Bài tập nhóm thuyết trình môn Triết học đề tài "Phân tích, làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa"
Bài tập nhóm thuyết trình môn Triết học đề tài "Phân tích, làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa" của Đại học Hoa Sen với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lênin (DC140DV01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 10435767 BÀI THUYẾT TRÌNH
Phân tích, làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo
và giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. I. KHÁI NIỆM Tôn giáo là gì?
Tôn giáo là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm
các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới,
thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời
tiên tri, quan niệm đạo đức hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các
yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh.
Theo các báo cáo được tìm thấy thì có khoảng 87% dân số thế giới
đang gắn bó với một tôn giáo nào đó và chỉ có khoảng 13% là không tôn giáo.
Ở Việt Nam ta có một số tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,… II. NỘI DUNG
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin về tôn giáo thông qua bản chất,
nguồn gốc và tính chất.
a) Bản chất của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng “ tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan”. Vậy thì có thể nói tôn giáo là
một hình thái ý thức xã hội thực hiện chủ yếu chức năng đền bù - hư ảo
trong một xã hội cần đến sự đền bù - hư ảo. Thông qua sự phản ánh đó, lOMoARcPSD| 10435767
các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí,… VD: cây
cối bình thường trở thần thần cây.
Bên cạnh đó tôn giáo còn là thực thể xã hội. Đó là các tôn giáo cụ
thể như Phật giáo, Công giáo,…với vài chỉ tiêu cơ bản sau: niềm tin sâu
sắc về đấng tối cao, thần linh, có hệ thống giáo thuyết phản ánh thế giới
quan, nhân sinh quan, có cơ sở và tổ chức quản lý cùng với hệ thống tín đồ đông đảo,…
Bên cạnh đó chủ nghĩa Mác - Lênin cũng khẳng định rằng: “Tôn
giáo là hiện tượng xã hội - văn hóa do con người tạo ra”. Bởi vì họ tạo ra
tôn giáo để tìm chỗ dựa, an ủi về mặt tinh thần. Giống như khi người dân
bị bệnh dịch, họ sẽ cúng tế thần linh, đi chùa hay nhà thờ với mong muốn
xua tan dịch bệnh và mang lại sức khỏe cho mọi người. Do đó có thể nói
“Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”.
Ngoài ra tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực,
bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Ví dụ như: đi làm mà
chuyện xui xẻo cứ ập tới, bất lực quá thì một số người chọn đi chùa cầu
may mắn. Bởi vì lúc này con người không tìm ra được con đường nào
khác để giải tỏa những áp lực hiện thực đấy nên họ đã tin vào những thế
lực siêu nhiên để có một nơi nương tựa. Từ đó tôn giáo dần trở thành một
đức tin mà họ có thể xả hết mọi bức xúc, khó khăn trong cuộc sống để
cầu mong cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Và theo C. Mác cho rằng: “Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh” và “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Cuối cùng là Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định sự tồn tại của tôn
giáo phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội. Có nghĩa là khi xã hội có
sự phân chia và áp bức giai cấp thì một bộ phận người dân rơi vào tình
thế bất lực trước các thế lực thống trị. Lúc bấy giờ người ta nương tựa
vào sự che chở của tôn giáo. Và ngay cả những kẻ thống trị cũng lợi dụng lOMoARcPSD| 10435767
tôn giáo để dạy cho người lao động phải biết cam chịu. Do đó, khi mà xã
hội còn phân chia giai cấp, còn những người dân bị áp bức thì tôn giáo
vẫn sẽ tồn tại. Lênin cũng chỉ rõ: “Chừng nào và bất cứ đâu quần chúng
nhân dân còn bị áp bức về mặt tinh thần và còn phải khốn khổ, bần cùng,
cô độc và phải lao động cho người khác hưởng đều làm cho tôn giáo nảy sinh”.
=> Tóm lại, tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một
thực thể xã hội. Tuy nhiên khi xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội đặc biệt bởi vì nó phản ánh một cách hoang đường, hư ảo,
lệch lạc hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Sự hoang đường của
tôn giáo do chính con người sáng tạo ra; cái thế giới hư ảo ấy không ai
nhìn thấy được và chưa ai chứng minh được bằng cơ sở khoa học. Hoang
đường và hư ảo chính là bản chất của tôn giáo.
Ngoài ra thì chúng ta cũng cần phải biết phân biệt tín ngưỡng, tôn
giáo và mê tín dị đoan:
• Tín ngưỡng “là niềm tin của con người được thể hiện thông qua
những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang
lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”. Có nhiều hình
thức tín ngưỡng như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc,.
• Tôn giáo “là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và
hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.
=> Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác nhau nhưng lại có quan hệ
chặt chẽ mà những đặc điểm để phân biệt chúng chỉ là tương đối. Tín
ngưỡng là một khái niệm rộng hơn tôn giáo. Tuy nhiên tôn giáo lại là một
loại tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng tôn giáo (gọi tắt là tôn giáo).
• Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực
lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, lOMoARcPSD| 10435767
thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa của một số người gọi chung là cuồng tín.
b) Nguồn gốc của tôn giáo
• Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế – xã hội của tôn giáo
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do sức sản xuất còn thấp, con
người cảm thấy yếu đuối, bất lực trước thiên nhiên rộng lớn, huyền bí nên
đã gắn bó sức mạnh và sức mạnh của mình với thiên nhiên. Từ đó, họ xây
dựng các biểu tượng tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hội bị phân chia thành các giai cấp đối lập, con người cảm
thấy bất lực trước quyền lực của giai cấp thống trị. Họ không giải thích
được nguồn gốc của sự phân chia giai cấp và sự áp bức, bóc lột, tội ác,…
Tất cả đều đổ lỗi cho số phận và định mệnh. Kể từ đó, họ đã tạo ra tôn
giáo bằng cách coi một số người là thần tượng có khả năng ảnh hưởng
đến suy nghĩ và hành động của người khác.
=> Do đó, trình độ phát triển yếu kém của lực lượng sản xuất,
nghèo đói về kinh tế, áp bức về chính trị, không có khả năng đối mặt với
bất công xã hội là cội rễ sâu xa của tôn giáo.
• Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Trong một số giai đoạn lịch sử, hiểu biết của con người về tự nhiên,
xã hội và bản thân còn hạn chế. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội còn
nhiều điều chưa được khoa học khám phá, lý giải nên con người hướng
về tôn giáo. Và đôi khi đôi khi nhận thức của con người xa rời thực tế,
thiếu khách quan, dễ rơi vào ảo giác.
Vd: Nhận thức của tôn giáo về linh hồn, địa ngục, thiên đàng,.... là
những thứ mà khoa học vẫn chưa thể lý giải. lOMoARcPSD| 10435767
=> Vậy thì có thể nói, thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
là sự cường điệu hóa trong nhận thức của con người và việc biến những
quan điểm mang tính khách quan, có tính khoa học thành siêu nhiên, thần thánh, hư ảo.
• Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Tôn giáo được sinh ra từ sự sợ hãi và lo lắng về các lực lượng của
tự nhiên và xã hội. Các nhà duy vật cổ đại thường cho rằng "nỗi sợ hãi sinh ra tôn giáo".
Ngay cả những cảm xúc tích cực như lòng biết ơn và sự tôn trọng
đôi khi cũng có thể được thể hiện thông qua tôn giáo.
Vd: Để tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các Vua
Hùng, người Việt Nam ta đã tổ chức ngày lễ hằng năm vào ngày mùng 10
tháng 3 âm lịch. Lễ được tổ chức tại đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính.
c) Tính chất của tôn giáo
• Tính lịch sử của Tôn giáo
“Con người tạo ra tôn giáo” và dù trường tồn nhưng đó chỉ là một
phạm trù lịch sử. Tôn giáo không nhất thiết phải có mặt cùng lúc với con
người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con
người đã đạt đến một trình độ nhất định.
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, tôn
giáo có những thay đổi để phù hợp với cơ cấu chính trị, xã hội của thời
đại đó. Thời đại đang thay đổi, và các tôn giáo cũng đang thay đổi và điều chỉnh.
Cho đến một giai đoạn lịch sử nhất định, nhờ có khoa học và giáo
dục, con người nhận thức được bản chất của các hiện tượng tự nhiên và lOMoARcPSD| 10435767
xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên và xã hội, làm chủ được bản
thân, tạo dựng được niềm tin cho mọi người thì tôn giáo sẽ không còn nữa.
Vd: Khi con người nhận ra việc đi bái tế thật sự không giúp trị khỏi
bệnh thì người ta sẽ không tin vào sức mạnh thần thánh nữa. Thay vào đó
họ sẽ đi bệnh viện để chữa trị và uống thuốc.
• Tính quần chúng của tôn giáo
Tôn giáo là nơi để một số nhân dân lao động sinh hoạt văn hóa tinh
thần. Hiện nay, tín ngưỡng tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế
giới. “Theo một nghiên cứu đã công bố năm 2015, cùng với sự “hồi sinh”
của tôn giáo được ước tính tăng tới 2,3 tỷ người; nghĩa là từ 5,8 tỷ vào
năm 2010 sẽ tăng lên 8,1 tỷ vào năm 2050”.
Mặc dù tôn giáo phản ánh hạnh phúc hão huyền, nhưng nó cũng
phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình
đẳng và bác ái, bởi vì tôn giáo thường nhân đạo, nhân đạo và tốt đẹp.
=> Vì vậy, nhiều người từ mọi tầng lớp xã hội tin vào tôn giáo và
những giá trị tốt đẹp mà tôn giáo mang lại.
• Tính chính trị của tôn giáo
Chính trị tôn giáo chỉ xuất hiện khi có sự phân chia giai cấp trong
xã hội và các giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo vì lợi ích của mình.
Trong các tôn giáo, các giáo phái và các cuộc đấu tranh của giáo
phái thường mang bản chất chính trị. Trong các cuộc đấu tranh tư tưởng,
tôn giáo thường là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp.
2. Quan điểm về giải quyết vấn đề tôn giáo thông qua các nguyên tắc. lOMoARcPSD| 10435767
• Nguyên tắc 1: Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không
tín ngưỡng của nhân dân
Quyền này nói lên rằng việc theo đạo hay không là thuộc quyền tự
do của mỗi người dân. Công dân có quyền thực hiên các hành vi tôn giáo,̣
theo đuổi môt tín ngưỡng của cá nhân mộ t cách tự do; có thể theo hoặ
c ̣ không theo môt tín ngưỡng tôn giáo nào. Ví dụ như chúng ta có thể
tham ̣ gia vào Công giáo hay Phật Giáo,.. hoặc không tham gia gì cả. Và
những quyền đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luât mà Nhà nước hiệ
n hành ̣ quy định. Có nghĩa là dù là do nhưng chúng ta không được
tham gia vào các tổ chức xấu: những tổ chức đội lốt tôn giáo nhằm chống
phá đất nước. Bên cạnh đó công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo
đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Chúng ta vẫn phải đóng thuế, tham gia bầu cử, lao động, học tập, lao động công ích,…
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” V.I.Lênin viết
“Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không thừa
nhận một tôn giáo nào. Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân
có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được”.
=> Cần nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng
của công dân. Và quan trọng hơn hết đây là cơ sở để đoàn kết các lực
lượng quần chúng có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng trong cách mạng XHCN.
• Nguyên tắc 2: Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn
giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. lOMoARcPSD| 10435767
Vì Lênin đã cho rằng “cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng tiêu cực
của tôn giáo phải gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp” và cũng khẳng
định: “Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội” nên muốn làm thay đổi
tôn giáo trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội. Muốn xóa bỏ
những ảo tưởng trong đầu óc con người thì phải xóa bỏ nguồn gốc gây ra
ảo tưởng ấy. Cũng như để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới thì phải
xây dựng bằng được một xã hội không còn bất công, áp bức, nghèo đói,
bệnh tật và những tệ nạn xã hội,….
Muốn thế, chúng ta cần giải quyết vấn đề tôn giáo trong mối quan
hệ chung của cuộc đấu tranh cách mạng với xây dựng CNXH. Để khắc
phục những tiêu cực của tôn giáo còn cần quan tâm đến cuộc đấu tranh
trên lĩnh vực tư tưởng, coi trọng tuyên truyền thế giới quan khoa học và
làm cho nhân dân lao động hiểu được lợi ích của mình trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
• Nguyên tắc 3: Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng,
tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết
vấn đề tôn giáo.
Vậy thì thực chất của việc phân biệt mặt chính trị và mặt tư tưởng
trong tôn giáo là phân biệt hai mâu thuẫn tồn tại trong bản thân tôn giáo:
mâu thuẫn chính trị và mâu thuẫn nhận thức.
Mâu thuẫn chính trị: là mâu thuẫn đối kháng. Mâu thuẫn này hiện
nay được biểu hiện ở việc một số phần tử phản động đội lốt tôn giáo
chống lại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân.
Ví dụ như tổ chức đội lốt tôn giáo “Tin lành đấng Christ” (UMCC) âm
mưu thành lập nhà nước riêng, được gọi là “Nhà nước Đêga” ở Tây
Nguyên. Và “Tín ngưỡng Dương Văn Mình” đã lợi dụng vấn đề tín
ngưỡng tôn giáo để lôi kéo đồng bào dân tộc Mông với ý đồ ly khai, tự trị
tại khu vực chiến lược là vùng núi phía Bắc, lập “nhà nước Mông”. lOMoARcPSD| 10435767
Mâu thuẫn nhận thức (tư tưởng): là mâu thuẫn không đối kháng,
được thể hiện ở tín ngưỡng của con người.
Hai mặt này thường đan xen vào nhau. Có những lúc mâu thuẫn về
mặt chính trị lại được các thế lực phản động ngụy trang bằng việc biện hộ
đây là sự khác nhau về tư tưởng và ngược lại.
=> Việc phân biệt hai mặt này thật sự cần thiết để nhằm tránh các
khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Khi thực hiện cần dựa vào sức mạnh
của quần chúng tín đồ. Phương pháp phải kịp thời, cương quyết nhưng
phải tránh nôn nóng vội vàng. Đảm bảo được nguyên tắc tự do tín
ngưỡng tôn giáo để không ảnh hưởng đến khối đoàn kết các tôn giáo.
• Nguyên tắc 4: Quan điểm lịch sử cụ thể trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Chúng ta phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn
giáo bởi vì mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và
phát triển nhất định. Bên cạnh đó, tôn giáo không đứng yên, nó không
ngừng thay đổi phụ thuộc vào những điều kiện như: kinh tế, xã hội, lịch
sử cụ thể. Do đó ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác đông của ̣
từng tôn giáo đối với đời sống xã hôi sẽ không giống nhau. ̣
Chẳng hạn như có nhiều tôn giáo ban đầu ra đời với mục đích là để
bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Nhưng sau một thời gian hoạt động, tôn
giáo ấy lại vì lợi ích cá nhân mà đi ngược với mục tiêu ban đầu. Vd: tổ
chức “Tin lành đấng Christ” (UMCC) thông qua mạng xã hội, các diễn
đàn quốc tế... họ đã vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân
tộc…Một nhóm cầm đầu còn trục lợi cá nhân, ăn chặn số tiền mà các đối
tượng phản động bên ngoài gửi về.
Tóm lại, khi thực hiện nhất quán nguyên tắc bình đẳng, không
phân biệt đối xử thì chúng ta cũng cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể lOMoARcPSD| 10435767
khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với các vấn đề có liên quan với tôn
giáo. Và trong những trường hợp như nêu trên thì đòi hỏi nhà nước Xã
hội Chủ nghĩa phải có thái độ, cách ứng xử phù hợp và đúng đắn với từng trường hợp cụ thể. III. KẾT LUẬN
• Tôn giáo là sản phẩm của con người
Vậy thì ta đã hiểu quan điểm của mác lênin về tôn giáo là đứa con
tinh thần của xã hội, là do con người tạo nên và gắn với điều kiện tự
nhiên và lịch sử xã hội. Cũng là nơi mà họ thể hiện những nguyện vọng,
những ước mơ và mục đích của họ . Đồng thời Tôn giáo được sinh ra từ
sự sợ hãi và lo lắng của con người về các lực lượng của tự nhiên và xã
hội, hàm chứa những tiếng thở dài của chúng sinh.
• Hướng tới lợi ích xã hội
Mặt khác tôn giáo cũng chứa đựng một số yếu tố có giá trị văn hóa,
phù hợp với luân thường đạo lý của xã hội hiện nay. Tuy nhiên vì các
hoạt động của tôn giáo diễn ra nhiều diễn biến phức tạp nên nhà nước
Việt Nam ta đã thực hiện các chính sách đảm bảo quyền lợi của dân ta về
vấn đề tôn giáo để tạo nên sự ổn định nâng cao đời sống tinh thần của
người dân; đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo và duy trì hệ thống đạo đức
của con người để tránh không phải rơi vào những ảnh hưởng tiêu cực.
Qua bài thuyết trình này, ta còn thấy được tôn giáo là một vấn đề
hết sức nhạy cảm cần được giải quyết trong việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hiểu được vấn đề tôn giáo rất quan
trọng và đã đưa ra những nghị quyết hợp lí để giải quyết các vấn đề này.
Và việc giải quyết hợp lí những vấn đề liên quan đên tôn giáo sẽ giúp cho lOMoARcPSD| 10435767
đất nước ta ổn định, có thể phát triển hơn và công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa được thuận lợi hơn. IV. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Vận dụng những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
trong việc giải quyết vấn đề về tôn giáo của đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay?
-Kêu gọi sự đoàn kết của tất cả những người theo tôn giáo và những
người không theo tôn giáo, mục tiêu hướng đến các tôn giáo là vì lợi ích
chung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
-Đảng và nhà nước Việt Nam phải có những chủ trương, chính sách cụ
thể để hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đi đúng hướng, đảm bảo được
quyền lợi tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được thực hiện một cách có hiệu quả
-Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ
em, giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
-Xử lý đối với những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục đích
chính trị xấu, mê tín dị đoan, lừa gạt.
-Kết hợp với tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ
văn hoá, phát huy tinh thần yêu nước để người dân tự nhận thức được vai
trò thực sự của tôn giáo trong đời sống hiện thực của họ và chính họ, để
họ chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của nhà nước.