Bài tập nhóm - Luật kinh tế | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Bài tập nhóm - Luật kinh tế | Học viện Phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HVPNVN)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI T P NHÓM 7SONICS Ậ Lê Tr
ng Giang: 1, 2, 3 trang 215 ườ Nguyêễn B ch D ạ ng: 4, 5, 6 trang 215 ươ
Ngô Th Thu Quỳnh: 7, 8 trang 215 ị Nguyêễn Th Ng ị c Ánh: 9, 10 trang 215 ọ
Bùi Phương Linh: 1, 2 trang 262 Phùng Th C ị m T ẩ ú: 3, 4 trang 262
Phạm Thanh Trúc: 5, 6 trang 262
Câu 1: (trang 215) Ai cũng có th kh ể i s ở
kinh doanh và cũng có th ự thành công ể sau khởi sự Đúng,
Ai cũng có thể khởi sự kinh doanh. Gần như, ai cũng mặc định khởi nghiệp là mở
DOANH NGHIỆP RIÊNG để làm ăn, kinh doanh, hoặc phải mở ra một hoạt động kinh
doanh nào đó cho riêng mình (ví dụ bán bún, phở, cà phê, quần áo thời trang…) để trở
thành chủ một doanh nghiệp.
Có người trở thành một nghệ sĩ, bán giọng ca để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp,
bán đôi chân để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, bán đôi tay để trở thành nghệ sĩ piano
chuyên nghiệp (hay chuyên gia… tẩm quất chuyên nghiệp)…
Nhưng, không phải ai khởi sự kinh doanh cũng có thể thành công. Có người dành
trọn cả tuổi trẻ để cống hiến cho thể thao nhưng không đem lại kết quả tốt, có người
startup, mở công ty nhưng thiếu vốn, không đủ nhân lực vận hành bộ máy, dần dần bị đào
thải. Có công ty lại bị cạnh tranh không lành mạnh, thiếu các mối quan hệ, dẫn đến không
thể tìm được khách hàng, cũng bị đào thải…
Vậy nên, không phải ai khởi sự kinh doanh là có thể thành công. Nhưng nếu đủ
quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, cộng thêm một chút may mắn thì một ngày nào đó có
thể vươn cao vươn xa hơn trong công cuộc bắt đầu khởi sự kinh doanh của mình.
Câu 2: (trang 215) Bâất c ai nếấu có đ ứ điếều ki ủ
n là lòng yếu kinh doanh thì khi ệ
khởi s kinh doanh cũng đếều thành công. ự Sai
Chỉ với lòng yêu kinh doanh là chưa đủ để có thể thành công khi khởi sự kinh
doanh. Khi khởi sự kinh doanh, cần phải có kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, tài
chính, lòng yêu thích với kinh doanh và đôi khi còn cần một chút yếu tố may mắn thì mới
có thể may mắn có được thành công khi khởi sự kinh doanh. Câu 3: (trang 215) M i ọ ng i kh ườ
ởi s kinh doanh đếều có m ự
c đích giôấng nhau: ụ
làm giàu cho b n thân và x ả ã h i. ộ - Đúng
Kiếm lợi nhuận và gia tăng giá trị của doanh nghiệp là mục đích chính của nhiều
người khi khởi sự kinh doanh. Phần lớn các doanh nhân khởi sự kinh doanh vì mục đích
này. Thứ hai, người khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu khởi sự của chủ doanh
nghiệp là không vì lợi nhuận mà vì xã hội.
Những người khởi sự doanh nghiệp xã hội có thể là doanh nhân, nhân viên xã hội,
nhà hoạt động từ thiện,... tùy thuộc mô hình hoạt động của họ. Tuy nhiên, doanh nhân xã
hội khác với những người hoạt động xã hội – từ thiện kiểu truyền thống ở chỗ họ sở hữu
những phẩm chất, kỹ năng như của một doanh nhân thực thụ. Họ nhạy bén trong việc
phát hiện, sử dụng các nguồn lực tiềm năng; đam mê, khát vọng tạo ra sự thay đổi; trực
tiếp tạo lập, điều hành các tổ chức/doanh nghiệp xã hội; dám chấp nhận thách thức.
Doanh nhân xã hội là người có đầu óc sáng tạo mang lại những thay đổi cho cộng đồng.
Nhưng họ đều có một điểm chung, là cố gắng phát triển bản thân hoặc xã hội theo một cách nào đó.
Câu 4: (trang 215) Kinh doanh không ph i 1 nghếề ả SAI
Giải thích: Hoạt động kinh doanh còn tạo ra lợi nhuận – điều kiện để xã hội tiếp tục phát
triển. Vì vậy, kinh doanh là hoạt động gắn với sự phát triển của loài người. Ở tất cả các
nước thi hành cơ chế thị trường 168 việc kinh doanh và coi kinh doanh là một nghề là
việc đương nhiên như cơm ăn, áo mặc vậy.
Câu 5: (trang 215) Kinh doanh là m t nghếề bình th ộ ng nến ng ườ i kinh doanh ườ
ch ỉcâền có kyỹ năng nghếề nghi p là đ ệ ủ SAI Giải thích:
Bên cạnh trí lực ra quyết định đúng, nghiệp chủ còn phải biết nên truyền tải quyết định
đó cho ai, vào thời điểm nào và với thái độ cụ thể như thế nào? Để đưa doanh nghiệp phát
triển, nghiệp chủ cần thể hiện cách ứng xử nghệ thuật ở rất nhiều góc độ. Đó là nghệ
thuật dùng người, nghệ thuật gây thiện cảm, nghệ thuật dẫn dụ người khác, nghệ thuật
sửa tính cách người khác mà không làm họ phật ý, nghệ thuật hình thành mong muốn,...
=> kinh doanh là một nghề cần nghệ thuật
Như đã khẳng định kinh doanh trước hết là một nghề như bao nghề khác. Song khác với
nhiều nghề khác, nghề kinh doanh luôn gắn với rủi ro cao. Sở dĩ như vậy vì nghề kinh
doanh gắn trước hết với các quyết định đầu tư. Mọi quyết định đầu tư đều gắn với việc bỏ
tiền ra trước và thu lại vốn và có thể có lãi sau. Do đó nghề kinh doanh cũng cần một chút “May mắn”
Câu 6: (trang 215) Kinh doanh là nghếề câền trí tu ệ ĐÚNG
Giải thích: Phải là người có trí tuệ cao, người khởi nghiệp mới thoát khỏi vòng tư duy
theo kiểu truyền thống, cũ kĩ và manh mún. Phải là người có trí tuệ rất cao mới nhận thức
và dám quyết định tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, vật liệu mới; mới dám và biết
quyết định cần phát triển ở thị trường nào, rút lui khỏi thị trường nào và kiên quyết cạnh
tranh ở thị trường nào? mới dám quyết định sử dụng và biết sử dụng người tài giỏi hơn
mình; mới dám quyết định áp dụng một mô hình quản trị tiên tiến hơn, đem lại hiệu quả
cao hơn. Cũng chỉ trên cơ sở có trí tuệ cao, chủ doanh nghiệp mới biết đề phòng và tìm
cách giảm thiểu rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình kinh doanh
Câu 7 (tr215): Nghếề kinh doanh là nghếề câền ngh thu ệ t? ậ ĐÚNG Giải thích:
Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc, công
cụ, phương pháp kinh doanh, tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội
kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với
hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Như vậy, nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử của người khởi sự trong các
tình huống khác nhau. Các thái độ, cách ứng xử của người chủ phải nhằm đảm bảo tính
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi hoạt động kinh doanh chỉ có thể thành công thông qua việc giải quyết tốt các mối
quan hệ giao tiếp của nghiệp chủ với cán bộ công quyền, đồng nghiệp cũng như các nhà
quản trị và những người dưới quyền.
Để đưa doanh nghiệp phát triển, nghiệp chủ cần thể hiện cách ứng xử nghệ thuật ở rất
nhiều góc độ, đó là nghệ thuật dùng người, xây dựng thiện cảm, dẫn dụ người khác, sửa
tính cách người khác mà không làm họ phật ý, nghệ thuật hình thành mong muốn,...
Lý do nghệ thuật quản trị được đặt lên hàng đầu: Bất cứ ai nếu muốn quy phục được
người khác thì trước hết phải làm chủ được bản thân mình, bất cứ ai muốn chỉ huy được
người khác thì trước hết phải biết tự chỉ huy mình, rèn luyện mình.
Câu 8 (tr215): Nghếề kinh doanh ch u nhiếều may ị
r i nến không câền trí tu ủ ? ệ SAI
Giải thích: Làm nghề thì phải biết nghề, trình độ am hiểu nghề được gọi là trình độ nghề
nghiệp, làm nghề phải có kỹ năng nghề nghiệp để đưa chủ doanh nghiệp đạt đến đỉnh cao
của nghề - sự thành đạt.
Kinh doanh chính là một nghề, cũng như những nghề khác, nghề kinh doanh gắn với rủi
ro cao nên cũng cần một chút may mắn. Nhưng nếu chỉ dựa vào may mắn thì doanh
nghiệp không thể sinh tồn lâu dài nếu chủ không phải là người có trí tuệ cao, trình độ cao,
am hiểu nghề, như thế họ mới thoát khỏi được vòng tư duy theo kiểu truyền thống, cũ kỹ
và manh mún để khởi nghiệp thành công.
Phải là người có trí tuệ cao mới nhận thức và dám quyết định tạo ra công nghệ mới, sản
phẩm mới, vật liệu mới, mới dám và quyết định cần phát triển ở thị trường nào, rút lui
khỏi thị trường nào và kiên quyết cạnh tranh ở thị trường nào? Cũng chỉ trên cơ sở có trí
tuệ cao, chủ doanh nghiệp mới biết đề phòng và tìm cách giảm thiểu rủi ro có thể xuất
hiện trong quá trình kinh doanh,...
Câu 9: ( trang 215 ) Nhà quả n trị nhâất đị nh phả i có và chỉ có lòng tự tn là kinh doanh thành đ t ? ạ Sai
Giải thích: Nhà quản trị là những người thực hiện và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản trị.
Để trở thành nhà quản trị kinh doanh giỏi, bạn cần phải trải qua một thời gian dàiđược
rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đitrước. Thế
nhưng, nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãiquan niệm chủ
quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Một nhà quản trịthật sự cần phải
có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác. Ngoài ra, cần có tầm nhìn
xa, tính kiên trì, sự quyết đoán, sự cần cù chăm chỉ, biết gây ảnh hưởng, có ý chí nghị lực, sáng tạo,..
Câu 10: ( trang 215 ) Nhà qu n tr ả
câền có kiếấn th ị c kinh doanh v ứ à kiếấn th c qu ứ n ả
tr câền thiếất ? ị Đúng
Gỉai thích: Nhà quản trị thường giải quyết những công việc như hoạch định các
mục tiêu vĩ mô, lập kế hoạch và chính sách... đồng thời, kiểm tra các hoạt động của từng
thành viên trong tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực hướng đến sự thành công của mục tiêu đã đề ra...
Vì vậy, nhà quản trị nhất định phải nắm được những kỹ năng về quản lý mới có thể "chèo lái" công ty.
3 kỹ năng quan trọng cần có của một nhà quản trị đó là: kỹ năng chuyên môn, kỹ
năng nhận thức và tư duy, kỹ năng nhân sự.
Câu 1 (Trang 262): Cơ h i kinh doanh là gì ? s ộ câền thiếất ph ự i l ả a ch ự n c ọ h ơ i ộ kinh doanh?
Cơ hội kinh doanh ( Business opportunity ) là khái niệm để chỉ thời cơ thuận lợi
để một cá nhân, tổ chức có thể bắt đầu công việc kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, cơ
hội kinh doanh là việc cá nhân/ tổ chức nắm vững các yếu tố bao gồm: hoàn cảnh, thị
trường, điều kiện, mục tiêu,... để bắt đầu phát triển doanh nghiệp.
Cơ hội kinh doanh xuất phát từ ý tưởng kinh doanh với mong muốn khát khao
kiếm lợi nhuận. Chính điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp hình thành và phát triển mạnh
mẽ. Để tận dụng được cơ hội kinh doanh, người kinh doanh cần phải có sự kiên trì, quyết
đoán. Bên cạnh đó cũng phải có năng lực quản lý và kinh nghiệm trong lĩnh vực của
mình để tối đa hóa cơ hội đó
Sự cần thiết phải lựa chọn cơ hội kinh doanh?
Thực tế cho thấy thì con người luôn không ngừng có nhu cầu trải nghiệm những
dịch vụ, sản phẩm vật chất phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày như nơi ở, thức ăn, quần áo,
của cải, sự an toàn, sự quý trọng, cùng với một vài thứ khác nữa để tồn tại.
Nếu như bạn đáp ứng được các yêu cầu đó của khách hàng thì họ luôn sẵn sàng
bỏ tiền ra để có được những trải nghiệm mới, đây chính là một cơ hội kinh doanh mà bạn
cần phải biết nắm bắt.
Hãy lựa chọn cơ hội kinh doanh mà có đầy đủ tiêu chuẩn (tính hấp dẫn, tính bền
vững, tính duy trì sản phẩm/dịch vụ, tính thời điểm) để bắt tay vào thực hiện, như vậy
mới có thể nắm chắc thành công.
Câu 2 (Trang 262): Đ c tr ặ ng c ư a c ủ h ơ i kinh doanh là gì ? ộ
Đặc trưng của cơ hội kinh doanh
Một cơ hội kinh doanh tốt sẽ bao gồm bốn đặc điểm:
Th nht, cơ hội đó phải hấp dẫn. Tính hấp dẫn đó bao hàm nhiều yếu tố về mặt
thị trường ví dụ như tỉ lệ lợi nhuận cao hơn mức trung bình của nền kinh tế, qui mô lợi
nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp....
Th hai, đó là tính thời điểm. Kinh doanh sớm hay muộn hơn so với thực ti~n thị
trường đều có thể dẫn đến thất bại;
Th ba, cơ hội kinh doanh phải có tính ổn định;
Th tư, cơ hội kinh doanh phải hướng đến sản phẩm, dịch vụ mà qua đó tạo ra giá
trị giá tăng cho khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.
Câu 3 ( trg 262 ): Làm thếấ nào đ ể nh n di ậ n ý t ệ
ng kinh doanh? Các kyỹ năng đ ưở ể nh n di ậ n c ệ h ơ i kinh doanh ộ
Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy
được nhu cầu mới mà nó còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi
thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm dịch vụ mới; hoặc sử dụng công
nghệ mới tạo ra sản phẩm dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới mà ở đó nhu cầu vượt
cung hiện tại; hoặc từ một tổ chức mới…Một ý tưởng kinh doanh luôn phải được hình
thành theo nguyên tắc SMARTER.
Specific – cụ thể, dễ hiểu
Ý tưởng kinh doanh phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bạn trong tương lai.
Đừng nói mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối
thủ đang chiếm 40 % thị phần. Thay vào đó hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị
phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải cố đạt bao nhiêu % nữa.
Measurable – đo lường được
Các chỉ tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không?
Đừng ghi: “phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể”. Hãy yêu cầu nhân viên trả
lời thư ngay trong ngày nhận được. Achievable – vừa sức
Các chỉ tiêu đặt ra trong ý tưởng phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt
chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao. Realistics – thực tế
Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện ý tưởng so vối nguồn lực
của bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).
Đừng đặt chỉ tiêu giảm 20 kg trong một tháng để đạt trọng lượng lý tưởng 45 kg trong
vòng một tháng, như vậy là không thực tế. Timebound – có thời hạn
Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn.
Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác. Engagement – liên kết
Ý tưởng kinh doanh của bạn phải làm sao để liên kết được lợi ích của công ty và lợi ích của các chủ thể khác.
Khi các bộ phận, nhân viên tham gia thực hiện mục tiêu, họ sẽ được kích thích như thế
nào. Nếu doanh nghiệp bạn thành lập để triển khai ý tưởng kinh doanh của bạn không có
chế độ này, việc thực hiện mục tiêu sẽ không có hiệu quả. Ralevant – thích đáng
Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng bộ phận khác lại thờ ơ cũng là điều bạn
cần quan tâm nếu muốn tạo ra sức mạnh tổng thể để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Ví dụ mức tồn kho, bộ phận bán hàng luôn muốn mức tồn kho cao trong khi bộ phận tài
chính lại muốn mức tồn kho thấp.
Mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh phải thích đáng, công bằng với tất cả các bộ phận của doanh nghiệp
Các kỹ năng nhận diện cơ hội kinh doanh
Cơ hội kinh doanh được nhận diện từ rất nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Việc
mà cá nhân phát hiện, tìm hiểu được cơ hội kinh doanh là yếu tố hỗ trợ hàng đầu đem đến sự thành công
Hãy nhìn trực diện các khuynh hướng thay đổi hàng ngày của cuộc sống thay vì tưởng
tưởng và đoán mò. Luôn ghi nhớ khuynh hướng về kinh tế, công nghệ, chính trị xã hội là
yếu tố mang lại sự tác động rất lớn cần nắm bắt.
-Hiểu và giải quyết vấn đề nhanh gọn lẹ. Một gợi ý tiếp cận nhận diện vấn đề qua sự phân
tích hoặc là yếu tố may mắn và xử lý nhanh theo hướng tích cực. Nắm chắc được mọi
hướng đi hiệu quả nhất và thay đổi theo.
-Khoảng trống trên thị trường là điều bạn cần chú ý nắm bắt. Luôn nhìn thẳng vào nhu
cầu của mình và mọi người xung quanh. Theo dõi về khoảng thiếu hụt dần dần tiến tới
lấp đầy để thỏa mãn được yêu cầu và sinh lời thu về lợi nhuận.
Câu 4: ( trg 262) Thếấ nào là ý tưở ng kinh doanh tôất. Có thể tm kiếấm các ý t ng kinh doanh ưở đâu ở
Ý tưởng kinh doanh là một trong những điều quan trọng khi bắt đầu kinh doanh . Một ý
tưởng kinh doanh tốt sẽ giúp bạn có được nền tảng vững chắc phát triển sự nghiệp.
Có những cơ hội tiềm năng nào quanh bạn ?
Các vấn đề mà những người khác gặp phải có thể d~ dàng biết được thông qua việc lắng
nghe những người khác phàn nàn để tìm hiểu xem họ có những nhu cầu và khó khăn gì.
Nghiên cứu cộng đồng của bạn để tìm ra những dịch vụ còn thiếu.
Các vấn đề của người dân và những nhu cầu chưa được đáp ứng là đầu mối cho những
cơ hội kinh doanh mới. Nếu có nhu cầu mà chưa có hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng thì
rõ ràng là có cơ hội cho các ý tưởng tốt để đáp ứng nhu cầu của họ.
Ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi ?
Để xác định xem ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không chúng ta lên thực hiện hóa ý
tưởng đó ở quy mô thử nghiệm trước khi đem nó ra sản xuất ,áp dụng đại trà cho thị
trường, làm những sản phẩm thử nghiệm để kiểm tra xem thị trường có đón nhận tốt hay
không ? nếu là mô hình thì nên ap dụng ở phạm vi hẹp trước để kiểm tra tính khả thi.
Nhu cầu thị trường có đủ lớn hay không ?
Một ý tưởng kinh doanh có thành công hay không chính là nhờ vào nhu cầu xã hội đang
cần ý tưởng đó, nếu một sản phẩm tốt,có tính khả thi với thị trường, thế nhưng để ý tưởng
kinh doanh đó đem về lợi nhuận lớn thì nhu cầu cho sản phẩm đó phải cao, thật là viển
vông nếu sản phẩm của bạn sản xuất ra chỉ để bán cho một vài người ở tỉnh lẻ.
Điểm độc đáo khác biệt của ý tưởng ?
Ở một xã hội đã có quá nhiều những sản phẩm, dịch vụ như ngày nay, việc làm nổi bật
thương hiệu của mình giữa đám đông là điều vô cùng quan trọng, một sản phẩm hay ý
tưởng có thể cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại khác trên thị trường hay
không chính là nhờ vào sự khác biệt và tính độc đáo của sản phẩm.
Tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh
Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có ích cho bản thân và cộng đồng
Dành thời gian xem xét và đánh giá sản phẩm hay dịch vụ nào sẽ thực sự phù hợp với
khả năng của bạn và nhu cầu của cộng đồng. Cộng đồng ở đây đơn giản là nhóm đối
tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới - những người sẽ được lợi từ ý tưởng kinh doanh của bạn.
Tham gia các sự kiện khởi nghiệp và công nghệ để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh
KKhông quá khó để bạn có thể tìm ra và đăng ký tham gia những chương trình giao
lưu, hội thảo về khởi nghiệp. Tại đây, bạn sẽ được lắng nghe những chia sẻ từ những
người đã, đang và sẽ khởi nghiệp thành công. Ngoài ra, tại chương trình cũng sẽ có
những cơ hội hợp tác kinh doanh hiếm có.
Du lịch để tìm ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam hoặc các đất nước phát triển có nhiều mô
hình kinh doanh mà địa phương bạn chưa có. Du lịch là một cách hoàn hảo vừa giúp bạn
mở mang tầm mắt, vừa giúp bạn học hỏi những mô hình kinh doanh độc đáo. Những ý
tưởng kinh doanh sáng tạo cũng từ đó mà được “nặn" thành hình
Thảo luận với những người có chung lý tưởng khởi nghiệp
Biết đâu trong networking của bạn có những người cũng ôm giấc mơ khởi nghiệp giống
bạn vậy. Hãy mở lòng chia sẻ và trò chuyện cùng họ! Việc trao đổi thông tin qua lại, sớm
hay muộn, sẽ giúp các bạn lóe lên những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời nào đấy
Thường xuyên theo dõi các kênh, chương trình về kinh doanh
Theo dõi các chương trình về kinh doanh là bước cần thiết bạn nên làm, điển hình như
chương trình Shark Tank. Bạn có thể học hỏi các nhà startup cách thuyết phục gọi vốn,
cách trình bày ý tưởng… Và hầu hết những ý tưởng kinh doanh trên chương trình này
đều rất độc đáo. Từ đó sẽ có ý tưởng kinh doanh phù hợp với bản thân.
Câu 5 (trang 262): Các phươ ng pháp tm kiếấm ý t ng kinh doanh ưở
Phương pháp tìm kiếm, sáng tạo ý tưởng kinh doanh.
Trên cơ sở xác định có cơ hội kinh doanh, doanh nhân cần tiếp tục tìm kiếm và sáng tạo ý tưởng kinh doanh. Phương pháp kinh nghiệm
Là phương pháp đơn giản được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo phương pháp
này cách thức giải quyết vấn đề thường có sẵn, thường trực. Vấn đề là người khởi tác
động vào vỏ não để tư duy về một vấn đề mới phát sinh theo những kiến thức đã tích lũy
được. Kinh nghiệm gắn với sự tích luỹ kiến thức mà một con người đã trải qua và tích luỹ được.
Cách thức khác nhau khi áp dụng: ●
Thấp: hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của bản thân về việc cải tiến/hoàn thiện một
loại sản phẩm/dịch vụ hoặc cách thức kinh doanh một loại sản phẩm/dịch vụ hoặc cách
kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đang có mặt ở thị trường hoặc nghĩ đến việc đem sản
phẩm/dịch vụ đang có sang thị trường hoàn toàn mới nhờ sự trợ giúp của kỹ thuật hiện đại. ●
Cao: dựa vào các dữ liệu thống kê, kết quả điều tra,tài liệu có sẵn về sản
phẩm/dịch vụ và thị trường rồi dựa vào phương pháp thống kê kinh nghiệm để nhận thức
về việc cải tiến, hoàn thiện một loại sản phẩm/dịch vụ, cách kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
đang có mặt ở thị trường hoặc nghĩ đến việc đem sản phẩm/dịch vụ đang có sang thị
trường hoàn toàn mới nhờ sự trợ giúp của kỹ thuật hiện đại.
Phương pháp tư duy sáng tạo
+ Là phương pháp có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu sáng tạo.
+ Người sáng tạo cần có kỹ năng xác định thông tin cần thiết, phương thức, địa chỉ
cung cấp thông tin và kỹ năng thu thập chúng.
+ Các phương pháp chủ yếu để tư duy sáng tạo ●
Phương pháp sáng tạo tự do: liên quan đến hoạt động của não bộ con người.
Bán cầu não trái thực hiện chức năng điều khiển lý trí, tư duy lập luận.
Bán cầu não phải điều khiển các phương thức tư duy trực quan, phi lý trí.
Con người sử dụng cả hai bán cầu não, chuyển thông tin từ bán cầu não này sang bán cầu
não kia trong quá trình sáng tạo. Nếu để mỗi người tự thực hiện sáng tạo => Phương pháp sáng tạo tự do. ●
Phương pháp sáng tạo nhóm: là hoạt động một nhóm người cùng thực hiện quá
trình sáng tạo. Nhóm không nên nhiều quá và cũng không nên ít quá ( tốt nhất là từ 5=>10 người)
Phương pháp sử dụng thư viện ảnh và tìm kiếm trên internet +
Phương pháp thứ ba để tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh là sử dụng sách trong
thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet Một khuynh hướng tự nhiên của con người trong quá
trình tìm kiếm ý tưởng là nghĩ sẽ lựa chọn tưởng nào trước và sau đó quá trình tìm kiếm ý
tưởng mới bắt đầu. Đây là cách tiếp cận theo đường thẳng. Thông thường, ý tưởng xuất
sắc nhất sẽ xuất hiện khi các khái niệm, ý kiến hay thông tin về ý tưởng được tìm thấy
thông qua thư viện hoặc công cụ tìm kiếm trên Internet. Điều này có thể so sánh với hình
ảnh người khởi sự là một chuyên viên đang thiết kế một trò chơi điện tử, còn Internet
chính là công cụ cung cấp một cái nhìn bao quát toàn bộ thị trường trò chơi điện tử; và
sau khi tham khảo Internet người khởi sự sẽ quyết định nên thiết kế loại trò chơi nào là tốt nhất. +
Tìm kiếm trên Internet cũng rất quan trọng. Nếu người khởi sự bắt đầu với một mớ
hỗn độn và chưa biết phải làm gì, đơn giản người khởi sự có thể gõ cụm từ “ý tưởng kinh
doanh mới” vào google hoặc yahoo! Các trang này sẽ dẫn người khởi sự tới các bài báo
và tạp chí viết về những ý tưởng mới nhất và có sức hút nhất hiện nay. Các phương pháp khác
Ngoài ba phương pháp trên người khởi sự còn có thể sử dụng rất nhiều phương pháp
khác nhau để tìm kiếm những ý tưởng mới. Một vài doanh nghiệp thành lập ban chuyên
gia cố vấn sản phẩm thường xuyên bàn luận về nhu cầu, mong muốn và các vấn đề liên
quan đến khách hàng có thể dẫn đến những phát minh mới. Một số doanh nghiệp khác lại
sử dụng mô hình nhân chủng học, ví dụ như chương trình nghiên cứu khách hàng “một
ngày trong cuộc sống thực”. Các doanh nghiệp này đều đặn gửi các nhóm điều tra viên
đến nhà và cơ quan của người sử dụng để quan sát xem sản phẩm đang được sử dụng như
thế nào và tìm ra ý tưởng mới về sản phẩm.
Cho dù các ý tưởng kinh doanh luôn xuất hiện quanh người khởi sự thì việc tìm
kiếm các ý tưởng kinh doanh là một việc không d~ dàng. Một vài ý tưởng kinh doanh
xuất phát từ những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường hoặc nhu cầu người
tiêu dùng, một vài ý tưởng khác lại xuất phát từ sự may mắn, có những ý tưởng lại xuất
hiện một cách rất ngẫu nhiên ngoài sự tưởng tượng của người khởi sự. Dù nguồn gốc
xuất hiện nào thì người khởi sự cũng nên tránh các ý tưởng kinh doanh sau: ý tưởng kinh
doanh liên quan đến tội ác, ý tưởng đến các hoạt động kinh doanh trong các ngành lao
động tay nghề thấp kém, các ngành kinh doanh bị tác động bởi môi trường quá khắc nghiệt,...
Câu 6 (Trang 262): Trình bày các ma tr n đánh giá và các ý t ậ ưởng xung quanh
Một ý tưởng kinh doanh tốt phải tạo ra từ sản phẩm/dịch vụ có lợi thế cạnh tranh.
Để khởi sự cạnh tranh, cần phải có ý tưởng kinh doanh tốt và có tính khả thi. Sau khi có
một số ý tưởng kinh doanh nhất định, lựa chọn ý tưởng kinh doanh tốt và mang tính khá
thi. Sau có một số ý tưởng kinh doanh nhất định, việc lựa chọn ý tưởng thông qua ba ma trận sau:
Thứ nhất: ma trận tính tốt xấu của ý tưởng -
Cột thứ nhất: số thứ tự, đánh số từ 1 đến hết -
Cột thứ 2: mô tả tính chất ý tưởng kinh doanh -
Cột thứ 3: đánh giá ý tưởng theo điểm quy ước -
Cột thứ 4: xác định điểm ý tưởng theo thang điểm quy ước. -
Trong ma trận có thể quy định toàn bộ tiêu chí được đưa ra từ 0-10 -
Nếu như ý tưởng xuất hiện từ vị trí “ sản phẩm hiện tại, tổ chức mới” thì phân loại là 2 điểm -
Nếu mục tiêu là vị trí thị trường mới thì cộng 5 điểm vào “ sản phẩm hiện tại” -
Nếu mục tiêu là phân đoạn mới thì cộng 4 điểm vào “ sản phẩm hiện tại, tổ chức
mới”, cộng 3 điểm vào “sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm”, cộng 2 điểm vào sản
phẩm hiện tại, cải tiến sản sản phẩm, tổ chức mới”, cộng một điểm vào sản phẩm mới
Thứ hai: ma trận đánh giá rủi ro
Rất nhiều khi vì một lí do nào đấy mà ý tưởng từ tuyệt vời trở nên tồi tệ. Đó là rủi ro. Ma
trận đánh giá rủi ro như sau: -
Xác định xác suất xảy ra rủi ro từ thấp đến cao -
Dự đoán tác động của mỗi rủi ro -
Xác định vị trí trên ma trận
Thứ ba: ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh
Có nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng những ý tưởng đó rơi vào những khu vực
không cho phép hoặc hạn chế của luật pháp. Do vậy điều quan trộng trước khi thực hiện
ý tưởng đó, cần xem xét xem ý tưởng đó cs nằm trong khu vực hạn chế này không? Cách làm như sau:
-Tìm kiếm các thông tin liên quan đến quy định hiện hành hoặc dự đoán các quy định sẽ
ban hành hoặc dự đoán các quy định sẽ ban hành ở nơi người khởi sự kinh doanh. Đây là
bước thực hiện khó khăn vì các quy định rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng, do vậy tốt
nhất nên có tư vấn chuyên môn. -
Xác định từ không đến ngăn cản hoạt động kinh doanh
Vẽ ma trận và định vị hoàn toàn phù hợp Không được phép
Bị hạn chế, cần có điều kiện
Quyết định ý tưởng: nếu ý tưởng nằm trong ô hoàn toàn phù hợp thì người khởi sự có thể
yên tâm triển khai. Nếu quy định nằm trong ô không cho phép thì tốt nhát nên tìm ý
tưởng kinh doanh khác. Nếu ý tưởng rơi vào ô hạn chế, cần có điều kiện thì người khởi
sự nên xem xét có đáp ứng được với các quy định của pháp luật hay không. Đánh giá chi tiết
Bước 1: Liệt kê các ý tưởng kinh doanh
Bước 2: Đánh giá ý tưởng kinh doanh. Về nguyên tắc, để đánh giá các ý tưởng đã
đưa ra, người khởi sự hãy cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu trong bảng
điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì cho điểm 2 nếu ở dưới mức trung bình, cho
điểm 4 nếu ở trung bình và cho điểm 6 nếu ở mức trên trung bình. Các tiêu thức cụ thể
như sau: - Hiểu biết về ngành kinh doanh: Người khởi sự đặt ra và trả lời các câu hỏi như ●
Người khởi sự biết những gì về ngành này? ●
Người khởi sự có cần phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành này không? ●
Người khởi sự có phải thu nhận thêm một đối tác vì không đủ hiểu biết về ngành
này không? Thang điểm đánh giácho điểm 0 nếu người khởi sự không hiểu gì về ngành
kinh doanh này; cho điểm 2 nếu người khởi sự có hiểu biết lơ mơ, cho điểm 4 nếu người
khởi sự hiểu một cách hạn chế và cho điểm 6 nếu người khởi sự hiểu ở mức có thể tự tiến
hành công việc. - Kinh nghiệm trong lĩnh vực này: Trong một số trường hợp, người khởi
sự có thể hiểu biết rất sâu về lĩnh vực này nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm. ●
Người khởi sự đã bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực này chưa? ●
Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng đến mức nào trong ngành này? ●
Những kỹ năng mà người khởi sự có đạt trình độ nào? ●
Nếu người khởi sự chưa có những kỹ năng đó, để có được chúng, người khởi sự
phải cố gắng ở mức độ nào?
- Tính độc đảo: Tính độc đáo không nhất thiết phải mang ý nghĩa không có ai cung cấp
sản phẩm hay dịch vụ cùng loại; mà nó có ý nghĩa rằng không có ai cung cấp sản phẩm
và dịch vụ theo cách mà người khởi sự định cung cấp hoặc hàm ý rằng không có ai sẽ
cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong khu vực kinh doanh của người khởi sự. Người khởi
sự đang tìm cách phân biệt sản phẩm và dịch vụ của mình với những đối thủ kinh doanh
mặt hàng và dịch vụ đó. Thang điểm đánh giá cụ thể: cho điểm 0 nếu sản phẩm hoặc dịch
vụ của người khởi sự do rất nhiều người cung cấp; cho điểm 2 nếu có một số người khác
cùng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống mình; cho điểm 4 nếu chỉ có một hoặc hai
người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại; cho điểm 6 nếu không có ai cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ mà người khởi sự có ý định cung cấp. Bước 3: Lựa chọn ý tưởng
kinh doanh Ở bước này cần tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể
đưa vào triển khai trong thực tế. Sau khi đã xác định được tổng số điểm cho từng ý
tưởng, bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù hợp.