Bài tập nhóm luật thương mại | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Khu vực biên giới thường xảy ra những vụ gây rối loạn trật tự an toàn xã hội. Chínhphủchỉđạophảigiảiquyếtnghiêmkhắcđốivớinhữngsựviệcphátsinh. Để thựfc hiện mục đích này, Công an tỉnh phải nỗ lực rất lớn. Hỏi: nguồn tài chính nào có thể huy động để thực hiện mục đích trên? Cơ sở pháp lý là gì?Hãy giải quyết trong trường hợp sự việc đó xảy ra trong năm NS? Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập nhóm I. Phân cấp NSNN
1. Thực hiện dự toán NSNN đã được HĐND thông qua, Ngân sách tỉnh X thu
không đủ để chi. Hãy cho biết biện pháp để cân đối thu, chi NSNN ?
2. Khu vực biên giới thường xảy ra những vụ gây rối loạn trật tự an toàn xã hội.
Chính phủ chỉ đạo phải giải quyết nghiêm khắc đối với những sự việc phát sinh.
Để thựfc hiện mục đích này, Công an tỉnh phải nỗ lực rất lớn. Hỏi: nguồn tài
chính nào có thể huy động để thực hiện mục đích trên? Cơ sở pháp lý là gì?
Hãy giải quyết trong trường hợp sự việc đó xảy ra trong năm NS?
3. Xác định nguồn tài chính của NS tỉnh Q trong chi thường xuyên trong trường hợp sau:
+ Ngân sách Tỉnh H không có khả năng cân đối thu chi?
+ Ngân sách Tỉnh Q thường xuyên có bội chi ngân sách?
4. Hãy xác định nguồn tài chính và thẩm quyền quản lý ngân sách trong trường hợp sau:
- Hội đồng nhân dân tỉnh H thông qua nghị quyết tăng nguồn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Bộ Y tế được Chính phủ giao trách nhiệm thực hiện Chương trình phòng chống
Cúm H5NI. Chương trình này triển khai tại các địa phương trong cả nước.
- Hội đồng nhân dân xã X thông qua nghị quyết kiên cố hóa hệ thống trường học. -
- 5.Năm NS 2015, tỉnh Q đã được Quốc hội giao tổng dự toán thu chi NSNN năm
2015. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường tiêu hem trong nước, NS 2015
của tỉnh bị giảm thu nghiêm trọng. Theo kế hoạch, 3 tháng cuối năm, các khoản
chi thường xuyên không có nguồn đáp ứng. Trước tình hình này, Chủ tịch Tỉnh
đã làm công văn yêu cầu Trung ương hỗ trợ. Hỏi: NSTW có thể hỗ trợ cho NS
tỉnh Q không? Ai có thẩm quyền quyết định? -
- 6.Thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh, thu hút đầu tư nước ngoài
và các tỉnh bạn, được sự nhất trí của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tỉnh H đã quyết
định đầu tư xây dựng khu công nghiệp của tỉnh. Theo Dự án xây dựng khu công
nghiệp được đề xuất, tỉnh sẽ phải cân đối khoản thu NSNN trong 4 năm mới đủ
để thực hiện nhiệm vụ chi.
- Hỏi: - Tỉnh có khả năng thực hiện dự án trên trong 2 năm không? -
- NSTW có thể hỗ trợ cho địa phương không? cơ sở pháp lý để hỗ trợ? -
- Tỉnh có khả năng huy động vốn từ nguồn khác không? Cơ sở pháp lý là gì? -
- 7. Sau khi Bộ quản lý ngành lập dự toán NSNN của cấp mình, và gửi lên Bộ tài
chớnh để tổng hợp, và đã trình Quốc hội thảo luận để chuẩn bị thông qua, Cán
bộ lãnh đạo căn cứ vào tình hình thực tế, xét thấy Bộ cần có nguồn kinh phí để đảm bảo nhu cầu chi. - Hỏi: -
- Bộ có thể chỉnh sửa dự toán đã lập ở cấp mình để yêu cầu Bộ tài chớnh tổng hợp lại không? -
- Nếu không được chấp thuận, làm thế nào để Bộ có nguồn kinh phí cần thiết
để đáp ứng yêu cầu chi? -
- 8. Xã Đ là một xã có thế mạnh trong phát triển ngư nghiệp, trong một vài năm
gần đây, nguồn thu được phân cấp đủ để cân đối cho nhiệm vụ chi . Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của thiên tai, nguồn thu giảm mạnh không theo đúng dự toán.
Ngoài ra, xã còn gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ cho các đối tượng gặp hậu quả của thiên tai.
- Hỏi: Hãy xác định nguồn lực tài chính mà xã có thể sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai này. -
- 9. Tỉnh C là một tỉnh có lợi thế trong phát triển kinh tế đối ngoại với nước bạn.
Mấy năm gần đây, tỉnh thường có thu kết dư và thu từ được thưỏng do vượt thu.
Thực hiện chính sách của Đảng và Chính phủ về mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, Tỉnh dự kiến đầu tư vào xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng.
Trong điều kiện Trung ương chưa hỗ trợ nguồn tài chính kịp thời, Tỉnh vẫn cố
gắng đầu tư phát triển.
- Hỏi: - Tỉnh có khả năng đưa hạng mục đầu tư phát triển đầu tư vào xây dựng
kết cấu hạ tầng vào dự toán chi NSNN hay không?
- -Tỉnh có thể sử dụng các nguồn lực tài chớnh nào cho đầu tư? -
- 10.Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế Địa phương tỉnh Q, Tổng công ty D
được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý đầu tư dự án xây dựng khu công nghiệp
D thuộc Dự án do Quốc Hội quyết định. Sau khi dự án bắt đầu được đi vào xây
dựng lắp đặt, có ý kiến phê phán về tính không có hiệu quả của Dự án. Nhiều
chuyên gia kinh tế và Tổ chức quốc tế cũng nhận xét như vậy. - Hỏi: -
- Căn cứ để xác lập nguồn tài chính để thực hiện dự án ?
- -Quốc hội có thẩm quyền chấm dứt hoạt động đầu tư dự án không có hiệu quả không?
- - Nếu dự án thất bại, kinh doanh thua lỗ, nhà nước không thu hồi được vốn
đầu tư thì trách nhiệm thuộc về ai? - 11. Bài đọc : “Đề án 112”
Ngày 27/5/2001 Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định 112 phê duyệt Đề án tin học
hóa quản lý hành chính NN giai đoạn 2001-2005. Mục tiêu của Đề án là xây dựng hệ thống
thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; đưa hệ thống thông tin điện tử
của Chính phủ vào hoạt động ; thúc đẩy việc hiện đại hóa công nghệ hành chính , thực hiện tin
học hóa các qui trình phục vụ nhân dân trong các dịch vụ công.
Theo Bản kết quả kiểm toán Đề án 112, tổng kinh phí đã sử dụng cho Đề án là 1.159, 636
tỉ đồng trên tổng kinh phí được cấp phát là 1.534,325 tỉ đồng (kinh phí chưa sử dụng là 374,689 tỉ đồng).
Căn cứ để phân bổ ngân sách của đề án là tốc độ giải ngân của từng đề án. Về nguyên tắc,
phải phân bổ theo dự toán và quyết định đầu tư, nhưng Chính phủ đã phối với với Bộ kế hoạch
đầu tư đề ra rằng ở đâu tiêu tiền nhanh thì ở đó sẽ được cấp thêm tiền Dự án, xin ít nhưng lại được cấp nhiều.
Trên thực tế, có 116 đơn vị đơn vị đầu mối được cấp vốn đầu tư (64 đơn vị tỉnh thành và
52 bộ ngành), có 43 đơn vị được cấp vốn vượt mức tổng đầu tư của đề án được thẩm định. Số
tiền này lên tới 109,728 tỉ đồng.
Nhiều hợp đồng của Đề án chưa có đơn giá, định mức chi, nhưng vẫn được Ban điều
hành chi 140 tỉ đồng. Khoản tiền đầu tư vào các hàng mục vô hình, khó nghiệm thu, khó kiểm tra
là đào tạo cán bộ ứng dụng tin học : 103,848 tỉ đồng, đào tạo quản trị mạng 17,3 tỉ đồng và triển
khai dịch vụ cơ bản 15,5 tỉ đồng.
Ban điều hành ký nhiều hợp đồng sai nguyên tắc như tổ chức, theo dõi, giám sát và đánh
giá các khóa huấn luyện và ứng dụng công nghệ thông tin của Đề án 112, hay triển khai thí điểm
trung tâm tích hợp dữ liệu với dịch vụ thư điện tử.
Bộ giáo dục đào tạo chưa cần phê duyệt dự án thiết kế kỹ thuật dự toán hay kế hoạch đấu
thầu thì đã chỉ định thầu, đấu thầu. Tại Cần Thơ, Đồng Nai và nhiều địa phương khác cũng tổ
chức phân chia gói thầu nhằm theo số tiền được nhận. Nhiều công việc được lặp đi lặp lại trong
các gói thầu, làm một lần nhưng tính tiền 2, 3 lần.
Yên bái thì chỉ định thầu không cần thủ tục đấu giá, không cần báo giá hay chào hàng giá cạnh
tranh, thậm chí không xem xét tư cách pháp nhân của đơn vị nhân thầu. Câu hỏi: 1.
Xác định mối quan hệ giữa các chủ thể trong sử dụng NSTƯ ? 2.
Đánh giá vi phạm về trình tự thủ tục chi của Dự án 3.
Cơ chế giám sát chi có hiệu quả để hạn chế vi phạm pháp Luật?
12. “Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ bị kỷ luật ”
NSTP đã thu được 10 tỉ đồng từ Quân khu 9 trong việc Quân khu 9 chuyển giao một diện tích
đất đang sử dụng cho CTTNHH Ngân Thuận để đầu tư xây dựng khu dân cư ở Phường Bình
Thủy Quận Bình Thủy. NSTP không đưa vào NSNN mà trực tiếp sử dụng
vào xây dựng các công trình công cộng. Câu hỏi:
1. Phân tích hành vi vi phạm của Chủ tịch và Phó chủ tịch Thành phố
2. Thẩm quyền, Trình tự và thủ tục sử dụng khoản tiền 10 tỉ đồng trên?
12. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Phú Xuân đã quyết định bán một ngôi trường do Tổ chức CECI
tài trợ cho vùng định cư Quảng Xuyên. Đến năm 2003 do Trường học không đủ học sinh nên
trường tạm thời để trống. Ông Đoàn đã cho Hợp tác xã định Phú xuân Thuê làm văn phòng
nhưng khoản tiền này để ngoài sổ sách. Hỏi:
- Cho biết quyền sở hữu đối với ngôi trường?
- Tiền thuê thuộc sở hữu của ai?
Báo lao động số 16, Ngày 19/1/2007