-
Thông tin
-
Quiz
Nhóm câu hỏi 2 điểm Tiếng việt thực hành | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như ở Inđônêxia Sự đa dạng và thống nhất đó được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tiếng việt thực hành 14 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Nhóm câu hỏi 2 điểm Tiếng việt thực hành | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như ở Inđônêxia Sự đa dạng và thống nhất đó được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tiếng việt thực hành 14 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
NHÓM CÂU 2 ĐIỂM Câu 1 (2 điểm)
Một văn bản có phần đặt vấn đề được viết như sau:
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa
thật thống nhất như ở Inđônêxia. Sự đa dạng và thống nhất đó được biểu hiện trên
nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa.
a. Xác định chủ đề của văn bản.
Sự đa dạng và thống nhất của Indonesia trên nhiều phương diện.
b. Chọn biến đổi một câu của phần đặt vấn đề trên thành ít nhất 2 cách diễn đạt
khác nhau sao cho đảm bảo được hiệu quả diễn đạt.
Cách 1: Trên thế giới, khó có thể tìm thấy một quốc gia nào lại vừa sở hữu sự
đa dạng phong phú, đồng thời duy trì được sự thống nhất chặt chẽ như Indonesia.
Cách 2: Indonesia là một trong số ít những quốc gia trên thế giới thể hiện rõ nét
sự kết hợp hài hòa giữa tính đa dạng và tính thống nhất. Câu 2 (2 điểm)
Đây là một phần hồi tưởng của nhà quay phim Nguyễn Văn Nẫm, kể về 12
ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”:
Sáng 18/12/1972, Xưởng phim nhận được tin Mỹ sẽ đánh bằng không lực.
Chiều ngày 18/12, ông Lê Huân, lúc đó là giám đốc kiêm tổng chỉ huy ở địa chỉ
122 Hoàng Hoa Thám họp với anh em quay phim. (…) Anh em được mang máy
quay bên mình như các chiến sỹ. ...
a. Hãy tóm tắt lại nội dung đoạn văn trên. Đáp án
- Nội dung: Cùng ngày 18/12/1972, sau khi nhận được tin Mỹ sẽ đánh bằng
không lực, ông Lê Huân - giám đốc kiêm tổng chỉ huy ở địa chỉ 122 Hoàng Hoa
Thám, đã họp với anh em quay phim để phân công nhiệm vụ quay phim khắp
thành phố. Việc quay phim được diễn ra 24/24, ở đâu có bom rơi đạn nổ là tới đó ghi lại.
b. Nêu chủ đề của đoạn văn bằng cách đặt cho đoạn văn một tiêu đề phù hợp.
Chủ đề đoạn văn: công việc của những người quay phim khi Mỹ tấn công Hà Nội
Điện Biên Phủ trên không": Những thước phim từ tiền tuyến Câu 3 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau
và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể
cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển
nếu không đặt mình trong sự tiến bộ chung...
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau:
thời đại, cản trở, tiếp thu.
Đáp án: Thời đại: thời kỳ Cản trở: hạn chế Tiếp thu: lĩnh hội
b. Diễn đạt lại câu “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang
xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới” bằng ít nhất 3 cách khác nhau.
Cách 1: Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, nhân loại đang ngày càng gắn kết và sự
trao đổi văn hóa diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Cách 2: Thế giới ngày nay chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc và
sự giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ trên khắp hành tinh
Cách 3: Loài người đang sống trong một giai đoạn mà biên giới giữa các quốc
gia dần được xóa nhòa, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa diễn ra rộng khắp. Câu 4 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
Cho dù thế nào chăng nữa, trong dòng chảy của sự phát triển đô thị hiện nay,
phố cổ Hà Nội vẫn cần giữ những nét cổ kính lãng mạn, trầm tư như vốn có. Đừng
phá đi không gian trên những con phố cổ.
a. Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với nội dung (hoặc những nội dung) nào trước đó?
Đáp án: Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với nội dung trước đó về sự phát
triển đô thị và những thay đổi trong không gian phố cổ Hà Nội.
b. Hãy xác định chủ đề của văn bản có đoạn văn trên.
Đáp án: Bảo tồn giá trị văn hóa và kiến trúc phố cổ Hà Nội trong quá trình phát
triển đô thị hiện đại. Câu 5 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
Chúng ta phải chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng
phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó
thường đi với nhau. Vì thói ba hoa còn, tức là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi cũng
chưa khỏi hẳn. (Dẫn theo X Y Z, “Sửa đổi lối làm việc, NXB Sự Thật, H. 1995)
Đoạn văn trên thuộc loại hình văn bản nào? Tại sao? Đáp án:
Loại hình: Chính luận - Giải thích:
+ Đặc điểm của loại hình văn bản chính luận: tính công khai, tính lập luận (xây
dựng hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục), tính truyền cảm (khiến người đọc
đồng tình, truyền cảm hứng), ngôn ngữ toàn dân có tính phổ cập cao, sử dụng các câu
nghi vấn, cảm thán,... Ngoài ra, văn bản chính luận được sử dụng trong các buổi phát
biểu và nêu quan điểm, ý kiến.
+ Xét đoạn văn trên, ta thấy:
+ Tác giả nêu quan điểm của mình một cách công khai ( XYZ là bút danh của
Bác Hồ, được xuất bản -> công khai)
+ Có tính lập luận (từ luận điểm “chúng ta phải chống bệnh chủ quan, chống
bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa”, tác giả tiếp tục triển khai,
làm sáng tỏ bằng các lý lẽ, luận cứ (vì thói này cũng hại như bệnh kia, vì ba thứ đó thường đi với nhau,...)
=> logic và thuyết phục được người đọc.:
+ Có tính truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người phải chống bệnh chủ quan, bệnh
hẹp hòi và chống thói ba hoa.
+ Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ toàn dân, dễ đọc, dễ hiểu
=> Thuộc loại hình văn bản chính luận Câu 6:
“Truyền hình vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát
triển trí tuệ của trẻ em. Nhờ có truyền hình, vốn ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh hơn
Hãy chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn trên, đoạn văn này mắc lỗi gì trong việc triển khai câu chủ đề
- Câu chủ đề: Truyền hình vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em
- Lỗi thiếu hụt chủ đề: câu chủ đề trong đoạn văn đề cập đến 2 khía cạnh: sự tác
động tích cực và tiêu cực của truyền hình đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ em.
Tuy nhiên, trong đoạn văn trên chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng tích cực. Câu 7:
“Con gà rừng có lông vũ nhiều sắc nhưng chỉ bay được trăm bước, đó là vì thịt và
xương của nó quá nhiều, mà sức của nó ít. Con chim ưng, con diều ó thiếu màu
sắc, nhưng bay thì tung trời, đó là vì xương nó cứng và khí mạnh....
a. Xác định câu chủ đề và mô hình lập luận của đoạn văn trên -
Câu chủ đề: không có câu chủ đề -
Mô hình lập luận: so sánh
b. Tìm ý chính cho cả đoạn văn -
Ý chính: giá trị đích thực của văn chương nằm ở sự kết hợp hài hòa giữa vẻ
đẹp hình thức và vẻ đẹp nội dung
Câu 8: Hãy phát hiện lỗi và chữa lại đoạn văn
“Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng
mới lọt tai quần chúng. Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói
cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được...
- Tìm ý chính cho đoạn văn trên
+ Để tuyên truyền quần chúng hiệu quả, cán bộ cần phải học cách cách nói của quần chúng. -
Chỉ ra các hình thức liên kết trong đoạn văn + Liên kết nội dung ●
Liên kết chủ đề: các câu đều xoay quanh chủ đề “Chúng ta muốn tuyên
truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng” ●
Liên kết logic: các câu văn sắp xếp hợp lý, logic. + Liên kết hình thức ●
Liên kết nối: nối bằng quan hệ từ “vì” ●
Liên kết lặp: “cách nói” Câu 9:
Người ta không dễ gì nhận ra ngay một người đẹp… Tục ngữ khuyên đừng vội
“xem mặt mà bắt hình dong”. Câu đó cũng có thể hiểu thêm một nghĩa nữa là xem
mặt không phải chỉ để xem mặt, là để “bắt hình dong”, để hiểu con người. Dù
chàng họ Mã xưng là Giám Sinh, áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi, nhưng
mới nhìn qua các ăn nói, đi đứng,... -
Xác định câu chủ đề và mô hình lập luận của đoạn văn trên
+ Câu chủ đề: Vậy, muốn nhận ra vẻ đẹp thật sự, cái duyên thật sự của một con
người, phải có “con mắt tinh đời”/ Người ta không dễ gì nhận ra ngay một người đẹp…
+ Mô hình lập luận: tổng phân hợp -
Tìm ý chính cho cả đoạn văn
+ Cần phải có con mắt tinh đời mới có thể nhận ra vẻ đẹp thật sự, cái duyên thật sự
của một con người, chứ không nên vội đánh giá qua vẻ bề ngoài. Câu 10 :
Thành đọc sách nhiều nhưng cũng chơi nhiều. Chú thích đánh đáo, đánh cờ,
đánh cù, thích lên núi Chung. Trên đó có những bãi đất bằng đánh cù rất tiện. Lại
có lúc thẩn thơ một mình trước cửa đền Thánh Cả....
- Hãy chỉ ra câu chủ đề
+ Thành đọc sách nhiều nhưng cũng chơi nhiều -
Nếu đoạn văn trên cần lược bỏ 3 câu thì anh (chị) chọn những câu nào? Vì sao?
+ Lược bỏ câu 3, câu 5, câu 7 (“Trên đó có những bãi đất bằng đánh cù rất tiện”,
“Đứng đó nhìn ra xung quanh rất đẹp”, “Đi lên Rú Mượu, đi qua đền Độc Lôi, đi
đến tận Rú Thành, cách làng vài chục cây số”)
+ Vì các câu phụ như câu 2, câu 4, câu 6 thuyết minh cho ý chính “chơi nhiều” ở
câu 1 bằng cách triển khai các ý như “đánh đáo, đánh cờ, lên núi” ở câu 2, “thẩn
thơ trước cửa đền Thánh Cả” ở câu 4, “đi chơi thành xa” ở câu 6. Còn câu 3,5,7 là
câu phụ bậc 2 thuyết minh cho câu 2,4,6. Do đó có thể lược bỏ câu 3,5,7 mà ý
nghĩa của đoạn văn không thay đổi, vẫn đem lại hiệu quả diễn đạt. NHÓM CÂU 3 ĐIỂM
Câu 6 (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau
và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể
cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển
nếu không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những....
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Nêu ý chính của đoạn văn trên.
ĐÁP ÁN: Vai trò của Nho giáo trong xã hội ngày nay
b. Chỉ rõ các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn. - Liên kết nội dung:
+ Liên kết theo chủ đề: Câu cuối là câu chủ đề: cần đánh giá lại vai trò của
Nho giáo trong bối cảnh ngày nay. => Đối tượng cần làm sáng tỏ là vai trò của
Nho giáo. Các câu trong đoạn văn đều nhằm triển khai chủ đề. Câu 1 nêu khái quát
về bối cảnh hiện nay: sự giao lưu văn hóa được diễn ra trên quy mô toàn thế giới.
Điều này là xu hướng phát triển của thế giới khi lực lượng sản xuất phát triển đến
trình độ nhất định => Dẫn đến câu 2, câu 3: khẳng định muốn phát triển tồn tại thì
cần đặt mình trong sự tiến bộ chung của nhân loại. =>Câu 4 đi vào sâu trong lĩnh
vực văn hóa, đưa ra vấn đề cấp thiết là sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa
Đông và Tây => Câu chủ đề ở cuối đoạn: việc đánh giá lại vai trò của Nho giáo
trong bối cảnh đã nêu trước đó là cần thiết. 4 câu trước đều giải thích cho “bối cảnh”
+ Liên kết logic: Đoạn văn gồm 5 câu. Câu cuối là câu chủ đề. 4 câu trước đã
phối hợp với nhau hài hòa, nhất quán với nội dung chủ đề => đều là những lý lẽ,
dẫn chứng phục vụ cho việc làm sáng tỏ bối cảnh phức tạp “trong sự giao lưu văn
hóa trên toàn thế giới, trong sự tiến bộ văn hóa chung của nhân loại”, từ đó cho
thấy sự cần thiết của việc đánh giá lại vai trò của Nho giáo ngày nay. - Liên kết hình thức
+ Liên kết lặp: “Không một” ở câu 2 và câu 3
+ Liên kết thế: Từ “này” ở câu 2 thay thế cho cả câu 1 và từ
“đó” thay thế cho những câu phía trên
+ Liên kết nối: trong bối cảnh đó, trên lĩnh vực văn hóa
c. Đặt title cho đoạn văn
- Nho giáo trong bối cảnh hiện nay Câu 7 (3 điểm)
Cho đoạn văn sau đây:
Ngay từ thế kỷ XI – XII, ở các bờ biển Pháp, Anh và Xcôtlen, người ta đã biết
lợi dụng/sử dụng/vận dụng thủy triều để làm chuyển động cối xay bột, thế mà chỉ
mới hơn 30 năm trở lại đây người ta mới tạo ra những trạm điện thủy triều.....
(Đào Xuân Cường, Vũ Đình Lạt – Địa lý giải trí)
a. Hãy chỉ ra loại hình văn bản của đoạn văn.
Loại hình văn bản: Khoa học
b. Bằng cách vận dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy viết lại đoạn văn (gạch
chân các từ ngữ đã thay thế). Câu 8 (3 điểm)
Hãy sắp xếp lại trật tự các câu sau để hoàn thành một đoạn văn chuẩn, giải thích
ngắn gọn về lý do sắp xếp đó:
a. Nói như vậy, có nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ mới, khi được dùng
trên báo chí hay các chương trình phát thanh và truyền hình thì thường đã được
chuẩn hóa về mặt ngữ âm, cách viết, về mặt ngữ nghĩa, cảnh huống sử dụng. 2
Cụm từ "Nói như vậy" cho thấy câu này có chức năng giải thích, làm rõ ý
của câu trước đó (câu b). Nó cụ thể hóa việc "chuẩn hóa ngôn ngữ" bằng cách
liệt kê các khía cạnh được chuẩn hóa: ngữ âm, cách viết, ngữ nghĩa, cảnh huống sử dụng.
b. Vai trò quan trọng khác của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
phát triển ngôn ngữ là việc chuẩn hóa ngôn ngữ. 1
Câu này giới thiệu chủ đề chính của đoạn văn: vai trò chuẩn hóa ngôn ngữ
của các phương tiện thông tin đại chúng. Nó đặt nền móng cho các câu tiếp theo.
c. Hoặc có những từ trước đó công chúng dùng chưa đúng, phát âm hay viết
chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ đã tự sửa được
những sai sót đó. 4
Liên từ "Hoặc" cho thấy câu này đưa ra một ví dụ khác, một khía cạnh
khác của việc chuẩn hóa ngôn ngữ, đó là việc sửa lỗi sai trong cách dùng từ
của công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nó bổ sung
thêm cho các ý đã được nêu ở các câu trước.
d. Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã tiếp thu ngay dạng
chuẩn của nó và cách sử dụng. 3
Câu này tiếp tục phát triển ý của câu a, nói về tác động của việc chuẩn hóa
ngôn ngữ đến người tiếp nhận thông tin (người nghe, độc giả). Nó giải thích
kết quả của việc các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng ngôn ngữ
chuẩn: người tiếp nhận cũng tiếp thu dạng chuẩn đó.
(Phỏng theo Nguyễn Khuê – Chính sách ngôn ngữ ở Cộng hòa Philippin) Câu 9 (3 điểm)
Sau đây là phần kết thúc của một văn bản:
Không phải cả Châu Âu muốn thắt chặt kiểm soát biên giới. Sự kiện “đóng
cửa” biên giới từng phần ngay trong những ngày tuyết rơi dày này tại Cựu lục địa
dường như chỉ là một giải pháp tình thế trong cơn khẩn cấp.... (Dẫn theo
, thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2016) Hà Nội Mới
a. Xác định chủ đề của văn bản có phần kết thúc như trên. Từ chủ đề vừa xác
định, anh/ chị hãy đặt tiêu đề cho văn bản.
Chủ đề: Giải pháp của Châu Âu trước vấn đề dòng người di cư vượt khả năng kiểm soát.
Tiêu đề: Châu Âu “đóng cửa” biên giới
b. Hãy tìm từ, ngữ có thể thay thế cho các từ/ cụm từ sau: thắt chặt, đóng cửa,
cơn khẩn cấp, vượt lên khả năng kiểm soát.
Thắt chặt: tăng cường, siết chặt Đóng cửa: phong tỏa
Cơn khẩn cấp: tình thế khẩn cấp
Vượt lên khả năng kiểm soát: ngoài tầm kiểm soát Câu 10 (3 điểm)
Hãy phát hiện lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giầy da. Thế nhưng
mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất.
Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để điều trị cho những người bị nó cắn.
- Lỗi: lạc chủ đề, câu phản ánh không đúng thực tế khách quan, dùng từ
không đúng về nghĩa Sửa lỗi: Cách 1
Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giày da, gây ra những
vết thương nghiêm trọng. Nọc độc của chúng có thể gây ra những biến chứng nguy
hiểm cho người bị cắn. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra
phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp bị loài nhện này tấn công. Cách 2:
Loài nhện này sở hữu bộ răng khỏe cứng, đủ sức cắn thủng giày da. Tuy nhiên, do
chúng thường sống ẩn mình trong các hang hốc dưới lòng đất, việc nghiên cứu về
chúng gặp nhiều khó khăn. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu về đặc tính sinh
học và nọc độc của loài nhện này nhằm tìm ra các biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả." Câu 11 (3 điểm)
Hãy chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Muốn bảo vệ môi trường, trước hết, ta phải hiểu môi trường là gì. Môi
trường là mọi thứ bao quanh ta. Nó gồm hai loại: môi trường trong cơ thể và môi
trường ngoài cơ thể.
Lỗi: dùng từ chưa đúng văn phong khoa học Sửa lỗi:
Cách 1: Để bảo vệ môi trường, trước hết cần hiểu môi trường là gì. Môi
trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, tác động
đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên
Cách 2: Việc bảo vệ môi trường bắt đầu từ việc hiểu rõ môi trường là gì.
Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội bao quanh con người, tác
động đến sự tồn tại, phát triển của con người và ngược lại, hoạt động của con
người cũng ảnh hưởng đến môi trường. Mối quan hệ tương tác này đòi hỏi chúng
ta phải có trách nhiệm với môi trường." Câu 12 (3 điểm)
Chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới hoang vu,
lạnh cóng vì cái chết hãi hùng sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu – tình yêu và sự
sống là sự thật không thể tách rời. Vì thế, hiến máu nhân đạo luôn là một nghĩa cử cao đẹp. Lỗi:
lỗi lạc chủ đề, không phù hợp với logic tư duy, dùng từ sai nghĩa
Lỗi lặp từ "Vì thế" ở hai câu liên tiếp: Việc lặp từ này khiến đoạn văn trở nên
nặng nề và thiếu mạch lạc Sửa lỗi:
Cách 1: Máu là nền tảng của sự sống. Không có máu, trái tim ngừng đập, sự sống
kết thúc. Vì lẽ đó, hiến máu nhân đạo là một hành động cao đẹp, thể hiện tình người."
Cách 2: Máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong y học, cần thiết cho các ca
phẫu thuật, cấp cứu và điều trị nhiều bệnh lý. Vì vậy, hiến máu nhân đạo là một
hành động ý nghĩa, góp phần cứu sống những người bệnh đang cần máu, thể hiện
sự sẻ chia và trách nhiệm với cộng đồng."
Câu 13: Chỉ ra và chữa các lỗi mắc phải
Thành Cổ nay mang tên thị xã Quảng Trị, điểm dừng chân của nhà Nguyễn thời
khai thiên lập địa mở mang bờ cõi đất nước. Là một thị xã nhỏ nhưng đã trải qua
cuộc chiến tranh dữ dội thời kỳ chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là 82 ngày đêm giữ thành năm 1972. - Lỗi:
+ Câu 1: dùng dấu câu sai quy tắc, thiếu dấu phẩy. Lỗi thiếu vị ngữ. Trong câu 1
chỉ có chủ ngữ, “ nay mang tên thị xã Quảng Trị, điểm dừng chân của nhà Nguyễn
thời khai thiên lập địa mở mang bờ cõi đất nước” chỉ đang diễn giải cho “Thành Cổ”.
+ Câu 2: thiếu chủ ngữ, thiếu quan hệ từ. -
Sửa lỗi: Thành Cổ, nay mang tên thị xã Quảng Trị là điểm dừng chân của
nhà Nguyễn thời khai thiên lập địa mở mang bờ cõi đất nước. Tuy nơi đây chỉ là
một thị xã nhỏ nhưng nó đã trải qua cuộc chiến tranh dữ dội thời kỳ chống Mỹ cứu
nước mà đỉnh cao là 82 ngày đêm giữ thành năm 1972.
Câu 14: Chỉ ra và chữa lỗi mắc phải
1. Tại một cuộc triển lãm xe ô tô được tổ chức tại Giơ ne vơ mới đây. Các nhà
sản xuất đã trưng bày nhiều mẫu trông thật là mô - đen, hiện đại nhất. - Lỗi:
Lẫn lộn chức năng của dấu câu. Dấu chấm đứng ở cuối câu tường thuật, còn dấu
phẩy dùng để phân cách các vế câu, các thành phần cùng loại hay nòng cốt câu với
các thành phần phụ,... Trong câu này, cụm “Tại một cuộc triển lãm xe ô tô được tổ
chức tại Giơ ne vơ mới đây” chưa phải là một câu đầy đủ chủ vị mà chỉ mới là
trạng ngữ -> thiếu cả chủ lẫn vị, do đó phải dùng dấu phẩy.
Lỗi thừa từ (mô đen) -
Sửa lỗi: Tại một cuộc triển lãm xe ô tô được tổ chức tại Giơ ne vơ mới đây,
các nhà sản xuất đã trưng bày nhiều mẫu hiện đại nhất.
2. Hội diễn năm nay chẳng có gì thay đổi mấy, vẫn có những vòng hoa tươi chất đầy sân khấu. (*) -
Lỗi: Lỗi về nghĩa của từ. Từ “vòng hoa” ở đây khiến người ta liên tưởng đến
những sự kiện không vui, thường được dùng cho đám tang, để tưởng niệm người
đã khuất thay vì hội diễn với không khí vui tươi, nhộn nhịp. -
Sửa lỗi: Hội diễn năm nay chẳng có gì thay đổi mấy, vẫn có những lẵng hoa
tươi chất đầy sân khấu.
3. Dường như ham chơi cổ vật đã trở thành một căn bệnh nghiền. Anh không sao
bỏ được. Chợ hoa Tết tôi vẫn gặp anh lảng vảng bên các quầy đồ cũ để tìm mua
những cái mà mình say sưa. -
Lỗi: Dùng từ không đúng về nghĩa. “Từ cổ vật” Từ “căn bệnh nghiền”Từ "
lảng vảng " mang nghĩa xấu, thường dùng dể chỉ những hành động mờ ám, lén lút
của những đối tượng khả nghi nào đó, vì thế nó không phù hợp với nhân vật được
nói tới trong ví dụ trên.
Lẫn lộn chức năng dấu câu, thiếu bổ ngữ, thiếu dấu phẩy, thiếu quan hệ từ tiếp nối -
Sửa lỗi: Dường như thú chơi đồ cổ đã trở thành một đam mê mà anh không
sao bỏ được nó. Chợ hoa Tết, tôi vẫn gặp anh quanh quẩn bên các quầy đồ cũ để
tìm mua những cái mà mình yêu thích.
4. Mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể, ta thấy Thúy Kiều dõi theo cánh buồm thấp
thoáng mà nghĩ đến cảnh cô đơn của mình. -
Lỗi: Câu sai quy chiếu. Chủ thế của hành động “mắt đăm đăm nhìn ra cửa
bể” là Thúy Kiều, tuy nhiên chủ thể câu sau lại là “ta” => phi lý khi ta mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể. -
Sửa lỗi: Mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể, Thúy Kiều dõi theo cánh buồm thấp
thoáng mà nghĩ đến cảnh cô đơn của mình.
5. Hàng ngày cô bé học trò ấy ngoài việc tham gia các chương trình người mẫu
thời trang, âm nhạc, còn đánh đàn Piano kiếm ăn ở khách sạn Omni, Tân thế giới. -
Lỗi: Lỗi về phong cách. Từ “kiếm ăn” là từ thuộc phong cách khẩu ngữ, chỉ
dùng trong hoàn cảnh giao tiếp suồng sã, thân mật, khó có thể chấp nhận trong ngôn ngữ báo chí. -
Sửa lỗi: Hàng ngày cô bé học trò ấy ngoài việc tham gia các chương trình
người mẫu thời trang, âm nhạc, còn đánh đàn Piano để tăng thu nhập cho gia đình
ở khách sạn Omni, Tân thế giới.
6. Đã 50 năm kể từ ngày những người lính trong đoàn tàu không số trở về với
cuộc sống đời thường. Những ngày tháng 10 này, họ lại có dịp hội ngộ ở ngay tại
nơi mà cái chết cận kề với sự sống. -
Lỗi: dùng từ sai về nghĩa biểu thái -
Sửa lỗi: Đã 50 năm kể từ ngày những người lính trong đoàn tàu không số
trở về với cuộc sống đời thường. Những ngày tháng 10 này, họ lại có dịp hội ngộ ở
ngay tại nơi mà mình từng kề vai chiến đấu. NHÓM CÂU 5 ĐIỂM Câu 13 (5 điểm)
Thầy giáo Lê Trung Dũng (Văn Chấn – Yên Bái) chia sẻ: “Điều quan
trọng nhất không phải là kết quả mà là mình đã nỗ lực để đạt kết quả đó” (Nguồn: dantri.net)
Lập đề cương sơ lược cho văn bản về nội dung trên. Chọn một thành tố
trong đề cương để viết thành một văn bản hoàn chỉnh trong khoảng 20 câu.
A, Đặt vấn đề:
Dẫn dắt vào lời chia sẻ của thầy giáo Lê Trung Dũng
“Điều quan trọng nhất không phải là kết quả mà là mình đã nỗ lực
để đạt kết quả đó”.
B. TRIỂN KHAI VẤN ĐỀ 1. Giải thích
➔ Nỗ lực: dùng để chỉ sự cố gắng và chăm chỉ hơn rất nhiều lần năng lực
của bản thân để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra
➔ Kết quả: Là đích đến cuối cùng của sự việc mà chúng ta đã đạt được
➔ Ý nghĩa câu nói: khẳng định chính quá trình mà chúng ta phấn đấu và nỗ
lực làm nên kết quả mới là điều quan trọng và đáng trân quý nhất.
2. Bình luận về vấn đề
➔ Biểu hiện của nỗ lực để đạt được kết quả
➔ Tại sao quá trình nỗ lực lại quan trọng hơn kết quả?
➔ Giải pháp thúc đẩy sự nỗ lực
3. Mở rộng vấn đề
➔ Trong một số trường hợp, kết quả mới là điều quan trọng cần đạt được vì
không phải ai cũng nhìn vào sự nỗ lực
➔ Cần phân biệt sự khác nhau giữa nỗ lực để đạt kết quả và cố chấp theo
đuổi những thứ viển vông, xa vời với bản thân, nỗ lực ảo C. Kết thúc vấn đề:
Khẳng định ý nghĩa của câu nói “Điều quan trọng nhất không phải là kết
quả mà là mình nỗ lực để đạt kết quả đó” và nhấn mạnh bài học cho bản thân, cần
nỗ lực để đạt được kết quả.
Tại sao nỗ lực quan trọng hơn kết quả?":
Trong cuộc sống, chúng ta thường bị ám ảnh bởi kết quả. Chúng ta muốn đạt
được điểm cao trong học tập, thành công trong công việc, giành chiến thắng trong
các cuộc thi. Tuy nhiên, câu nói của thầy giáo Lê Trung Dũng “Điều quan trọng
nhất không phải là kết quả mà là mình đã nỗ lực để đạt kết quả đó” đã đặt ra một
góc nhìn sâu sắc hơn về giá trị của sự cố gắng. Vậy, tại sao nỗ lực lại quan trọng
hơn kết quả? Trước hết, nỗ lực thể hiện sự cố gắng, ý chí và quyết tâm của mỗi
người. Đó là minh chứng cho việc ta đã dốc hết sức mình để theo đuổi mục tiêu.
Hơn nữa, quá trình nỗ lực chính là quá trình rèn luyện, giúp ta trưởng thành hơn.
Trên con đường chinh phục mục tiêu, ta học được những kiến thức mới, rèn luyện
những kỹ năng cần thiết và tích lũy kinh nghiệm quý báu. Ngay cả khi kết quả
không được như mong đợi, chính sự nỗ lực đã mang lại cho ta sự hài lòng và tự
hào về bản thân. Ta biết rằng mình đã cố gắng hết sức và không có gì phải hối tiếc.
Nỗ lực cũng là nền tảng vững chắc cho những thành công trong tương lai. Những
kinh nghiệm và bài học rút ra từ quá trình nỗ lực sẽ là hành trang quý giá giúp ta
đạt được những mục tiêu cao hơn. Do đó, đừng quá coi trọng kết quả mà quên đi
giá trị của sự nỗ lực. Hãy tận hưởng hành trình, cố gắng hết mình và bạn sẽ gặt hái
được những thành quả xứng đáng, dù kết quả cuối cùng có ra sao. Chính sự nỗ lực
mới là thước đo giá trị thực sự của mỗi người. Câu 14 (5 điểm)
Lập đề cương sơ lược cho chủ đề sau:
Bàn về hiện tượng “lẩu” văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Trình bày quan điểm của anh/ chị qua một bài viết ngắn khoảng 25 câu theo
phương thức lập luận so sánh. Đề cương sơ lược
+ Đặt vấn đề: Dẫn dắt, nêu vấn đề hiện tượng “lẩu” văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay + Triển khai
● Giải thích: “Lẩu” văn hóa là gì? Là phép ẩn dụ về sự pha trộn giữa các nền
văn hóa, về một xã hội đa văn hóa, sắc tộc. ● Bàn luận
➔ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
➔ Biểu hiện của hiện tượng
➔ Những tác động của hiện tượng “lẩu” văn hóa ● Mở rộng
➔ Du nhập văn hóa ngoại lai nhưng cần phải giữ gìn được những nét văn
hóa truyền thống đặc sắc
+ Kết thúc: Hiện tượng “lẩu” văn hóa diễn ra phổ biến trong xã hội Việt
Nam hiện nay. Cần giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống bên cạnh
tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đoạn văn:
Trong ẩm thực, "lẩu" là món ăn tổng hợp, kết hợp nhiều nguyên liệu khác
nhau, tạo nên hương vị đặc trưng. Tương tự, trong xã hội hiện nay, xuất hiện hiện
tượng "lẩu" văn hóa, chỉ sự giao thoa, tiếp nhận và biến đổi văn hóa. "Lẩu" văn hóa
và "lẩu" ẩm thực có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều mang tính tổng hợp, đa
dạng. "Lẩu" ẩm thực kết hợp nhiều loại rau, thịt, hải sản; "lẩu" văn hóa kết hợp
nhiều yếu tố văn hóa khác nhau. Cả hai đều trải qua quá trình chế biến, nhào trộn.
"Lẩu" ẩm thực được nấu nướng, nêm nếm; "lẩu" văn hóa được tiếp nhận, chọn lọc
và biến đổi. Cuối cùng, cả hai đều tạo ra hương vị/giá trị mới. "Lẩu" ẩm thực tạo ra
món ăn ngon; "lẩu" văn hóa tạo ra những giá trị văn hóa mới. Tuy nhiên, giữa
chúng cũng có sự khác biệt. "Lẩu" ẩm thực là hữu hình, có thể nhìn, nếm; "lẩu"
văn hóa là vô hình, tồn tại trong nhận thức, hành vi. "Lẩu" ẩm thực giới hạn trong
lĩnh vực ẩm thực; "lẩu" văn hóa bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở
Việt Nam, "lẩu" văn hóa thể hiện rõ nét trong âm nhạc, thời trang, lối sống. Âm
nhạc Việt Nam ngày nay kết hợp nhạc cụ dân tộc với nhạc cụ phương Tây. Thời
trang Việt Nam pha trộn trang phục truyền thống với trang phục hiện đại. Lối sống
của người Việt cũng có sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. "Lẩu" văn hóa
mang lại những ảnh hưởng tích cực, làm phong phú văn hóa, tạo ra những giá trị
mới. Nhưng nó cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực, có thể dẫn đến mất bản
sắc văn hóa nếu không có sự chọn lọc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, "lẩu" văn hóa
là một hiện tượng tất yếu. Điều quan trọng là chúng ta cần tiếp thu văn hóa một
cách có ý thức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập. Như vậy,
"lẩu" văn hóa sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải là nguy cơ làm mất đi bản sắc Câu 15 (5 điểm)
Lập đề cương chi tiết cho văn bản có tiêu đề như sau:
Rộng mở cánh cửa hội nhập: Tận dụng để bứt phá
Triển khai một ý trong đề cương thành đoạn văn dài 20 câu theo phương
thức lập luận phản đề. A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dẫn dắt và nêu vấn đề mở rộng hội nhập, tận dụng cơ hội từ hội nhập để bứt phá.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải thích Hội nhập
2. Bình luận về vấn đề
2.1.Nguyên nhân của mở rộng hội nhập ➢
Sự phát triển khoa học - công nghệ ➢ Xu thế toàn cầu hóa 2.2. Biểu hiện ➢ Hội nhập kinh tế ➢
Hội nhập trong chính trị, quốc phòng, an ninh
2.3 Lợi ích của việc rộng mở cánh cửa hội nhập ★
Việc mở rộng ngoại giao tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và đầu tư,
đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực ★
Tìm được chỗ đứng trong trật tự mới ★
Cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
2.4. Những trở ngại nếu không tận dụng tốt cơ hội hội nhập:
Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội và văn hóa.
2.5. Cách tận dụng hội nhập để bứt phá
3. Mở rộng vấn đề ➔
Mở cửa hội nhập cũng có thể dẫn đến làm biến đổi những nét đẹp truyền thống ➔
Tận dụng hội nhập không đúng cách, không phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của đất nước cũng sẽ đem lại hiệu quả trái ngược C. Kết THCUS VẤN ĐỀ
Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tận dụng cơ hội hội nhập để bứt phá.
Kêu gọi hành động chủ động, sáng tạo để hội nhập thành công.
Triển khai ý "Những trở ngại nếu không tận dụng tốt cơ hội hội nhập":
Nhiều người cho rằng hội nhập chỉ mang lại cơ hội, nhưng thực tế, nếu
không biết nắm bắt và tận dụng tốt, hội nhập có thể trở thành thách thức, thậm chí
là nguy cơ. Nếu chỉ mở cửa mà không chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta sẽ phải đối mặt
với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài, với tiềm lực mạnh về
vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Thay vì "bứt phá", các doanh nghiệp trong
nước có thể bị "lép vế" ngay trên sân nhà. Hàng hóa nước ngoài tràn vào với giá
thành cạnh tranh sẽ đe dọa sản xuất trong nước, gây ra tình trạng thất nghiệp và bất
ổn xã hội. Bên cạnh đó, nếu không chủ động tiếp thu công nghệ và tri thức tiên
tiến, chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu so với các nước phát triển, lỡ nhịp với xu thế
chung của thế giới. Thay vì "bứt phá", chúng ta sẽ bị "bỏ lại phía sau" trong cuộc
đua phát triển kinh tế. Hơn nữa, nếu không hoàn thiện thể chế và luật pháp theo
hướng minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, môi trường đầu tư kinh doanh
sẽ không hấp dẫn, khó thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Thay vì "bứt phá", nền
kinh tế sẽ thiếu động lực tăng trưởng. Không chỉ vậy, việc hội nhập một cách thụ
động còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, lối sống và các giá trị truyền
thống của dân tộc. Thay vì "bứt phá" trên nền tảng văn hóa vững chắc, chúng ta có
thể đánh mất bản sắc riêng. Tóm lại, hội nhập là một con dao hai lưỡi. Nếu biết tận
dụng, nó sẽ mang lại cơ hội bứt phá. Ngược lại, nếu chủ quan, bị động, nó sẽ tiềm
ẩn nhiều nguy cơ và thách thức. Câu 16 (5 điểm)
Hãy chỉ ra lỗi và chữa lại các đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
a. Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con để trao đổi ý kiến
về một số chính sách mới của Chính phủ. Mỗi lúc, bà con kéo đến hội trường một đông. lỗi NGỮ PHÁP):
CÁCH 1: Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con để trao đổi
ý kiến về một số chính sách mới của Chính phủ. Mỗi lúc, bà con kéo đến văn phòng một đông." Cách 2
Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã tiếp một số bà con đến trao đổi ý kiến về
các chính sách mới của Chính phủ. Càng lúc càng có nhiều bà con đến." Cách 3
Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ bà con để lắng nghe ý kiến về một
số chính sách mới của Chính phủ. Bà con rất quan tâm đến các chính sách này và
đã đến trụ sở ngày càng đông."
b. Về biển cũng vậy. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, ví dụ như:
tần suất tiêu; tần suất tổ hợp mưa – lũ; không gian mưa; dao động mức nước
triều; sự biến đổi mức nước ngoài sông theo thời gian…Đó là những vấn đề rất
khó, phức tạp. Không thể giải quyết cùng một lúc... Lỗi:
Liệt kê không rõ ràng: Việc liệt kê "tần suất tiêu; tần suất tổ hợp mưa – lũ; không
gian mưa" không rõ nghĩa và không thống nhất về mặt ngữ pháp. Cần diễn đạt rõ hơn các vấn đề này.
Lỗi ngữ pháp: "Đòi hỏi sự hợp lực của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan quan
tâm đầu tư tiền của thích đáng mới hy vọng có kết quả sớm trong một ngày gần
nhất." Cách diễn đạt này dài dòng, khó hiểu. Cụm từ "tiền của thích đáng" không
trang trọng và không rõ nghĩa. Cụm từ "trong một ngày gần nhất" cũng không phù
hợp, nên dùng "trong tương lai gần".
Lặp từ "về biển cũng vậy
Cách 1 (Sửa lỗi diễn đạt và dùng từ):
"Về vấn đề biển, còn nhiều thách thức chưa được giải quyết triệt để, chẳng hạn như
tần suất xuất hiện các hiện tượng tiêu cực (ví dụ như xói lở bờ biển), tần suất và
cường độ của các đợt mưa lũ, phân bố không gian mưa, dao động mực nước triều
và sự biến đổi mực nước sông theo thời gian. Đây là những vấn đề phức tạp, đòi
hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu và sự đầu tư thích đáng từ các cơ
quan liên quan để có thể đạt được kết quả trong tương lai gần."
Cách 2 (Diễn đạt ngắn gọn và tập trung vào khó khăn):
"Những vấn đề liên quan đến biển, như xói lở bờ biển, mưa lũ, biến đổi mực nước,
vẫn còn nhiều thách thức. Để giải quyết những vấn đề phức tạp này, cần sự phối
hợp của nhiều nhà khoa học và nguồn lực đầu tư thích đáng."
Cách 3 (Nhấn mạnh tính cấp thiết của nghiên cứu):
"Biển đang đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách, từ xói lở bờ biển, diễn biến phức
tạp của mưa lũ đến biến đổi mực nước. Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp cho
những vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chuyên gia và đầu tư nghiêm túc."
c. Trước đây, thiên nhiên thật phong phú, giàu đẹp ghê gớm, nhưng ngày
nay, nó còn giữ được sự phong phú giàu đẹp hay không? Chắc hẳn là không rồi.
Vậy ta phải làm một cái gì đó cho thiên nhiên chứ nhỉ.
Lỗi: Đoạn văn mắc lỗi diễn đạt cảm tính, thiếu tính logic và lập luận chặt chẽ.
Câu hỏi tu từ "nó còn giữ được sự phong phú giàu đẹp hay không?" và câu kết
"Vậy ta phải làm một cái gì đó cho thiên nhiên chứ nhỉ" mang tính hô hào, sáo rỗng.
Cách 1 (Diễn đạt khách quan và logic hơn):
"Trước đây, thiên nhiên rất phong phú và tươi đẹp. Tuy nhiên, do tác động của con
người, sự phong phú và tươi đẹp đó đã bị suy giảm đáng kể. Vì vậy, việc bảo vệ và
phục hồi thiên nhiên là vô cùng cấp thiết."
Cách 2 (Nhấn mạnh hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên):
"Thiên nhiên từng ban tặng cho con người một môi trường sống vô cùng phong
phú và tươi đẹp. Nhưng ngày nay, do những hoạt động tàn phá của con người,
thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ môi trường sống." Câu 17 (5 điểm)
Một bài viết trên báo X có tiêu đề như sau: