 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm học phần Luật hình sự | Trường đại học Lao động - Xã hội

Bài tập nhóm học phần Luật hình sự | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

78 39 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN LUẬT HÌNH SỰ
Lớp tín chỉ: 03
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Đề tài số 01
Nhóm số: 02
Họ và tên giảng viên: Lư Kế Trường
HÀ NỘI - 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM SỐ 02
Đề tài số: 01
Số lượng thành viên nhóm: 06
Số lượng thành viên tham gia làm bài tập nhóm: 06
Số lượng thành viên không tham gia làm bài tập nhóm: 0
Stt Họ tên MSSV Lớp niên chế
Mức độ tham
gia
1 Lê Thị Ngọc Ánh 1118080007 D18LK02 A
2 Bùi Thị Bích 1118080009 D18LK01 A
3 Cao Thị Linh Chi 1118080012 D18LK02 A
4 Phạm Linh Chi 1118080013 D18LK02 A
5 Trần Bảo Chi 1118080014 D18LK01 A
6 Hoàng Tuyết Chinh 1118010068 D18QL02 A
(Mức độ tham gia: A: Tham gia tích cực; B: Ít tham gia; C: Không tham gia)
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghy rõ họ tên)
BÀI TẬP NHÓM 2 MÔN LUẬT HÌNH SỰ HỌC KỲ II NĂM HỌC
2023 – 2024
Đề số 1:
Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2020, Cường (19 tuổi) đi xe máy của gia đình chở
Huy (17 tuổi) đi chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp. Đến một quán bán đồ điện, Cường
mua 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 30 cm và 01 chiếcdài khoảng 17cm đưa
cho Huy để phá khoá xe máy. Cường chở Huy đi lòng vòng một hồi thì thấy có hai
chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh Đức. Cường dừng xe đợi ngoài, Huy vào
dùng tuốc vít và càphá khoá chiếc xe máy. Thấy có người lại gần, Cường sợ
bị phát hiện nên phóng xe đi trước. Sau khi lấy được xe, Huy tháo gương, biển số
của xe máy vừa lấy, thay bằng biển số giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng
trọ của Tuấn. Lúc đó, Tuấn không biết chiếc xedo Huy đã trộm cắp được. Ngày
27/11/2020, Tuấn đã đem chiếc xe trên nộp cho Công an. Chiếc xe trị giá
38.000.000 đồng.
Hỏi:
Hãy lập luận giải thích và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong tình huống trên những ai phạm tội? Phạm tội gì?
2. Theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS năm 2015, hãy xác định tội trộm
cắp tài sản thuộc loại tội phạm gì? Tội trộm cắp tài sản cấu thành tội phạm vật
chất hay cấu thành tội phạm hình thức?
3. Cường và Huy có bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản không?
4. Cường có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
5. Giả sử khi đến gửi xe tại phòng trọ của Tuấn, Huy có nói cho Tuấn biết đây
là xe vừa trộm cắp được, Tuấn cho Huy gửi xe thì Tuấn bị coi đồng phạm về
tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức không?
Bài làm
Tóm tắt vụ án:
Thời gian: khoảng 18h ngày 25/11/2020
Địa điểm: Nhà anh Đức
Bị cáo: Cường (19t) và Huy (17t)
Công cụ gây án: 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 3cm , 1 chiếc cờ lê dài khoảng
17cm, xe máy của gia đình Cường
Đối tượng gây án: chiếc xe máy trước của nhà anh Đức ( trị giá 38.000.000VND)
Diễn biến sự việc:
Khoảng 18h ngày 25/11/2020, Cường chở Huy đi chơi rồi rủ nhau trộm cắp
Cường mua 01 chiếc tuốc nơ vít và 01 chiếc cờ lê với ý định đi trộm
Phát hiện mục tiêu là 02 chiếc xe máy trước của nhà anh Đức, Cường đợi ngoài xe,
Huy vào bẻ khóa, tháo gương, biển số và thay bằng biển số khác rồi đến gửi tại
phòng trọ của Tuấn ( không biết là xe do ăn trộm)
Ngày 27/11/2020, Tuấn mang xe trên nộp cho Công an
Câu 1:
Theo khoản 1 điều 8 trong Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 2015 ( sửa đổi, bổ
sung năm 2017 ) có quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách có ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyến, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyên con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải
bị xử lý hình sự.
Trong thực tế cuộc sống hiện nay, môi trường xã hội ngày càng phát triển và
phức tạp, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội và số lượng tội phạm cũng tăng lên từng
ngày. Ví dụ minh họa trên chính là một tình huống thường xuyên có ở ngoài đời
thực, những hành vi của các nhân vật trong ví dụ minh họa trên có được coi là tội
phạm không? Cùng phân tích và giải thích những hành vi của nhân vật để đưa ra
kết luận chính xác.
Thứ nhất, tình huống trên có tội phạm xảy ra, khẳng định này dựa trên
các dấu hiệu để nhận biết hành vi có phải là tội phạm hay không. Khi xem xét hành
vi ta thường đặt ra các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ cho các dấu hiệu của tội phạm, đó
là:
+ Hành vi có gây nguy hiểm cho xã hội không?
+ Hành vi đó có phải là hành vi có lỗi ?
+ Nó được Bộ Luật hình sự Việt Nam không?
+ Có đáng bị xử lý bằng hình phạt không?
Chỉ khi đáp ứng đủ 4 yếu tố then chốt và cơ bản này thì hành vi của chủ thể đó
mới được coi là tội phạm. Vậy trong , điều đó tình huống trên có tội phạm xảy ra
được thể hiện thông qua hành vi của Cường và Huy đã thỏa mãn các dấu hiệu của
tội phạm. Cụ thể:
+ Hành vi của Cường và Huy là hành vi nguy hiểm cho xã hội vì đã gây thiệt
hại, ảnh hưởng đến an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Theo
định nghĩa về tội phạm ( khoản 1 điều 8 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 ) thì hành vi của Cường và Huy đã xâm phạm đến quan hệ xã hội được BLHS
bảo vệ.
+ vì hành vi có tính gây thiệt hại Hành vi của Cường và Huy là hành vi có lỗi
cho xã hội của Cường và Huy do hai người đã lựa chọn và thực hiện trong khi họ
có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội và cho người
khác.
+ , điều này Hành vi của Cường, Huy được quy định trong Bộ luật Hình sự
được thể hiện rõ ở khoản 1 điều 2 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “
Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS...” và ở
khoản 1 điều 8 cũng có quy định tội phạm là các hành vi “ được quy định trong
BLHS ” dấu hiệu nhận biết tội phạm này giúp cho việc xác định hành vi của Cường
và Huy được cụ thể, rõ ràng và hiệu quả hơn trong quá trình xét xử.
+ Hành vi của Cường và Huy đáng bị xử lý bằng hình phạt, những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và đương nhiên phải chịu xử phạt. Hành vi của Cường
và Huy phải chịu hình phạt tương ứng với mức độ phạm tội của mình đã gây ra cho
xã hội và cho người khác.
Thứ hai, trong tình huống trên, Cường và Huy phạm tội trộm cắp tài
sản (Điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), vì hành vi của
Cường và Huy đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm trộm cắp tài . Cụ thể:
+ Khách thể: Cường và Huy đã có hành vi xâm phạm đến quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ của cá nhân, đó là: quyền sở hữu về tài sản của anh Đức là chiếc
xe máy trị giá 38 triệu.
+ hành vi của Cường và Huy đã thể hiện yếu tố xét về mặt Mặt khách quan:
khách quan của tội phạm vì đã có hành vi thể hiện ra bên ngoài, có hậu quả, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả , Cường đã mua dụng cụ để gây án ( 1
cái tuốc nơ vít dài 30cm và 1 cái cà lê 17 cm ) để Huy phá khoá xe máy. Cường
chở Huy đi lòng vòng một hồi thì thấy có hai chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh
Đức. Cường dừng xe đợi ở ngoài, Huy vào dùng tuốc nơ vít và cà lê phá khoá chiếc
xe máy... Sau khi lấy được xe, Huy tháo gương, biển số của xe máy vừa lấy, thay
bằng biển số giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của Tuấn. Đây là hành
vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng, có sự chuẩn bị
kỹ lưỡng và hết sức tinh vi. Hành vi đã thực hiện thành công lấy được tài sản, hậu
quả của hành vi trộm cắp đã xảy ra.
+ Cường và Huy thực hiện tội phạm dưới hình thức lỗi cố ý Mặt chủ quan:
trực tiếp, hành vi là cố ý phạm tội ( theo khoản 1 điều 10 BLHS năm 2015 sửa đổi,
bổ sung năm 2017 ) vì cả hai nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước và mong muốn hậu quả của trộm cắp tài sản xảy ra. Ngoài ra, hai
đối tượng còn thực hiện hành vi trên cơ sở có sự chuẩn bị và tính toán từ
trướctrước, không phải phát sinh trong quá trình phạm tội.
+ : Cường và Huy là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi theo luật Chủ thể
định. Trong đó: Cường 19 tuổi và Huy 17 tuổi cả hai đã đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự là “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ Luật quy định khác ” ( theo khoản 1 điều 12
BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 )
Như vậy, dựa trên những phân tích và lí giải trên, có thể kết luận rằng trong
tình huống có tội phạm đó là Cường ( 19 tuổi ) và Huy ( 17 tuổi ). Cả hai đối tượng
phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017.
Câu 2:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật và phải chịu
hình phạt.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy
định trong BLHS, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 1 Điều 9 BLHS2015 , các nhóm tội phạm được xác định trên cơ
sở sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba
năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;
tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm
tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS2015 , gồm 5 khoản thì
4 khoản đầu tiên quy định về hình phạt chính (phạt tù có thời hạn), khoản 5 quy
định về hình phạt bổ sung (phạt tiền).
Thứ nhất, tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm. Như vậy mức cao nhất của khung hình phạt được quy định tại
khoản này là ba năm tù. Mà theo điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 quy định:
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm
tù”. Vậy tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm ít
nghiêm trọng.
Thứ hai, tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Như vậy mức cao nhất của
khung hình phạt được quy định tại khoản này là bảy năm tù. Mà theo điểm b khoản
1 Điều 9 BLHS 2015 quy định: "Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến bảy năm tù". Vậy tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS
2015 là tội phạm nghiêm trọng.
Thứ ba, tôi phạm được quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Như vậy mức cao nhất
của khung hình phạt được quy định tại khoản này là mười lăm năm tù. Mà theo
điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 quy định: "Tội phạm rất nghiêm trọng là tội
phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Vậy tội phạm được quy
định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm rất nghiêm trọng.
Cuối cùng, tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Như vậy mức cao
nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản này là hai mươi năm tù. Mà theo
điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 quy định: “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình. Vậy tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
Từ những điều phân tích trên, ta có thể khẳng định lại rằng: tội phạm được
quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm ít nghiêm trong; tội phạm
được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm nghiêm trọng; tội
phạm được quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm rất nghiêm
trọng; tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
*Kết luận: Theo điểm b khoản 1 Điều 9 quy định tội trộm cắp tài sản của
anh Cường và anh Huy là tội phạm ít nghiêm trọng
Tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội
phạm hình thức?
Cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự
Chủ thể:
- Theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là anh
Cường (19 tuổi) và anh Huy (17 tuổi) đều là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản theo khoản 2
Điều 12 BLHS 2015
Khách thể:
Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Mặt khách quan:
- Về mặt hành vi: Hành vi phạm tội này có mang tính chất chiếm đoạt tài sản
nhưng sự chiếm đoạt ở đây được thực hiện bằng hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất
cảnh giác của anh Đức nhằm tiếp cận chiếc xe máy của anh Đức để thực hiện hành
vi trộm cắp tài sản.
- Về mặt hậu quả: Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là gây ra thiệt hại về giá trị
tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị trộm cắp là chiếc xe máy trị giá
38.000.000 đồng
Mặt chủ quan:
- Đây là lỗi cố ý, tức anh Cường và anh Huy nhận thức rõ hành vi trộm cắp tài
sản nhất định hoặc có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng lại mong
muốn hoặc cố ý bỏ mặc hậu quả đó xảy ra với đối tượng bị trộm cắp.
- Mục đích: Mong muốn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của anh Đức
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan:
- CTTP hình thức chỉ cần có duy nhất một dấu hiệu của mặt khách quan đó là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong đó hậu quả chưa bắt buộc xảy ra thì tội phạm
đã hoàn thành.
- Trong tình huống trên, anh Cường và anh Huy đã có hành vi trộm cắp chiếc
xe trị giá 38.000.000 đồng gây hậu quả tuy nhiên đã bị trình báo chiếc xe lên công
an nên chưa gây ra hậu quả về tài sản
*Kết luận: Trong tình huống trên, tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm
hình thức
Câu 3:
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
2017 (BLHS 2015) quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý
cùng thực hiện một tội phạm”.
Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
(BLHS 2015) quy định:
“Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.
Người giúp sức người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm.”
-Khái niệm đồng phạm được quy định trong BLHS là cơ sở để xác định các
quy phạm khác của chế định đồng phạm như là về những loại người đồng phạm,
các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc
thực hiện tội phạm trong đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình
sự trong đồng phạm. Khái niệm đồng phạm còn là cơ sở lý luận cho việc tiếp tục
nghiên cứu những vấn đề khác mang tính đặc thù của đồng phạm như phạm tội có
tổ chức, tội phạm có tổ chức, tổ chức phạm tội..
-Để có thể coi là đồng phạm, điều kiện đầu tiên về chủ thể thì phải có sự tham
gia của ít nhất hai người trở lên vào việc thực hiện một tội phạm và những người
này phải có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm. Nghĩa là những người này đạt đủ
tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 và không thuộc trường hợp
không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự
2015
- Cường là người giúp sức, tạo ra các điều kiện khách quan về vật chất có thể
được biểu hiện ở những hành vi cụ thể, mà cụ thể ở đây là cung cấp công cụ,
phương tiện cho người khác, loại bỏ, khắc phục những khó khăn, trở ngại tới hiện
trường và rời hiện trường, cùng với đó là cảnh giới để Huy thực hiện tội phạm… để
tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm.
-Huy là người thực hành, trực tiếp thực hiện tội phạm, thể hiện ở việc trực tiếp
thực hiện hành vi thỏa mãn dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm
được quy định tại điều luật cụ thể Phần các tội phạm của BLHS.
-Như vậy, cả Cường và Huy đạt đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật
Hình sự 2015 và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự
theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự 2015. Cường và Huy đã cố ý cùng thực
hiện tội phạm trộm cắp tài sản. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho
hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. Cả hai đều nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi
nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Cường và Huy khi thực hiện hành vi đều
mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm
xảy ra khi đã có sự bàn bạc từ trước.
Do đó, Cường và Huy là đồng phạm về tội Trộm cắp tài sản quy định tại
khoản 1 Điều 173 BLHS.
Câu 4:
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS
2015) quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tự mình không thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.”
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một người đồng phạm hoặc một
số người đồng phạm thì việc miễn TNHS chỉ được áp dụng đối với bản thân người
đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không loại trừ TNHS của những
người đồng phạm khác.
- Đối với người thực hành, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
được xác định như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Đối với người đồng phạm khác thì
việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải được thực hiện trước khi hành vi
phạm tội của người thực hành giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hoặc
giai đoạn đã hoàn thành người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phải
những hành động tích cực làm mất tác dụng, hiệu hoá những hành vi trước đó
của mình, để ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm.
-Khi hành vi giúp sức đã ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành nghĩa
là hành vi giúp sức đã được sử dụng vào việc thực hiện tội phạm chung thì để được
công nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người giúp sức phải có những
hành vi làm mất tác dụng của hành vi trước đó của mình, ngăn chặn tội phạm (hành
vi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện tội phạm)
-Trong trường hợp người giúp sức có hành vi giúp sức về tinh thần (góp ý, chỉ
dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm) thì việc tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức phải thoả mãn các điều kiện như
người xúi giục, tức người giúp sức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe doạ hoặc
bắt buộc người được giúp sức không thực hiện tội phạm hoặc phải tự ý chấm dứt
việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa
hoàn thành.
-Trong trường hợp người giúp sức không thuyết phục, bắt buộc được người
được giúp sức thì phải hành động tích cực báo cho quan nhà nước hoặc nạn
nhân biết để kịp thời biện pháp ngăn chặn tội phạm thực tế đã ngăn chặn
được tội phạm không hoàn thành hoặc chưa đạt đã hoàn thành.
Dựa vào các phân tích trên, việc Cường bỏ đi không phải biện pháp ngăn chặn
tội phạm thực tế đã ngăn chặn được tội phạm không hoàn thành hoặc chưa đạt
đã hoàn thành.
Do đó, không thể coi Cường là tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.
Câu 5:
Căn cứ pháp lý :
- Bộ luật Hình sự năm 2015 , sửa đổi, bổ sung năm 2017.
+ Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017),
đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
+ Theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017 )
,người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm.
Phân tích :
Trong TH này, Tuấn không bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò
là người giúp sức .
- Chỉ có Huy thực hiện trộm cắp và lúc nhờ Tuấn thì hành vi trộm cắp đã hoàn
thành rồi.
- Tuấn không hề giúp gì về mặt tinh thần và vật chất cho việc thực hiện tội
trộm cắp tài sản của Huy.
+ Truờng hợp tạo điều kiện tinh thần : Nếu Tuấn nói với Huy trước khi ăn
trộm : “ mày ăn trộm đi rồi t sẽ cất dấu hộ mày “
+ Trường hợp tạo điều kiện vật chất như cung cấp công cụ, phương tiện hoặc
khắc phục những trở ngại tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội
phạm đươc dễ dàng, thuận lợi hơn : nếu Tuấn đưa Huy công cụ phá khóa
xe.
Trường hợp biết là tài sản trộm cắp mà có
- Người giữ hộ tài sản cho người khác mà biết rõ nguồn gốc tài sản đó do trộm
cắp mà có và vẫn cố ý giữ hộ tài sản:
- Người giữ tài sản và người trộm cắp có phân chia công việc rõ ràng, có hứa
hẹn phân chia lợi ích khi phạm tội hoàn thành thì người giữ hộ được coi là đồng
phạm với hình thức phạm tội có tổ chức theo Khoản 2, Điều 173, Bộ luật Hình sự
2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
- Người giữ tài sản và người trộm cắp không có hứa hẹn, không phân chia công
việc khi thực hiện phạm tội và hành vi trộm cắp tài sản đã kết thúc trên thực tế.
Người giữ hộ tài sản không được xem là đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản.
Trường hợp không biết là tài sản trộm cắp mà có.
- Người giữ hộ tài sản cho người khác mà không rõ nguồn gốc tài sản đó do
trộm cắp. Người giữ hộ không cố ý thực hiện hành vi, không biết hành vi của mình
là tiếp tay cho tội phạm. Mặt khác hành vi trộm cắp tài sản đã kết thúc trên thực tế
(tội phạm đã đạt đã hoàn thành) do đó người giữ hộ tài sản không được xem là
đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản.
- Tuấn thuộc TH : người giữ tài sản và người trộm cắp không có hứa hẹn,
không phân chia công việc khi thực hiện phạm tội và hành vi trộm cắp tài sản đã
kết thúc trên thực tế. Người giữ hộ tài sản không được xem là đồng phạm trong vụ
án trộm cắp tài sản.
- Tuấn có thể bị xử lý quy định tại Điều 323 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có .
Cấu thành tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có
* Về mặt chủ thể :
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
* Về mặt khách thể :
Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội xâm phạm đến trật
tự an toàn xã hội, đồng thời gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của
người khác.
* Về mặt khách quan:
- Hành vi khách quan
+ Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có không dựa vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ.
Vì nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do người khác phạm tội mà
có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội
phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được chia thành
hai hành vi sau đây:
- Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: Là việc một cá nhân
biết rõ đây là tài sản có được từ việc phạm tội nhưng cầm, giữ, che giấu tài sản do
người khác phạm tội mà có
- Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Là việc một cá nhân biết
rõ đây là tài sản có được từ việc phạm tội nhưng vẫn mua để sử dụng hoặc vào mục
đích mua bán khác để tiêu thụ tài sản này cho người phạm tội.
Tùy vào hành vi phạm tội mà người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể chịu các
tội danh khác nhau trong Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)
- Hành vi phạm tội phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
_ Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu
thụ tài sản của người đó;
_ Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản
phạm tội mà có được tài sản đó.
_ Hậu quả của hành vi phạm tội: xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người bị
hại, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Về mặt chủ quan:
Yếu tố lỗi: Là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà họ chứa
chấp, tiêu thụ là tài sản do người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mà có.
- Mục đích không phải yếu tố bắt buộc khi xác định có phạm tội này hay không.
Các khung hình phạt đối với Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có
Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi
2017).
Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, là một trong những nguyên nhân, điều kiện để các đối tượng
dự định chiếm đoạt tài sản thêm quyết tâm, ý chí để phạm tội.
Theo Điều 323 BLHS 2015, người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ
tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm…
Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một trong những
tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Hành vi phạm tội được mô tả
trong điều luật bao gồm hành vi “chứa chấp” và hành vi “tiêu thụ”. Cả hai hành vi
này đều được xử lý chung trong cùng một điều luật và với mức hình phạt tù thấp
nhất là 06 tháng, cao nhất là 15 năm. Ngoài ra tội danh này còn có thể áp dụng hình
phạt tiền và cải tạo không giam giữ nếu hành vi thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
a, Chứa chấp tài sản
- Thể hiện ở các hành vi như: Cất giữ, che giấu, bảo quản hoặc cho để nhờ,
cho thuê địa điểm để cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản. Hành vi này không làm
chuyển quyền sở hữu tài sản, bản chất đây là hành vi che giấu tài sản do người khác
phạm pháp mà có. Nếu hành vi này được hứa hẹn thực hiện trước khi người khác
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, trong thời điểm hành vi chiếm đoạt tài sản
chưa thực hiện xong thì sẽ được xác định là đồng phạm đối với hành vi chiếm đoạt
tài sản chứ không phải là hành vi chứa chấp.
- Chứa chấp là hành vi xảy ra sau khi hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác đã hoàn thành.
Ví dụ : Trong TH trên, Tuấn nhận cất giữ chiếc xe máy cho Huy , mặc dù Tuấn vừa
biết chiếc xe đó do Huy trộm mà có.
b, Tiêu thụ tài sản
- Thể hiện ở các hành vi như: Mua, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, cho, tặng,
nhận,... tài sản. Hành vi này nguy hiểm hơn hành vi chứa chấp tài sản. Hành vi này
chính là động cơ cho những đối tượng quyết tâm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản, có đối tượng tiêu thụ thì sẽ thúc đẩy ý chí chiếm đoạt tài sản của người khác.
Ví dụ: Trong TH trên, Tuấn không cất giữ mà Tuấn bán luôn chiếc xe của Huy gửi.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Về mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
- có nghĩa người phạm tội phải biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có
nhưng vẫn chứa chấp hoặc tiêu thụ. Trường hợp người chứa chấp hoặc tiêu thụ
không thể biết được tài sản đó là do người khác phạm tội mà có thì không phạm tội
này.
Note :
Truờng hợp Huy để nhờ đồ trộm cắp, Tuấn không biết trước hành vi phạm tội và
cũng không có hứa hẹn với Huy ( người thực hiện hành vi phạm tội) , gửi nhờ
trong TH đang bị truy tìm, Huy nói với Tuấn “”dấu hộ vài ngày cho người ta không
tìm thấy”.
=> Che giấu tội phạm.
Kết Luận :
+ Tuấn không bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người
giúp sức.
+ Tuấn có thể bị xử lý quy định tại khoản 1 Điều 323 Tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Hình Sự
2. Bộ Luật Hình Sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3. https://thuvienphapluat.vn
4. https://luatlongphan.vn/giu-ho-tai-san-trom-cap-co-duoc-xem-la-dong-pham
5. https://tapchitoaan.vn/toi-chua-chap-hoac-tieu-thu-tai-san-do-nguoi-khac-
pham-toi-ma-co-mot-so-vuong-mac-va-kien-nghi-hoan-thien5714.html
| 1/16

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KHOA LUẬT BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN LUẬT HÌNH SỰ Lớp tín chỉ: 03
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề tài số 01 Nhóm số: 02
Họ và tên giảng viên: Lư Kế Trường HÀ NỘI - 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM SỐ 02 Đề tài số: 01
Số lượng thành viên nhóm: 06
Số lượng thành viên tham gia làm bài tập nhóm: 06
Số lượng thành viên không tham gia làm bài tập nhóm: 0 Mức độ tham Stt Họ tên MSSV Lớp niên chế gia 1 Lê Thị Ngọc Ánh 1118080007 D18LK02 A 2 Bùi Thị Bích 1118080009 D18LK01 A 3 Cao Thị Linh Chi 1118080012 D18LK02 A 4 Phạm Linh Chi 1118080013 D18LK02 A 5 Trần Bảo Chi 1118080014 D18LK01 A 6 Hoàng Tuyết Chinh 1118010068 D18QL02 A
(Mức độ tham gia: A: Tham gia tích cực; B: Ít tham gia; C: Không tham gia) NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghy rõ họ tên)
BÀI TẬP NHÓM 2 MÔN LUẬT HÌNH SỰ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Đề số 1:
Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2020, Cường (19 tuổi) đi xe máy của gia đình chở
Huy (17 tuổi) đi chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp. Đến một quán bán đồ điện, Cường
mua 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 30 cm và 01 chiếc cà lê dài khoảng 17cm đưa
cho Huy để phá khoá xe máy. Cường chở Huy đi lòng vòng một hồi thì thấy có hai
chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh Đức. Cường dừng xe đợi ở ngoài, Huy vào
dùng tuốc nơ vít và cà lê phá khoá chiếc xe máy. Thấy có người lại gần, Cường sợ
bị phát hiện nên phóng xe đi trước. Sau khi lấy được xe, Huy tháo gương, biển số
của xe máy vừa lấy, thay bằng biển số giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng
trọ của Tuấn. Lúc đó, Tuấn không biết chiếc xe là do Huy đã trộm cắp được. Ngày
27/11/2020, Tuấn đã đem chiếc xe trên nộp cho Công an. Chiếc xe trị giá 38.000.000 đồng. Hỏi:
Hãy lập luận giải thích và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong tình huống trên những ai phạm tội? Phạm tội gì?
2. Theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS năm 2015, hãy xác định tội trộm
cắp tài sản thuộc loại tội phạm gì? Tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật
chất hay cấu thành tội phạm hình thức?
3. Cường và Huy có bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản không?
4. Cường có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
5. Giả sử khi đến gửi xe tại phòng trọ của Tuấn, Huy có nói cho Tuấn biết đây
là xe vừa trộm cắp được, Tuấn cho Huy gửi xe thì Tuấn có bị coi là đồng phạm về
tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức không? Bài làm Tóm tắt vụ án:
Thời gian: khoảng 18h ngày 25/11/2020
Địa điểm: Nhà anh Đức
Bị cáo: Cường (19t) và Huy (17t)
Công cụ gây án: 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 3cm , 1 chiếc cờ lê dài khoảng
17cm, xe máy của gia đình Cường
Đối tượng gây án: chiếc xe máy trước của nhà anh Đức ( trị giá 38.000.000VND) Diễn biến sự việc:
Khoảng 18h ngày 25/11/2020, Cường chở Huy đi chơi rồi rủ nhau trộm cắp
Cường mua 01 chiếc tuốc nơ vít và 01 chiếc cờ lê với ý định đi trộm
Phát hiện mục tiêu là 02 chiếc xe máy trước của nhà anh Đức, Cường đợi ngoài xe,
Huy vào bẻ khóa, tháo gương, biển số và thay bằng biển số khác rồi đến gửi tại
phòng trọ của Tuấn ( không biết là xe do ăn trộm)
Ngày 27/11/2020, Tuấn mang xe trên nộp cho Công an Câu 1:
Theo khoản 1 điều 8 trong Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 2015 ( sửa đổi, bổ
sung năm 2017 ) có quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách có ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyến, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyên con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Trong thực tế cuộc sống hiện nay, môi trường xã hội ngày càng phát triển và
phức tạp, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội và số lượng tội phạm cũng tăng lên từng
ngày. Ví dụ minh họa trên chính là một tình huống thường xuyên có ở ngoài đời
thực, những hành vi của các nhân vật trong ví dụ minh họa trên có được coi là tội
phạm không? Cùng phân tích và giải thích những hành vi của nhân vật để đưa ra kết luận chính xác.
Thứ nhất, tình huống trên có tội phạm xảy ra, khẳng định này dựa trên
các dấu hiệu để nhận biết hành vi có phải là tội phạm hay không. Khi xem xét hành
vi ta thường đặt ra các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ cho các dấu hiệu của tội phạm, đó là:
+ Hành vi có gây nguy hiểm cho xã hội không?
+ Hành vi đó có phải là hành vi có lỗi ?
+ Nó được Bộ Luật hình sự Việt Nam không?
+ Có đáng bị xử lý bằng hình phạt không?
Chỉ khi đáp ứng đủ 4 yếu tố then chốt và cơ bản này thì hành vi của chủ thể đó
mới được coi là tội phạm. Vậy trong tình huống trên có tội phạm xảy ra, điều đó
được thể hiện thông qua hành vi của Cường và Huy đã thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể:
+ Hành vi của Cường và Huy là hành vi nguy hiểm cho xã hội vì đã gây thiệt
hại, ảnh hưởng đến an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Theo
định nghĩa về tội phạm ( khoản 1 điều 8 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 ) thì hành vi của Cường và Huy đã xâm phạm đến quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ.
+ Hành vi của Cường và Huy là hành vi có lỗi vì hành vi có tính gây thiệt hại
cho xã hội của Cường và Huy do hai người đã lựa chọn và thực hiện trong khi họ
có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội và cho người khác.
+ Hành vi của Cường, Huy được quy định trong Bộ luật Hình sự, điều này
được thể hiện rõ ở khoản 1 điều 2 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “
Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS...” và ở
khoản 1 điều 8 cũng có quy định tội phạm là các hành vi “ được quy định trong
BLHS ” dấu hiệu nhận biết tội phạm này giúp cho việc xác định hành vi của Cường
và Huy được cụ thể, rõ ràng và hiệu quả hơn trong quá trình xét xử.
+ Hành vi của Cường và Huy đáng bị xử lý bằng hình phạt, những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và đương nhiên phải chịu xử phạt. Hành vi của Cường
và Huy phải chịu hình phạt tương ứng với mức độ phạm tội của mình đã gây ra cho
xã hội và cho người khác.
Thứ hai, trong tình huống trên, Cường và Huy phạm tội trộm cắp tài
sản (Điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), vì hành vi của
Cường và Huy đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm trộm cắp tài . Cụ thể:
+ Khách thể: Cường và Huy đã có hành vi xâm phạm đến quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ của cá nhân, đó là: quyền sở hữu về tài sản của anh Đức là chiếc
xe máy trị giá 38 triệu.
+ Mặt khách quan: hành vi của Cường và Huy đã thể hiện yếu tố xét về mặt
khách quan của tội phạm vì đã có hành vi thể hiện ra bên ngoài, có hậu quả, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả , Cường đã mua dụng cụ để gây án ( 1
cái tuốc nơ vít dài 30cm và 1 cái cà lê 17 cm ) để Huy phá khoá xe máy. Cường
chở Huy đi lòng vòng một hồi thì thấy có hai chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh
Đức. Cường dừng xe đợi ở ngoài, Huy vào dùng tuốc nơ vít và cà lê phá khoá chiếc
xe máy... Sau khi lấy được xe, Huy tháo gương, biển số của xe máy vừa lấy, thay
bằng biển số giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của Tuấn. Đây là hành
vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng, có sự chuẩn bị
kỹ lưỡng và hết sức tinh vi. Hành vi đã thực hiện thành công lấy được tài sản, hậu
quả của hành vi trộm cắp đã xảy ra.
+ Mặt chủ quan: Cường và Huy thực hiện tội phạm dưới hình thức lỗi cố ý
trực tiếp, hành vi là cố ý phạm tội ( theo khoản 1 điều 10 BLHS năm 2015 sửa đổi,
bổ sung năm 2017 ) vì cả hai nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước và mong muốn hậu quả của trộm cắp tài sản xảy ra. Ngoài ra, hai
đối tượng còn thực hiện hành vi trên cơ sở có sự chuẩn bị và tính toán từ
trướctrước, không phải phát sinh trong quá trình phạm tội. +
: Cường và Huy là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi theo Chủ thể luật
định. Trong đó: Cường 19 tuổi và Huy 17 tuổi cả hai đã đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự là “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ Luật quy định khác ” ( theo khoản 1 điều 12
BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 )
Như vậy, dựa trên những phân tích và lí giải trên, có thể kết luận rằng trong
tình huống có tội phạm đó là Cường ( 19 tuổi ) và Huy ( 17 tuổi ). Cả hai đối tượng
phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Câu 2:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật và phải chịu hình phạt.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy
định trong BLHS, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 1 Điều 9 BLHS2015 , các nhóm tội phạm được xác định trên cơ
sở sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba
năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;
tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm
tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS2015 , gồm 5 khoản thì
4 khoản đầu tiên quy định về hình phạt chính (phạt tù có thời hạn), khoản 5 quy
định về hình phạt bổ sung (phạt tiền).
Thứ nhất, tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm. Như vậy mức cao nhất của khung hình phạt được quy định tại
khoản này là ba năm tù. Mà theo điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 quy định:
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm
tù”. Vậy tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm ít nghiêm trọng.
Thứ hai, tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Như vậy mức cao nhất của
khung hình phạt được quy định tại khoản này là bảy năm tù. Mà theo điểm b khoản
1 Điều 9 BLHS 2015 quy định: "Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến bảy năm tù". Vậy tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS
2015 là tội phạm nghiêm trọng.
Thứ ba, tôi phạm được quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Như vậy mức cao nhất
của khung hình phạt được quy định tại khoản này là mười lăm năm tù. Mà theo
điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 quy định: "Tội phạm rất nghiêm trọng là tội
phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Vậy tội phạm được quy
định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm rất nghiêm trọng.
Cuối cùng, tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 thì phải
chịu khung hình phạt là tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Như vậy mức cao
nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản này là hai mươi năm tù. Mà theo
điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 quy định: “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình. Vậy tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Từ những điều phân tích trên, ta có thể khẳng định lại rằng: tội phạm được
quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm ít nghiêm trong; tội phạm
được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm nghiêm trọng; tội
phạm được quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm rất nghiêm
trọng; tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
*Kết luận: Theo điểm b khoản 1 Điều 9 quy định tội trộm cắp tài sản của
anh Cường và anh Huy là tội phạm ít nghiêm trọng
Tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức?
Cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự Chủ thể:
- Theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là anh
Cường (19 tuổi) và anh Huy (17 tuổi) đều là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 Khách thể:
Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mặt khách quan:
- Về mặt hành vi: Hành vi phạm tội này có mang tính chất chiếm đoạt tài sản
nhưng sự chiếm đoạt ở đây được thực hiện bằng hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất
cảnh giác của anh Đức nhằm tiếp cận chiếc xe máy của anh Đức để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
- Về mặt hậu quả: Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là gây ra thiệt hại về giá trị
tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị trộm cắp là chiếc xe máy trị giá 38.000.000 đồng Mặt chủ quan:
- Đây là lỗi cố ý, tức anh Cường và anh Huy nhận thức rõ hành vi trộm cắp tài
sản nhất định hoặc có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng lại mong
muốn hoặc cố ý bỏ mặc hậu quả đó xảy ra với đối tượng bị trộm cắp.
- Mục đích: Mong muốn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của anh Đức
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan:
- CTTP hình thức chỉ cần có duy nhất một dấu hiệu của mặt khách quan đó là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong đó hậu quả chưa bắt buộc xảy ra thì tội phạm đã hoàn thành.
- Trong tình huống trên, anh Cường và anh Huy đã có hành vi trộm cắp chiếc
xe trị giá 38.000.000 đồng gây hậu quả tuy nhiên đã bị trình báo chiếc xe lên công
an nên chưa gây ra hậu quả về tài sản
*Kết luận: Trong tình huống trên, tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm hình thức Câu 3: Căn cứ pháp lý:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
2017 (BLHS 2015) quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý
cùng thực hiện một tội phạm”.

Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015) quy định:
“Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
-Khái niệm đồng phạm được quy định trong BLHS là cơ sở để xác định các
quy phạm khác của chế định đồng phạm như là về những loại người đồng phạm,
các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc
thực hiện tội phạm trong đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình
sự trong đồng phạm. Khái niệm đồng phạm còn là cơ sở lý luận cho việc tiếp tục
nghiên cứu những vấn đề khác mang tính đặc thù của đồng phạm như phạm tội có
tổ chức, tội phạm có tổ chức, tổ chức phạm tội..
-Để có thể coi là đồng phạm, điều kiện đầu tiên về chủ thể thì phải có sự tham
gia của ít nhất hai người trở lên vào việc thực hiện một tội phạm và những người
này phải có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm. Nghĩa là những người này đạt đủ
tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 và không thuộc trường hợp
không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự 2015
- Cường là người giúp sức, tạo ra các điều kiện khách quan về vật chất có thể
được biểu hiện ở những hành vi cụ thể, mà cụ thể ở đây là cung cấp công cụ,
phương tiện cho người khác, loại bỏ, khắc phục những khó khăn, trở ngại tới hiện
trường và rời hiện trường, cùng với đó là cảnh giới để Huy thực hiện tội phạm… để
tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm.
-Huy là người thực hành, trực tiếp thực hiện tội phạm, thể hiện ở việc trực tiếp
thực hiện hành vi thỏa mãn dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm
được quy định tại điều luật cụ thể Phần các tội phạm của BLHS.
-Như vậy, cả Cường và Huy đạt đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật
Hình sự 2015 và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự
theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự 2015. Cường và Huy đã cố ý cùng thực
hiện tội phạm trộm cắp tài sản. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho
hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. Cả hai đều nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi
nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Cường và Huy khi thực hiện hành vi đều
mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm
xảy ra khi đã có sự bàn bạc từ trước.
Do đó, Cường và Huy là đồng phạm về tội Trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS. Câu 4: Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS
2015) quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.”

- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một người đồng phạm hoặc một
số người đồng phạm thì việc miễn TNHS chỉ được áp dụng đối với bản thân người
đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác.
- Đối với người thực hành, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
được xác định như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Đối với người đồng phạm khác thì
việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải được thực hiện trước khi hành vi
phạm tội của người thực hành ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hoặc ở
giai đoạn đã hoàn thành và người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phải có
những hành động tích cực làm mất tác dụng, vô hiệu hoá những hành vi trước đó
của mình, để ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm.
-Khi hành vi giúp sức đã ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành nghĩa
là hành vi giúp sức đã được sử dụng vào việc thực hiện tội phạm chung thì để được
công nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người giúp sức phải có những
hành vi làm mất tác dụng của hành vi trước đó của mình, ngăn chặn tội phạm (hành
vi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện tội phạm)
-Trong trường hợp người giúp sức có hành vi giúp sức về tinh thần (góp ý, chỉ
dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm) thì việc tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức phải thoả mãn các điều kiện như
người xúi giục, tức là người giúp sức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe doạ hoặc
bắt buộc người được giúp sức không thực hiện tội phạm hoặc phải tự ý chấm dứt
việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
-Trong trường hợp người giúp sức không thuyết phục, bắt buộc được người
được giúp sức thì phải có hành động tích cực báo cho cơ quan nhà nước hoặc nạn
nhân biết để kịp thời có biện pháp ngăn chặn tội phạm và thực tế đã ngăn chặn
được tội phạm không hoàn thành hoặc chưa đạt đã hoàn thành.
Dựa vào các phân tích trên, việc Cường bỏ đi không phải biện pháp ngăn chặn
tội phạm và thực tế đã ngăn chặn được tội phạm không hoàn thành hoặc chưa đạt đã hoàn thành.
Do đó, không thể coi Cường là tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm. Câu 5: Căn cứ pháp lý :
- Bộ luật Hình sự năm 2015 , sửa đổi, bổ sung năm 2017.
+ Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017),
đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
+ Theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017 )
,người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Phân tích :
Trong TH này, Tuấn không bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức .
- Chỉ có Huy thực hiện trộm cắp và lúc nhờ Tuấn thì hành vi trộm cắp đã hoàn thành rồi.
- Tuấn không hề giúp gì về mặt tinh thần và vật chất cho việc thực hiện tội
trộm cắp tài sản của Huy.
+ Truờng hợp tạo điều kiện tinh thần : Nếu Tuấn nói với Huy trước khi ăn
trộm : “ mày ăn trộm đi rồi t sẽ cất dấu hộ mày “
+ Trường hợp tạo điều kiện vật chất như cung cấp công cụ, phương tiện hoặc
khắc phục những trở ngại tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội
phạm đươc dễ dàng, thuận lợi hơn : nếu Tuấn đưa Huy công cụ phá khóa xe.
Trường hợp biết là tài sản trộm cắp mà có
- Người giữ hộ tài sản cho người khác mà biết rõ nguồn gốc tài sản đó do trộm
cắp mà có và vẫn cố ý giữ hộ tài sản:
- Người giữ tài sản và người trộm cắp có phân chia công việc rõ ràng, có hứa
hẹn phân chia lợi ích khi phạm tội hoàn thành thì người giữ hộ được coi là đồng
phạm với hình thức phạm tội có tổ chức theo Khoản 2, Điều 173, Bộ luật Hình sự
2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
- Người giữ tài sản và người trộm cắp không có hứa hẹn, không phân chia công
việc khi thực hiện phạm tội và hành vi trộm cắp tài sản đã kết thúc trên thực tế.
Người giữ hộ tài sản không được xem là đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản.
Trường hợp không biết là tài sản trộm cắp mà có.
- Người giữ hộ tài sản cho người khác mà không rõ nguồn gốc tài sản đó do
trộm cắp. Người giữ hộ không cố ý thực hiện hành vi, không biết hành vi của mình
là tiếp tay cho tội phạm. Mặt khác hành vi trộm cắp tài sản đã kết thúc trên thực tế
(tội phạm đã đạt đã hoàn thành) do đó người giữ hộ tài sản không được xem là
đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản.
- Tuấn thuộc TH : người giữ tài sản và người trộm cắp không có hứa hẹn,
không phân chia công việc khi thực hiện phạm tội và hành vi trộm cắp tài sản đã
kết thúc trên thực tế. Người giữ hộ tài sản không được xem là đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản.
- Tuấn có thể bị xử lý quy định tại Điều 323 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có .
Cấu thành tội phạm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có * Về mặt chủ thể :
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
* Về mặt khách thể :
Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội xâm phạm đến trật
tự an toàn xã hội, đồng thời gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. * Về mặt khách quan: - Hành vi khách quan
+ Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có không dựa vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ.
Vì nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do người khác phạm tội mà
có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội
phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được chia thành hai hành vi sau đây:
- Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: Là việc một cá nhân
biết rõ đây là tài sản có được từ việc phạm tội nhưng cầm, giữ, che giấu tài sản do
người khác phạm tội mà có
- Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Là việc một cá nhân biết
rõ đây là tài sản có được từ việc phạm tội nhưng vẫn mua để sử dụng hoặc vào mục
đích mua bán khác để tiêu thụ tài sản này cho người phạm tội.
Tùy vào hành vi phạm tội mà người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể chịu các
tội danh khác nhau trong Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)
- Hành vi phạm tội phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
_ Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu
thụ tài sản của người đó;
_ Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản
phạm tội mà có được tài sản đó.
_ Hậu quả của hành vi phạm tội: xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người bị
hại, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự. * Về mặt chủ quan:
Yếu tố lỗi: Là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà họ chứa
chấp, tiêu thụ là tài sản do người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mà có.
- Mục đích không phải yếu tố bắt buộc khi xác định có phạm tội này hay không.
Các khung hình phạt đối với Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, là một trong những nguyên nhân, điều kiện để các đối tượng
dự định chiếm đoạt tài sản thêm quyết tâm, ý chí để phạm tội.
Theo Điều 323 BLHS 2015, người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ
tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…
Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một trong những
tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Hành vi phạm tội được mô tả
trong điều luật bao gồm hành vi “chứa chấp” và hành vi “tiêu thụ”. Cả hai hành vi
này đều được xử lý chung trong cùng một điều luật và với mức hình phạt tù thấp
nhất là 06 tháng, cao nhất là 15 năm. Ngoài ra tội danh này còn có thể áp dụng hình
phạt tiền và cải tạo không giam giữ nếu hành vi thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
a, Chứa chấp tài sản
- Thể hiện ở các hành vi như: Cất giữ, che giấu, bảo quản hoặc cho để nhờ,
cho thuê địa điểm để cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản. Hành vi này không làm
chuyển quyền sở hữu tài sản, bản chất đây là hành vi che giấu tài sản do người khác
phạm pháp mà có. Nếu hành vi này được hứa hẹn thực hiện trước khi người khác
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, trong thời điểm hành vi chiếm đoạt tài sản
chưa thực hiện xong thì sẽ được xác định là đồng phạm đối với hành vi chiếm đoạt
tài sản chứ không phải là hành vi chứa chấp.
- Chứa chấp là hành vi xảy ra sau khi hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác đã hoàn thành.
Ví dụ : Trong TH trên, Tuấn nhận cất giữ chiếc xe máy cho Huy , mặc dù Tuấn vừa
biết chiếc xe đó do Huy trộm mà có.
b, Tiêu thụ tài sản
- Thể hiện ở các hành vi như: Mua, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, cho, tặng,
nhận,... tài sản. Hành vi này nguy hiểm hơn hành vi chứa chấp tài sản. Hành vi này
chính là động cơ cho những đối tượng quyết tâm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản, có đối tượng tiêu thụ thì sẽ thúc đẩy ý chí chiếm đoạt tài sản của người khác.
Ví dụ: Trong TH trên, Tuấn không cất giữ mà Tuấn bán luôn chiếc xe của Huy gửi.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Về mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
- có nghĩa người phạm tội phải biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có
nhưng vẫn chứa chấp hoặc tiêu thụ. Trường hợp người chứa chấp hoặc tiêu thụ
không thể biết được tài sản đó là do người khác phạm tội mà có thì không phạm tội này. Note :
Truờng hợp Huy để nhờ đồ trộm cắp, Tuấn không biết trước hành vi phạm tội và
cũng không có hứa hẹn với Huy ( người thực hiện hành vi phạm tội) , gửi nhờ
trong TH đang bị truy tìm, Huy nói với Tuấn “”dấu hộ vài ngày cho người ta không tìm thấy”.
=> Che giấu tội phạm. Kết Luận :
+ Tuấn không bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức.
+ Tuấn có thể bị xử lý quy định tại khoản 1 Điều 323 Tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Hình Sự
2. Bộ Luật Hình Sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) 3. https://thuvienphapluat.vn
4. https://luatlongphan.vn/giu-ho-tai-san-trom-cap-co-duoc-xem-la-dong-pham
5. https://tapchitoaan.vn/toi-chua-chap-hoac-tieu-thu-tai-san-do-nguoi-khac-
pham-toi-ma-co-mot-so-vuong-mac-va-kien-nghi-hoan-thien5714.html