Bài tập nhóm ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Bài tập nhóm ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:51 9/8/24 NHÓM 5 - QH2208 - Btlsvmtg
BÀI TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI NHÓM 5 Thành viên: Đỗ Nguyễn Huy Vũ – 22DH703242 Trần Như Hiền – 22DH700752 Giang Thị Quỳnh Trang – 22DH703548 Nguyễn Ngọc Minh Thy – 22DH703545 Cái Vũ Xuân An – 22DH700003 Nguyễn Ngọc Minh Châu – 22DH700327 Diệp Mẫn Nhi – 22DH701753 Trần Khánh Huyền – 22DH700875 Thạch Tuyết Anh – 21DH716339 Huỳnh Thanh Tú – 22DH703066
Tìm hiểu các thành tựu của văn minh Ấn Độ
Thành tựu chữ viết:
Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm
Chữ viết đầu tiên được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa. Các nhà khảo cổ đã
phát hiện ra hơn 3000 con dấu khắc chữ đồ họa ở các di chỉ nên văn minh lưu vực sông Ấn.
Và sau thời gian dài nghiên cứu, Tiến sĩ S.R.Rao (Shikaripura Ranganatha Rao) đã
tìm ra được cách loại chữ này vận hành. Đây là một loại dữ dùng hình vẽ để ghi
âm và ghi vần, chủ yếu được viết từ phải sang trái. Những con dấu được tìm thấy
được dùng để đống trên các kiện hàng để ghi chú loại hàng và xuất xứ của hàng hóa.
Sau đó khoảng thế kỷ V TCN, một loại chữ nữa được ra đời ở đất Ấn tên là
Kharoshthi, được mô phỏng theo chữ viết của vùng Lưỡng Hà. Sau đó là chữ
Brahmi, một loại chữ được sử dụng rộng rãi hơn, các văn bia của Ashoka Đại đế
đều viết bằng loại chữ này.
Dựa trên nền tảng của chữ Brahmi, người Ấn phát minh ra chữ Sanskrit (tiếng
Phạn) có cách viết đơn giản hơn. Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, một số quốc gia about:blank 1/6 22:51 9/8/24 NHÓM 5 - QH2208 - Btlsvmtg
Đông Nam Á cho ra đời chữ viết của dân tộc mình. Cho đến thời điểm hiện tại,
Nepal và Ấn Độ vẫn còn dùng chữ Sanskrit.
Hiện nay, ở các nước Phật giáo phái Tiểu thừa thịnh hành như Srilanca, Mianmar,
Thái Lan, tiếng Pali – ra đời trên cơ sở khẩu ngữ vùng Magada – vẫn được sử dụng
như một loại ngôn ngữ mà giới sư sãi dùng để tụng kinh.
Tuy nhiên, chữ Kharoshthi và Brahmi không có cơ hội phát triển, tồn tại lâu dài vì
không phải là ngôn ngữ và văn tự bản địa Ấn Độ.
Vì thế, còn lại chữ Sanskrit và tiếng Sanskrit trở thành tiếng quốc dân ở Ấn Độ từ
thế kỷ VI TCN cho đến khoảng thế kỷ X CN, trước khi nó trở thành Apabhramsa –
cái cầu nối Sanskrit với các ngôn ngữ tộc người hiện đại.
Thành tựu văn học:
Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại văn học Ấn Độ gồm
hai bộ phận quan trọng là Veda và sử thi. a) Veda
Veda vốn nghĩa là hiểu biết. Veda có 4 tập là Rigveda, Samaveda, Yagiua Veda và Atharva Veda.
Ba tập Veda trên gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình
người Arya tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc, tình hình cư dân
đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. Trong đó, Rigveda với 1028 bài thơ là tập quan trọng nhất.
Còn Atharva Veda chủ yếu bao gồm các bài chú, đề cập đến gồm các mặt như chế
độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và cả tình yêu nữa.
Ngoài ra, còn có các tác phẩm Bramana (Phạn thư), Araniaca (sách rừng rậm)
Ypanisát (sách nghĩa sâu) v.v... Những sách này đều viết bằng văn xuôi, nội dung
bao gồm những bài cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái, những bài
thuyết pháp, những lời giải thích triết lý trong kinh Veda chứ về văn học thì không
có giá trị gì đáng kể. about:blank 2/6 22:51 9/8/24 NHÓM 5 - QH2208 - Btlsvmtg b) Sử thi
Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ là Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sử thi này
được truyền miệng từ nửa đầu thiên kỷ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ,
đến các thế kỷ đầu công nguyên thì được dịch ra tiếng Sanskrit.
- Mahabharata có 18 chương và 1 chương bổ sung tài liệu, gồm 220.000 câu. Đây
là bộ sử thi dài nhất thế giới, so với cả hai bộ Iliat và Odyssey của Hy Lạp cổ đại
gộp lại còn dài hơn 8 lần. Tương truyền rằng người soạn lại bộ sử thi này là Viasa.
Chủ đề của tác phẩm này là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở
miền Bắc Ấn Độ. Bởi vậy tập thơ lấy tên là Mahabharata nghĩa là “Cuộc chiến
tranh giữa con cháu Bharata”.
- Ramayana có VII chương, trong đó chương I và chương VII về sau mới thêm vào,
gồm 48.000 câu. Tương truyền rằng tác giả là Vanmiki. Chủ đề của tác phẩm này
là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.
Thành tựu kiến trúc, điều khắc:
Thời Harappa, nhà cửa mới chỉ được xây bằng gạch, đến thời vương triều Môrya,
nghệ thuật kiến trúc đá bắt đầu phát triển mà các công trình tiêu biểu là những
cung điện, chùa, tháp, trụ đá,...
Tháp là công trình kiến trúc dùng để bảo tồn các di vật của Phật. Điển hình nhất là
tháp Xansi (Sanchi) ở Trung Ấn, xây từ thế kỉ III TCN. Tháp này được xây bằng
gạch, hình nửa quả cầu, cao hơn 16m, bao quanh có lan can có 4 cửa lớn. Lan can
và cửa đều được làm bằng đá và được chạm trổ rất đẹp.
Trụ đá cũng là một loại công trình kiến trúc dùng để thờ Phật. Những trụ đá trung
bình cao 15m nặng 50 tấn. Trụ đá nổi tiếng nhất là trụ đá ở Sarnath.
Trong số các chùa đền của các tôn giáo như Balamon, đạo Phật, đạo Jain, chùa
hay là một loại công trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ trung đại, thường là những
công trình kết hợp kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Tiêu biểu là những gian chùa
hang ở Ajanta được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII SCN. Ngoài chùa hang
Ajanta còn có chùa hang Enlora ở Trung Ấn được xây dựng vào thế kỉ VIII. Ở Ấn Độ about:blank 3/6 22:51 9/8/24 NHÓM 5 - QH2208 - Btlsvmtg
còn có những ngôi chùa lớn xây bằng gạch và đá.. Chùa Tanjo có một ngọn tháp
xây hình Kim tự tháp, gồm 14 tầng, cao 61m, xây dựng từ thế kỉ XI. Đây là một
công trình kiến trúc nổi tiếng.
Đến thời Xuntan Đêli và thời Môgôn, cùng với việc đạo Hồi trở thành quốc giáo, ở
Ấn Độ đã xuất hiện những công trình kiến trúc mới xây dựng theo kiểu Trung Á và
Tây Á. Đó là những nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm chung của
lối kiến trúc này là mái tròn, cửa vòm, có tháp nhọn.
Về nghệ thuật tạo hình, vì đạo Phật trong thời kỳ đầu phản đối việc thờ thần
tượng và hình ảnh, nên nghệ thuật tạc tượng bị hạn chế trong một thời gian dài.
Mãi đến khi phái Phật giáo Đại thừa ra đời, chủ trương đó mới thay đổi. Do vậy,
từ thế kỉ I về sau, tượng Phật mới được tạo nên ngày một nhiều, trong đó tiêu
biểu nhất là pho tượng bằng đá ở Ganđara.
Ngoài tượng Phật còn có các tƣợng thần đạo Hindu như tượng thần Visnu, thần
Siva v.v... Các tượng thần đạo Hindu thường được thể hiện dưới hình tượng nhiều
đầu nhiều mặt nhiều tay và nhiều khi có hình thù rất đáng sợ.
Thành tựu tôn giáo:
Ấn Độ là nơi sinh ra nhiều tôn giáo như đạo “Balamôn, đạo Phật,đạo Hindu,đạo Jain và đạo Sikh”.
- Đạo Balamôn: Ra đời vào khoảng TK XV Trước công nguyên, trong hoàn
cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng
minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó.
Đạo Balamôn là tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
- Đạo Sikh-Xích: Xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng TK XV, giáo lí của đạo Xích có
sự kết hợp giữa giáo lí của đạp Hindu và giáo lí của đạo Islam.Tín đồ của
đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng là ngôi đền Vàng ở Punjapd.
- Đạo Jain-Kỳ Na: Xuất hiện vào khoảng TK VI Trước công nguyên ,đạo này
theo chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh. about:blank 4/6 22:51 9/8/24 NHÓM 5 - QH2208 - Btlsvmtg
- Đạo phật: Ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I Trước công nguyên do thái
tử Xitđacta Gôtama,hiệu là Sakya Muni (Thích ca Mâu Ni) khởi xướng.Các
tín đồ Phật giáo lấy năm 544 Trước công nguyên là năm thứ nhát theo lịch Phật .
Thành tựu khoa học: - Về thiên văn:
Ra đời từ rất sớm ở Ấn Độ, tác phẩm thiên văn học cổ nhất là Xitdanta ra
đời năm 425 TCN. Họ đã biết đến nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí,
xuân thu và phân thu; quả đất, mặt trăng đều là hình cầu, biết sự vận động
của các ngôi sao chính cũng như phân biệt được 5 hành tinh: Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Hải tinh. Đặc biệt người Ấn Độ biết chia một năm làm 12 tháng
theo chu kì mặt trăng, mỗi tháng 30 ngày, cứ 5 năm có một tháng nhuận. - Về toán học:
Người Ấn Độ cổ đại có đóng góp quan trọng trong việc phát minh ra cách
đếm của hệ số 10, trong đó có số 0 mà người Ấn Độ gọi là Synhia (tiếng
không). Hệ số đếm của Ấn Độ được coi là hệ số hoàn thiện nhất trong tất cả
mọi hệ số đếm thời cổ đại. o
Họ biết đại số từ rất sớm với tất cả các số căn, số âm, các quy tắc về
hoán vị, tổ hợp. Đến thế kỉ VIII, người Ấn Độ đã giải được những phương
trình vô định bậc 2 mà châu Âu gần 1000 năm sau mới biết cách giải. o
Người Ấn cũng biết hình học, biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình
vuông, hình tam giác và biết tính một cách khá chính xác số pi = 3,1416;
đồng thời biết được cả những cơ sở của lượng giác học.
- Về vật lý học: Các nhà khoa học kiêm triết học của Ấn Độ đã nêu ra thuyết
nguyên tử. Họ cho rằng vạn vật do nguyên tử tạo nên nhưng vật chất khác
nhau sở dĩ là do mỗi loại có một loại nguyên tử khác với loại khác. Người cổ
đại cũng biết lực hút của trái đất “Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về phía nó”. about:blank 5/6 22:51 9/8/24 NHÓM 5 - QH2208 - Btlsvmtg - Về y dược học: o
Đạt nhiều thành tựu lớn, các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật
để chữa bệnh như cắt màng mắt, lấy sỏi thận, lấy thai, nắn lại các chỗ xương gãy... o
Nhiều tác phẩm y học được xuất bản. Để lại hai cuốn sách về y học có
giá trị cho nhân loại là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”. Những
thầy thuốc nổi tiếng thời cổ đại là Saraca, Sushruta. o
Nhiều sách thuốc của Ấn Độ nổi tiếng và có tác dụng trong thực tế. Do
vậy được dịch ra bằng tiếng Ả Rập. Người Ả Rập đã mời các danh y Ấn
Độ sang mở nhà thương và trường dạy y khoa cho họ. about:blank 6/6