-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập ôn LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Đối mặt với những thử thách cam go, khốc liệt, để bảo vệ an toàn cho Trung ương, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống Ủy ban bảo vệ các cấp từ thành phố tới cơ sở thôn, xóm, đường phố, xí nghiệp. Thông qua Ủy ban bảo vệ, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Bài tập ôn LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Đối mặt với những thử thách cam go, khốc liệt, để bảo vệ an toàn cho Trung ương, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống Ủy ban bảo vệ các cấp từ thành phố tới cơ sở thôn, xóm, đường phố, xí nghiệp. Thông qua Ủy ban bảo vệ, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nguyễn Tất Thành
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46613224
Chủ đề: Đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ 1945-1946
1. Tình hình Việt Nam (giai đoạn 1945-1946) (thuận lợi, khó khăn)
2. Xây dựng chính quyền cách mạng mới
3. Đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ 4. Bài học lịch sử 5. Powerpoint
Note: Các bạn xem, bổ sung ý kiến nội dung, hình thức trình bày, hạn 7/10/2022
_______________________________________
1. Tình hình Việt Nam (giai đoạn 1945-1946) (thuận lợi, khó khăn) (Quỳnh)
- Xem, tìm hiểu lại nội dung Tình hình Việt Nam (giai đoạn 1945-1946)
- Bổ sung: tình hình thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam (thuận lợi, khó khăn), nạn đóinăm
1945, những khó khăn trong nước
2. Xây dựng chính quyền cách mạng mới (Thu, Dương) Dương:
- Bổ sung: quyết định có ảnh hưởng hay tác động như thế nào tới xây dựng chính quyền
CMVN (trong từng quyết định) - Tài liệu tham khảo
4. Bài học lịch sử (Thanh Huyền) - Tài liệu tham khảo
5. Powerpoint (video, phim, phóng sự) (Diệp)
_______________________________________ Chủ đề: Đấu tranh bảo vệ chính
quyền cách mạng non trẻ 1945-1946
1. Tình hình Việt Nam (giai đoạn 1945-1946) (thuận lợi, khó khăn) (Quỳnh) * Thuận lợi:
Tình hình thế giới cũng đem lại một số thuận lợi nhất định cho Việt Nam:
- Trên thế giới, hệ thống XHCN đang hình thành
- Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội lOMoAR cPSD| 46613224
- Nhiều nước ở Đông Trung Âu, được ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn
conđường phát triển chủ nghĩa xã hội
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi và khu vựcMỹ Latinh dâng cao.
- Thuận lợi đầu tiên vào mốc lịch sử năm 1945, thời gian này, phong trào đấu tranhcủa
Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vẻ vang thì song song với tình hình thế giới cũng
có nhiều chuyển biến tốt đẹp với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế
giới và hệ thống Xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam.
Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên
của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ
vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành
một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm
quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên
mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Đất nước đã độc lập, nhân dân đã giành lại được chính quyền làm chủ, nên rất
phấnkhởi, gắn bó với chế độ.
- Nhân dân Việt Nam được chuyển từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lênlàm
chủ vận mệnh của mình, làm chủ vận mệnh đất nước và có quyền tự do tự chủ. Điều
này khiến nhân dân càng thêm phấn khởi, và đặt sự tin tưởng và ủng hộ vào chế độ
mới. Từ đó cũng có thể thấy, chính quyền mới rất được sự tin tưởng của nhân dân. * Khó khăn:
- Phe chủ nghĩa đế quốc âm mưu chia lại thuộc địa thế giới, ra sức tấn công, đàn áp
phong trào cách mạng thế giới, trong đó có phong trào cách mạng Việt Nam
Không có nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lí của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lOMoAR cPSD| 46613224
Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn
với thế giới - Kinh tế - tài chính
+ Nông nghiệp lạc hậu, hậu quả của nạn đói cuối năm 1944, đầu năm 1945 chưa khắc phục được.
+ Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa
kịp hồi phục sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
+ Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ có hơn 1,2 triệu đồng.
Chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. - Văn hóa:
+ Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn
90% dân số không biết chữ
+ Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan
- Bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã mới thành lập còn non yếu, bỡ ngỡ và
lúngtúng trong tổ chức quản lý xã hội.
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới rađời
đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc,",
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, lãnh đạo
nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai với
phương châm vừa kiến quốc vừa kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.
- Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù
trong,giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc:
+ Xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân;
+ Lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, xây dựng Hiến pháp dân
chủ đầu tiên (năm 1946); lOMoAR cPSD| 46613224
+ Chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân;
+ Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp;
kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng tháng Tám;
+ Thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân
Pháp xâm lược, lúc thì hòa với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện nhân nhượng có nguyên
tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua
những thử thách hiểm nghèo. -
Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân
Pháp,Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết
tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm
nô lệ’’ Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến
quốc vừa kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và
ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch
chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu. -
Nạn đói năm 1945 khiến cho sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2
triệungười chết đói, hơn 90% dân số mụ chữ, tài chính quốc gia trống rỗng thì trung
tuần tháng 9 năm 1945, 20 vạn quận Tưởng Giói Thạch với danh nghĩa quân đội đồng
minh đến miền Bắc nước ta, mang theo bọn Việt Nam Quốc dân Đảng tay sai, âm mưu
lật đổ chính quyền cách mạng, gây cho Chính phủ và nhân dân ta muôn vàn khó khăn.
Trong Nam núp sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở Nam Bộ, âm mưu đặt ách
cai trị các nước Đông Dương một lần nữa. Cùng thời gian đó, một trung đoàn quân
Tưởng Giới Thạch kéo vào Thanh Hóa uy hiếp chính quyền cách mạng còn non trẻ
+ Bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã mơi thành lập còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng
túng trong tổ chức quản lý xã hội. lOMoAR cPSD| 46613224
+ Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô cùng khó khăn, tình trạng thiếu lương
thục trầm trọng. Nạn đói liên tiếp hoành hành đe dọa sinh mệnh của hàng ngàn người
dân. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan -
Tình hình thế giới: Tình hình chính trị vô cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính
hấtcẳng Pháp (09/3/1945). Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra
những dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền
về tay Nhân dân. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng
quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa + Ngày
12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta”, trong đó phân tích: "Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều
kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thực sự chín muồi" và dự báo "ba cơ hội tốt" "sẽ
giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng
và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay
đối phó với cách mạng); Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước);
Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh
Nhật)"ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc
Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cach-mang-thang-tam-nam-1945-thoi-cova-
nhung-quyet-sach-lich-su-588451.html http://vufo.org.vn/Tu-cuoc-cach-mang-thang-
Tam-den-mot-nuoc-Viet-Nam-doi-moi30-2040.html?lang=vn
2. Xây dựng chính quyền cách mạng mới (Thu, Dương) Thu:
Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời,
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có
những thuận lợi cơ bản, vừa đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc
phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong giặc ngoài. lOMoAR cPSD| 46613224
* Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng (1945-1946)
Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt, là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
Trước tình hình mới, Trung uơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân
tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới
và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững
chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, nhận định tình hình và
định hướng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam khi giành được chính quyền.
Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:
Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam
lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên
hết", nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương
và chỉ rõ "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn
lửa đấu tranh vào chúng". Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân
Pháp xâm lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân;
thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, V. V...
Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn
trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội
phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Biện pháp thực hiện:
Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo
thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước
hết là trong giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946. Như việc bầu cử Quốc hội,
lập Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đoàn thể nhân dân, khôi lOMoAR cPSD| 46613224
phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, khai giảng năm học mới,
tập luyện quân sự, thực hiện hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để chống thực dân Pháp
ở miền Nam và hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước...
Về ngoại giao, Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu
hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính
trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.
Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược,
“đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng”…
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định
đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm luợc. Đã chỉ ra kịp thời
những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm
vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây đựng
đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Có tác dụng định hướng tư tưởng, trực tiếp chỉ đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp
cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
* Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Theo
Người: ''Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì
độc lập tự do không có ích gì''.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu sáu vấn đề cấp
bách trong đó cứu đói là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Người nói: “Nhân
dân đang đói…Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác
này…Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ
sống”. Người nêu ra biện pháp khắc phục: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một
chiến dịch tăng gia sản xuất…Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, lOMoAR cPSD| 46613224
tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.
Người đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào hũ gạo cứu đói, với
nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng với phong trào ''Tuần lễ vàng''. Hưởng
ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ở khắp các địa phương trên cả nước, Mặt trận Việt
Minh và các đoàn thể cứu quốc vận động nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi. Một phong
trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... được phát động mạnh
mẽ. Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn
số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.
Song song với công tác lạc quyên cứu đói, chính quyền cách mạng còn phát động phong
trào tăng gia sản xuất để giải quyết nạn đói tận gốc. Đối với Bác, dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào, Bác đều đặt vấn đề đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất như là một nhu
cầu nội tại của quốc gia, của cách mạng.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, nhân dân ta đã phát huy tinh thần hăng hái lao động,
đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Nhiều quãng đê bị vỡ đã được gia cố lại, đắp thêm một số
đê mới. Cho đến đầu năm 1946, tức là chỉ bốn tháng sau cách mạng, công tác đê điều
đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê, với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”, chính quyền
và nhân dân tất cả các địa phương ra sức cải tạo đất công cộng còn trống như sân bãi,
vỉa hè, bờ đê để trồng trọt, nhất là hoa màu ngắn ngày. Kết quả sản lượng hoa màu đã
tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong năm tháng từ tháng 111945 đến
tháng 5-1946 đã đạt 614.000 tấn, qui ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp
được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc
gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
Nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc đói
Ngày 8.9.1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (BDHV)
quyết định thành lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Việc
học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một năm, lOMoAR cPSD| 46613224
toàn thể dân chúng Việt nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Ngoài ra
còn vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen
cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ.
Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí
của mọi người, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của mình là chỉ
trong vòng một năm, ai ai cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những nhà có
nhà ở rộng rãi mở lớp học tư gia cho bà con xóm giềng, nhiều hoà thượng, linh mục
cho mượn chùa, nhà thờ để làm lớp. Dùng cánh cửa, chiếu trải xuống đất để ngồi...
Lớp học khắp nơi, học trưa, học chiều, học tối. Lớp đông giáo viên, lớp một thầy một
trò. Chữ viết sẵn trên bảng, treo trên khóm tre, bụi chuối, bờ ao để bà con học tập. Để
tăng cường và đẩy mạnh việc học, việc hỏi chữ được thiết lập. Những người nào đọc
được các chữ viết trên các bảng đen dựng bên các bến đò, cổng làng, cổng chợ... thì
được đi qua cổng trang trí đẹp gọi là “Cổng vinh quang” để đi vào chợ, sang sông, về làng...
Chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có
2.520.678 người thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người). Đời sống tinhthần
của một bộ phận nhân dân được cải thiệt rõ rệt, nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, nêu
cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng
Để khẳng định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam, Đảng và Hồ Chí Minh đã chủ
trương sớm tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để
bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức.
Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại 71 tỉnh thành trong cả nước
theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333 đại biểu. Hai Đảng đối lập trong Chính
phủ là Việt Quốc và Việt Cách không tham gia bầu cử; trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội
đã đồng ý công nhận thêm 70 ghế thuộc các đảng này, nâng tổng số đại biểu là 403.
Cuộc bầu cử đã được toàn dân nô nức tham gia; dù diễn ra trong điều kiện chiến sự, có
sự cản trở, phá hoại của bọn phản động và sự hạn chế đi lại nhưng có đến 89% cử tri đi lOMoAR cPSD| 46613224
bầu. Thậm chí ở Trung bộ và Nam bộ, cuộc bầu cử đã có đổ máu, với ít nhất 42 cán bộ
của ta hy sinh dưới làn đạn của Pháp; nhưng tất cả đều thể hiện rõ tinh thần ”mỗi lá
phiếu là một viên đạn bắn vào quân thù”, làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù.
Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 2/3/1946 và lập
ra Chính phủ chính thức, gồm 10 bộ và kiện toàn nhân sự bộ máy Chính phủ do Hồ Chí
Minh làm chủ tịch. Các địa phương cũng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
và kiện toàn Ủy ban hành chính các cấp. Quốc hội đã nhất trí bầu Ban Thường trực
Quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tố làm Chủ tịch. Sau đó, Quốc hội đã thông qua bản Hiến
pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 tại kỳ họp thứ hai.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra ngày
2/3/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
http://tcvg.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/default.aspx?Source=%2Ftintuc&Category=H
%E1%BB%8Dc+t%E1%BA%ADp+v%C3%A0+l%C3%A0m+theo+t%E1%BA
%A5m+g%C6%B0%C6%A1ng+%C4%91%E1%BA%A1o+%C4%91%E1%BB
%A9c+h%E1%BB%93+ch%C3%AD+minh&ItemID=3143&Mode=1 lOMoAR cPSD| 46613224
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/viec-xay-dung-va-cung-co-chinh-quyen-sau-cach-
mangthang-tam-duoi-su-lanh-dao-cua-dang-1491884415 Dương:
- Bổ sung: quyết định có ảnh hưởng hay tác động như thế nào tới xây dựng chínhquyền
CMVN (trong từng quyết định) - Tài liệu tham khảo
Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
Trước tình hình mới, Trung uơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân
tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới
và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững
chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, nhận định tình hình và
định hướng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam khi giành được chính quyền.
Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:
Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam
lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên
hết", nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương
và chỉ rõ "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn
lửa đấu tranh vào chúng". Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân
Pháp xâm lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân;
thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, v. v...
Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn
trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội
phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Biện pháp thực hiện: lOMoAR cPSD| 46613224
Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo
thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước
hết là trong giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946. Như việc bầu cử Quốc hội,
lập Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đoàn thể nhân dân, khôi
phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, khai giảng năm học mới,
tập luyện quân sự, thực hiện hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để chống thực dân Pháp
ở miền Nam và hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước...
Về ngoại giao, Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu
hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính
trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.
Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược,
“đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng”,…
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định
đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm luợc. Đã chỉ ra kịp thời
những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm
vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây đựng
đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Có tác dụng định hướng tư tưởng, trực tiếp chỉ đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp
cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chống giặc
đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân dân bằng
cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm thuốc
phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng.
Đối với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cảnh giác và sẵn sàng
chiến đấu. Ngày 5/9/1945, Người kêu gọi: “(Nhân dân Việt Nam) cương quyết phản lOMoAR cPSD| 46613224
đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào
vòng nô lệ một lần nữa… Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy sẵn
sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”.
Ngày 10 và 11/9/1945, Hội nghị cán bộ Bắc kỳ của Đảng đã ra nghị quyết, trong đó về
vấn đề chính quyền, nghị quyết nêu rõ: huy động các hạng nhân tài và chính trị phạm
ra giúp việc; cấp tốc tổ chức các ủy ban nhân dân các làng, các phố; thi hành thống nhất
các chương trình của Việt Minh và do Chính phủ quyết định…
Ngày 11/9/1945, với bút danh Chiến Thắng, Hồ Chí Minh nêu “cách tổ chức các ủy ban
nhân dân” (làng, huyện, tỉnh, thành phố), đăng trên báo Cứu quốc. Theo đó, mỗi ủy ban
có từ 5 - 7 người, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thư ký, một ủy viên phụ
trách chính trị, một ủy viên phụ trách kinh tế - tài chính, một ủy viên phụ trách quân
sự, một ủy viên phụ trách xã hội. Người nhấn mạnh: “Ủy ban nhân dân tổ chức và làm
việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới, khác hẳn các cơ quan do bọn
thống trị cũ đặt ra”.
Từ ngày 17 đến 24/9/1945, Chính phủ tổ chức “Tuần lễ vàng” để có nguồn tài chính
phục vụ việc xây dựng đất nước và chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược. Trong một
tuần, nhân dân quyên góp tổng cộng 60 triệu đồng Đông Dương và 370 ký vàng. Khi
Cách mạng thành công, chúng ta chiếm được Ngân hàng Đông Dương nhưng chỉ thu
được 1,25 triệu đồng Đông Dương mà trong đó phần lớn là tiền rách nát! Điều đó cho
thấy ý nghĩa lớn lao của “Tuần lễ vàng” như thế nào.
Để đối phó với sự công kích trực diện của kẻ thù, ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản
Đông Dương tuyên bố tự giải tán và rút vào hoạt động bí mật, đồng thời thành lập Hội
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, hoạt động công khai.
Bấy giờ, để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động cách mạng,
Đảng ta đã chỉ đạo phát triển rộng khắp các tổ chức quần chúng, mở rộng mặt trận đoàn
kết toàn dân. Chẳng hạn, trong các xí nghiệp thì có ủy ban công nhân (sau đổi thành ủy
ban xí nghiệp); tổ chức lực lượng Thanh niên cứu quốc, Tự vệ chiến đấu (kể cả trong lOMoAR cPSD| 46613224
học sinh, thanh niên Công giáo và hướng đạo); tổ chức Phụ nữ cứu quốc; tiếp tục phát
triển Hội Văn hóa cứu quốc; đồng thời hình thành nhiều tổ chức quần chúng khác như
Công thương cứu quốc đoàn, Cựu binh sĩ cứu quốc đoàn, Liên đoàn Công giáo cứu
quốc, Hội Phật giáo cứu quốc…
Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ban hành chỉ thị về kháng chiến kiến quốc (mật),
nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược” nên “chiến thuật của ta
lúc này là lập Mặt trận Dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”, đồng thời
“phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện
đời sống cho nhân dân”, “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu
Chính phủ chính thức”.
Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại 71 tỉnh thành trong cả nước
theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333 đại biểu. Hai Đảng đối lập trong Chính
phủ là Việt Quốc và Việt Cách không tham gia bầu cử; trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội
đã đồng ý công nhận thêm 70 ghế thuộc các đảng này, nâng tổng số đại biểu là 403.
Cuộc bầu cử đã được toàn dân nô nức tham gia; dù diễn ra trong điều kiện chiến sự, có
sự cản trở, phá hoại của bọn phản động và sự hạn chế đi lại nhưng có đến
89% cử tri đi bầu; thậm chí ở Trung bộ và Nam bộ, cuộc bầu cử đã có đổ máu, với ít
nhất 42 cán bộ của ta hy sinh. Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã công nhận Chính phủ
liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; với hai đảng đối lập, Việt
Quốc nắm một số bộ gồm Kinh tế, Ngoại giao, Việt Cách nắm chức Phó Chủ tịch Chính
phủ, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế - Lao động, Canh nông. Sau đó, Quốc hội đã thông qua
Hiến pháp năm 1946 tại kỳ họp thứ hai.
Đối với vấn đề ngoại xâm, ngày 6/3/1946, Chính phủ ta đã ký Hiệp định Sơ bộ với
Pháp, đồng ý cho 15.000 quân Pháp thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Đến
tháng 6/1946, toàn bộ quân Tưởng rút khỏi Việt Nam; bọn phản động mất chỗ dựa nên
ra sức chống phá, nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Pháp đã mưu toan đảo chính lật
đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 7/1946, âm mưu của chúng bị vạch lOMoAR cPSD| 46613224
trần, thông qua sự kiện vụ án phố Ôn Như Hầu. Vụ phá án đã đập tan cuộc đảo chính
phản cách mạng, làm tan rã hệ thống tổ chức của một đảng phản động, phá vỡ liên minh
phản cách mạng giữa bọn phản động bên trong với thế lực xâm lược bên ngoài.
Có thể thấy, việc giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của
Đảng là hết sức ngoạn mục, vừa chớp được thời cơ, vừa giành thắng lợi trọn vẹn, vừa
hạn chế tối đa đổ máu. Các diễn biến tiếp theo đó trong việc giữ vững thành quả cách
mạng cũng ngoạn mục không kém, khi chính quyền non trẻ đã phải cùng lúc đương đầu
với rất nhiều kẻ thù, rất nhiều thử thách khốc liệt. Nhưng dưới sự sáng suốt của Đảng,
của Chính phủ, đứng đầu là Chính phủ Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng không
những được giữ vững mà còn không ngừng được củng cố và phát triển. Đến tháng
12/1946, khi toàn quốc kháng chiến nổ ra, chính quyền cách mạng đã thực sự vững
mạnh và đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng là vừa
kháng chiến vừa kiến quốc. Nhờ đó, cuộc kháng Pháp của nhân dân ta dù lúc đầu hết
sức khó khăn nhưng dần dần ta đã chiếm ưu thế và giành thắng lợi cuối cùng.
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/viec-xay-dung-va-cung-co-chinh-quyen-sau-cach-
mangthang-tam-duoi-su-lanh-dao-cua-dang-1491884415
3. Đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (Lan, Mai, Lệ Huyền) Lan:
- Bổ sung: Sự kiện 20/10/1946 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của các đường lối chính sách? - Tài liệu tham khảo
Vào ngày 20/10/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam về nước sau
chuyến đi sang thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. Đây là chuyến đi
được nhận định có nhiều rủi ro và cạm bẫy, bởi diễn ra trong thời điểm vô cùng nhạy
cảm, khi đất nước đứng trước một nền hòa bình mong manh và cuộc chiến tranh khó
có thể tránh khỏi. Nhưng Người đã về nước an toàn thì điều đó có nghĩa là nước ta đã
đạt được một thỏa thuận với Pháp, điều đó mở đầu cho những thắng lợi sau này trên
con đường giành độc lập dân tộc.Thời gian ở Pháp cũng là dịp để Người tìm hiểu nội lOMoAR cPSD| 46613224
tình giới cầm quyền Pháp, trên cơ sở đó đề ra được những quyết sách đúng đắn ở giai
đoạn tiếp theo. Chuyến thăm Pháp năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành
chuyến thăm ngoại giao dài ngày nhất, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa
dạng và là một biểu hiện khát vọng hòa bình, quyết tâm và ý chí độc lập, thống nhất đất
nước của nhân dân Việt Nam.
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng cùng với tinh
thần quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm
đầu chính quyền cách mạng đang còn non trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ngăn
chặn được bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và làm thất bại
mọi âm mưu, hoạt động chống phá của kẻ thù; bảo vệ được nền độc lập của đất nước;
củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành
quả của cuộc cách mạng Tháng Tám; tạo thêm thời gian, hòa hoãn, tranh thủ chuẩn bị
những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó, xây dựng
những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm %3Apath
%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/hoctapvalamtheotamguongdaodu chcm/gioithieuvebac/sgsdfgfd
http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh-voi-viet-kieu-o-
phaptrong-chuyen-tham-ngoai-giao-nam-1946-3114 https://www.studocu.com/vn Lệ Huyền: lOMoAR cPSD| 46613224
- Bổ sung: bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ trên các mặt trận khác? Ý nghĩa
củacác đường lối chính sách? - Tài liệu tham khảo
1. Bảo vệ chính quyền cách non trẻ trên các mặt trận
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn
19451946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn.
Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ
dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân
được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng,
xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc toàn, Công
an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt
Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam,
Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.
Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ
thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các
lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm
1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ
Hồ" được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới.
Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ
nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi
nổi. Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết. Về bảo vệ
chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và
mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân lOMoAR cPSD| 46613224
Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ,
ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng
mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân
nhượng với quân đội. Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực
lượng chổng Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tường ký Hiệp ước Trùng Khánh (28-2-
1946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng
lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hào hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải
rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô
(Phongtennebleau, Pháp), Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm
thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. 2. Ý nghĩa
Đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng
được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.
4. Bài học lịch sử (Thanh Huyền) - Tài liệu tham khảo
5. Powerpoint (video, phim, phóng sự) (Diệp)
Note: Hạn 20h thứ 3 ngày 11/10/2022. Gửi bài riêng trước khi hoàn thành
__________________________________________________ Chủ đề: Đấu tranh
bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ 1945-1946 1. Tình hình Việt Nam (giai
đoạn 1945-1946) (thuận lợi, khó khăn) (Quỳnh) 2. Xây dựng chính quyền cách
mạng mới (Thu, Dương) T: D:
3. Đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (Lan, Mai, Lệ Huyền) LH: lOMoAR cPSD| 46613224
Đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ
Giải pháp về ngoại giao gồm 2 giai đoạn -
Giai đoạn 1 : 9/1945-3/1946 :
Hòa với Tưởng miền Bắc để đánh Pháp ở miền Nam
Ý nghĩa của việc hòa với Tưởng
Việc hòa với tưởng ta có điểu kiện để tập trung lực lượng chống Pháp, cuộc hòa hoãn
này đối với Pháp là một bất lợi. Pháp coi Tưởng và ta như đồng minh với nhau để ngăn
chặn mưu đồ của Pháp, hơn một năm quân Tưởng đóng quân trên đất nước ta, chúng ta
đã thực hiện được hòa hoãn với chúng. Kết quả cuối cùng kẻ địch không thực hiện được
dã tâm của chúng, trái lại, ta thực hiện được mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập,
giữ vững chính quyền. Việc hòa với Tưởng là hòa với một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm,
nhueng không phải kẻ thù chính để phân hóa, cô lập, tập trung lực lượng đấu tranh bằng
biện pháp quân sự chống kẻ thù chính
- Giai đoạn 2: 3/1946-12/1946
Hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước
Ý nghĩa của việc hòa với Pháp
Hòa với Pháp là hòa ngay với kẻ thù chính để loại bớt một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm
và tranh thủ trạng thái không có chiến tranh để xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng
đối phó với một cuộc chiến tranh lớn nếu kẻ thù cố tình gây ra. Đó là một điều khá đặc
biệt được đặt ra và giải quyết trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt L:
Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ
chính quyền cách mạng non trẻ
Được quân Anh tiếp tay, ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và
tìm cách vận động các nước Đồng minh (Anh, Mỹ) cho chúng đặt phái bộ ở Hà Nội,
tạo chỗ đứng chân để khôi phục địa vị, quyền lợi thực dân ở miền Bắc. Cùng với đó,
Hội nghị liên tịch giữa Xứ ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban kháng chiến và đại diện Tổng lOMoAR cPSD| 46613224
bộ Việt Minh đã nhanh chóng thống nhất đề ra chủ trương hiệu triệu quân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến.
Ngày 25-10-1945, Hội nghịcán bộ Đảng bộ Nam Bộ đã họp tại Mỹ Tho quyết định
những biện pháp cấp bách củng cỗ lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở chính trị và vũ
trang bí mật….Nhân dân Nam Bộ nêu cao tinh thần đấu tranh “ thà chết tự do còn hơn
sống nô lệ”. Trong những ngày đầu lực lượng của ta và địch quá chênh lệch nhưng cùng
với tinh thần yêu nước của toàn dân tộc và sự lãnh đạo kịp thòi, đúng đắn của Đảng,
của Chính phủ Trung ương,… đã tổ chức lại lực lượng, củng cố các khu vực căn cứ và
lực lượng vũ trang, động viên nhân tài, vật lực của toàn dân đứng lên ngăn chặn.
Để làm thất bại âm mưu “ diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh” của quân Tưởng và tay
sai, Đảng và Chính phủ chủ trương thược hiện chính sách chiến lược “ triệt để lợi dụng
mâu thuẫn kẻ thù, hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc” với quân Tưởng thực hiện
giao thiếp thân thiện, ứng xử mềm dẻo, linh hoạt với các yêu sách của quân Tưởng và
các tổ chức đảng phái tay sai của chúng.
Để tránh mũi nhọn tấn công của địch, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật “
Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý tự giải tán, ngày 11-11-1945”. Sau khi
diễn ra cuộc bầu cử thành công, Hồ Chí Minh chấp nhận mở rộng thành phần đại biểu
Quốc hội, đồng ý bổ sung thêm 70 ghế Quốc hội không qua bầu cử cho quân tưởng.
Đầu năm 1946, phe đế quốc dàn xếp để Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa ký
kết bản Hiệp ước Trùng Khánh vào ngày 28/2/1946. Chính phủ và nhân dân Việt Nam
đứng trước một tình thế vô cùng nguy hiểm, cấp bách là phải trực tiếp đối mặt với hai
kẻ thù xâm lược to lớn là Pháp và Tưởng, trong khi lực lượng cách mạng còn non trẻ.
Trước sự thay đổi nhanh chóng về tình hình, Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chí
Minh đã nhận định, đánh giá âm mưu, ý đồ chính trị của Pháp và Tưởng và ra bản Chỉ
thị Tình hình và chủ trương ngày 3/3/1946. Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Cộng
Hòa Pháp bản Hiệp định sơ bộ. Hiệp định sơ bộ nêu rõ: Chính phủ pháp công nhận Việt