-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm Kinh tế đầu tư đề tài: Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Phân tích thực trạng và sự thay đổi của nguồn vốn này tại Việt nam giai đoạn 2011-2022
Bài tập nhóm Kinh tế đầu tư đề tài: Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Phân tích thực trạng và sự thay đổi của nguồn vốn này tại Việt nam giai đoạn 2011-2022 với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế đầu tư 9 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập nhóm Kinh tế đầu tư đề tài: Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Phân tích thực trạng và sự thay đổi của nguồn vốn này tại Việt nam giai đoạn 2011-2022
Bài tập nhóm Kinh tế đầu tư đề tài: Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Phân tích thực trạng và sự thay đổi của nguồn vốn này tại Việt nam giai đoạn 2011-2022 với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế đầu tư 9 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoARcPSD| 38777299
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
- - - - - * * * * * - - - - - BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài: Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển
kinh tế xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Phân tích thực trạng và sự
thay đổi của nguồn vốn này tại Việt nam giai đoạn 2011-2022
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Mai Hoa
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Lớp tín chỉ: Kinh tế đầu tư 11 Hà Nội, tháng 3 năm 2023 lOMoARcPSD| 38777299
I. Cơ sở lý thuyết 2 1.1. Khái niệm 2
1.2. Mục tiêu của nguồn vốn ODA 2
1.3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 2 1.4. Phân loại vốn ODA 3
1.5. Ưu và nhược điểm đối với nước nhận nguồn vốn ODA 5
1.6. Vai trò của nguồn vốn ODA 6
II. Thực trạng và sự thay đổi của nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai 8 đoạn 2011-2020
2.1. Tình trạng thu hút vốn của Việt Nam từ năm 2011-2020 8
2.2. Cơ cấu vốn ODA tại Việt Nam 9
2.3. Tình trạng giải ngân vốn ODA tại Việt Nam 2011 – 2020 10 I. Cơ sở lý thuyết I.1. Khái niệm
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn do các tổ chức
quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. I.2.
Mục tiêu của nguồn vốn ODA
- Trong giai đoạn đầu, hai mục tiêu chính mà nguồn vốn ODA hướng tới là:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát
triển và tăng cường lợi ích chính trị của các nước tài trợ. lOMoARcPSD| 38777299
- Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của nguồn vốn ODA bao gồm: Xóa bỏ tình
trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; đạt phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường
bình đẳng và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ; giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em;
tăng cường sức khỏe bà mẹ; phòng chống HIV/AIDS sốt rét và các bệnh khác;
đảm bảo bền vững về môi trường; và thiết lập quan hệ toàn cầu vì mục tiêu phát triển I.3.
Đặc điểm của nguốn vốn ODA Tính ưu đãi
Vốn ODA có đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay cũng như thời gian
ân hạn dài (25 - 40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm), lãi
suất thấp (khoảng từ 0,25% đến 2%/năm), và trong nguồn vốn ODA luôn có
một phần viện trợ không hoàn lại (tối thiểu 25%). Chỉ có nguồn vốn lớn với
điều kiện cho vay ưu đãi như vậy chính phủ các nước đang phát triển mới có
thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường
sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Tính ràng buộc
Nhìn chung, các nhà cung cấp viện trợ nói chung đều có mong muốn
đạt được những ảnh hưởng về kinh tế, mang về nhiều lợi nhuận cho sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ cho quốc gia của mình. Chính vì thế, các khoản vốn
ODA thông thường sẽ đi kèm với các điều kiện về kinh tế, phổ biến nhất là
yêu cầu khoản viện trợ phải để mua hàng hóa và dịch vụ từ nước tài trợ.
Điều này sẽ giúp quốc gia tài trợ tăng cường khả năng xâm nhập thị trường
và làm chủ việc xuất khẩu.
ODA cũng là một trong những “công cụ” để các nước cung cấp viện
trợ thực hiện ý đồ chính trị đối với các quốc gia nhận viện trợ. Điều này
được nhìn nhận rõ nhất có lẽ là trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nguồn vốn
ODA trở thành phương tiện để các nước lôi kéo đồng minh. Trong bối cảnh
hiện nay, vốn ODA cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các quan hệ giữa bên cấp
viện trợ và bên nhận viện trợ. Các nước đồng minh kinh tế, chính trị và quân
sự sẽ được ưu tiên cung cấp vốn ODA từ các nước viện trợ. lOMoARcPSD| 38777299 I.4. Phân loại vốn ODA
Theo chủ thể cấp vốn:
- ODA song phương: là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này sang nước kia
thông qua việc kí kết hiệp định chính phủ, phần này thường chiếm tỷ lệ 6070%.
- ODA đa phương: là hình thức viện trợ ODA cho các nước đang phát triển
thông qua các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB).
Ngân hàng phát triển châu Á( ADB), Ngân hàng phát triển châu Mỹ
(IDB),… Theo mục đích sử dụng:
- Vốn đầu tư phát triển: do Chính phủ các nước nhận vốn trực tiếp tổ chức đầu
tư, quản lý, chịu trách nhiệm. Các dự án của nhóm này thường là trong lĩnh
vực nông – lâm – ngư nghiệp hoặc các lĩnh vực công trình mũi nhọn của quốc gia.
- Vốn viện trợ kỹ thuật: hỗ trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ
chức và quản lý, hỗ trợ chuyên gia, thực hiện các cải cách thể chế và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế. Từ đó nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý Nhà
nước và các thiết chế thị trường.
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: là phần vốn giúp các nước thanh toán các khoản
nợ đã đến hạn và lãi tích lũy của các năm trước. - Viện trợ nhân đạo, cứu lOMoARcPSD| 38777299
trợ: chi cho mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến
tranh, thường là từ các tổ chức phi chính phủ.
- Viện trợ quân sự: chủ yếu là viện trợ song phương cho các nước đồng minh
trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” Theo điều kiện ràng buộc:
- Vốn ODA không ràng buộc: Khoản viện trợ không ràng buộc tức là việc sử
dụng nguồn vốn ODA không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
- ODA ràng buộc: ODA chỉ được phép sử dụng để mua sắm trang thiết bị,
hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp tại nước trợ cấp ODA cung cấp hoặc
chỉ được dùng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. Theo tính chất:
- ODA hoàn lại: Bao gồm các khoản vay ưu đãi, có thời gian hoàn lại dài
và lãi suất thấp. Trong nguồn vốn ODA hoàn lại cần có tối thiểu 25% là
tài trợ không hoàn trả.
- ODA không hoàn lại: Đây là viện trợ phát triển chính thức từ nước ngoài
cung cấp và không yêu cầu nước tiếp nhận ODA hoàn trả
- ODA hỗn hợp: Bao gồm một phần tín dụng ưu đãi theo điều kiện của
OECD kết hợp với một phần ODA không hoàn lại
I.5. Ưu và nhược điểm đối với nước nhận nguồn vốn ODA Ưu điểm:
- Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
- Giúp tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao trình độ khoa học – công nghệ và trình độ nhân lực của mình
bằng những hoạt động của các nhà tài trợ.
- Tăng cơ hội và đa dạng hóa các phương thức đầu tư, nâng cao chất lượng
nguồn lao động và thu nhập của đông đảo người dân.
- Có cơ hội được “va chạm”, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm,
những kỹ năng qua đó giúp nâng cao trình độ của bản thân nói riêng và
chất lượng nguồn nhân lực nói chung.
- Thúc đẩy tăng trưởng đồng thời góp phần cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo. lOMoARcPSD| 38777299
- Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế do thường được ưu tiên phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực.
- Thiết lập và cải thiện các mối quan hệ quốc tế ….vv….
Hiện nay nước ta nhận được nguồn vốn ODA từ nhiều nước khác nhau trên
thế giới, sự đầu tư của các nước này đã giúp cho mối quan hệ ngoại giao của nước
ta và nước đầu tư trở nên thân thiết và gắn bó hơn… từ đó mở rộng quan hệ quốc tế. Nhược điểm:
- Các nước giàu khi cho các nước vay ODA đều có mục đích, các mục đích
như: mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác, theo đuổi các mục tiêu
chính trị, an ninh quốc phòng … Ví dụ, các nước đi vay ODA sẽ phải dỡ
bỏ dần hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của nước cho vay.
- Đi kèm với vốn vay ODA, bên cho vay yêu cầu bên vay mua thiết bị, thuê
dịch vụ, nhân lực … của khoản vay với chi phí tương đối cao.
- Bên vay phải thực hiện các điều khoản thương mại đặc biệt như nhập khẩu
một số sản phẩm của họ. I.6. Vai trò của nguồn vốn ODA
Với các nước nhận viện trợ
- Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các
nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
mình. Vai trò của ODA đối với các nước nhận tài trợ thể hiện một số điểm chính sau đây:
- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư
phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA có đặc
tính ưu việt là thời hạn cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25 - 40
năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm), lãi suất thấp
(khoảng từ 0,25% đến 2%/năm), và trong nguồn vốn ODA luôn có một
phần viện trợ không hoàn lại. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay
ưu đãi như vậy chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung
đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện,
nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn von lOMoARcPSD| 38777299
ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các
nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia WB, đối với các nước
đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP
thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.
- ODA giúp các nước tiếp nhận phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi
trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài frợ và các nước tiếp nhận
ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất
kĩ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó,
một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ
lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng
đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát
triển con người của quốc gia mình.
- ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói, giảm
nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế
đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu
này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu
quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và
giảm 0,9% tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giàu tăng 10
tỉ USD viện trợ hàng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.
- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán
quốc tế của các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển
rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân
thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ
giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hóa cán cân vãng lai cho các
nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ.
- ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu
tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tot, ODA đóng
vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỉ lệ xấp xỉ 2 USD hên 1
USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, lOMoARcPSD| 38777299
ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc
đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy
tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường kinh
doanh bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung
mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước
đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của
cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít von FDI.
- ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế thông
qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách
hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Với các nước viện trợ
- Giúp mở rộng thị trường : Viện trợ ODA sẽ đi kèm với những điều khoản
và cùng với đó là quan hệ các nước trở nên tốt đẹp hơn. Mở cửa cho
những doanh nghiệp của các nước viện trợ ODA vào các nước được trợ giúp ODA.
- Tăng cường phụ thuộc kinh tế : các điều khoản đi kèm cùng với các
khoản vay khoản nợ sẽ khiến cho các nước nhận ODA sẽ phụ thuộc vào các nước phát ODA II.
Thực trạng và sự thay đổi của nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 lOMoARcPSD| 38777299 II.1.
Tình trạng thu hút vốn của Việt Nam từ năm 2011-2020 II.1.1.Số
liệu về vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Tổng số vốn ODA từ năm 2011 đến 2019 đã ký kết 40843,749 triệu USD
trong đó Viện trợ không hoàn lại là 1346,424 triệu USD.
II.1.2.Các bên tài trợ chính của Việt Nam
Việt Nam đã huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ 28 nhà tài trợ song
phương và 31 nhà tài trợ đa phương. Trong đó, khoảng 80% nguồn vốn ODA
của Việt Nam được huy động từ 6 ngân hàng, gồm: Ngân hàng thế giới(WB),
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc(KEXIM), Cơ quan phát triển
Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).
Trong đó Nhật Bản là đơn ký kết điều động vốn ODA lớn nhất Tính từ năm
1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17
tỷ USD),. Tính lũy kế đến năm 2015, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ Yên.
II.1.3.Xu hướng vốn ODA của Việt Nam từ năm 2011 - 2020 :
Từ năm 2011 - 2017 vốn ODA của Việt Nam được duy trì ổn định và dồi
dào nhưng nguồn vốn ODA của Việt Nam bắt đầu tụt giảm vào năm 2017 và
ngày càng tụt giảm cùng với đó là những vốn vay ưu đãi không hoàn trả không
còn xuất hiện kể từ năm 2018.
II.1.4.Nguyên nhân : lOMoARcPSD| 38777299
Nguyên nhân lớn nhất là tốc độ phát triển kinh tế của việt nam . GDP bình
quân đầu người của Việt nam đã vươn lên mức trung bình các nhà tài trợ chính
của Việt Nam như : Ngân hàng thế giới , Ngân hàng châu á và nhật bản không
còn rót nhiều vốn ODA vào Việt Nam nữa :
- ODA ưu đãi từ quỹ IDA giảm mạnh sau mức cao nhất vào năm 2014 là 1,38
tỷ đô giảm còn 915 triệu đô vào năm 2015 . 756 triệu đô vào năm 2016 và
cuối cùng Việt Nam hiện đã tốt nghiệp IDA (tức dừng vay từ IDA) từ ngày
1/7/2017 ( của ngân hàng thế giới )
- Việt nam tốt nghiệp quỹ ODF của ngân hàng châu á 1/1/2019
- Trong khi đó năm 2018 và 2019 Việt Nam không ký kết vốn vay ODA mới nào với Nhật Bản.
II.2. Cơ cấu vốn ODA tại Việt Nam
Bảng cơ cấu sử dụng vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Vốn ODA trong thời kỳ 2011-2020 được đầu tư vào các ngành giao thông vận
tải khoảng 33 %; đầu tư vào môi trường và phát triển nguồn nhân lực
khoảng 23 %; đầu tư vào năng lượng và công nghiệp khoảng 14,5%; đầu tư
vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo khoảng 10,2
%; đầu tư vào các ngành y tế, xã hội, giáo dục đào tạo khoảng 9%; còn lại
10,3 % đầu tư vào các ngành khác. Như vậy, có khoảng 57,7% được đầu tư
vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công
nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn. Có khoảng 42,3% được đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo lOMoARcPSD| 38777299
dục, môi trường, phát triển nhân lực... có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn hoặc không trực tiếp tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế II.3.
Tình trạng giải ngân vốn ODA tại Việt Nam 2011 – 2020
II.3.1.Số liệu về thực trạng giải ngân vốn ODA tại Việt Nam 2011 – 2020
Qua bảng ta thấy được sự chênh lệch giữa giải ngân vốn và vốn ký kết trong
giai đoạn từ năm 2011-2020 chưa kể những số vốn còn tồn đọng trong giai
đoạn trước . ( theo thitruongtaichinhtiente.vn trong giai đoạn 1993-2020 số
vốn đã giải ngân chỉ chiếm hơn 75% vẫn còn gần 25%) số vốn ODA vẫn tồn
đọng. Vốn ODA được đánh giá là giải ngân chậm nhất trong các nguồn vốn II.3.2.Hậu quả
- Việc giải ngân chậm làm chậm tiến độ các dự án công trình các kinh tế
giao thông chậm tiến độ hoàn thành làm kéo lại đà tăng trưởng của kinh tế lOMoARcPSD| 38777299
- việc giải ngân chậm sẽ làm tăng chi phí, không tận dụng được ích lợi của
dự án vay ưu đãi. Tính trung bình, nếu dự án chậm trễ 2 - 3 năm sẽ làm
tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính
- Việc giải ngân chậm vốn ODA sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam với các nhà tài trợ
- Vốn ODA được rót vào Việt Nam tuy rẻ nhưng không phải cho không
chúng ta vẫn phải trả những khoản lãi cho những nguồn tiền đó kể cả khi
tồn đọng và không làm gì , ngoài ra Việt Nam sẽ phải trả phí cam kết với
phần vốn vay chưa giải ngân dẫn đến tình trạng nợ công tăng cao (theo
bộ tài chính nợ công của Việt Nam năm 2016 đạt 64,73% GDP ) (việc trả
lãi và trả phí cam kết chậm ODA dẫn đến tình trạng nợ công tăng cao) II.3.3.
Nguyên nhân và những khó khăn của việc giải ngân vốn ODA Nguyên nhân khách quan -
Tác động của đại dịch covid 19 Nguyên nhân chủ quan -
Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan tới sử dụng nguồn vốn ODA
còn thiếu, hay thay đổi. -
Chuyên môn của các nhà quản lý còn hạn chế, nhất là ở các địa phương. -
Thủ tục hành chính rườm rà: trình tự thủ tục về thẩm định và ký hợp
đồng vay lại, phương thức giải ngân, đặc biệt đối với các dự án áp dụng cơ
chế tài chính trong nước hỗn hợp (một phần cấp phát, một phần cho vay lại) còn phức tạp.
II.3.4.Đề xuất giải pháp Về luật pháp:
- Ban hành chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo và quản lý các dự án
- Xây dựng hàng lang pháp khuôn khổ pháp lý về sử dụng vốn ODA cho
phù hợp với quy định chuyên ngành và điều ước Quốc tế lOMoARcPSD| 38777299
Về hệ thống quản lý
- Xác định ưu tiên các dự án nhận ODA
- Nâng cao vai trò chủ động và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
- Hợp tác công tư (PPP) để thu hút vốn đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả
- Tăng cường công tác theo dõi & đánh giá nguồn vốn ODA để đảm bảo
các mục tiêu an toàn nợ.