Câu hỏi tự luận- Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Preview text:
5. Tại sao có thể khẳng định: HCM là anh hùng giải phóng dân tộc thế kỉ 20: (câu 6 trg đề thi)
= Phương án 1: Phân tích LĐ: “ Tại sao khẳng định HCM là anh hùng giải phóng dân tộc”.
= Phương án 2: Phân tích tính sáng tạo của HCM trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
= Phương án 3: Phân tích LĐ của HCM: “ Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng phải đặt
lên trên hết, toàn dân tộc VN phải đoàn kết với nhau.” (sẽ in đậm/nghiêng) - Cơ sở lý luận:
+ Xuất phát từ Chế độ tư bản:
Giải phóng dân tộc, gp giai cấp, gp con người ( vẽ- gp con người của Mac [chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản, gp tư liệu sản xuất])
+ Xuất phát từ Chủ nghĩa dân tộc: CNDT Việt Nam đó chính là chủ nghĩa yêu nước chân chính xuất phát từ Chủ nghĩa DT
-> Nội dung: CN yêu nước chân chính thì đó mới chính là CNDT -> Câu nói của HCM về CN yêu
nước(vai trò của CN yêu nước): “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” -
Xuất phát từ Cơ sở thực tiễn: Chủ nghĩa tư bản, Cách mạng tháng 10 và bối cảnh Việt Nam:
● Bối cảnh Nga:
+ Đầu thế kỷ XX, nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp với quan hệ sản xuất phong kiến lạc
hậu. Địa chủ ra sức bóc lột nông dân một cách tàn bạo, nhất là chế độ lao dịch.
-> Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân ngày càng trở nên gay gắt. Theo đánh giá của Lênin, nền kinh
tế lúc bấy giờ chỉ là “một chế độ sở hữu ruộng đất lạc hậu nhất, một nông thôn man rợ nhất”
+ Nước Nga là nước khổng lồ, nhưng trước cách mạng là nước lạc hậu bậc nhất châu Âu. Nga
là con nợ lớn của tư bản phương Tây.
-> Chính sự lạc hậu ấy đã khiến nước Nga rơi vào tình trạng phụ thuộc nặng nề vào tư bản phương Tây.
+ Lúc bấy giờ, tư bản nước ngoài gần như thao túng nền kinh tế. Nga bị các thế lực phương Tây
nắm nhiều vị trí then chốt trong nền kinh tế Nga bị cuốn vào chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 - 1918) trong liên minh Anh - Nga - Pháp đối đầu với Đức - Áo - Hung. Chiến tranh đã
làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ, với tiềm lực công nghiệp chỉ còn một nửa mức trước chiến
tranh, sản lượng nông nghiệp bị giảm 20%, chỉ còn lại 1/2 chiều dài đường sắt và các phương
tiện vận tải, tiền tệ lạm phát nghiêm trọng.
+ Về mặt văn hóa giáo dục, trước khi cách mạng nổ ra, nước Nga có tới 76% dân số từ 18 tuổi trở lên mù chữ.
● Bối cảnh Việt Nam:
+ Đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đều bị thất bại vì không có
đường lối cứu nước đúng đắn. Giữa lúc đó, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sau gần
10 năm bôn ba tìm con đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười.
+ Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối đúng đắn, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian
khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại:
-> Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Ở trong nước, trải qua các
cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc
đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết
định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên
truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp.
=> Thắng lợi của Cách mạng Tháng, Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến,
lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
-> Sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc quay trở lại xâm
lược nước ta. Ngày 19/12/1946, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thà hy sinh tất cả, chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã
nhất tề bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống kẻ thù xâm lược.
=> Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
-> Sau Hiệp định Geneva năm 1954, miền Bắc có hòa bình, toàn Đảng toàn dân chung tay ra sức xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đồng hành cùng đồng bào miền Nam đấu tranh với Mỹ - Ngụy nhằm thống
nhất đất nước. Ở miền Nam, chính quyền tay sai đã thẳng tay đàn áp rất đẫm máu phong trào đấu
tranh yêu nước, đòi địch phải thi hành hiệp định, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Tổ quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Nam đã tiến hành thành công cuộc Đồng khởi trên toàn
miền, làm thất bại chính sách xâm lược bằng “chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của Mỹ.
=> Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; thắng lợi trong cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tố quốc; làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao
cả; tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh: (mục d/p2/II/chương 3/GT)
Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước
CM vô sản của chính quốc.
- Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế xuất hiện quan điểm xem nhẹ, coi CM thuộc địa
phụ thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Thấm nhuần tư tưởng của Lênin,
+ HCM khẳng định: CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa và giải phóng dân tộc ở chính quốc có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau => HCM dùng hình ảnh con rắn, con đỉa và hình ảnh con chim
đại bàng để nhấn mạnh, khẳng định sự gắn bó của hai CM nói trên.
+ HCM sớm dự báo khả năng thắng lợi trước của CM thuộc dịa so vs CM vô sản ở chính quốc.
Trong bài báo Đông Dương, HCM: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Châu Á bị tàn sát và
áp bức thức tỉnh… họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm
vụ giải phóng hoàn toàn.”
-> Điều tâm đắc là Người tìm thấy từ các tác phẩm của Lênin chính là tầm quan trọng của cách mạng
thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. Tiếp thu tư tưởng này của
Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa, trong tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết:
“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi
khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”
-> Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản khi nghe một số ý kiến coi trọng cách mạng vô sản ở chính
quốc hơn thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn nêu ý kiến của mình:
“Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể không nói với các đồng chí rằng,
sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy
muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của
con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa
đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi
nói về cách mạng các đồng chí lại khinh thường thuộc địa”
+ Nhưng tuỳ từng thời kỳ để giải quyết đúng đắn mối quan hệ này (mqh dân tộc- giai cấp)
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam:
-> Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp-> câu nói của HCM: “An nam dân tộc CM
thành công, tư bản pháp yếu, tư bản pháp yếu thì công nông pháp sẽ làm CM, công nông CM pháp
thành công thì dân tộc An Nam sẽ giải phóng hoàn toàn.”
- Tính đúng đắn: Đó chính là vấn đề dân tộc, giai cấp. -
Trong thời gian qua, nhất là từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta đã luôn kiên trì, kiên định và nêu
cao chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. -
Đến Đại hội VII (6/1991), Đảng khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và tư tưởng của Người
đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta. -
Với những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của 35 đổi mới đất nước, tại Đại hội XIII
(năm 2021), Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ
Chí Minh là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng. Đai hội XIII đã nêu rõ quan điểm
chỉ đạo quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Đó là: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” -
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường đúng đắn, đúng quy luật của lịch sử nhân
loại, là sự lựa chọn sáng suốt có ý nghĩa thời đại, thể hiện trí tuệ anh minh, sáng suốt, tình
cảm giai cấp và dân tộc của Hồ Chí Minh. Những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam
đã chứng minh tư tưởng và sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt của Hồ Chí Minh về CNXH -
mục tiêu của nhân loại tiến bộ trong thời đại ngày nay.