



















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG ---------- ---------- BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Chủ đề 1: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY/TẬP ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHÓM 13 Bảng báo cáo s tên Công việc Phầ tt n trăm 1 Nguyễn Duy Tùng Chuẩn bị Nội dung 100 % 2 Võ Ngọc Tuyền Chuẩn bị Nội dung 100 % 3 Nguyễn Huỳnh Tổng hợp nội dung 100 Quốc Văn % 4 Ngô Thị Thùy Vân Chuẩn bị Nội dung 100 % 5 Nguyễn Quang Vinh Chuẩn bị Nội dung 100 % 6 Nguyễn Khánh Vinh Thực hiện file sản 100 (nhóm trưởng) phẩm % 7 Trần Tấn Vũ Chuẩn bị Nội dung 100 % 8 Nguyễn Phạm Thúy Chuẩn bị Nội dung 100 Vy % 9 Nguyễn Trần Thảo Chuẩn bị Nội dung 100 Vy % 1 Phạm Dương Trúc Chuẩn bị Nội dung 100 0 Vy % 1 Võ Mỹ Xuyên Chuẩn bị Nội dung 100 1 % 1 Mục lục
Chương 1 : Quy Luật Cạnh Tranh
1.1. Khái niệm cạnh tranh… ……………………………………………..5
1.2. Phân loại cạnh tranh… ………………………….…………………5-- 6
1.3. Biện pháp cạnh tranh. …………………………….………………6
1.4. Vai trò của cạnh tranh. …………………………….……………..7-- 8
Chương 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY/TẬP ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2
2.1. Lịch sử hình thành & phát triển của công ty/tập đoàn. …………8--9
2.2. Chiến lược cạnh tranh của công ty/ tập đoàn hiện nay
- Đối thủ cạnh tranh là ai……………………………………………9
- Các chiến lược của đối thủ cạnh tranh……………………………10
- Chiến lược công ty/tập đoàn đã thực hiện trong thời gian qua………10--11
- Năng lực cạnh tranh hiện nay của công ty/tập đoàn: điểm mạnh, điểm yếu,
Cơ hội, thách thức của công ty (Ứng dụng ma trận SWOT) …………11-12
2.3. Chủ trương và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty/ tập đoàn………………………………………………………12- 14 3 Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và thị trường ngày càng
cạnh tranh khốc liệt, việc hiểu rõ và áp dụng các quy luật cạnh tranh
trở nên cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Cạnh tranh
không chỉ thúc đẩy sự phát triển và đổi mới mà còn là yếu tố sống
còn giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 4 3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Các lý thuyết cơ bản về cạnh tranh trong kinh tế học.
Đánh giá vai trò của cạnh tranh trong sự phát triển của doanh nghiệp và nền kin tế. 4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là:
Hiểu rõ khái niệm, phân loại và biện pháp cạnh tranh.
Đánh giá hiệu quả của các chiến lược này và rút ra bài học kinh nghiệm.
Đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong ngành nước giải khát.
Chương 1 : quy luật cạnh tranh
1. Khái niệm cạnh tranh:
- Cạnh tranh là một thuật ngữ
kinh tế chỉ tình trạng hai hoặc
nhiều bên cố gắng giành được cùng một mục tiêu. 5
- Theo Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh
gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi‚trong‚sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi
nhuận siêu ngạch”. Có thể hiểu, cạnh tranh là sự ganh đua
về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất,
tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi
ích nhất cho mình. Cạnh tranh được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Trong thực tế đời sống cạnh tranh xuất hiện rất nhiều
xung quanh chúng ta với nhiều hình thức và quy mô khác nhau có thể kể như:
Sinh viên cạnh tranh giành thứ hạng, học bổng, giải thưởng các cuộc thi,…
Người lao động cạnh tranh cơ hội thăng tiến, cơ hội tăng lương,…
Các công ty cạnh tranh giành khách hàng, cơ hội hợp tác, …
Các quốc gia cạnh tranh về kinh tế, quân sự,…
2. Phân loại cạnh tranh:
Cạnh tranh có thể được phân loại theo nhiều cách khác
nhau nhưng về cơ bản thì có 2 loại:
- Cạnh tranh nội bộ: là sự cạnh tranh của các chủ thể có
chung đặc điểm về một mặt nào đó để giành được quyền lợi tốt nhất trong nhóm. Ví dụ:
Sinh viên cạnh tranh với nhau trong nội bộ lớp để giành thứ
hạng, giải thưởng cao của lớp. 6
Các lớp trong nội bộ trường cạnh tranh với nhau về thứ hạng, danh hiệu,…
Các trường cạnh tranh với nhau trong nội bộ ngành giáo dục về
thứ hạng, danh hiệu, giải thưởng,..
- Cạnh tranh với bên ngoài nội bộ: là sự cạnh tranh của
các chủ thể trong nội hoặc chính nội bộ đó với các nội khác
có thể có chung hoặc khác phạm vi cạnh tranh. Và từ phạm
vi ở đây có thể hiểu là quy mô, hình thức, văn hóa,… Ví dụ:
Người bán xoài cạnh tranh với người bán ổi, cạnh tranh với tất
cả những người bán trái cây trong khu vực chợ,
thậm chí cạnh tranh với tất cả những người bán
thực phẩm trong khu vực,…
Cạnh tranh giữa người bán và người mua. Người bán muốn bán
giá cao, người mua muốn mua giá rẻ.
- Để thuận tiện cho việc xác định mục tiêu có thể phân
loại cạnh tranh một cách cụ hơn tùy theo mục tiêu. Ví dụ:
Cạnh tranh theo phạm vi thị trường.
Cạnh tranh theo hình thức cạnh tranh. …
3. Biện pháp cạnh tranh:
Biện pháp cạnh tranh là những hành động mà các cá thể
hoặc chủ thể sử dụng để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh.
Biện pháp cạnh tranh có thể bao gồm nhiều hình thức khác
nhau tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng cạnh tranh.
Một số biện pháp cạnh tranh phổ biến: 7
- Cạnh tranh về giá. Hạ giá, chiết khấu,…
- Cạnh tranh về chất lượng. Nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm,…
- Cạnh tranh về dịch vụ. Dịch vụ khách hàng, dịch vụ
giao hàng, bảo hành hậu mãi,…
- Cạnh tranh về thương hiệu. Xây dựng thương hiệu
mạnh, tạo uy tín, quảng bá thương hiệu,…
- Cạnh tranh về công nghệ. Áp dụng và sáng tạo những
công nghệ mới, nâng cao năng lực công nghệ,…
- Cạnh tranh về con người. Tuyển dụng nhân tài, đào tạo
và phát triển nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp,…
4. Vai trò của cạnh tranh: - Về mặt tích cực:
Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo. Khi các cá nhân, doanh nghiệp
hay quốc gia cạnh tranh với nhau họ sẽ cố gắng
tìm cách cải thiện bản thân, sản phẩm, dịch vụ hay chiến lược của mình.
Ví dụ: Các công ty sản xuất điện thoại luôn luôn đổi
mới và sáng tạo các sản phẩm cảu mình để tăng lợi thế
cạnh tranh trên thị trường. Ta dễ dàng thấy được những
ông lớn trông ngành cứ mỗi năm họ sẽ cho ra mắt sản
phẩm mới với công nghệ mới.
Tăng cường chất lượng. Cạnh tranh thúc đẩy các cá nhân, doanh
nghiệp hay quốc gia phải nâng cao chất lượng thế
mạnh của mình để tạo sự thu hút và uy tín.
Ví dụ: Các hãng sản xuất xe ô tô, ngày xưa xe đơn
giản chị là 1 phương tiện chở được nhiều người và
không bị mưa nắng ảnh hưởng nhưng ngày nay ngoài 8
những yêu cầu cơ bản trên thì ô tô ngày nay còn có các
hệ thống hỗ trợ lái xe, các hệ thống an toàn, sự tiện
nghi trong xe càng ngày được tăng cao.
Thúc đẩy sự phát triển. Cạnh tranh lành mạnh tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển. Nó thúc đẩy đầu tư,
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng,
tạo nên một sự phát triển tốt hơn.
Ví dụ: Có cạnh tranh sẽ có phát triển. Như những
trường đại học top đầu để cạnh tranh được 1 vé vào học
thì quả là sự cạnh tranh khốc liệt. Nhưng thực tế cho
thấy những sinh viên sau khi tốt nghiệp những trường
này luôn có được nền tảng và chất lượng rất lượng. Có
thể thấy sự chệnh lệch đầu ra của sinh viên phần lớn
phụ thuộc vào đầu vào.
Nâng cao hiệu quả quản lý. Cạnh tranh buộc các cá nhân, tổ chức
phải tối ưu hóa hoạt động. Sử dụng tài nguyên một
cách hiệu quả nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh lớn nhất.
Ví dụ: những năm gần đây giới trẻ xuất hiện cụm từ
quản lý bản thân. Và từ đây đã có rất nhiều cá nhân trẻ
xuất sắc giàu có xuất hiện và ngoài những cái tài năng
thì quản lý bản thân của những cá nhân đó rất tốt. Từ
áp lực cạnh tranh các cá nhân này đã tối ưu hóa quản lý
bản thân của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất. - Về mặt tiêu cực:
Cạnh tranh không lành mạnh: là một dạng cạnh tranh đi ngược 9
lại các nguyên tắc công bằng, đạo đức, pháp luật.
Gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội.
Ví dụ: làm giả giấy tờ chứng nhận, sử dụng hàng
giả hàng kém chất lượng, trộm cắp bí mật kinh doanh, …
Gây bất bình đẳng: cạnh tranh có thể dẫn đến bất bình đẳng khi
một số cá nhân hoặc tổ chức có lợi thế hơn so với
những người khác. Từ đó gây nên sự bất công và chênh lệch giàu nghèo.
Ví dụ: các học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu
vùng xa để cạnh tranh vào các trường đại học hàng đầu
thì cơ hội gần như bằng không. Lợi thế cạnh tranh thua
tuyệt tối so với những học sinh ở các thành phố lớn.
Từ các phần trên ta có thể thấy cạnh tranh là một
yếu tố phức tạp với cả những lợi ích và hạn chế. Để phát huy
tối đa lợi ích của cạnh tranh, cần phải có những quy định và
chính sách phù hợp để đảm bảo rằng cạnh tranh diễn ra một
cách lành mạnh và công bằng, tạo điều kiện cho sự phát
triển bền vững của xã hội.
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
COCACOLA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
# Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Coca-Cola 10
1. Ra đời và những bước đầu tiên (1886 - 1919)
1886: Dược sĩ John Pemberton phát minh ra Coca-Cola tại Atlanta, Georgia,
Hoa Kỳ, ban đầu là một loại siro được pha chế để điều trị đau đầu và mệt mỏi.
1888: Asa Griggs Candler mua lại công thức
Coca-Cola và thành lập The Coca-Cola Company.
Thập niên 1890: Coca-Cola bắt đầu được bán
trong các quán soda và trở nên phổ biến trên khắp nước Mỹ.
1893: Nhãn hiệu Coca-Cola được đăng ký bản quyền.
1915: Chai Coca-Cola với thiết kế đường viền cong đặc trưng ra đời, trở
thành một biểu tượng thương hiệu nổi tiếng.
23. Đa dạng hóa sản phẩm và phát triển bền vững (1970 - nay)
Thập niên 1970 - 1980: Coca-Cola tập trung vào đa dạng hóa sản phẩm, giới
thiệu các loại nước ngọt ăn kiêng và ít calo.
Thập niên 1990: Coca-Cola chú trọng vào các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.
2000 - nay: Coca-Cola tiếp tục đổi mới và sáng tạo, đưa ra thị trường nhiều sản
phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
2014: Coca-Cola Việt Nam ra mắt chiến dịch "Vì một Việt Nam xanh" với mục
tiêu bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng.
4. Một số mốc lịch sử quan trọng của Coca-Cola tại Việt Nam:
1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam sau hơn 40 năm vắng bóng. 11
1996: Nhà máy Coca-Cola đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành tại TP. Hồ Chí Minh.
2003: Coca-Cola Việt Nam thành lập Quỹ Môi trường Coca-Cola, tập trung vào
các hoạt động bảo vệ môi trường và nguồn nước.
2014: Coca-Cola Việt Nam ra mắt chiến dịch "Vì một Việt Nam xanh" với mục
tiêu trồng 1 triệu cây xanh trong 5 năm.
2019: Coca-Cola Việt Nam cam kết sử dụng 100% nhựa tái chế cho tất cả các chai nhựa vào năm 2030.
5. Thành tựu và đóng góp của Coca-Cola
Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới với hơn 500
sản phẩm được phân phối tại hơn 200 quốc gia.
Công ty tạo ra việc làm cho hàng triệu người trên toàn cầu và đóng góp đáng kể
vào ngân sách của các quốc gia.
Coca-Cola cũng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường
Đối thủ cạnh tranh của Cocacola:
Trực tiếp là Pepsi bời vì 2 hãng này có nhiều điểm khá là tương đồng chẳng hạn
như là hương vị còn các đối thủ còn lại chỉ là cạnh tranh gián tiếp.
Các chiến lược cạnh tranh của Pepsi đối với Cocacola:
Định vị thương hiệu:
+ Pepsi trẻ trung và năng động: Pepsi thường xuyên định vị mình là
thương hiệu trẻ trung, năng động và hợp thời, thu hút giới trẻ thông qua các
chiến dịch quảng cáo táo bạo, sáng tạo và sự hợp tác với những người nổi tiếng. Sản phẩm:
+ Đa dạng hóa sản phẩm: Pepsi cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm hơn
Coca-Cola, bao gồm nước ngọt có ga, nước trái cây, nước tăng lực, trà và cà phê 12
+Sáng tạo hương vị: Pepsi liên tục tung ra các hương vị mới và độc đáo để
thu hút khách hàng, trong khi Coca-Cola chủ yếu tập trung vào hương vị truyền thống. +Chú trọng sức
khỏe: Pepsi cũng chú trọng vào các sản phẩm tốt cho sức khỏe như
nước ép trái cây, nước uống thể
thao và các sản phẩm ít đường. Giá cả:
+ Thường xuyên đưa ra các mức giá cạnh tranh với Cocacola nhằm thu
hút khách hàng nhạy cảm về giá, bên cạnh đó thường xuyên đưa ra các khuyến mãi hấp dẫn. Marketing:
+ Quảng cáo sáng tạo: Pepsi nổi tiếng với các
chiến dịch quảng cáo sáng tạo, hài hước và thu hút
sự chú ý của công chúng.
+Tiếp thị trải nghiệm: Pepsi tạo ra những trải
nghiệm thú vị cho khách hàng thông qua các sự
kiện thể thao, âm nhạc và giải trí.
+Tiếp thị kỹ thuật số: Pepsi tận dụng hiệu quả các kênh truyền thông kỹ
thuật số để tiếp cận khách hàng trẻ tuổi và tương tác với họ. Phân phối:
+ Mạng lưới phân phối rộng khắp, kênh bán hàng đa dạng
Chiến lược của Coca-Cola trong những năm gần đây: 1. Phát triển bền vững:
Giảm thiểu rác thải nhựa: Coca-Cola cam kết thu gom và tái chế 100% bao bì
nhựa của mình đến năm 2030.Hãng cũng đầu tư vào các giải pháp thay thế nhựa như
chai thủy tinh và bao bì compostable. 13
Tiết kiệm nước: Coca-Cola đặt mục tiêu giảm sử dụng nước 30% vào năm
2030. Hãng áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước trong các nhà máy sản xuất và hợp
tác với nông dân để sử dụng nước hiệu quả hơn trong canh tác.
Giảm thiểu khí thải carbon: Coca-Cola đặt mục tiêu đạt mức phát thải carbon
ròng bằng 0 vào năm 2050. Hãng đầu tư vào năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng
hiệu quả hơn và phát triển các phương tiện vận chuyển xanh.
2. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng:
Đa dạng hóa sản phẩm: Coca-Cola tung ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu
cầu đa dạng của người tiêu dùng,bao gồm các sản phẩm ít đường, không đường, có
hương vị mới và các sản phẩm chức năng.
Phát triển thương mại điện tử: Coca-Cola tăng cường đầu tư vào thương mại
điện tử để tiếp cận khách hàng trực tuyến dễ dàng hơn. Hãng cũng hợp tác với các nền
tảng thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada và Tiki.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Coca-Cola sử dụng dữ liệu khách hàng để
cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và tiếp thị. Hãng cũng phát triển các ứng dụng di
động để giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng và thanh toán.
3. Tăng cường tiếp thị kỹ thuật số:
Sử dụng mạng xã hội: Coca-Cola tích cực hoạt động trên các mạng xã hội như
Facebook, Instagram và TikTok để kết nối với khách hàng trẻ tuổi. Hãng cũng hợp tác
với các KOLs (người có ảnh hưởng) để quảng bá sản phẩm.
Tiếp thị nội dung: Coca-Cola tạo ra nội dung hấp dẫn và có liên quan để thu hút
khách hàng và xây dựng thương hiệu. Hãng sản xuất video, bài viết blog và
infographic để chia sẻ trên các kênh kỹ thuật số của mình.
4. Mở rộng thị trường:
Tập trung vào các thị trường mới nổi: Coca-Cola tập trung vào việc mở rộng thị
phần ở các thị trường mới nổi như Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Hãng đầu tư vào 14
cơ sở hạ tầng và phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.
Mua lại các công ty: Coca-Cola thường xuyên mua lại các công ty nước giải
khát và các công ty khởi nghiệp khác để mở rộng danh mục sản phẩm và tiếp cận thị trường mới.
Ma trận SWOT của Coca-Cola năm 2024: Điểm mạnh (Strengths):
Thương hiệu nổi tiếng: Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng
nhất thế giới, được công nhận và yêu thích bởi người tiêu dùng ở hơn 200 quốc gia.
Lợi thế cạnh tranh: Coca-Cola sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp, mạng lưới
sản xuất hiệu quả và danh mục sản phẩm đa dạng.
Tài chính mạnh mẽ: Coca-Cola có nguồn tài chính dồi dào, giúp hãng có thể
đầu tư vào nghiên cứu phát triển,marketing và mở rộng thị trường.
Năng lực nghiên cứu phát triển: Coca-Cola có đội ngũ nghiên cứu phát triển
mạnh mẽ, liên tục cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cơ hội (Opportunities):
Thị trường nước giải khát toàn cầu đang tăng trưởng: Nhu cầu về nước giải khát
ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, tạo cơ hội cho Coca-Cola mở rộng thị phần.
Xu hướng tiêu dùng lành mạnh: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức
khỏe, tạo cơ hội cho Coca-Cola phát triển các sản phẩm ít đường, không đường và tốt cho sức khỏe.
Sự phát triển của thương mại điện tử: Thương mại điện tử đang phát triển mạnh
mẽ, tạo cơ hội cho Coca-Cola tiếp cận khách hàng trực tuyến dễ dàng hơn. 15
Mở rộng thị trường sang các ngành hàng mới: Coca-Cola có thể mở rộng thị
trường sang các ngành hàng mới như nước trái cây, cà phê, trà để tăng doanh thu và lợi nhuận. Thách thức (Threats):
Sự cạnh tranh gay gắt: Ngành nước giải khát có sự cạnh tranh gay gắt giữa
Coca-Cola và PepsiCo, cùng với các đối thủ khác như Dr Pepper, Schweppes và Suntory.
Mối quan tâm về sức khỏe: Một số sản phẩm của Coca-Cola có hàm lượng
đường cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng
các sản phẩm thay thế lành mạnh hơn.
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước
và nguyên liệu sản xuất, gây ra rủi ro cho Coca-Cola.
Thay đổi sở thích của người tiêu dùng: Sở thích của người tiêu dùng có thể thay
đổi theo thời gian, khiến Coca-Cola phải liên tục đổi mới sản phẩm và chiến lược
marketing để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Biến động giá nguyên liệu: Giá nguyên liệu đầu vào như đường, can nhựa có
thể biến động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Coca-Cola. Chủ Chương của Coca-Cola
Coca-Cola đã thiết lập nhiều chủ chương để duy trì vị trí hàng đầu trong ngành
đồ uống. Những chủ chương này bao gồm: 1.
Đổi mới và phát triển sản phẩm: 16 o
Cam kết nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các loại
đồ uống lành mạnh và ít đường, nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. o
Đa dạng hóa danh mục sản phẩm để bao gồm nhiều loại đồ uống khác
nhau, từ nước ngọt truyền thống đến nước trái cây, trà thảo mộc, và nước uống thể thao. 2. Phát triển bền vững: o
Thực hiện các chiến lược bảo vệ môi trường như giảm thiểu chất thải
nhựa, sử dụng bao bì tái chế, và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất. o
Thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) nhằm
hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 3.
Tăng cường trải nghiệm khách hàng: o
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua các kênh trực tuyến và trực tiếp. o
Sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích
của người tiêu dùng, từ đó cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
Kiến Nghị Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh của Coca-Cola 1.
Đổi mới sản phẩm và mở rộng danh mục: o
Phát triển sản phẩm mới: Đầu tư vào R&D để phát triển các dòng sản
phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ, không đường, và ít calo. o
Đa dạng hóa: Mở rộng danh mục sản phẩm để bao gồm nhiều loại đồ
uống mới như nước ép trái cây tươi, nước uống thể thao, và các sản phẩm dành cho người ăn kiêng. 2.
Chiến lược tiếp thị và thương hiệu: o
Quảng cáo sáng tạo: Tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và tương
tác cao trên các nền tảng số. o
Sự kiện và tài trợ: Tham gia vào các sự kiện thể thao, âm nhạc và văn
hóa lớn để tăng cường nhận diện thương hiệu. 17 3.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và kênh phân phối: o
Dịch vụ khách hàng: Cải thiện dịch vụ khách hàng thông qua các chương
trình đào tạo và phát triển nhân viên. o
Kênh phân phối: Mở rộng và tối ưu hóa mạng lưới phân phối để đảm bảo
sản phẩm luôn có sẵn tại các kênh bán lẻ và trực tuyến. 4.
Ứng dụng công nghệ hiện đại: o
Công nghệ số: Sử dụng AI, IoT và các công nghệ hiện đại khác để cải
thiện quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. o
Phân tích dữ liệu: Tận dụng dữ liệu lớn để phân tích thị hiếu người tiêu
dùng và dự đoán xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. 5. Phát triển bền vững: o
Chính sách bảo vệ môi trường: Tăng cường các nỗ lực bảo vệ môi
trường, bao gồm việc sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm thiểu chất thải và phát triển
các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. o
Trách nhiệm xã hội: Thực hiện các chương trình CSR để hỗ trợ cộng
đồng, bảo vệ môi trường và xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.
Những kiến nghị này, nếu được thực hiện hiệu quả, sẽ giúp Coca-Cola không chỉ
duy trì mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tài liệu tham khảo
1.Navee Agency. (16/04/2024) . Chiến Lược marketing cua
pepsi . truy cập từ https://www.navee.asia/kb/chien-luoc-marketing- cua-pepsi/ 18
2. DSC. Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo . truy cập từ
https://www.dsc.com.vn/kien-thuc/canh-tranh-hoan-hao-la-gi
3.Đại học Andrew. (22/5/2022) . SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẠNH
TRANH HOÀN HẢO VÀ CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN . truy cập từ
https://andrews.edu.vn/su-khac-biet-giua-canh-tranh-hoan-hao-va- canh-tranh-doc-quyen/
4. Nguyễn Trần Cao Kỵ. (21/12/2023). Cạnh tranh là gì? Có các
loại hình cạnh tranh nào trong doanh nghiệp? . truy cập từ
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839F4A3-hd-canh-
tranh-la-gi-co-cac-loai-hinh-canh-tranh-nao-trong-doanh-nghiep.html
5. Tuệ Mỹ . (‚26/03/2024). Coca Cola và Pepsi: Cuộc chiến trong
ngành công nghiệp nước ngọt . truy cập từ
https://vneconomy.vn/coca-cola-va-pepsi-cuoc-chien-trong-nganh- cong-nghiep-nuoc-ngot.htm
6. Đề cương chi tiết Elearning 19