Bài tập nhóm môn Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài tập nhóm môn Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Nhóm 7 môn triết:
1. Định nghĩa và mối quan hệ biện chứng của nội dung và hình
thức.
1.1 Định nghĩa:
a. Nội dung: là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật,
hiện tượng.Trả lời cho câu hỏi “đối tượng là gì?”
VD1: H2O có 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi là nội dung
VD2: nội dung của một món ăn ngon là nhiều nguyên liệu bên trong món
ăn đó
VD3: nội dung của quyển giáo trình Triết học là toàn bộ vấn đề được thể
hiện bên trong quyển sách
VD4: nội dung của một cốc trà sữa là trà, hạt trân châu,…
b. Hình thức: là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển
của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững
giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là
cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của
sự vật, hiện tượng. Trả lời cho câu hỏi “đối tượng như thế nào?”
VD1: H2O có cách thức liên kết H-O-H là hình thức
VD2: hình thức của một món ăn ngon là phương thức chế biến(luộc,
chiên, xào,…)và bày trí nó.
VD3: hình thức của quyển giáo trình Triết học là cỡ chữ, cách trình bày
các nội dung
(đề mục, các chương,…)
VD4: hình thức của một cốc trà sữa là quy trình chế biến cốc trà sữa đó.
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
* Nội dung và hình thức tồn tại thống nhất chặt chẽ trong mối liên hệ phụ
thuộc lẫn nhau:
Nội dung hình thức là 2 phương diện cấu thành nên mỗi sự vật , hiện
tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung
toàn bộ những mặt , những yếu tố , những quá trình tạo nên sự vật; còn
hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố
của nội dung. Nên nội dung hình thức luôn gắn chặt chẽ với nhau
trong 1 thể thống nhất. Không có hình thức nào thuần túy không chứa nội
dung và ngược lại.
Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung hình thức tồn tại không tách rời
nhau, không nghĩa nội dung bao giờ cũng chỉ gắn với 1 hình thức
nhất định. Cùng 1 nội dung thể nhiều hình thức thể hiện ngược
lại.
VD1: Nội dung 1 quyển sách như nào thì mới quyết định làm trang bìa
như nào, nếu như nội dung vui nhộn bìa gam màu buồn thì không
thể tạo sự hứng khởi cho người đọc .
VD2: Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức:
+Nội dung ca ngợi Thạch Sanh là người dũng cảm, trung thực có thể biểu
hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện, nhạc, kịch…
Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
+Nội dung cô Tấm là người xinh đẹp, hiền hậu, với nội dung ông Trương
Ba người lương thiện, ngay thẳng thể được biểu hiện trong 1 hình
thức đó là kịch.
* Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận
động phát triển của sự vật:
Nội dung sẽ khuynh hướng chủ đạo biến đổi, còn hình thức tương
đối ổn định
=> Sự biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh hưởng đến nh thức,
nhưng khi sự biến đổi đó tiếp tục diễn ra tới giới hạn nhất định, nội dung
mới xuất hiện thì hình thức ban đầu trở nên chật hẹp, kìm hãm sự phát
triển của nội dung. Nội dung mới phá bỏ hình thức trong vỏ bao
bọc của hình thức mới đó, thì nội dung mới sẽ tiếp tục phát triển.
VD: Nội dung mối quan hệ giữa anh Achị B người yêu => khi đó
hình thức quan hệ giữa 2 người không giấy chứng nhận kết hôn. Cho
đến khi kết hôn thì nội dung quan hệ đã thay đổi nên hình thức quan hệ
phải thay đổi theo (có giấy chứng nhận kết hôn)
* Hình thức xuất hiện trong sự quy định của nội dung sau khi xuất hiện,
hình thức tồn tại tương đối độc lập và có ảnh hưởng tới nội dung, gây ra các hệ quả
nhất định
Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương
đối và tác động lại nội dung thể hiện ở chỗ:
+ Nếu hình thức phù hợp nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thúc đẩy
nội dung phát triển;
+ Nếu không phù hợp thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển
của nội dung. Song sự kĩm hãm ấy chỉ mang tính tạm thời, theo tính tất
yếu khách quan hình thức phải đước thay thế bằng hình thức mới cho
phù hợp với nội dung.
VD: Trong thời hòa bình thìchế bao cấp nước ta trước đây không còn
hợp trong chế bao cấp nước ta trước đây, do quan hệ sản xuất
chưa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nên không
kích thích được tính tích cực của người sản xuất, không phát huy được
năng lực của người sản xuất. Nhưng khi đổi mới chuyển sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theochế thị trường, định hướng
hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất hàng hóa phù hợp với nước ta đã tạo
điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Ý nghĩa thứ nhất:
Muốn biến đổi sự vật hiện tượng thì trc hết phải tác động , làm thay đổi nội dung
của nó. Do nội dung của nó quyết định,kết quả những thay đổi của nội dung và
để đáp ứng những thay đổi đó thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi
thích hợp của nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì
trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.
- Vd : doanh nghiệp cập nhật mẫu hàng mới theo xu hướng thị trường phải
thay đổi hình thức sản phẩm, trước hết cần nâng cấp, cải tạo chất lượng mẫu
hàng hay nói cách khác đó là làm thay đổi nội dung của nó
Ý nghĩa thứ hai:
- hình thức thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nội dung, nên
trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức
nội dung của sự vật để có thể kịp thời phát hiện, can thiệp vào tiến trình phát
triển của sự vật theo hướng có lợi nhất.
- Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình thức phù hợp với
nội dung. Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần tìm cách để
hình thức không phù hợp với nội dung.
- dụ: Thói trì trệ, chậm đổi mới các hình thức phương pháp quản lí, sự
gia tăng tệ quan liêu, tuyệt đối hoá những hình thức tổ chức hội được
hình thành trước đây trong thực tiễn một trong những nguyên nhân chính
của tình trạng khủng hoảng hội của những xu hướng bất lợi đã bộc lộ
nước ta những năm gần dây. hội đạt tới sự phát triển mới về chất
hay không phần nhiều phụ thuộc vào việc đổi mới đến đâu những hình thức
hội già cỗi, phong cách phương pháp làm việc cũ, đưa chúng vào phù
hợp đến mức độ nào với những điều kiện dạng thay đổi.
Ý nghĩa thứ ba:
- một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử
dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các
hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để
làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới.
- _ V.I. Lênin kịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo
thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình thức cũ; đồng thời cũng phê phán thái độ
phủ nhận vai trò của hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội,
thay đổi hình thức cũ một cách tùy tiện, vô căn cứ .
1
- _Tức là: Cùng một nội dung có thể chứa đựng nhiều hình thức và cùng một
hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
- _Điều này thể hiện tính tích cực của nội dung & hình thức, cần sử dụng hình
thức phù hợp với nội dung trong từng hoàn cảnh đồng thời thay đổi những
hình thức không còn phù hợp với nội dung để tránh cản trở sự phát triển.
- *Ví dụ:
- + Nội dung được thể hiện qua nhiều hình thức:
- - Cùng một tiết trời mùa thu tháng 8 đẹp thì các nhà nghệ sĩ có nhiều cách
khác nhau để thể hiện nội dung qua các văn bản như: thơ, vịnh, văn xuôi, bút
kí ,vv
- - Trong thời dịch Covid-19 để phát động cả nước chung tay phòng chống
dịch bệnh người dân VN phải thực hiện các biện pháp như: tuân thủ nguyên
tắc 5k, thực hiện cách ly xã hội 15 ngày theo chỉ thị số 16 của thủ tướng
chính phủ, vv
- + Hình thức chứa đựng nhiều nội dung:
- - Cùng là học chuyên ngành Luật nhưng chúng ta lại có nhiều nội dung
chuyên môn khác nhau như: Luật kinh doanh, Luật TMQT, Luật Kinh Tế,vv
- - Cùng là việc sử dụng máy tính nhưng chúng ta có thể dùng vào việc học,
giải trí,vv
1
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Phạm trù “hình thức” trong triết học khác với hình thức bên ngoài của sự
vật thườngsử dụng trong đời thường như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời: Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ hình thức bên trong của sự vật,
tức là cơ cấu bên trong của nội dung, là hệ thống mối liên hệ bền vững giữa các
yếu tố cấu thành nội dung sự vật. Còn khái niệm “vẻ ngoài” thường sử dụng trong
cuộc sống chỉ là vẻ bên ngoài của sự vật, được xem xét độc lập không trong mối
liên hệ nào.
VD: Hình thức của chiếc xe hơi trong triết học là các bộ phận được làm từ thép,
nhựa, cao su…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động
cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút… Còn hình thức của chiếc xe hơi trong đời
sống chỉ là bề ngoài chiếc xe màu gì, có hình dáng như thế nào được xem xét một
cách độc lập không trong một mối liên hệ nào.
Câu 2: Liên hệ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong đời sống sinh viên.
Trả lời: Sinh viên cần kết hợp giữa học tập và thực hành :
+Hồ Chủ tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì
vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”
+ Đối với sinh viên thì kiến thức sức mạnh nhưng chỉ bằng việc đưa
kiến thức vào thực tế ta mới khai thác được hết tiềm năng đó. Chúng ta không nên
chỉ chăm chú vào việc học tập trên sách vở, học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng
nó vào thực tế sao cho hợp lý và có ích. Một sinh viên được đánh giá là giỏi, không
chỉ qua những thứ họ học mà còn qua cách mà họ áp dụng nó như thế nào. Học tuy
giỏi mà không biết áp dụng thì xemchưa hoàn thành mục đích thực sự của việc
học, còn ngược lại nếu kiến thức chưa vững lại áp dụng vào thực tế thì sẽ gây
hậu quả khó lường. Vậy việc học hành 2 trường phái không thể tách rời
luôn phụ thuộc bổ trợ cho nhau để cùng phát triển,ơng tự như phạm trù nội
dung và hình thức trong triết học.
Câu 3: Đảng và nhà nước ta đã vận dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ cặp
phạm trù nội dung hình thức thế nào trong đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt
Nam?
Trả lời:
- Trong đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam, Đảng và nhà nước đã vận
dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ cặp phạm trù nội dung – hình thức
như sau:
+ Ý nghĩa của nội dung: Đảng và nhà nước đã đặt nền tảng cho việc đổi mới
giáo dục bằng cách xác định những nội dung giáo dục cần thiết và phù hợp với
thực tế đất nước. Điều này bao gồm việc tập trung vào việc đào tạo và phát triển
nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo tính phổ biến và công bằng
trong giáo dục.
+ Ý nghĩa của hình thức: Đảng và nhà nước đã thức đẩy việc áp dụng các hình
thức giáo dục hiện đại và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Điều này
bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy và học
tập, tạo điều kiện cho học sinh và sinh viên tham gia vào các hoạt động thực tế và
thực hành và khuyến khích sự sáng tạo và đa dạng trong phương pháp giảng dạy.
Tổng kết lại, Đảng và nhà nước đã vận dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra
từ cặp phạm trù nội dung – hình thức trong đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam
bằng cách xác định nội dung giáo dục phù hợp với thực tế đất nước và áp dụng các
hình thức giáo dục hiện đại và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Câu 4: Vận dụng cặp phạm trù nội dung – hình thức để giải quyết vấn đề thương
hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Trả lời : Sau khi nước ta bước vào thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhãn
hàng hóa , tên giao dịch thương hiệu trở thành một sự nhận biết của người kinh
doanh, của khách hàng . Rồi khi đầu tư nước ngoài vào VN thì nhãn hiệu đẹp, hấp
dẫn sẽ gây ấn tượng đẹp, thu hút người mua hàng. Các doanh nghiệp phải liên tục
cho ra mẫu mã sản phẩm mới.Khi thay đổi hình thức của sản phẩm thì doanh
nghiệp cũng cần quan tâm đến nội dung của nó bởi nội dung ý thức luôn đi kèm
với nhau, không thể tách rời nhau, trong đó nội dung có vai trò quyết định còn hình
thức thúc đẩy nội dung phát triển. Đó chính là vấn đề mà cặp phạm trù nội dung –
hình thức đề cập tới
| 1/6

Preview text:

Nhóm 7 môn triết:
1. Định nghĩa và mối quan hệ biện chứng của nội dung và hình thức. 1.1 Định nghĩa:
a. Nội dung: là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật,
hiện tượng.Trả lời cho câu hỏi “đối tượng là gì?”
VD1: H2O có 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi là nội dung
VD2: nội dung của một món ăn ngon là nhiều nguyên liệu bên trong món ăn đó
VD3: nội dung của quyển giáo trình Triết học là toàn bộ vấn đề được thể
hiện bên trong quyển sách
VD4: nội dung của một cốc trà sữa là trà, hạt trân châu,…
b. Hình thức: là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển
của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững
giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là
cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của
sự vật, hiện tượng. Trả lời cho câu hỏi “đối tượng như thế nào?”
VD1: H2O có cách thức liên kết H-O-H là hình thức
VD2: hình thức của một món ăn ngon là phương thức chế biến(luộc,
chiên, xào,…)và bày trí nó.
VD3: hình thức của quyển giáo trình Triết học là cỡ chữ, cách trình bày các nội dung
(đề mục, các chương,…)
VD4: hình thức của một cốc trà sữa là quy trình chế biến cốc trà sữa đó. 1.2
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
* Nội dung và hình thức tồn tại thống nhất chặt chẽ trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau:
Nội dung và hình thức là 2 phương diện cấu thành nên mỗi sự vật , hiện
tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là
toàn bộ những mặt , những yếu tố , những quá trình tạo nên sự vật; còn
hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố
của nội dung. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau
trong 1 thể thống nhất. Không có hình thức nào thuần túy không chứa nội dung và ngược lại.
Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời
nhau, không có nghĩa là nội dung bao giờ cũng chỉ gắn với 1 hình thức
nhất định. Cùng 1 nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại.
VD1: Nội dung 1 quyển sách như nào thì mới quyết định làm trang bìa
như nào, nếu như nội dung vui nhộn mà bìa có gam màu buồn thì không
thể tạo sự hứng khởi cho người đọc .
VD2: Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức:
+Nội dung ca ngợi Thạch Sanh là người dũng cảm, trung thực có thể biểu
hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện, nhạc, kịch…
Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
+Nội dung cô Tấm là người xinh đẹp, hiền hậu, với nội dung ông Trương
Ba là người lương thiện, ngay thẳng có thể được biểu hiện trong 1 hình thức đó là kịch.
* Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận
động phát triển của sự vật:
Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi, còn hình thức tương đối ổn định
=> Sự biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hình thức,
nhưng khi sự biến đổi đó tiếp tục diễn ra tới giới hạn nhất định, nội dung
mới xuất hiện thì hình thức ban đầu trở nên chật hẹp, kìm hãm sự phát
triển của nội dung. Nội dung mới phá bỏ hình thức cũ và trong vỏ bao
bọc của hình thức mới đó, thì nội dung mới sẽ tiếp tục phát triển.
VD: Nội dung mối quan hệ giữa anh A và chị B là người yêu => khi đó
hình thức quan hệ giữa 2 người không có giấy chứng nhận kết hôn. Cho
đến khi kết hôn thì nội dung quan hệ đã thay đổi nên hình thức quan hệ
phải thay đổi theo (có giấy chứng nhận kết hôn)
* Hình thức xuất hiện trong sự quy định của nội dung và sau khi xuất hiện,
hình thức tồn tại tương đối độc lập và có ảnh hưởng tới nội dung, gây ra các hệ quả nhất định
Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương
đối và tác động lại nội dung thể hiện ở chỗ:
+ Nếu hình thức phù hợp nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nội dung phát triển;
+ Nếu không phù hợp thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển
của nội dung. Song sự kĩm hãm ấy chỉ mang tính tạm thời, theo tính tất
yếu khách quan hình thức cũ phải đước thay thế bằng hình thức mới cho phù hợp với nội dung.
VD: Trong thời hòa bình thì cơ chế bao cấp nước ta trước đây không còn
hợp lý trong cơ chế bao cấp ở nước ta trước đây, do quan hệ sản xuất
chưa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nên không
kích thích được tính tích cực của người sản xuất, không phát huy được
năng lực của người sản xuất. Nhưng khi đổi mới chuyển sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng
xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất hàng hóa phù hợp với nước ta đã tạo
điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Ý nghĩa thứ nhất:
Muốn biến đổi sự vật hiện tượng thì trc hết phải tác động , làm thay đổi nội dung
của nó. Do nội dung của nó quyết định, là kết quả những thay đổi của nội dung và
để đáp ứng những thay đổi đó thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi
thích hợp của nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì
trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.
- Vd : doanh nghiệp cập nhật mẫu hàng mới theo xu hướng thị trường phải
thay đổi hình thức sản phẩm, trước hết cần nâng cấp, cải tạo chất lượng mẫu
hàng hay nói cách khác đó là làm thay đổi nội dung của nó Ý nghĩa thứ hai:
- Vì hình thức có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nội dung, nên
trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và
nội dung của sự vật để có thể kịp thời phát hiện, can thiệp vào tiến trình phát
triển của sự vật theo hướng có lợi nhất.
- Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình thức phù hợp với
nội dung. Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần tìm cách để
hình thức không phù hợp với nội dung.
- Ví dụ: Thói trì trệ, chậm đổi mới các hình thức và phương pháp quản lí, sự
gia tăng tệ quan liêu, tuyệt đối hoá những hình thức tổ chức xã hội được
hình thành trước đây trong thực tiễn là một trong những nguyên nhân chính
của tình trạng khủng hoảng xã hội và của những xu hướng bất lợi đã bộc lộ
ở nước ta những năm gần dây. Xã hội có đạt tới sự phát triển mới về chất
hay không phần nhiều phụ thuộc vào việc đổi mới đến đâu những hình thức
xã hội già cỗi, phong cách và phương pháp làm việc cũ, đưa chúng vào phù
hợp đến mức độ nào với những điều kiện dạng thay đổi. Ý nghĩa thứ ba:
- một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử
dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các
hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để
làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới.
- _ V.I. Lênin kịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo
thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình thức cũ; đồng thời cũng phê phán thái độ
phủ nhận vai trò của hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội,
thay đổi hình thức cũ một cách tùy tiện, vô căn cứ1.
- _Tức là: Cùng một nội dung có thể chứa đựng nhiều hình thức và cùng một
hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
- _Điều này thể hiện tính tích cực của nội dung & hình thức, cần sử dụng hình
thức phù hợp với nội dung trong từng hoàn cảnh đồng thời thay đổi những
hình thức không còn phù hợp với nội dung để tránh cản trở sự phát triển. - *Ví dụ:
- + Nội dung được thể hiện qua nhiều hình thức:
- - Cùng một tiết trời mùa thu tháng 8 đẹp thì các nhà nghệ sĩ có nhiều cách
khác nhau để thể hiện nội dung qua các văn bản như: thơ, vịnh, văn xuôi, bút kí ,vv
- - Trong thời dịch Covid-19 để phát động cả nước chung tay phòng chống
dịch bệnh người dân VN phải thực hiện các biện pháp như: tuân thủ nguyên
tắc 5k, thực hiện cách ly xã hội 15 ngày theo chỉ thị số 16 của thủ tướng chính phủ, vv
- + Hình thức chứa đựng nhiều nội dung:
- - Cùng là học chuyên ngành Luật nhưng chúng ta lại có nhiều nội dung
chuyên môn khác nhau như: Luật kinh doanh, Luật TMQT, Luật Kinh Tế,vv
- - Cùng là việc sử dụng máy tính nhưng chúng ta có thể dùng vào việc học, giải trí,vv 1 Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Phạm trù “hình thức” trong triết học khác với hình thức bên ngoài của sự
vật thườngsử dụng trong đời thường như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời: Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ hình thức bên trong của sự vật,
tức là cơ cấu bên trong của nội dung, là hệ thống mối liên hệ bền vững giữa các
yếu tố cấu thành nội dung sự vật. Còn khái niệm “vẻ ngoài” thường sử dụng trong
cuộc sống chỉ là vẻ bên ngoài của sự vật, được xem xét độc lập không trong mối liên hệ nào.
VD: Hình thức của chiếc xe hơi trong triết học là các bộ phận được làm từ thép,
nhựa, cao su…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động
cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút… Còn hình thức của chiếc xe hơi trong đời
sống chỉ là bề ngoài chiếc xe màu gì, có hình dáng như thế nào được xem xét một
cách độc lập không trong một mối liên hệ nào.
Câu 2: Liên hệ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong đời sống sinh viên.
Trả lời: Sinh viên cần kết hợp giữa học tập và thực hành :
+Hồ Chủ tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì
vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”
+ Đối với sinh viên thì kiến thức là sức mạnh nhưng chỉ bằng việc đưa
kiến thức vào thực tế ta mới khai thác được hết tiềm năng đó. Chúng ta không nên
chỉ chăm chú vào việc học tập trên sách vở, học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng
nó vào thực tế sao cho hợp lý và có ích. Một sinh viên được đánh giá là giỏi, không
chỉ qua những thứ họ học mà còn qua cách mà họ áp dụng nó như thế nào. Học tuy
giỏi mà không biết áp dụng thì xem là chưa hoàn thành mục đích thực sự của việc
học, còn ngược lại nếu kiến thức chưa vững mà lại áp dụng vào thực tế thì sẽ gây
hậu quả khó lường. Vậy việc học và hành là 2 trường phái không thể tách rời mà
luôn phụ thuộc và bổ trợ cho nhau để cùng phát triển, tương tự như phạm trù nội
dung và hình thức trong triết học.
Câu 3: Đảng và nhà nước ta đã vận dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ cặp
phạm trù nội dung hình thức thế nào trong đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam? Trả lời: -
Trong đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam, Đảng và nhà nước đã vận
dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ cặp phạm trù nội dung – hình thức như sau:
+ Ý nghĩa của nội dung: Đảng và nhà nước đã đặt nền tảng cho việc đổi mới
giáo dục bằng cách xác định những nội dung giáo dục cần thiết và phù hợp với
thực tế đất nước. Điều này bao gồm việc tập trung vào việc đào tạo và phát triển
nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo tính phổ biến và công bằng trong giáo dục.
+ Ý nghĩa của hình thức: Đảng và nhà nước đã thức đẩy việc áp dụng các hình
thức giáo dục hiện đại và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Điều này
bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy và học
tập, tạo điều kiện cho học sinh và sinh viên tham gia vào các hoạt động thực tế và
thực hành và khuyến khích sự sáng tạo và đa dạng trong phương pháp giảng dạy.
Tổng kết lại, Đảng và nhà nước đã vận dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra
từ cặp phạm trù nội dung – hình thức trong đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam
bằng cách xác định nội dung giáo dục phù hợp với thực tế đất nước và áp dụng các
hình thức giáo dục hiện đại và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Câu 4: Vận dụng cặp phạm trù nội dung – hình thức để giải quyết vấn đề thương
hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Trả lời : Sau khi nước ta bước vào thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhãn
hàng hóa , tên giao dịch thương hiệu trở thành một sự nhận biết của người kinh
doanh, của khách hàng . Rồi khi đầu tư nước ngoài vào VN thì nhãn hiệu đẹp, hấp
dẫn sẽ gây ấn tượng đẹp, thu hút người mua hàng. Các doanh nghiệp phải liên tục
cho ra mẫu mã sản phẩm mới.Khi thay đổi hình thức của sản phẩm thì doanh
nghiệp cũng cần quan tâm đến nội dung của nó bởi nội dung ý thức luôn đi kèm
với nhau, không thể tách rời nhau, trong đó nội dung có vai trò quyết định còn hình
thức thúc đẩy nội dung phát triển. Đó chính là vấn đề mà cặp phạm trù nội dung –
hình thức đề cập tới