-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm Tiếng việt thực hành | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cuộc sống con người trôi qua cùng với bao thăng trầm đổi thay, có những thứ đã chìm vào quên lãng nhưng cũng có những giá trị trường tồn bất hủ cùng thời gian. Đạo đức là một trong những giá trị tốt đẹp của con người, nó thể hiện trong hành vi và cách ứng xử hàng ngày giữa người với người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và giúp đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tiếng việt thực hành 14 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập nhóm Tiếng việt thực hành | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cuộc sống con người trôi qua cùng với bao thăng trầm đổi thay, có những thứ đã chìm vào quên lãng nhưng cũng có những giá trị trường tồn bất hủ cùng thời gian. Đạo đức là một trong những giá trị tốt đẹp của con người, nó thể hiện trong hành vi và cách ứng xử hàng ngày giữa người với người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và giúp đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tiếng việt thực hành 14 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
---------------------------------------- BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH NHÓM 10
Lớp: Báo mạng điện tử K41
Lớp tín chỉ: XB01101_K41.1
Giảng viên phụ trách: Nguyễn Thị Tuyết Thu Hà Nội, tháng 8 năm 2023 MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN............................................................................2
ĐỀ BÀI.................................................................................................................3
BÀI LÀM.............................................................................................................4
A. Đề cương chi tiết.........................................................................................4
1. Đặt vấn đề...............................................................................................4
2. Giải quyết vấn đề....................................................................................4
3. Kết luận vấn đề.....................................................................................14
B. Đoạn văn diễn dịch....................................................................................16 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Mã sinh viên Họ và Tên Lớp 1 2156070015 Trần Bảo Duy MĐT_K41 2 2156070018 Lê Ngân Hà MĐT_K41 3 2156070022 Phan Thị Minh Hiếu MĐT_K41 4 2156070037 Văn Gia Linh MĐT_K41 5 2156070042 Phan Linh Nga MĐT_K41 6 2156070053 Hoàng Minh Toàn MĐT_K41 7 2156070059 Nguyễn Thu Trang MĐT_K41 2 ĐỀ BÀI Có ý kiến cho rằng:
“Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Yêu cầu:
- Lập đề cương chi tiết cho văn bản có chủ đề trên.
- Chọn một thành tố nội dung trong đề cương để viết thành một đoạn văn
(khoảng 10 - 15 câu) theo lập luận diễn dịch. 3 BÀI LÀM A. Đề cương chi tiết 1. Đặt vấn đề
Cuộc sống con người trôi qua cùng với bao thăng trầm đổi thay, có những
thứ đã chìm vào quên lãng nhưng cũng có những giá trị trường tồn bất hủ cùng
thời gian. Đạo đức là một trong những giá trị tốt đẹp của con người, nó thể hiện
trong hành vi và cách ứng xử hàng ngày giữa người với người. Đạo đức được
hình thành thông qua vai trò chủ động, tự giác của con người. Do đó, việc hình
thành một nền đạo đức - nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của xã
hội Việt Nam trong hiện tại và tương lai, phải có định hướng, phù hợp với thực
tiễn phát triển của dân tộc.Vậy mà, hiện nay, có một lớp người trong xã hội
đang huỷ hoại dần sự tốt đẹp ấy, họ đã mượn bộ mặt của đạo đức để che giấu
bản chất xấu xa, hèn hạ trong chính con người mình. Vì thế, đã có nhận định
rằng: "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng". 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Định nghĩa 2.1.1. Đạo đức giả - Đạo đức giả là:
+ Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một
người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc
ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.
+ Nghĩa rộng: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua
những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và 4
phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống
văn hóa. Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị
hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những
chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo
đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.
- “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo
đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để
che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong.
- Đạo đức giả được biểu hiện thông qua lối sống giả dối, lời nói thiếu thành
thực nên nó có thể gây nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng lại khó có thể nhận biết.
- Đạo đức giả là thứ vô hình dưới mắt người, rất khó có thể nhận biết,
chúng ta chỉ có thể nhận diện, đoán biết nó thông qua những lời nói và hành động.
- Đó là những người hay dùng lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy
ý nghĩ đen tối và tình cảm đê hèn bên trong.
- Đạo đức giả là căn bệnh nguy hiểm có thể mang đến những hậu quả tiêu
cực đối với bản thân con người cũng như xã hội
2.1.2. Căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng là gì?
- Biến kẻ đạo đức giả trở thành là một con người bệnh hoạn, nguy hiểm:
bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; thực chất con người và biểu hiện
bề ngoài khác biệt nhau…
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và
tình cảm thấp hèn bên trong.
+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện. 5
- Hủy hoại phẩm chất tốt đẹp của con người: kẻ đạo đức giả thường là
người độc ác, nham hiểm, giả dối.
2.1.3. Tại sao “Đạo đức giả là căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng ?
Thói đạo đức giả đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào xã hội và luôn nấp
sau những bộ mặt hào nhoáng. Đây là một căn bệnh chết người bởi lẽ nó góp
phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình
huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên.
2.2. Sự không chân thực của đạo đức giả
2.2.1. Biểu hiện của sự không chân thực của đạo đức giả trong hành vi và quyết định hàng ngày
- Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần một chút tinh ý sẽ nhận ra ai là người tốt
và ai là người luôn mang trong mình một “chiếc mặt nạ” để che giấu đi
bản chất xấu xa bên trong.
- Thông thường, dễ dàng nhận ra một người có chất của một người đạo đức
giả, sẽ có những dấu hiệu như:
+ Chỉ thích nói suông: những người chân thành họ luôn coi trọng lời hứa.
những người đạo đức giả lại thích khoác lác, phóng đại lời hứa, chỉ để
đem lợi cho bản thân. trên thực tế, họ sẽ sớm từ bỏ khi cảm thấy bản thân
mình không được lợi gì.
+ Chỉ giúp người khi có lợi cho mình: trước khi giúp đỡ người khác, họ sẽ
có xu hướng cân nhắc. nếu như việc đó có lợi cho họ, họ sẽ hoàn tất một
cách nhanh chóng. nhưng nếu như cảm thấy bản thân mình sẽ chịu thiệt,
họ sẽ tìm cách né tránh bằng mọi giá.
+ Chỉ tôn trọng những người có quyền lực: họ sẽ tìm cách giành giật những
gì mình không có. họ luôn sống theo cách đó. đặc biệt ở môi trường công 6
sở, việc nịnh bợ cấp trên nhưng lại có thái độ coi khinh với những người
thấp kém hơn mình là điều dễ bắt gặp.
2.2.2. Đạo đức giả thường tạo ra một bức tranh mà họ muốn người khác
thấy, chứ không phản ánh sự thật về họ
- Đạo đức giả không hẳn là bản chất vốn có của con người maf có thể được
hình thành trong quá trình tiếp xúc với môi trường, con người, xã hội ở bên ngoài.
- Thường những người này sẽ có xu hướng xây dựng một vỏ bọc hoàn hảo
để che giấu đi những điều mà không muốn cho mọi người xung quanh nhìn thấy.
- Tuy nhiên, lâu dần theo thời gian, sống trong chiếc vỏ bọc đó khiến cho
họ có dần trở nên lo sợ vì biết đâu một ngày, sẽ có người vạch trần những gì họ đang che giấu
- Mục đích của việc che đậy này là nhằm đánh lừa người khác tin vào cái
hình thức đàng hoàng. từ việc chiếm được lòng tin của người khác, kẻ
đạo đức giả sẽ thu về cho mình những lợi ích.
- Kẻ đạo đức giả hay dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang
cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
2.3. Sự giả tạo trong mục tiêu cá nhân
2.3.1. Sử dụng hình ảnh đạo đức để đạt được mục tiêu cá nhân hoặc quyền lợi riêng
- Không khó để bắt gặp những hành vi này trong cuộc sống, đặc biệt là khi
xã hội đang ngày càng coi trọng lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung
- Với bản thân mỗi người sẽ luôn có những mục tiêu phấn đấu riêng và
luôn mong muốn sẽ có được một vị trí, thăng tiến trong sự nghiệp. để đạt
được điều đó, sẽ cần không ít sự cố gắng, nỗ lực, đôi khi là cả một chút
“mánh khoé”, biểu hiện qua việc: 7
+ Lợi dụng, nịnh bợ những người có chức quyền để đạt được mục đích cá nhân.
+ Không từ bỏ bất kì thủ đoạn xấu xa nào để đạt được điều mình mong muốn
+ Chèn ép, nói xấu, chỉ trích những người vô tội, những người ở vị trí thấp
hơn mình nhằm mục đích bôi xấu, hạ nhục họ.
+ Ví dụ, trong showbiz vừa qua cũng đã gây xôn xao dư luận với những
nghệ sĩ sử dụng hình ảnh của mình để kêu gọi lập quỹ từ thiện. việc làm
này nhận được sự ủng hộ và tán thành của người hâm mộ. tuy nhiên, đằng
sau đó là những vụ việc “bóc trần” khiến cho dư luận không khỏi phẫn
nộ. số tiền từ thiện lên tới cả tỷ đồng nhưng lại không được chuyển đến
đúng tay người nhận. => Họ đã lợi dụng hình ảnh, hào quang và danh
tiếng của bản thân để đánh bóng tên tuổi của mình theo cách tiêu cực. 8
2.3.2. Tác động của những nghệ sĩ vi phạm đạo đức, đạo đức giả
- Thực tế, có những nghệ sĩ đang không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi
phạm đạo đức nghiêm trọng. Nổi cộm trong đó là chuyện nữ ca sĩ trẻ
Hiền Hồ lộ thông tin và hình ảnh nhạy cảm với một đại gia đang có vợ
con. Một số nghệ sĩ trẻ như Jack dính scandal quen nhiều cô gái một lúc.
Ngoài ra, còn có vụ việc nghệ sĩ bị chỉ trích vì bạo hành người yêu như
trường hợp của Đạt G.
- Nghệ sĩ ngoài những sáng tác, sản phẩm nghệ thuật thì việc họ sống thế
nào, hành xử ra sao cũng dễ khiến một bộ phận công chúng học theo và bị ảnh hưởng.
- Tuy nhiên, thời gian qua, khi nhiều ồn ào, bê bối của nghệ sĩ liên tục tiếp
diễn, khán giả đã hết kiên nhẫn.
2.4. Sự lừa dối trong quan hệ xã hội
2.4.1. Đạo đức giả có thể gây ra sự lừa dối trong quan hệ cá nhân và xã hội
- Ví dụ: Giả sử có một người đạo đức giả, người này được xem là một
người có phẩm chất cao và đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong quan hệ cá
nhân, người này có thể lừa dối bạn bè hoặc đối tác kinh doanh bằng cách
che giấu thông tin quan trọng hoặc đưa ra những lời nói không chính xác.
Người này có thể hứa hẹn sẽ giúp đỡ bạn bè trong một dự án nhưng sau
đó không thực hiện cam kết của mình. Hành động này không chỉ gây thất
vọng và mất niềm tin của người khác mà còn ảnh hưởng đến quan hệ cá
nhân và sự phát triển của cộng đồng.
- Đạo đức giả gây ra sự lừa dối trong quan hệ cá nhân và xã hội, có thể
đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên, sự lừa dối gây mất niềm
tin và sự tin tưởng của người khác. Khi một người không tuân thủ các
nguyên tắc đạo đức và không đáp ứng đúng những kỳ vọng của người
khác, người ta sẽ mất niềm tin vào tính trung thực của họ. Điều này có
thể dẫn đến sự phá vỡ quan hệ trong cộng đồng. 9
- Thứ hai, khi những người có quyền lực và ảnh hưởng trong xã hội không
tuân thủ đạo đức và lừa dối người khác, họ có thể lợi dụng quyền lực của
mình để đạt được lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến hậu quả xã hội.
Điều này có thể dẫn đến sự bất bình đẳng, tham nhũng và mất cân bằng trong xã hội.
- Vì vậy, việc đạo đức giả gây ra sự lừa dối trong quan hệ cá nhân và xã
hội là một vấn đề nghiêm trọng. Để xây dựng một xã hội công bằng và
đáng tin cậy, chúng ta cần tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức,
đồng thời đánh giá và đối xử công bằng với những người xung quanh chúng ta.
2.4.2. Sự giả tạo trong mối quan hệ có thể gây hại cho cả các bên liên quan
Sự giả tạo trong mối quan hệ có tác động tiêu cực và có thể gây hại cho cả các bên liên quan.
- Sự giả tạo làm mất đi niềm tin và sự tin tưởng giữa các bên trong mối
quan hệ. Khi một người sống giả tạo, họ đưa ra hình ảnh hoặc hành vi
không phản ánh đúng bản chất của mình. Điều này khiến người khác
không thể tin tưởng và cảm thấy bị lừa dối. Mất đi sự tin tưởng có thể
làm suy yếu mối quan hệ và gây khó khăn trong việc xây dựng lại niềm tin sau này.
- Sự giả tạo còn có thể dẫn đến sự bất công và bất bình đẳng trong mối
quan hệ. Người sống giả tạo sẽ đưa ra hình ảnh hoặc thông tin không
chính xác về bản thân, người khác có thể đánh giá sai và đưa ra quyết
định không công bằng dựa trên thông tin sai lệch đó. Điều này có thể gây
ra sự bất công và bất bình đẳng trong mối quan hệ.
- Sự giả tạo có thể gây ra sự mất cân bằng quyền lực trong mối quan hệ.
Người giả tạo có thể lợi dụng quyền lực của mình để đạt được lợi ích cá
nhân mà không quan tâm đến hậu quả cho người khác. Điều này có thể 10
dẫn đến sự bất bình đẳng và tham nhũng trong mối quan hệ và gây hại cho các bên liên quan.
- Sự giả tạo có thể gây ra sự mất đồng lòng và xung đột trong mối quan hệ.
Khi một người giả tạo không chân thành và không trung thực với người
khác, điều này có thể tạo ra sự hiểu lầm và xung đột. Mối quan hệ không
thể phát triển và tiến bộ khi không có sự chân thành và trung thực từ cả hai bên.
=> Vì vậy, sự giả tạo trong mối quan hệ có tác động tiêu cực tới các mối quan
hệ cá nhân và xã hội. Để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và bền vững,
chúng ta cần tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc chân thành, trung thực và đáng tin cậy.
2.5. Áp lực xã hội và tự cảnh báo
2.5.1. Áp lực xã hội và tự cảnh báo đối với việc trở thành đạo đức giả.
- Ví dụ: Xã hội thường đặt một tiêu chuẩn cao về đạo đức và mong đợi
mọi người tuân thủ các nguyên tắc đạo đức. Trong nỗ lực để đáp ứng tiêu
chuẩn này, người trẻ tuổi có thể cảm thấy áp lực và bắt đầu sống giả tạo,
đưa ra hình ảnh không phản ánh đúng bản chất của mình. Họ có thể cảm
thấy cần phải che giấu những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân và
đưa ra một hình ảnh hoàn hảo và không có khuyết điểm.
- Áp lực xã hội đặt lên mọi người một tiêu chuẩn cao về đạo đức, tạo ra
một môi trường không khoan dung và không chấp nhận sự khác biệt.
Điều này có thể khiến mọi người cảm thấy cần phải giả tạo và che giấu
những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân để đáp ứng tiêu chuẩn xã
hội. Điều này không chỉ gây căng thẳng và áp lực tâm lý mà còn ảnh
hưởng đến sự tự tin và sự phát triển cá nhân. 11
- Khi một người cảm thấy cần phải giả tạo để đáp ứng tiêu chuẩn xã hội, họ
có thể tự đặt lên mình áp lực và kỳ vọng mà họ có thể sẽ không đạt được.
Họ có thể sợ rằng nếu họ không đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức, họ sợ
bị phê phán và bị xa lánh. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng tâm lý, lo
lắng và sự tự cảm thấy không đủ.
- Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự thay đổi trong cách xã hội
đánh giá và đối xử với đạo đức. Thay vì đặt lên mọi người một tiêu chuẩn
khó có thể đạt được, chúng ta nên tạo ra một môi trường chấp nhận sự
khác biệt và tôn trọng sự chân thật. Đồng thời, mỗi người cần nhận ra
rằng không ai hoàn hảo và không cần phải sống giả tạo để được chấp nhận.
2.5.2. Đánh bóng hình ảnh đạo đức để đáp ứng mong muốn xã hội và sự
cần thiết của sự chân thật
- Tác động tiêu cực của sự đánh bóng hình ảnh đạo đức: Khi một người cố
gắng đánh bóng hình ảnh đạo đức của mình để đáp ứng mong muốn xã
hội, điều này có thể dẫn đến sự giả tạo và không chân thật. Người đó có
thể che giấu những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân bằng cách
đưa ra một hình ảnh hoàn hảo và không có khuyết điểm. Điều này không
chỉ gây căng thẳng và áp lực tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và sự
phát triển cá nhân. Ngoài ra, sự đánh bóng hình ảnh đạo đức cũng có thể
gây mất niềm tin và sự tin tưởng của người khác khi họ phát hiện ra sự không chân thật ở họ.
- Sự cần thiết của sự chân thật: Sự chân thật là một yếu tố quan trọng trong
mối quan hệ và xây dựng đạo đức cá nhân. Khi một người không chân
thật và giả tạo, họ không chỉ tổn thương người khác mà còn tổn thương
chính bản thân mình. Sự chân thật giúp xây dựng niềm tin và sự tin
tưởng, tạo ra một môi trường tôn trọng và chân thành trong mối quan hệ. 12
Ngoài ra, sự chân thật cũng giúp cá nhân phát triển và trưởng thành, vì nó
cho phép họ đối mặt với thực tế, nhận biết những khuyết điểm của bản
thân để có thể cải thiện.
- Trong việc đáp ứng mong muốn xã hội và sự cần thiết của sự chân thật,
tìm thấy sự cân bằng là quan trọng. Điều này có nghĩa là không phải làm
mất đi tính chân thật và đạo đức của mình để chỉ đáp ứng mong muốn xã
hội, nhưng cũng không phải từ chối hoàn toàn các giá trị và tiêu chuẩn xã
hội. Thay vào đó, chúng ta cần tìm thấy sự cân bằng giữa việc đáp ứng
mong muốn xã hội và duy trì tính chân thật và đạo đức cá nhân. Điều này
đòi hỏi sự tự nhận thức, sự đánh giá đúng mức và khả năng đứng vững trước áp lực xã hội.
=> Để có được sự cân bằng, chúng ta cần nhận thức về giá trị của sự chân thật
và đạo đức cá nhân, đồng thời cân nhắc và đánh giá một cách tỉ mỉ các yêu cầu và mong muốn xã hội.
2.6. Hậu quả đối với xã hội
2.6.1. Đối với bản thân
- Thói đạo đức giả đang có mặt ở mọi nơi mọi chốn và gây ra bao tác hại
không chỉ cho bản thân mà còn cho toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân,
sống giả dối dẫn đến việc tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin
và sự quý trọng của mọi người dành cho mình, trở thành người mà biểu
hiện bề ngoài, suy nghĩ và hành động trái ngược nhau.. Trong mối quan
hệ gia đình, bè bạn, làng xóm là những mối quan hệ thân tình mà nhiều
khi cũng bị thói đạo đức giả len lỏi vào. Gia đình và xã hội không còn
lòng tin cậy, hòa hợp, bình an. Mọi người luôn phải dè chừng cảnh giác và đối phó lẫn nhau.
- Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy
đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. Thậm chí 13
không ít người lại cho rằng “lắt léo” một chút có khi còn dễ sống hơn thật
thà, theo đó mà nhiều người chọn cách sống giả dối, nói dối thay vì sống
thật, nói thật, như câu: “Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt. Lươn lẹo
len lỏi lại leo lên”. Lối sống này đã phản ánh mặt nào đó sự xuống cấp
của nền đạo đức, văn hóa trong xã hội, khi mà xã hội chấp nhận và dần
quen với việc dối trá, chai lì với những thứ giả dối thì cũng là lúc căn
bệnh đạo đức giả sinh sôi. 2.6.2. Đối với xã hội
Đạo đức giả gây nên sự ngờ vực lẫn nhau giữa người với người. Con
người luôn trong trạng thái không tin tưởng và luôn luôn nghi ngờ nhau. Đạo
đức giả dẫn tới sự thất vọng về mặt con người trong xã hội, gây nên sự dè
chừng, đối chất, khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng,
khó hoà hợp. gần gũi. Con người luôn trong trạng thái đề phòng, đối nghịch, dễ
nảy sinh mâu thuẫn với nhau, gây bất hoà trong xã hội. 3. Kết luận vấn đề - Bài học rút ra:
+ Nhận thức sự nguy hại của đạo đức giả, lối sống đạo đức giả và lên án nó.
+ Khẳng định sự cần thiết và giá trị của lối sống trung thực, chân thật.
+ Dũng cảm chấp nhận trả giá để sống trung thực, chân thật.
- Cuộc đời mỗi con người là 1 cuốn tiểu thuyết dài. Mỗi ngày qua đi lại hé
mở ra những trang mới. Đừng để những thói xấu, đặc biệt là thói đạo đức
giả xâm chiếm một dòng nào, một phần nào trên trang giấy ấy mà hãy
dùng tấm lòng chân thật của mình để quan tâm chia sẻ đến tất cả mọi
người. Và hãy để gió cuốn đi những gì đẹp nhất, tốt nhất đến với mọi
người và mọi chân trời yêu thương mới sẽ mở ra. 14
- Tóm lại, "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt
hào nhoáng" là một quan điểm nên xem xét và cần được thảo luận và
nghiên cứu thêm. Nó không chỉ là một lối sống đáng lên án mà còn cần loại bỏ khỏi xã hội. 15 B. Đoạn văn diễn dịch
Thành tố: Đạo đức giả là gì?
- Câu chủ đề: Đạo đức giả là những người thường ứng xử giả tạo, che đậy
sự tiêu cực của đạo đức bên trong bằng vẻ ngoài đẹp đẽ và hào nhoáng. - Dàn ý: (1) Câu chủ đề
(2) - (4) Giải nghĩa khái niệm “đạo đức giả” và “bộ mặt hào nhoáng”.
(5) - (8) Đạo đức giả là sự thiếu thành thực trong lối sống.
(9) - (10) Đạo đức giả là “căn bệnh nguy hiểm”.
(11) - (15) Đạo đức giả có những tác động xấu đến xã hội. - Đoạn văn:
(1) Đạo đức giả là những người thường ứng xử giả tạo, che đậy sự tiêu cực của
đạo đức bên trong bằng vẻ ngoài đẹp đẽ và hào nhoáng. (2) Đạo đức giả là tình
trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng thực chất trong ý nghĩ và trong
lòng chứa nhiều âm mưu thủ đoạn cùng với sự gian trá. (3) Cách ứng xử giả tạo,
dùng vỏ đạo đức bề ngoài tạo nên bộ mặt hào nhoáng để che đậy bản chất vô
đạo đức, thấp hèn bên trong. (4) Bộ mặt hào nhoáng là vẻ bên ngoài lịch lãm,
chân thành, cùng với chiếc áo khoác của danh vọng, địa vị, vậy mà bên trong
cái vẻ bề ngoài ấy chứa đựng đầy “nguy cơ”, là sự lợi dụng của những con
người mưu mô xảo quyệt. (5) Lối sống giả dối và lời nói không thành thực
thường là biểu hiện phổ biến của họ. (6) Dưới ánh đèn, họ trở nên vô hình và
khó có thể nhận biết. (7) Đạo đức giả được biểu hiện thông qua lối sống giả dối,
lời nói thiếu thành thực nên nó có thể gây nguy hại như một căn bệnh chết
người nhưng lại khó có thể nhận biết. (8) Giống như là thứ vô hình dưới mắt
người, rất khó có thể nhận biết, chúng ta chỉ có thể nhận diện, đoán biết nó 16
thông qua những lời nói và hành động. (9) Đạo đức giả là căn bệnh nguy hiểm
có thể mang đến những hậu quả tiêu cực đối với bản thân con người cũng như
xã hội. (10) Đạo đức giả có thể gây ra hậu quả nguy hại, tương tự như một căn
bệnh chết người, nhưng lại khó có thể phát hiện. (11) Sự không chắc chắn và
đôi khi bất lực của người khác trong việc nhận diện đạo đức giả là một thách
thức. (12) Đây là một tình trạng nguy hiểm trong xã hội hiện đại, khi sự thành
công và danh tiếng thường được đặt lên hàng đầu. (13) Sự hiện diện của đạo
đức giả có thể ảnh hưởng đến môi trường xã hội và tạo ra một tình hình khó
khăn để xác định ai là người thật sự đạo đức. (14) Môi trường xã hội ngày càng
khắc nghiệt và cạnh tranh có thể thúc đẩy nhiều người trở thành đạo đức giả.
(15) Áp lực xã hội đôi khi có thể làm cho người ta cảm thấy phải thể hiện một
hình ảnh đạo đức để được xã hội đánh giá tích cực, tuy nhiên ngoại hình và lời
nói hào nhoáng của đạo đức giả thường là bức màn che giấu sự không chắc
chắn và không thành thực bên trong họ." 17