BÀI TẬP NHÓM | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tự do hóa thương mại, mặc dù vẫn là xu thế không thể đảo ngược của các quốc gia trên thếgiới, tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế của các nước thời gian vừa qua đang chứng kiếncác xu thế có phần trái ngược nhau. Một mặt các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh việctựdohóathươngmạithôngquaviệckýkết,gianhậpcáchiệpđịnhthươngmạitựdosongphươngvàkhuvựctrongbốicảnhvòngđàmphánDohatrongkhuônkhổWTOđangrơivàobếtắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|45936918 Nhom 3 bai tap nhom
Luật Hiến Pháp (Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội) Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÀI TẬP NHÓM
Bộ môn: Các biện pháp phòng vệ thương mại
Giảng viên: TS. Nguyễn Khắc Chinh
Đề tài: Trình bày và phân tích những vấn đề pháp lí đối với bán phá giá trong
thực tiễn của Việt Nam? THÀNH VIÊN NHÓM 3 STT Họ và tên MSSV 1 Trần Ngọc Bảo 20064009 2 Lê Anh Đức 20064020 3 Nguyễn Phạm Hồng Ánh 20064065 4 Nguyễn Thanh Bình 20064010 5 Nguyễn Thị Hương Giang 20064021 6 Phạm Thuý Hiền 20064028 7 Lương Đỗ Khánh Linh 20064036 8 Nguyễn Thị Tú Linh 20064037 9 Chu Thị Nhiên 20064047 10 Dương Thành Vũ 20064059 Hà Nội, 11/2023 1
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1:Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................................. 5
1.1. Công trình nghiên cứu tại Việt Nam: ........................................................................... 5
1.2. Công trình nghiên cứu tại nước ngoài: ......................................................................... 7
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý đối với bán phá giá theo quy định pháp luật quốc tế -
GATT 1994 và Hiệp định ADA .............................................................................................. 10
2.1. Khái niệm ...................................................................................................................... 10
2.2. Đặc điểm và điều kiện áp dụng.................................................................................... 10
Chương 3: Khái quát về quy định pháp luật về bán phá giá của Việt Nam ...................... 13
3.1. Nguồn luật ..................................................................................................................... 13
3.2. Các quy định pháp luật về bán phá giá của Việt Nam .............................................. 15
Chương 4: Thực tiễn áp dụng và một số đề xuất hoàn thiện .............................................. 19
4.1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chống bán phá giá ở Việt Nam: ...... 19
4.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bán phá giá ở
Việt Nam ............................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 28 2
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Việc tham gia hội nhập kinh tế thế giới là điều cần thiết đối với sự phát triển của các quốc
gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia ký kết các
Hiệp định Thương mại tự do. Tuy nhiên nhiều nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt
với tình trạng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại thị trường của mình, và gánh chịu những thiệt
hại cho sản xuất trong nước. Theo Trung tâm Phòng vệ Thương mại VCCI, tính đến thời điểm
31/12/2021, có 119 vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước
ngoài tính đến và 16 vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Việt Nam tiến hành với
hàng nhập khẩu. Dù không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp đặt các biện pháp
chống bán phá giá, có thể thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam thường bị cho là bán phá giá nhiều
hơn so với các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của
Việt Nam tại Mỹ (năm 2002) được coi là một vụ kiện có quy mô lớn và có rất nhiều áp đặt bất công từ phía Mỹ.
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc nắm rõ pháp luật về bán phá
giá là rất quan trọng vì khi bị áp đặt thuế chống bán phá giá thì khả năng xuất khẩu mặt hàng đó
sẽ bị giảm đi rất nhiều hoặc hàng hoá nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh, bán quá thấp có
thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Liên hợp quốc đã cho ra đời Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp
định về chống bán phá giá (APA) nhằm giúp các nước điều chỉnh vấn đề này. Việt Nam với tư
cách là quốc gia thành viên cần trang bị đầy đủ kiến thức nhằm hạn chế những thiệt hại do việc
bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của trong nước cũng như đảm bảo sự công bằng trong
thương mại. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm em đã tiến hành làm đề tài “Trình bày và phân
tích những vấn đề pháp lý đối với bán phá giá trong thực tiễn của Việt Nam” 2. Đối tượng nghiên cứu
Với thời gian và kiến thức có hạn, nhóm em xin được tập trung nghiên cứu về những quy định cơ
bản của GATT và APA về vấn đề bán phá giá. Qua việc tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá, phân tích,
so sánh và đánh giá nghiên cứu của những chuyên gia, học giả, người nghiên cứu khác, nêu ra quy
định Việt Nam về bán phá giá và đưa ra cơ sở thực tiễn áp dụng của Việt Nam hiện nay. Từ những
kết quả đó, nhóm em xin đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện hơn pháp luật về bán phá giá 3. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu “Trình bày và phân tích những vấn đề pháp lí đối với bán phá giá trong thực
tiễn của Việt Nam”, nhóm em tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề về bán phá giá từ quy
định của GATT và APA và pháp luật Việt Nam về bán phá giá. Từ những nghiên cứu, đánh giá,
phân tích đó, người viết đưa ra thực tiễn áp dụng hiện nay tại Việt Nam, qua đó so sánh sự tương
thích của pháp luật Việt Nam với quốc tế. 3
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918 4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở sử dụng, kế thừa những thành tựu nghiên
cứu trước đó cả trong nước và quốc tế. Đề tài tiếp cận vấn đề trước tiên dưới góc độ lý thuyết
nhưng cũng quan tâm, đề cập tới góc độ thực tiễn của vấn đề ở phần sau. Những thực tiễn của vấn
đề này bao gồm: thực tiễn quy định pháp luật, thực tiễn khi áp dụng pháp luật (những thuận lợi và
khó khăn thực tiễn khi áp dụng). 5.
Dự kiến kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và các phụ lục, bài nghiên cứu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý đối với bán phá giá theo quy định pháp luật quốc tế - GATT 1994 và Hiệp định ADA
Chương 3: Khái quát về quy định pháp luật về bán phá giá của Việt Nam
Chương 4: Thực tiễn áp dụng và một số đề xuất hoàn thiện 4
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1. Công trình nghiên cứu tại Việt Nam:
Tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề bán phá giá như sau:
Nghiên cứu từ Vụ chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương: “Cơ sở khoa học áp
dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế” được viết năm 2002. Nghiên cứu này đi vào phân tích một số mô hình áp dụng thuế chống
bán phá giá của một số nước trên thế giới. Từ đó, đưa ra kiến nghị đề xuất những giải pháp cho Việt Nam.
Tác giả Vũ Phương Linh đã có bài luận văn Thạc sĩ thuộc Trường Đại học Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội: “Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam” viết năm 2014. Bài nghiên cứu này đã đi sâu phân tích khái niệm, bản chất của việc bán phá
giá; các nội dung pháp lý xung quanh việc chống bán phá như khái niệm chống bán phá giá, các
biện pháp chống bán phá giá, mục đích của việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và ảnh
hưởng của việc chống bán phá giá với tự do thương mại. Đồng thời luận văn cũng đi vào tìm hiểu
các quy định bán phá giá của WTO và kinh nghiệm về chống bán phá giá.
Tác giả Võ Thị Thúy Hằng đã có bài luận văn Thạc sĩ tại Trường Đại học Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội: “Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá” viết
năm 2012. Bài nghiên cứu này làm rõ những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá và
tình hình chống bán phá giá trên thế giới trong thời gian qua. Đi sâu nghiên cứu pháp luật, thực
trạng chống bán phá giá và các kinh nghiệm của các nước đang phát triển nói chung.
Tác giả Vũ Thị Như Hằng đã có bài luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội: “So sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” viết
năm 2014. Bài nghiên cứu này đầu tiên đưa ra khái niệm về bán phá giá và chống bán phá giá; và
n làm rõ đặc điểm, ý nghĩa và vai trò của chống bán phá giá. Từ đó, tác giả phân tích, đánh giá
đúng thực trạng các quy định của pháp luật chống bán phá giá và thực tiễn thực hiện. Cuối cùng,
người viết đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện, thực hiện những quy định của pháp
luật chống bán phá giá tại Việt Nam và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật chống bán phá
giá, đồng thời giúp doanh nghiệp Việt Nam phòng và xử lý các vụ kiện chống bán phá giá ở nước
ngoài, đặc biệt là ở Hoa Kỳ.
Tác giả Trần Văn Hải đã có bài luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội: “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO” viết năm 2007. Bài luận
văn này đã phân tích, tìm hiểu những nội dung cơ bản của Hiệp định chống bán phá giá của WTO,
cụ thể trong việc xác định bán phá giá, xác định thiệt hại, điều tra và áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá. Nêu kinh nghiệm và thực tiễn của một số quốc gia thành viên WTO trong việc áp
dụng các quy định pháp luật chống bán phá giá, so sánh với các quy định của pháp luật và thực 5
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
tiễn Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra một số đề xuất cho việc xây dựng và thực thi pháp luật về
chống bán phá giá của Việt Nam nhằm đảm bảo sự tương thích với những quy định của WTO.
Đồng thời, đưa ra một số khuyến cáo cho các doanh nghiệp trong việc phòng tránh và hạn chế tới
mức thấp nhất thiệt hại từ các vụ kiện chống bán phá giá khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế.
Tác giả Nguyễn Thị Quyên đã có bài luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội: “Vấn đề chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ và
Liên minh Châu Âu” viết năm 2007. Bài luận văn này nghiên cứu vấn đề chống phá giá hàng xuất
khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu. Từ các vụ kiện chống phá giá, tác
giả phân tích những thiệt hại, tổn thất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở đó rút ra
những bài học kinh nghiệm.
Tác giả Hoàng Thị Phượng đã có bài luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội: “Pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các
doanh nghiệp Việt Nam” viết năm 2012. Công trình này trước tiên nghiên cứu hệ thống hóa các
quy định của pháp luật hiện hành của Trung Quốc về chống bán phá giá. Nghiên cứu thực tiễn
chống bán phá giá của Trung Quốc, bao gồm: việc thống kê những vụ bán phá giá vào thị trường
Trung Quốc, thực trạng xử lý các vụ việc. Từ đó, chỉ ra những kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Trần Duy đã có bài luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội: “Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế” viết năm 2007. Bài luận
văn này trước tiên trình bày tổng quan về bán phá giá và pháp luật về chống bán phá giá: khái niệm
chung, đặc điểm, phân loại, lịch sử hình thành và thực tiễn áp dụng luật về chống bán phá giá trên
thế giới và Việt Nam. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam có đối chiếu với quy định
của WTO và một số nước trên thế giới về bán phá giá và chống bán phá giá. Từ đó, nghiên cứu
thực trạng về áp dụng thuế chống phá giá đối với hàng xuất khẩu ở Việt Nam và bán phá giá với
hàng hóa nhập khẩu. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả áp dụng luật về chống bán phá giá đối với Việt Nam.
Tác giả Pham Duy Anh Huynh đã có bài luận văn tại Đại học Charles Sturt về: “Non-market
economy status in anti-dumping investigations and proceedings: A case study of Vietnam” vào
năm 2022. Nghiên cứu sử dụng thiết kế phương pháp định tính, trong đó dữ liệu được thu thập chủ
yếu bằng khảo sát và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia chống bán phá giá, các nhà xuất khẩu
Việt Nam và các quan chức chính phủ. Bài viết này đề cập tới luật pháp quốc tế liên quan đến
chống bán phá giá gồm: luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU, các thủ tục điều tra, phân tích
các thủ tục giải quyết tranh chấp chống bán phá giá của WTO và luật pháp liên quan. Ngoài ra, tác
giả phân tích quá trình chuyển đổi sang thị trường của Việt Nam. Luận án này đưa ra những khuyến
nghị giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam nâng cao năng lực của mình với tư cách là bị đơn trong các
cuộc điều tra và tố tụng chống bán phá giá. 6
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
1.2. Công trình nghiên cứu tại nước ngoài:
Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan tới bán phá giá như sau:
Nhóm tác giả Vermulst, Edwin đã có công trình nghiên cứu về: “The WTO Anti-Dumping
Agreement: A Commentary” viết năm 2005. Cuốn sách này cung cấp cái nhìn tổng quan mang
tính phân tích về Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại Thế giới, được giải thích
bởi Ban Hội thẩm WTO và Cơ quan Phúc thẩm. Cuốn sách cũng đặc biệt chú ý đến cách giải thích
các điều khoản khác nhau của Hiệp định Chống bán phá giá của các hội đồng WTO và Cơ quan
Phúc thẩm. Có thể thấy, các vụ kiện tại WTO theo Hiệp định Chống bán phá giá được diễn ra
nhiều hơn các Hiệp định WTO nào khác. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập tới việc các quốc gia thành
viên WTO trên thế giới sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp chống bán phá giá và đưa ra một
số sự phức tạp của việc tuân thủ các quy định của WTO. Các Ban Hội thẩm của WTO và Cơ quan
Phúc thẩm, được kêu gọi xem xét lại các quyết định hành chính và các khía cạnh của luật pháp
quốc gia, đã thực hiện một công việc đáng chú ý trong việc giải thích các quy định của WTO.
Tác giả Douglas A. Irwin đã có bài nghiên cứu “The Rise of US Anti-dumping Activity in
Historical Perspective” viết năm 2005. Bài nghiên cứu này là các nghiên cứu thực nghiệm về hoạt
động chống bán phá giá hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn kể từ năm 1980. Bài viết này đưa ra
các kinh nghiệm chống bán phá giá của Hoa Kỳ bằng cách nghiên cứu các yếu tố quyết định số vụ
kiện hàng năm trong hơn nửa thế kỷ qua. Số vụ kiện chống bán phá giá hàng năm bị ảnh hưởng
bởi tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, sự thâm nhập của hàng nhập khẩu (liên quan chặt chẽ đến
việc giảm thuế quan trung bình) và những thay đổi trong luật chống bán phá giá và việc thực thi
luật này vào đầu những năm 1980. Bài viết được đăng trên The World Economy, Volume 28, Issue 5, Tháng 5/2005.
Nhóm tác giả Xuepeng Liu, Huimin Shi đã có bài luận sau: “Anti-dumping duty
circumvention through trade rerouting: Evidence from Chinese exporters” viết năm 2019. Bài luận
nghiên cứu về việc trốn thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ bởi một số nhà xuất khẩu Trung Quốc
thông qua việc định tuyến lại thương mại qua các nước hoặc khu vực thứ ba. Bằng việc sử dụng
dữ liệu thương mại chi tiết hàng tháng do Trung Quốc và Hải quan Hoa Kỳ báo cáo trong giai
đoạn 2002–2006, tác giả đưa ra rằng các hành động chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Trung
Quốc dẫn đến mối tương quan tích cực mạnh mẽ hơn giữa hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các
nước thứ ba và hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước thứ ba tương tự. Bài viết được đăng
trên The World Economy, Volume 42, Issue 5, tháng 5/2019.
Các tác giả Yanlin Sun và John Whalley đã có bài nghiên cứu về “China's Anti-dumping
Problems and Mitigation through Regional Trade Agreements”. Bài viết này tìm hiểu các cơ hội
cho các sáng kiến trong hiệp định thương mại khu vực (RTA) của Trung Quốc nhằm giảm thiểu
các vấn đề chống bán phá giá. Bài viết nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng và phân biệt đối xử trong
vấn đề chống bán phá giá của Trung Quốc. Quan điểm của người viết cho rằng Trung Quốc có thể 7
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
trở nên tích cực hơn trong việc giảm thiểu các vấn đề chống bán phá giá thông qua đàm phán RTA.
RTA có thể bao gồm mức độ mở cửa cao hơn để đổi lấy sự cải thiện trong các điều khoản chống
bán phá giá trong khu vực. Đồng thời, tác giả đưa ra các nghiên cứu điển hình về RTA liên quan
đến EU, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Từ đó đề cập một số tiền lệ về việc đưa ra các biện pháp khuyến khích
và sửa đổi các điều khoản chống bán phá giá trong khu vực trên. Tác giả cuối cùng đưa ra một số
đề xuất cải thiện pháp luật chống bán phá giá tại Trung Quốc. Bài viết được đăng trên China &
World Economy Volume 24, Issue 6, 2016.
Nhóm tác giả Xingzheng Hou, Rongming Ren đã có bài viết về: “Cooperate or Antagonize:
The EU's Dilemma on Anti-dumping and Safeguard Measures against China” vào năm 2017. Bài
nghiên cứu với bối cảnh sau 15 năm gia nhập, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của
WTO vào tháng 12/2001. Kể từ đó, Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác thương mại
quan trọng nhất của các nước EU. Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại ngày càng được củng cố và
việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO bất ngờ dẫn đến thêm nhiều tranh chấp thương mại
giữa Trung Quốc và EU trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và thương mại tự do. Do đó, bài viết này
điều tra động cơ và kết quả của việc chính phủ EU thường xuyên áp dụng chủ nghĩa bảo hộ thương
mại đối với các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc. Bài viết được đăng trên China & World
Economy, Volume 14, Issue 6, 2006
Nhóm tác giả Dukgeun Ahn, Wonkyu Shin đã có bài viết về “Analysis of Anti-dumping Use
in Free Trade Agreements” viết năm 2011. Bài viết này xem xét tác động của các FTA đối với
hoạt động chống bán phá giá (AD) dựa trên phân tích thực nghiệm toàn diện. Bài nghiên cứu này
sử dụng dữ liệu theo chiều dọc của các quốc gia sử dụng AD chính từ năm 1995 đến năm 2009,
tác giả đưa ra rằng rõ ràng có mối quan hệ nghịch đảo giữa FTA và các hoạt động AD. Bài viết
này cũng nắm bắt được những tác động động của FTA dựa trên thời gian. Kết quả ước tính từ mô
hình động cho thấy năm ban hành FTA rõ ràng có tác động đáng kể, cho thấy việc giảm đáng kể
các cuộc điều tra chống bán phá giá trong năm đó. Bài nghiên cứu này được đăng trên Journal of
World Trade, Volume 45, Issue 2 (2011).
Các tác giả Dirk De Bièvre và Jappe Eckhardt đã có bài báo nghiên cứu về: “The Political
Economy Of Eu Anti-Dumping Reform” được viết năm 2010. Trong bài viết này, các tác giả đưa
ra một báo cáo kinh tế chính trị về những thất bại của Liên minh Châu u trong việc nỗ lực cải cách
về pháp luật chống bán phá giá từ năm 2006 đến năm 2008. Bài nghiên cứu xem xét vai trò của
các nhóm lợi ích khác nhau và cách các cơ quan công quyền ở Ủy ban Châu u và cấp quốc gia
thành viên phản ứng với những xung đột. Từ đó, các tác giả đưa ra một số đề xuất cho vấn đề này.
Bài nghiên cứu này được đăng trên Ecipe Working Paper Số 03/2010.
Nhìn chung, các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã quá quen thuộc với các vấn
đề bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá. Cũng vì thế nên những công trình nghiên cứu về
vấn đề pháp lý liên quan tới bán phá giá nhiều và có quy mô hơn ở nước ta. Tại Việt Nam, đề tài
này còn mới hơn so với các nước phát triển nhưng cũng nhanh chóng thu hút được sự quan tâm 8
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
bởi tầm quan trọng của vấn đề. Các công trình nghiên cứu của nước ta được đề cập ở trên mặc dù
có đóng góp vào nghiên cứu học thuật về vấn đề bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá ở
nước ta, tuy nhiên, phạm vi của những công trình nghiên cứu này còn có phần hạn chế. Phần lớn
nội dung của những công trình nghiên cứu trên là đề án, luận văn,… Đến nay chưa có công trình
nghiên cứu nào toàn diện, đầy đủ về các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan tới bán phá giá và thực
tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. 9
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý đối với bán phá giá theo quy định pháp luật quốc tế
- GATT 1994 và Hiệp định ADA 2.1. Khái niệm
GATT 1994 và Hiệp định Chống bán phá giá ADA đã định nghĩa, bán phá giá là “việc sản
phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với
giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”.
Cũng theo định nghĩa của WTO, giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm là việc giá
xuất khẩu thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sản phẩm
tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc trong trường hợp không có một giá
nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức: giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành
cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường; hoặc giá
thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận.
Mục đích của bán phá giá là nhằm đạt được những lợi ích không lành mạnh như: bán phá
giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc quyền; bán giá thấp tại thị
trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh… Đôi khi việc
bán phá giá là việc không mong muốn do nhà sản xuất, xuất khẩu không thể bán được hàng, cung
vượt cầu, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hại ... nên đành bán tháo
hàng hoá để thu hồi một phần vốn. Bán phá giá Trợ cấp
Hành vi của Nhà nước hoặc cơ quan công
quyền giúp doanh nghiệp bằng nhiều cách
Hành vi của doanh nghiệp hạ giá thành sản để doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất đối phẩm. với sản phẩm.
Kết quả: cùng làm hạ thấp giá thành sản phẩm hơn mức thông thường
2.2. Đặc điểm và điều kiện áp dụng
Bán phá giá được quy định tại khoản 1 Điều VI của GATT 1994 Bán phá giá xảy ra khi:
a. Hàng hoá nước ngoài được bán cho nhà nhập khẩu với giả thấp hơn giá bán của hàng hoa
tương tự tại nước xuất khẩu hoặc;
b. Khi hàng hoá nước ngoài được bán cho nhà nhập khẩu ở mức giá thấp hơn tổng giá thành
sản xuất của hàng hóa đó. 10
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
c. Trong trường hợp hàng nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu,
lượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu có thể được bù đắp bằng việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
Quyền áp dụng thuế chống phá giá được quy định tại khoản 2 và 6 của Điều VI của GATT 1994:
• Được áp dụng thuế chống phá giá bằng biên độ phá giá nhằm vô hiệu hoá tác dụng của phá giá
• Điều kiện: phải chứng minh được phá giả gây ra hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất
(material injury) cho ngành sản xuất trong nước.
→ Tuy nhiên, đây là quy định chung chung và thiếu các quy định về quá trình điều tra và áp
dụng. Vì vậy, ra đời Hiệp định về chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement).
Hiệp định ADA hay còn gọi là Hiệp định về việc Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về
Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
Nội dung Hiệp định ADA
• Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
• Các quy định liên quan tới điều tra
• Các quy định về áp dụng biện pháp chống bán phá giá
• Đảm bảo tính minh bạch
• Giải quyết tranh chấp
• Đối xử ưu đãi với các nước đang phát triển
• Vấn đề nền kinh tế phi thị trường
Nhằm xác định có hành vi bán phá giá:
• Điều 2.1 Hiệp định ADA quy định: Phả giá là việc một sản phẩm được bản trên thị trường
một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó
Giá xuất khẩu < Giá trị thông thường
Biên độ phá giá được tính trên cơ sở: Biên độ phá giá = (Giá trị thông thường - Giá xuất khẩu) / Giá xuất khẩu 11
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
X = (Giá TT - Giá XK)/Giá XK
1. Trong đó, X là biên độ phá giá (tính theo tỷ lệ %)
2. Trường hợp X > 0% thì có hiện tượng bán phá giá. Theo đó X đồng thời sẽ là căn cứ để tính
mức thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, không phải mọi biến độ phủ giá lớn hơn 0 (biên độ dương)
sẽ bị áp thuế chống bán phá giá. Theo quy định của WTO, thuế chống bản phá giả chỉ được áp
dụng trong điều kiện sau:
a. Nếu X >hoặc =2% thì mức độ bán phá giá bị xem là đáng kể và có thể bị áp thuế.
b. Nếu X<2% thì mức độ phủ giá được xem là không đáng kể, và không thể bị áp thuế.
Điều 5.8 Hiệp định ADA quy định - De minimis: không áp dụng chống bán phá giá
• Biên độ phá giá thấp hơn 2% giá xuất khẩu
• Khối lượng hàng nhập khẩu bị phá giá ít hơn 3% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước đó
• Với điều kiện lượng hàng bị phá giá đến từ các nước chiếm dưới 3% gộp lại chiếm ít hơn
hoặc bằng 7% tổng lượng hàng nhập khẩu tương tự vào nước đó. 12
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
Chương 3: Khái quát về quy định pháp luật về bán phá giá của Việt Nam 3.1. Nguồn luật
3.1.1. Luật Quản lý ngoại thương 2017
Tự do hóa thương mại, mặc dù vẫn là xu thế không thể đảo ngược của các quốc gia trên thế
giới, tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế của các nước thời gian vừa qua đang chứng kiến
các xu thế có phần trái ngược nhau. Một mặt các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh việc
tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại tự do song phương
và khu vực trong bối cảnh vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO đang rơi vào bế tắc. Minh
chứng là sự tham gia chủ động, tích cực của Việt Nam vào đàm phán, ký kết các hiệp định thương
mại song phương và khu vực trong thời gian qua như TPP, EVFTA… Cùng với xu hướng này,
khủng khoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 đã đặt ra mối lo ngại về xu hướng quay
lại các chính sách bảo hộ thị trường nội địa của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó đáng kể
nhất là việc sử dụng các công cụ bảo hộ trá hình dưới các hình thức như chống bán phá giá, trợ
cấp, tự vệ và đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật được sử dụng như là một trong những công cụ hữu
hiệu để ngăn cản hàng nhập khẩu. Như vậy, bối cảnh thương mại quốc tế đòi hỏi chúng ta cần tăng
cường sử dụng công cụ quản lý ngoại thương hiện có cũng như sử dụng các công cụ quản lý ngoại
thương mới để đảm bảo điều hành một cách linh hoạt và hiệu quả hoạt động ngoại thương. Để đạt
được mục tiêu đó, Luật Quản lý Ngoại thương được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc: đẩy mạnh
xuất khẩu và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Luật được ra đời dựa trên Pháp lệnh 2004 về việc
chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Luật Quản lý Ngoại thương đã “luật hóa” các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời có
sự sửa đổi, bổ sung thông qua thực tiễn áp dụng các biện pháp này tại Việt Nam trong thời gian
qua (được quy định tại Chương IV Dự thảo Luật). Đây là chương có số điều khoản nhiều nhất, thể
hiện sự quan tâm của nhà làm luật đối với việc áp dụng các biện pháp này trong tương lai.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 đã được thông qua quy định chi tiết về biện pháp chống
bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là biện pháp được áp dụng trong
trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại
đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước (Điều 77).
Điều 77 tới điều 90 của luật đã nêu rõ các quy định các biện pháp chống bán phá giá đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, qua đó đưa ra một trình tự cụ thể khi phát hiện có bán phá giá.
Luật mô tả các biện pháp cụ thể mà chính phủ có thể áp dụng để ngăn chặn tác động của bán
phá giá, bao gồm cả việc thiết lập thuế chống bán phá giá và các biện pháp khác. Luật cũng chỉ ra
rõ cách để áp dụng biện pháp này thông qua việc xác định có hại cho ngành công nghiệp nội địa
hay không và xác định mức độ bán phá giá. 13
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
3.1.2. Nghị định số: 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ
Trên cơ sở của sự ra đời của Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017 và theo
đề nghị của Bộ Công Thương, nghị định số 10/2018/NĐ-CP đã được ra đời, thay thế cho Nghị
định 90/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá
hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
Xuyên suốt cả nghị định này là những quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương về căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc
phòng vệ thương mại; cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện
pháp phòng vệ thương mại; áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; trách nhiệm phối
hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam. Nghị định cũng quy định cách xác định biên độ phá giá bao gồm các tiêu chí như sự chênh
lệch giữa giá xuất khẩu và giá thị trường trong nước, cách xác định thiệt hại do bán phá giá gây ra,
đồng thời quy định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập
khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Nghị định quy định thủ tục và quy trình cho cuộc điều tra về bán phá giá, bao gồm cả việc
xác định xem việc bán phá giá có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nội địa hay không, từ đó áp
dụng các biện pháp cụ thể mà chính phủ có thể áp dụng để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa khỏi
tác động của bán phá giá, bao gồm việc thiết lập thuế chống bán phá giá.
Việc áp dụng biện pháp khi phát hiện phá giá cũng được quy định ở trong nghị định này.
3.1.3. Thông tư số: 37/2019/TT-BCT của Bộ Công thương
Tiếp nối nghị định số 10/2018/NĐ-CP và theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ
thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung
về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thông tư có 26 điều, quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra; hoạt động
cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá
trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
3.1.4. Luật giá năm 2023
Điều 8 của Luật giá năm 2023 quy định về việc một số hàng hoá mà khi hạ giá bán hàng
hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về chống
bán phá giá hàng nhập khẩu và phải niêm yết công khai về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối. 14
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
Ngoài ra, các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng có thể được áp dụng để giải quyết
các vấn đề liên quan đến bán phá giá, chẳng hạn như:
• Luật Thương mại 2005
• Luật Tố tụng hành chính 2015
• Luật Tố tụng dân sự 2015
3.2. Các quy định pháp luật về bán phá giá của Việt Nam
Về cơ bản, quy định của Việt Nam là sự nội luật hóa các điều ước quốc tế.
3.2.1. Về xác định bán phá giá
Khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá là
biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu
vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất
trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
(1) Áp dụng thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa
bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(2) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu
hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc
với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Luật Quản lý ngoại thương quy định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng
hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Việc xác định biên độ bán phá giá được tính như sau:
Biên độ phá giá = (giá thông thường - giá xuất khẩu)/giá xuất khẩu (x 100%) 15
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
• Nếu biên độ phá giá > 0 là có bán phá giá;
• Nếu biên độ phá giá <= 2% được coi là không đáng kể (Trung tâm WTO và hội nhập
Như vậy, theo Luật Quản lý ngoại thương khoảng chênh lệch giữa giá thông thường của
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó khi nhập khẩu vào Việt Nam
sẽ được coi là không đáng kể nếu nó nhỏ hơn hoặc bằng 2%. Quy định trên có biên độ rộng hơn
so với Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 (GATT 1994), gây bất lợi cho sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa đặc biệt là đối nền kinh tế mới đang phát triển như nước
ta hiện nay. Theo GATT 1994, khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng
kể và sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá nếu như khối lượng hàng nhập khẩu từ một nước cụ
thể nào đó chiếm “ít hơn 3%” tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu
vào nước nhập khẩu. Trong khi Luật Quản lý ngoại thương lại quy định “không vượt quá 3%”.
Điều đó đồng nghĩa tổng hàng hóa ở mức 3% không bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Để xác
định được biên độ phá giá của một mặt hàng nhập khẩu cần xác định 02 yếu tố: giá thông thường
và giá xuất khẩu. Theo định nghĩa tại GATT 1994 và Luật Quản lý ngoại thương thì giá thông phá
giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước
nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có
khối lượng nhập dưới 3%,…” thường là giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu
dùng tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại bình thường. Giá thông thường được xác định
theo giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu. Đây là cách tính giá thông
thường chuẩn, được ưu tiên áp dụng trước.
Nếu không áp dụng được cách tính chuẩn thì giá thông thường được áp dụng theo 2 cách:
- Giá thông thường xác định theo giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu liên quan
sang thị trường một nước thứ ba;
- Giá thông thường theo xác định trị giá tính toán bằng tổng giá thành sản xuất cộng với chi
phí bán hàng, hành chính và lợi nhuận. “Sản phẩm tương tự” là sản phẩm giống hệt, tức là sản
phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét. Hiệp định ADA quy định việc
xác định sản phẩm tương tự theo thứ tự ưu tiên:
(1) Sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra; (2) sản phẩm có nhiều đặc
tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra (3). Hiệp định ADA không đưa ra định nghĩa hay đề
cập đến cách tính giá xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thông lệ giá xuất khẩu được hiểu là giá bán sản
phẩm từ nước sản xuất (nước xuất khẩu) sang nước nhập khẩu
Hiệp định ADA 3 Điều 2.6 Hiệp định về chống bán phá giá quy định, trong trường hợp không
có giá xuất khẩu hoặc tồn tại một liên kết hay một thỏa thuận đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu hoặc một bên thứ ba thì giá xuất khẩu bằng giá bán lại cho người mua độc lập đầu tiên.
Trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu không được bán lại cho người mua độc lập hoặc không 16
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
được bán lại trong điều kiện như khi nhập khẩu thì cơ quan điều tra có quyền quyết định mức giá
xuất khẩu dựa trên một cơ sở hợp lý. Theo Luật Quản lý ngoại thương bên cạnh các căn cứ giống
Hiệp định ADA nêu trên, giá dựa trên chứng từ giao dịch hợp pháp cũng được xem là căn cứ để
xác định giá nhập khẩu.
3.2.2. Về nguyên tắc xác định thiệt hại
Hiệp định ADA và Luật Quản lý ngoại thương quy định ba loại thiệt hại bao gồm thiệt hại vật
chất cho ngành sản xuất nội địa; nguy cơ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất nội địa; và
làm ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất nội địa. Về mức độ thiệt hại thì có hai
mức độ là thiệt hại đáng kể và đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn
của doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các
yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh
hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy
động vốn 5 ; So với quy định của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
thì quy định trên cụ thể, đầy đủ hơn. Tuy nhiên quy định chỉ dừng lại ở mức độ là “các yếu tố” để
xác 4 Điều 3, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP; định chưa mang tính định lượng thiệt hại, ở mức như
thế nào mới được xem là “thiệt hại đáng kể”.
3.2.3. Về nguyên tắc xác định mối quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả là một trong các điều kiện quan trọng để chứng minh rằng hàng hóa nhập
khẩu bán phá giá là nguyên nhân trực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các nước
sản xuất hàng hóa tương tự. Về xác định mối quan hệ nhân quả, Điều 3 Hiệp định ADA và Luật
Quản lý ngoại thương chỉ quy định chung rằng cơ quan điều tra phải xác định hàng hóa bán phá
giá nhập khẩu, thông qua các tác động của nó đến các yếu tố, chỉ số kinh tế, gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở kiểm tra tất cả các bằng chứng liên quan là căn cứ để
xác định quan hệ nhân quả: mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu với chứng cứ
về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; Mức độ
giảm sút của cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước để xác định.
3.2.4. Thủ tục điều tra và các biện pháp chống bán phá giá
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và WTO, chống bán phá giá là một trong các
biện pháp phòng vệ thương mại, quy trình gồm: Khiếu kiện - điều tra - kết luận - áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá (nếu có) là một thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước nhập khẩu thực
hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương 17
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
• Giai đoạn nộp hồ sơ yêu cầu: Căn cứ để bắt đầu điều tra dựa trên đơn khiếu kiện, cơ quan
điều tra tự mình bắt đầu cuộc điều tra nếu thấy đủ các dấu hiệu hoặc theo yêu cầu của bên thứ ba.
• Giai đoạn bắt đầu điều tra: Ở giai đoạn này cơ quan điều tra sẽ tiến hành kiểm tra chứng
cứ của việc bán phá giá và tổn hại do nó gây ra cùng một lúc. Thông báo cho các bên có quyền lợi
có liên quan biết; tiếp đến thiết lập bảng câu hỏi làm cơ sở cho việc thu thập thông tin và tạo ra
sản phẩm của cuộc điều tra theo - Giai đoạn tiến hành điều tra: theo đó, bên có yêu cầu đệ trình
đơn khiếu nại, đơn khiếu nại phải được đệ trình bởi một cộng đồng công nghiệp bao gồm các
chứng cứ về bán phá giá; gây tổn thương; mối quan hệ nhân quả.
• Giai đoạn kết thúc điều tra: Nếu cuộc điều tra đưa ra kết luận là hàng hóa không bị bán phá
giá, sẽ không áp dụng bất kỳ một loại thuế chống bán phá giá. Ngược lại, nếu có kết luận là hàng
hóa đã bị bán phá giá vào nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá theo quy định tại Điều 77 Luật Quản Lý ngoại thương:
• Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá: nhà sản xuất có cam kết ở mức thỏa đáng
sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các
cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra hoặc đã được loại bỏ.
• Áp thuế chống bán phá giá: khi một sản phẩm bị điều tra và có kết luận là bán phá giá vào
thị trường nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu có quyền quyết định có đánh thuế hay không đánh
thuế tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá. 18
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com) lOMoARcPSD|45936918
Chương 4: Thực tiễn áp dụng và một số đề xuất hoàn thiện
4.1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chống bán phá giá ở Việt Nam: 4.1.1. Thuận lợi
Năm 2004, Việt Nam lần đầu tiên tiến hành điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá sau
10 năm có các quy định pháp lý về chống bán phá giá. Quá trình điều tra bán phá giá gặp nhiều
khó khăn do nhiều yếu tố, điều tra cùng một lúc ở nhiều nước, có những doanh nghiệp sản xuất
nhưng không trực tiếp xuất khẩu mà bán qua vài trung gian, sau đó mới xuất vào Việt Nam. Vì
vậy, để tìm ra các doanh nghiệp này không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống kế toán giữa Việt
Nam và các nước cũng khác nhau, bất đồng ngôn ngữ… là những rào cản mà cơ quan điều tra phải
vượt qua. Song, vượt qua các khó khăn, chúng ta đã đạt được thành công bước đầu trong việc sử
dụng các quy định chống bán phá giá phù hợp với quy định của điều ước quốc tế để bảo vệ doanh
nghiệp trong nước, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là nền tảng tốt, để hỗ trợ các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh về điều tra chống bán phá giá trong tương lai.
Hiện nay chúng ta đã có pháp luật áp dụng, quy định khá đầy đủ các vấn đề pháp lý về việc
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và các vấn đề liên quan đến các biện pháp chống bán
phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là pháp luật áp dụng tương đối phù hợp với
các quy định về chống bán phá giá của WTO. Sự ra đời của pháp luật áp dụng là một kết quả đáng
mừng, một nỗ lực của Nhà nước ta nhằm điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách thương mại
cho phù hợp với tập quán, các quy tắc và chuẩn mực của WTO, đồng thời là một quyết tâm của
Nhà nước ta kiên quyết chống lại các hành động bán phá giá nhằm chiếm đoạt thị trường, gây thiệt
hại cho ngành sản xuất nội địa, quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tạo lập một môi
trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích tự do kinh doanhm cạnh tranh lành mạnh.
Việt Nam đã tham gia và thực thi các cam kết về chống bán phá giá của WTO, CPTPP,
EVFTA... Các cam kết này quy định rõ các tiêu chí để xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá,
các biện pháp chống bán phá giá và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp này. Việc tham gia và
thực thi các cam kết này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp chống bán
phá giá ở Việt Nam, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam là một nước đang phát triển, có nhiều ngành sản xuất non trẻ, dễ bị tổn thương
trước sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu bán phá giá. Việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
sẽ giúp bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản
xuất trong nước phát triển. Ví dụ, trong giai đoạn 2020-2022, Việt Nam đã áp dụng biện pháp
chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu như thép, nhựa, sắt thép... Các biện pháp
này đã góp phần bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh
từ hàng nhập khẩu bán phá giá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phục hồi và phát triển. 19
Downloaded by Hien Xuan (phamthixuanhien.2017@gmail.com)