Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Lớp: 242_71POLE10022_07
GV phụ trách: Ths. Trần Văn Hiển
BÀI TẬP NHÓM LẦN 1 - NHÓM 6
Là người sản xuất hàng hóa, bạn quan tâm đến thuộc tính nào của hàng hóa, vì sao?
Cần phải làm gì để việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của bạn ngày càng có lợi hơn?
- Là người sản xuất hàng hóa, cần quan tâm đến 2 thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và
giá trị ( hay còn gọi là giá trị trao đổi ). Như vậy, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa mới được
đảm bảo.
- Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời
sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên
thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Ví dụ như quần áo, dịch vụ…
- Các yếu tố quan trọng nhất để một vật phẩm trở thành hàng hóa theo quan điểm của Karl
Marx là:
Tính hữu dụng đối với người dùng
Giá trị kinh tế ( nghĩa là được chi phí bởi lao động )
Sự hạn chế để đạt được nó ( nghĩa là độ khan hiếm )
- Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hoá như: hàng hoá thông thường, hàng hoá
đặc biệt, hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình, hàng hoá tư nhân, hàng hoá công cộng…
Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm,…
Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên,
bác sĩ, nghệ sĩ,…
- Hàng hóa có 2 thuộc tính là: ( hay còn gọi là giá trị trao đổi ) giá trị sử dụng giá trị
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người. Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… Nhu cầu gián
tiếp như các tư liệu sản xuất… Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công
dụng nhất định. Chính công dụng đó làm cho nó có giá trị sử dụng.
VD: gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất,…
Giá trị sử dụng của mỗi hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên ( vật lý, hóa
học… ) của vật thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh
viễn, vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên,
việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xã hội.
Theo C.Mác: “giá trị sử dụng cấu thành nội dung vật chất của của cải, chẳng kể
hình thái xã hội của của cải đó thế nào”.
Giá trị sử dụng nói ở đây là thuộc tính của hàng hóa, nó không phải là giá trị sử
dụng cho bản thân người sản xuất, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã
hội thông qua trao đổi – mua bán.
Giá trị hàng hóa: trong nền sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng đồng thời là vật
mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị
trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
VD: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10kg thóc
1
Sở dĩ vải và thóc là 2 hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao
đổi với nhau được theo 1 tỷ lệ nhất định nào đó vì giữa chúng có một cơ sở chung
là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động ( thời gian lao động và công sức
lao động ) do lao động được chứa đựng trong hàng hóa. Có cơ sở chung là sự hao
phí lao động chung của con người.
Vậy giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan hệ sản xuất
giữa những người sản xuất hàng hóa và là 1 phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong kinh tế hàng
hóa.
- Lao động sản xuất có tính 2 mặt là (LĐCT) và lao động cụ thể lao động trừu tượng
(LĐTT)
Lao động cụ thể:
Khái niệm: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương
tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng.
Đặc trưng của lao động cụ thể:
o Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử
dụng khác nhau
o Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội
cùng với sự phát triển khoa học – kỹ thuật, các hình thức ngày càng đa
dạng. Nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
o Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa mà giá trị sử dụng
là phạm trù vĩnh viễn nên lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn
tồn tại gắn liền với vật phẩm. Nó là 1 điều kiện không thể thiếu trong
bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào.
o Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng
do nó có 2 nhân tố hợp thành là vật chất và lao động. Lao động cụ thể
của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho
nó thích hợp với nhu cầu của con người.
Lao động trừ tượng:
Khái niệm: lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu coi đó là sự hao phí óc,
sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình
thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.
Đặc trưng của lao động trừu tượng:
o Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang
bằng trao đổi.
o Giá trị của hàng hóa là 1 phạm trù lịch sử nên lao động trừu tượng tạo
ra giá trị hàng hóa cũng là 1 phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản
xuất hàng hóa.
- Trong kinh tế thị trường thường xảy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với
lao động xã hội, giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng, giữa giá trị sử dụng với giá trị
của hàng hóa.
Trong mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội, con người không thể
dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố xóa bỏ nền
sản xuất hàng hóa sẽ làm cho xã hội bị khủng hoảng.
Trong mâu thuẫn giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng, mâu thuẫn xuất
hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù
2
hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt không được xã hội
thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn.
Trong mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng với giá trị của hàng hóa, trong tay họ có giá
trị sử dụng nhưng cái mà họ quan tâm là giá trị của hàng hóa. Ngược lại, người
mua thì cần giá trị sử dụng nhưng nếu giá trị của hàng hóa quá cao, không phù
hợp với mức yêu cầu của xã hội thì hàng hóa đó cũng không tiêu thụ được. 2
thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa
đối lập:
Thống nhất: 2 thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu 1
vật có giá trị sử dụng, nhưng không có giá trị như không khí tự nhiên thì sẽ
không phải là hàng hóa. Ngược lại 1 vật có giá trị, nhưng không có giá trị sử
dụng cũng không trở thành hàng hóa.
Đối lập: với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất.
Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất,
đều là “những kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh
của lao động, hay là lao động đã được vật hóa. Quá trình thực hiện giá trị và
giá trị sử dụng có sự tách rời về mặt không gian và thời gian. GT được thực
hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. GTSD được thực hiện sau,
trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm đến giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc
họ phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị
sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng
họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không
có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa cũng
chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Chính vì như thế, người sản xuất luôn phải tìm cách sản xuất ra hàng hóa chất lượng, đáp
ứng nhu cầu xã hội với mức hao phí lao động thấp bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật vào
quy trình sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Để việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ngày càng có lợi hơn, cần phải:
o Nghiên cứu thị trường và nhu cầu xã hội:
Hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để định hướng sản xuất phù hợp.
Đánh giá các yếu tố cạnh tranh, giá cả, và xu hướng tiêu dùng.
o Cải tiến sản phẩm và công nghệ:
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng.
Cải tiến thiết kế, mẫu mã, và công dụng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
thị trường.
o Tăng cường năng lực cạnh tranh:
Tối ưu hóa chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu và uy tín để tạo niềm tin với người tiêu dùng.
o Quan tâm đến phát triển bền vững:
Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế hoặc
thân thiện với môi trường.
Đảm bảo trách nhiệm xã hội, lao động và đạo đức kinh doanh.
3

Preview text:

Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Lớp: 242_71POLE10022_07
GV phụ trách: Ths. Trần Văn Hiển

BÀI TẬP NHÓM LẦN 1 - NHÓM 6
Là người sản xuất hàng hóa, bạn quan tâm đến thuộc tính nào của hàng hóa, vì sao?
Cần phải làm gì để việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của bạn ngày càng có lợi hơn?
-
Là người sản xuất hàng hóa, cần quan tâm đến 2 thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và
giá trị ( hay còn gọi là giá trị trao đổi ). Như vậy, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa mới được đảm bảo. -
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời
sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên
thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Ví dụ như quần áo, dịch vụ… -
Các yếu tố quan trọng nhất để một vật phẩm trở thành hàng hóa theo quan điểm của Karl Marx là: 
Tính hữu dụng đối với người dùng 
Giá trị kinh tế ( nghĩa là được chi phí bởi lao động ) 
Sự hạn chế để đạt được nó ( nghĩa là độ khan hiếm ) -
Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hoá như: hàng hoá thông thường, hàng hoá
đặc biệt, hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình, hàng hoá tư nhân, hàng hoá công cộng… 
Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm,… 
Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ,… -
Hàng hóa có 2 thuộc tính là: và giá trị sử dụng
giá trị ( hay còn gọi là giá trị trao đổi ) 
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người. Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… Nhu cầu gián
tiếp như các tư liệu sản xuất… Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công
dụng nhất định. Chính công dụng đó làm cho nó có giá trị sử dụng.
VD: gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất,…
Giá trị sử dụng của mỗi hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên ( vật lý, hóa
học… ) của vật thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh
viễn, vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên,
việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xã hội.
Theo C.Mác: “giá trị sử dụng cấu thành nội dung vật chất của của cải, chẳng kể
hình thái xã hội của của cải đó thế nào”.
Giá trị sử dụng nói ở đây là thuộc tính của hàng hóa, nó không phải là giá trị sử
dụng cho bản thân người sản xuất, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã
hội thông qua trao đổi – mua bán. 
Giá trị hàng hóa: trong nền sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng đồng thời là vật
mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị
trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
VD: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10kg thóc 1
Sở dĩ vải và thóc là 2 hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao
đổi với nhau được theo 1 tỷ lệ nhất định nào đó vì giữa chúng có một cơ sở chung
là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động ( thời gian lao động và công sức
lao động ) do lao động được chứa đựng trong hàng hóa. Có cơ sở chung là sự hao
phí lao động chung của con người.
 Vậy giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan hệ sản xuất
giữa những người sản xuất hàng hóa và là 1 phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa. -
Lao động sản xuất có tính 2 mặt là lao động cụ thể (LĐCT) và lao động trừu tượng (LĐTT)  Lao động cụ thể: 
Khái niệm: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương
tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng. 
Đặc trưng của lao động cụ thể: o
Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau o
Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội
cùng với sự phát triển khoa học – kỹ thuật, các hình thức ngày càng đa
dạng. Nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. o
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa mà giá trị sử dụng
là phạm trù vĩnh viễn nên lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn
tồn tại gắn liền với vật phẩm. Nó là 1 điều kiện không thể thiếu trong
bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. o
Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng
do nó có 2 nhân tố hợp thành là vật chất và lao động. Lao động cụ thể
của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho
nó thích hợp với nhu cầu của con người.
 Lao động trừ tượng: 
Khái niệm: lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu coi đó là sự hao phí óc,
sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình
thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng. 
Đặc trưng của lao động trừu tượng: o
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi. o
Giá trị của hàng hóa là 1 phạm trù lịch sử nên lao động trừu tượng tạo
ra giá trị hàng hóa cũng là 1 phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa. -
Trong kinh tế thị trường thường xảy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với
lao động xã hội, giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng, giữa giá trị sử dụng với giá trị của hàng hóa.
 Trong mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội, con người không thể
dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố xóa bỏ nền
sản xuất hàng hóa sẽ làm cho xã hội bị khủng hoảng.
 Trong mâu thuẫn giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng, mâu thuẫn xuất
hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù 2
hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt không được xã hội
thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn.
 Trong mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng với giá trị của hàng hóa, trong tay họ có giá
trị sử dụng nhưng cái mà họ quan tâm là giá trị của hàng hóa. Ngược lại, người
mua thì cần giá trị sử dụng nhưng nếu giá trị của hàng hóa quá cao, không phù
hợp với mức yêu cầu của xã hội thì hàng hóa đó cũng không tiêu thụ được. 2
thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa đối lập: 
Thống nhất: 2 thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu 1
vật có giá trị sử dụng, nhưng không có giá trị như không khí tự nhiên thì sẽ
không phải là hàng hóa. Ngược lại 1 vật có giá trị, nhưng không có giá trị sử
dụng cũng không trở thành hàng hóa. 
Đối lập: với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất.
Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất,
đều là “những kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh
của lao động, hay là lao động đã được vật hóa. Quá trình thực hiện giá trị và
giá trị sử dụng có sự tách rời về mặt không gian và thời gian. GT được thực
hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. GTSD được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm đến giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc
họ phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị
sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng
họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không
có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa cũng
chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
 Chính vì như thế, người sản xuất luôn phải tìm cách sản xuất ra hàng hóa chất lượng, đáp
ứng nhu cầu xã hội với mức hao phí lao động thấp bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật vào
quy trình sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
 Để việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ngày càng có lợi hơn, cần phải: o
Nghiên cứu thị trường và nhu cầu xã hội:
Hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để định hướng sản xuất phù hợp.
Đánh giá các yếu tố cạnh tranh, giá cả, và xu hướng tiêu dùng. o
Cải tiến sản phẩm và công nghệ:
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng.
Cải tiến thiết kế, mẫu mã, và công dụng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. o
Tăng cường năng lực cạnh tranh:
Tối ưu hóa chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu và uy tín để tạo niềm tin với người tiêu dùng. o
Quan tâm đến phát triển bền vững:
Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế hoặc
thân thiện với môi trường.
Đảm bảo trách nhiệm xã hội, lao động và đạo đức kinh doanh. 3