BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chủ đề tranh biện: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó ngườidân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trênInternet.Bằng kiến thứcLuật hiếnpháp hãyđưaracácluậnđiểm đểủng hộ/phảnđối quy địnhtrên. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45936918 BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ BÀI: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự
định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó
người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ
tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy
cảm của mình trên Internet. Bằng kiến thức Luật hiến
pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.
Hà Nội - 2023 lOMoAR cPSD| 45936918
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm: 03 Lớp: 4837 – B
Chủ đề tranh biện: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó người
dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên
Internet. Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.
1. Kế hoạch làm việc của nhóm1
- Các thành viên cùng tìm hiểu về quyền được lãng quên, sau đó đưa ra luận điểm ủng hộ cho quy định, tổng hợp luận điểm.
- Ngày 01/11/2023: Họp nhóm offline chia công việc theo các luận điểm đã chọn.
- Ngày 05/11/2023: Các thành viên gửi bản nháp.
- Ngày 06/11/2023: Họp nhóm offline nhận xét về bản nháp của các thành viên.
- Từ ngày 07/11/2023: Hoàn thiện bản Word.
- Bắt đầu tập tranh biện
1 Trình bày rõ ý tưởng và các bước để hoàn thành công việc nhóm lOMoAR cPSD| 45936918
2. Phân chia công việc và họp nhóm Tiến độ thực hiện (đúng Mức độ hoàn thành Họp nhóm hạn) Kết S Công việc thực luận T Họ và tên Ký tên hiện Đóng Xếp T Tham Tích góp loại2 Trung Không gia cực Có Không Tốt nhiều bình tốt đầy sôi đủ ý nổi tưởng Nội dung, 1 Nguyễn Thị Minh Tâm ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ A tranh biện Nội dung, 2 Nguyễn Ngọc Thu Thủy ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ A tranh biện Nội dung, 3 Hồ Thị Thu Trang ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ A tranh biện
Hà Nội, ngày……tháng…... năm 2023 Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)
2 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình lOMoAR cPSD| 45936918 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm quyền được lãng quên ........................................................ 1
1.2. Về việc người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ
tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của
mình trên Internet ........................................................................................ 2
2. Hệ thống luận điểm ..................................................................................... 3
2.1. Lãng quên để bảo vệ danh dự, nhân phẩm ......................................... 3
2.1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................... 3
2.1.2. Phân tích lập luận ........................................................................... 3
2.2. Lãng quên để bảo vệ thông tin và bí mật cá nhân ............................. 5
2.2.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................... 5
2.2.2. Phân tích lập luận ........................................................................... 5
2.3. Lãng quên để bảo vệ một xã hội văn minh, bình đẳng ...................... 7
2.3.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................... 7
2.3.2. Phân tích lập luận ........................................................................... 7
2.4. Thực tiễn áp dụng quyền được lãng quên .......................................... 8
2.4.1. Tại Việt Nam .................................................................................... 8
2.4.2. Trên quốc tế ..................................................................................... 8
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 10 0 lOMoAR cPSD| 45936918 LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội đang ngày càng phát triển, đất nước ta cũng đổi mới và cải thiện
ở nhiều lĩnh vực; trong đó, công nghệ và những phương tiện truyền thông đại
chúng đã và đang có những bước tiến vượt bậc. Sự phát triển của công nghệ
như một con dao hai lưỡi, khi mà thông tin cá nhân của người sử dụng mạng
xã hội cung cấp cho những nơi cung cấp dịch vụ tìm kiếm và lưu trữ sẽ dễ
dàng bị tiếp cận và thu thập, từ đó vô tình tiếp tay cho những tổ chức, cá nhân
lợi dụng lỗ hổng đó với mục đích phi pháp. Chính vì lẽ đó, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó
người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ
xóa bỏ những nội dung mang thông tin nhạy cảm của mình trên Internet. Để
ủng hộ quy định trên, nhóm 3 đưa ra hệ thống những quan điểm nhằm chứng
minh vị trí và vai trò của quyền được lãng quên đối với con người. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề
1.1. Khái niệm quyền được lãng quên
Tại khu vực Liên minh châu Âu (EU), việc xử lý tự động dữ liệu cá
nhân được quy định lần đầu tiên vào năm 1981 bằng Công ước 108 của Hội
đồng châu Âu3. Tuy nhiên phải đến năm 2018, quyền được lãng quên lần đầu
tiên được đề cập trong Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của EU (GDPR),
chính thức có hiệu lực từ ngày 25/05/2018, bao gồm quyền xóa dữ liệu và
quyền hủy niêm yết/quyền hủy tham chiếu.
Theo đó, quyền được lãng quên được đề cập tại Mục 65 và 66 phần Mở
đầu và Điều 17 GDPR, được hiểu là quyền của chủ thể dữ liệu yêu cầu người
kiểm soát dữ liệu xóa các thông tin cá nhân liên quan đến họ khi những thông
tin này không còn phù hợp.
3 Công ước 108 là ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên và duy nhất cho đến nay đề cập việc bảo vệ dữ liệu. 1 lOMoAR cPSD| 45936918
Từ đây, có thể khái quát quyền được lãng quên là quyền cho phép cá
nhân yêu cầu xóa các thông tin, video, hình ảnh hoặc bất kỳ dữ liệu khác có
liên quan đến chủ thể dữ liệu khỏi nền tảng Internet khi đáp ứng các điều kiện
nhất định để các công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy chúng.
1.2. Về việc người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm
kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet
Theo dự định, luật về quyền được lãng quên sẽ được các cơ quan có
thẩm quyền ban hành bao gồm quy định về việc người dân dược phép yêu cầu
tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin nhạy cảm
của mình trên Internet. Những nhà cung cấp dịch vụ tìm và lưu trữ đã và đang
tạo dựng nên công cụ “lãng quên” phục vụ cho người sử dụng. Cụ thể là,
trong chính sách toàn cầu của mình, Google cho phép người dùng có thể yêu
cầu Google thực hiện xóa thông tin cá nhân khỏi Google nếu cá nhân không
thể yêu cầu một trang web xóa tài liệu trong các trường hợp có rủi ro đáng kể
đối với việc đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân, gian lận tài chính hoặc các
thiệt hại cụ thể khác.4
Tuy nhiên, dự định ban hành luật về quyền được lãng quên đã làm xuất
hiện những luồng ý kiến trái chiều về tính khả thi, ảnh hưởng nó mang lại nếu
được áp dụng vào thực tế. Nhóm 3 thông qua những hiểu biết về bộ môn Luật
Hiến pháp và kiến thức pháp lý, xã hội đưa ra quan điểm nhằm ủng hộ cho quy định.
4 Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, “Xin hãy nhớ quyền được lãng quên” ngày 30/06/2021,
https://lsvn.vn/xin-hay-nho-quyen-duoc-lang-quen1625096919.html, truy cập ngày 11/11/2023 2 lOMoAR cPSD| 45936918
2. Hệ thống luận điểm
2.1. Lãng quên để bảo vệ danh dự, nhân phẩm
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015: “Thông tin ảnh hưởng xấu đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông
tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện
thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất
giữ thì phải được hủy bỏ.”
Khoản 3a Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ
2.000.000 đến 3.000.000 đối với hành vi có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo,
xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác”
Khoản 2 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015: “Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa
án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi
cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp
không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết,
trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”
2.1.2. Phân tích lập luận
Xét đến trường hợp của các cá nhân từng gây lỗi lầm trong quá khứ,
mọi cá nhân đều có quyền phạm sai lầm mà không bị ám ảnh bởi quá khứ của
họ, ngay cả khi thông tin liên quan được công khai một cách hợp pháp hoặc
đã được chính cá nhân đó chia sẻ ban đầu một cách tự nguyện. Việc không
công nhận quyền được lãng quên cho phép các công cụ tìm kiếm trình bày
một cái nhìn phiến diện về một cá nhân bằng cách hiển thị liên kết đến những
sai lầm trong quá khứ, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hiện tại và 3 lOMoAR cPSD| 45936918
tương lai của họ. Điều này vi phạm Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: “Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình
hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”5.
Mặc dù trong Khoản 3a Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nước ta đã
áp dụng chế tài: “Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đối với hành vi có
hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân
phẩm của người khác”6, thế nhưng trên thực tế, không khó để bắt gặp các nội
dung nhạy cảm, những đoạn video đánh ghen, bạo lực học đường được chia
sẻ tràn lan, rộng rãi trên các nền tảng số, với không ít những bình luận chỉ
trích, chửi rủa, thậm chí là thoá mạ nạn nhân. Trong một số trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng, những nạn nhân xấu số của “bạo lực mạng”, đã chọn cách
tự tử cực đoan, chính vì những tư liệu cá nhân mang tính nhạy cảm của họ bị
công khai trôi nổi trên phương tiện truyền thông đại chúng. Hiện tượng này
đã gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội, một số người dùng cho rằng những
thông tin, hình ảnh nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến cá nhân, nếu không còn
bị ràng buộc bởi lợi ích chung của xã hội, nên được gỡ bỏ để bảo vệ danh
tính, danh dự và nhân phẩm của chủ thể thông tin.
Thậm chí, trong một số trường hợp đặc biệt, một số người dùng còn
yêu cầu được gỡ bỏ hay xoá những thông tin về người thân đã khuất của họ
trên Internet. Bộ phim tài liệu “Ranh giới" của VTV chính là một ví dụ điển
hình gây tranh cãi cho quyền được lãng quên, khi mà người thân của những
nạn nhân không may qua đời trong dịch bệnh Covid mong muốn được xoá bỏ
hình ảnh đau thương của người thân họ, dẫu biết rằng tất cả những hình ảnh
đó được dùng cho mục đích dựng phóng sự, tuy nhiên, việc gỡ bỏ hình ảnh
5 Điều 20 Khoản 1 Hiến pháp 2013
6 Khoản 3a Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng,
chống bạo lực gia đình” 4 lOMoAR cPSD| 45936918
nạn nhân và thân nhân của họ vẫn là một trong những phương án tối ưu để
đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ quyền riêng tư của những nạn nhân xấu số.
2.2. Lãng quên để bảo vệ thông tin và bí mật cá nhân
2.2.1. Cơ sở pháp lý
Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ
danh dự, uy tín của mình.”
Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015: “Việc thu thập, lưu giữ, sử
dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải
được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin
liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ
trường hợp luật có quy định khác.”
2.2.2. Phân tích lập luận
Dễ thấy rằng, trong thời đại công nghệ số, các dữ liệu, đặc biệt là dữ
liệu cá nhân đã trở thành “hàng hóa” có giá trị. Sự phát triển mạnh của các
công nghệ lưu trữ và các loại cảm biến, đã cho phép thu thập khối lượng dữ
liệu đủ lớn từ đời sống xã hội, để xây dựng những “phiên bản số hóa” của các
thực thể vật lý trên không gian số.
Tuy nhiên, những tiện ích mà công nghệ mang lại cũng đi kèm với các
nguy cơ, khi các dữ liệu cá nhân bị thu thập trái phép, xâm phạm đến quyền
riêng tư, hay bị sử dụng cho những mục đích xấu như thao túng, định hướng
dư luận,… Giá trị kinh tế của chúng khiến cho những dữ liệu cá nhân trở nên
hấp dẫn đối với cả giới nghiên cứu lẫn các nhà kinh doanh. Trong nhiều
trường hợp, có những người sẵn sàng bất chấp không gian riêng tư của người
khác để chiếm đoạt những dữ liệu cá nhân này. Tiềm năng của công nghệ
càng lớn, thì sức hấp dẫn đối với những thế lực muốn xâm phạm đến quyền
riêng tư càng lớn, đây cũng là một trong những lý do chính để thúc đẩy xúc
tiến quyền được lãng quên trên không gian mạng. 5 lOMoAR cPSD| 45936918
Đối với Việt Nam, hiện nay chưa có quá nhiều các ứng dụng gắn bó
trực tiếp đến đời sống con người, song đã chớm hình thành một “thị trường”
buôn bán dữ liệu cá nhân, phục vụ cho các hoạt động chào bán nhà đất, xe
hơi, bảo hiểm, cho vay tín dụng cá nhân,... Trên “thị trường” đó, những thông
tin càng riêng tư sẽ lại càng có giá trị, vì thông tin đó phản ánh rõ nét và thực
chất nhất cá nhân người sử dụng, phân tích những thông tin riêng tư sẽ cho
phép đưa ra kết luận sát với thực tế. Điều đó khiến cho những dữ liệu riêng tư
của cá nhân trở thành “mặt hàng” có giá trị và được săn lùng chủ yếu bởi các
nhà cung cấp dịch vụ trên internet dưới những vỏ bọc “miễn phí”.7
Điều này dẫn tới một hệ quả vô cùng đáng lo ngại, hàng trăm, hàng
ngàn người dùng bị ảnh hưởng, làm phiền, thậm chí là quấy rối bởi những
cuộc gọi “rác”. Họ được tư vấn về các dịch vụ bất động sản, du lịch hay các
khoá học online mà chính họ chưa bao giờ có nhu cầu. Tệ hơn nữa, họ còn có
nguy cơ bị lừa bởi những cá nhân, tổ chức phi pháp, hòng lợi dụng sự tín
nhiệm cá nhân, lợi dụng những thông tin ăn cắp được để chiếm đoạt tài sản.
Điều này đã vi phạm Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015: “Việc thu thập,
lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai
thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình
đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013: “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”8, các cá nhân có quyền giữ
bảo mật thông tin, tránh bị lợi dụng. Cũng vì vậy, quyền được lãng quên góp
phần củng cố và bảo vệ quyền riêng tư thông tin của con người, công dân;
giúp người dân tránh bị quấy rồi, làm phiền hay bị bán thông tin cho những hoạt động phi pháp.
7 Báo VietTimes, “Trí tuệ nhân tạo và quyền riêng tư" ngày 31/05/2019, https://m.viettimes.vn/tri-tue-nhan-
tao-va-quyen-rieng-tu-post106003.amp, truy cập ngày 11/11/2023
8 Điều 21 Khoản 1 Hiến pháp 2013 6 lOMoAR cPSD| 45936918
2.3. Lãng quên để bảo vệ một xã hội văn minh, bình đẳng
2.3.1. Cơ sở pháp lý
Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp 2013: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự”
2.3.2. Phân tích lập luận
Manh nha của quyền được lãng quên có thể coi là được bắt nguồn từ
một khái niệm trong hệ thống tư pháp hình sự của Pháp – “quyền được quên
lãng” (droit à l’oubli). Lý lẽ đằng sau là người phạm tội sau khi chấp hành
xong án phạt có thể đề nghị các bên thứ ba không công khai tiền án tiền sự
của họ, nhằm quá trình tái hòa nhập xã hội được dễ dàng hơn.9 Căn cứ vào
điều này, có thể thấy, việc không công khai những vi phạm trong quá khứ của
người phạm tội, trừ một số trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, đem
lại những ảnh hưởng tích cực nhất định với đối với người phạm tội nói riêng,
và đối với cộng đồng nói chung.
Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự”.10 Tức là
ngay cả khi họ có liên quan đến các sai phạm pháp lý, họ vẫn có quyền được
bảo vệ, bảo hộ và phục hồi danh dự của mình. Trong một số những đại án, khi
danh tính của những người bị truy tố được công khai, họ phải chịu ảnh hưởng
của không ít những chỉ trích, công kích mang xu hướng tiêu cực, phiến diện
một chiều, thậm chí ảnh hưởng đến cả gia đình, người thân của họ, những
người vốn dĩ không liên quan đến vụ án.
Một số trường hợp sau khi chấp hành xong án phạt, được xoá án tích,
họ được trả về để tái hoà nhập với cộng đồng, vẫn không tránh khỏi những
gièm pha, phân biệt, kì thị, thậm chí là bị xúc phạm nặng nề từ những người
9 Báo VnExpress, “Quyền được lãng quên” ngày 19/4/2018, https://vnexpress.net/quyen-duoc-lang-quen-
3738756.html, truy cập ngày 11/11/2023
10 Điều 31 Khoản 5 Hiến pháp 2013 7 lOMoAR cPSD| 45936918
xung quanh. Câu hỏi đặt ra là nếu như cứ tiếp tục công khai về sai phạm của
những cá nhân này trong quá khứ trên đa nền tảng, chúng ta cứ mãi mãi “đánh
kẻ chạy lại”, thì liệu họ, những người mong muốn hướng đến một tương lai
tương sáng, có động lực, có cơ hội quay đầu không? Chúng ta có tiến đến một
xã hội bình đẳng, công quyền, văn minh hơn không? Đó vẫn là một câu hỏi còn đang bỏ ngỏ.
2.4. Thực tiễn áp dụng quyền được lãng quên
2.4.1. Tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có văn bản riêng biệt nào quy định về
quyền được lãng quên, tuy nhiên đã có một số quy định liên quan đến việc
bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân nói chung. Ví dụ như: Điều 38 Bộ luật dân
sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình; Điều 32 BLDS 2015 về quyền đối với hình ảnh của cá
nhân; Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 về việc xóa án tích...11 Qua các quy
định này chúng ta có thể thấy được bóng dáng của quyền được lãng quên từ
việc bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân. Tuy vậy, quy định về quyền được
lãng quên trên không gian mạng vẫn chưa được ghi nhận một cách minh thị.
2.4.2. Trên quốc tế
Quyền được lãng quên theo pháp luật được sử dụng trên nhiều quốc gia
khác nhau. Đối với Liên minh châu Âu, quyền này xuất hiện vào cuối thế kỷ
XX và được ban hành chính thức sau hơn 10 năm. Sau đó, trong Quy định
bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu 2016/67p9 (sau đây gọi tắt là Quy định
2016/679), quyền được lãng quên chính thức được ghi nhận. Chỉ thị 95/46/CE
được thông qua vào ngày 14/4/2016 và có hiệu lực áp dụng ngày 25/05/2018
và thay thế cho Chỉ thị 95/46/CE. Từ khi Quy định 2016/679 có hiệu lực,
quyền được lãng quên phần nào đã được củng cố bằng việc thiết lập quyền xóa bỏ dữ liệu.
11 Tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử, “Quyền được lãng quên và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân” ngày
1/11/2021, https://tapchitoaan.vn/quyen-duoc-lang-quen-va-van-de-bao-ve-du-lieu-ca-nhan?
fbclid=IwAR35a2OH3vtgKcSlv8ob9DxFrTLCUAiRDFh2yiP_NjnewWkReUpxca82qac, truy cập 11/11/2023 8 lOMoAR cPSD| 45936918
Cộng hòa Pháp cũng đã thúc đẩy việc thừa nhận quyền lãng quên trên
không gian mạng từ năm 2009 với sự ra đời của một Điều lệ cho phép người
dùng Internet hạn chế dấu vết của họ trên không gian mạng vào năm 2010.
Điều lệ này đặc biệt quy định rằng các bên ký cam kết “đề xuất một phương
tiện để có thể yêu cầu sửa đổi hoặc xóa bất kỳ dữ liệu cá nhân nào đã được
công bố”. Ủy ban quốc gia về tin học và tự do của Pháp (viết tắt là CNIL) đã
định nghĩa quyền được lãng quên trên không gian mạng là việc cung cấp cho
mọi cá nhân khả năng kiểm soát các dấu vết kỹ thuật số và cuộc sống trực
tuyến của họ, cho dù là riêng tư hay công khai. Nói cách khác, theo quan
niệm này, cá nhân sẽ có thể kiểm soát việc xử lý dữ liệu cá nhân liên quan đến mình.12 KẾT LUẬN
Những lập luận nêu trên đã chứng minh được tính khả thi và sự cần
thiết của quyền được lãng quên. Quy định về quyền được lãng quên có thể
bảo vệ được sự riêng tư, uy tín, cũng như danh dự và nhân phẩm của mỗi cá
nhân, nâng cao quyền và vị thế của con người trên hệ thống pháp luật.
Bài toán về cân bằng và hợp pháp hoá quyền được lãng quên vẫn là
một bài toán còn đang bỏ ngỏ. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nước ta đang
ngày một phát triển, tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền, thì ở đó, mỗi
công dân đều nên được nhà nước quan tâm, chú trọng và đề cao quyền con
người, và một trong những quyền lợi hợp pháp quan trọng nhất, chính là quyền được lãng quên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật
1) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
12 Tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử, “Quyền được lãng quên và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân” ngày
1/11/2023, https://tapchitoaan.vn/quyen-duoc-lang-quen-va-van-de-bao-ve-du-lieu-ca-nhan?
fbclid=IwAR35a2OH3vtgKcSlv8ob9DxFrTLCUAiRDFh2yiP_NjnewWkReUpxca82qac, truy cập 11/11/2023 9 lOMoAR cPSD| 45936918 2) Bộ luật Dân sự 2015
3) Nghị định 144/2021/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình”.
II. Văn bản Tiếng Việt
4) Báo VnExpress, “Quyền được lãng quên” ngày 19/4/2018,
https://vnexpress.net/quyen-duoc-lang-quen-3738756.html, truy cập ngày 11/11/2023
5) Báo VietTimes, “Trí tuệ nhân tạo và quyền riêng tư" ngày 31/05/2019,
https://m.viettimes.vn/tri-tue-nhan-tao-va-quyen-rieng-tu-
post106003.amp, truy cập ngày 11/11/2023
6) Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, “Xin hãy nhớ quyền được lãng quên”
ngày 30/06/2021, https://lsvn.vn/xin-hay-nho-quyen-duoc-lang-
quen1625096919.html, truy cập ngày 11/11/2023
7) Tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử, “Quyền được lãng quên và vấn đề
bảo vệ dữ liệu cá nhân” ngày 1/11/2021, https://tapchitoaan.vn/quyen-
duoc-lang-quen-va-van-de-bao-ve-du-lieu-ca-nhan?
fbclid=IwAR35a2OH3vtgKcSlv8ob9DxFrTLCUAiRDFh2yiP_Njnew
WkReUpxca82qac, truy cập 11/11/2023
III. Văn bản nước ngoài
8) GDPR, General Data Protection Regulation, 2016 (sửa đổi năm 2018)
9) Convention 108, Convention for the Protection of Individuals with
regard to Automatic Processing of Personal Data, 1981 10