Bài tập ôn tập Chuong 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Nguồn gốc ra đời của Triết học? - Ra đời từ rất sớm (TK VIII -> VI TCN)- Là môn khoa học đầu tiên trong lịch sử- Khi tư duy con người đạt đến trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa (Nhận thức). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Các bạn đọc giáo trình, xem clip bài giảng chương 1 và trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
Câu 1: Nguồn gốc ra đời của Triết học? -
Ra đời từ rất sớm (TK VIII -> VI TCN) -
Là môn khoa học đầu tiên trong lịch sử -
Khi tư duy con người đạt đến trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa (Nhận thức) -
Khi có sự phân chia lao động chân tay và trí óc (Xã hội) -
Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội -
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ
Câu 2: Triết học theo quan điểm của Trung Quốc, Ấn
Độ, Phương Tây, Heghen, Mác-Lênin là gì? Sự khác
biệt giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa
học khác thể hiện như thế nào? + QUAN ĐIỂM: -
Trung Quốc: “Trí” – Trí tuệ là sự tranh luận -
Ấn Độ: “Dar’sana” là sự chiêm ngưỡng, suy ngẫm -
Hy Lạp – La Mã: “Philosophy” là sự yêu mến thông thái -
Mac – Lenin: Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung
nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới, là khoa học về
những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. -
Heghen: Triết học là khoa học của mọi khoa học + SỰ KHÁC NHAU: KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Nghiên cứu thế giới vật chất
Nghiên cứu về bản chất cơ bản tri thức Chưa qua 3 thế kỉ
Tồn tại từ các nền văn minh cổ đại
Sự trợ giúp từ khái niệm và phương trình
Giair thích đơn giản bằng ngôn từ hàng
đòi hỏi sự giải thích logic ngày
Tri thức triết học mang tính hệ thống, tính khái quát cao và tính trừu tượng sâu sắc
Câu 3: Đối tượng của Triết học trong lịch sử? - Các quan hệ phổ biến
- các quy luật chung nhất
- tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 4: Thế giới quan:
- Thế giới quan là gì? Các loại thế giới quan? Tại sao
nói Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? +
Thế giới quan: là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri
thức quan điểm, tình cảm,niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới
và về vị trí của con người trong thế giới đó.
+ Các loại thế giới quan:
Thế giới quan thần thoại
Thế giới quan tôn giáo
Thế giới quan Triết học
+ Triết học là hạt nhân lý luận vì: - Là thế giới quan. -
Là thành phần quan trọng, là nhân tố cốt lõi của các thế giới quan khác. -
Có ảnh hưởng và chi phối dưới nhiều hình thức đối với TGQ
tôn giáo, TGQ kinh nghiệm,… -
Quy định các TGQ và các quan niệm khác.
- Trước khi triết học ra đời, con người đã giải thích
thế giới bằng các loại hình triết lý nào? Thần thoại Hy
Lạp là hình thức thế giới quan nào? -
Trước khi triết học ra đời, con người đã giải thích thế giới
bằng hình thức TGQ thần thoại -
Thần thoại Hy Lạp là hình thức thế giới quan thần thoại
Câu 5: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Có mấy
mặt? Đó là những mặt nào? -
Triết học có một vấn đề cơ bản: Mối quan hệ giữa tư duy
và tồn tại (vật chất & ý thức) -
Vấn đề của triết học có 2 mặt:
+ Mặt thứ nhất: (Bản thể luận) Mối quan hệ giữa Vật chất & Ý thức?
+ Mặt thứ hai: (Nhận thức luận) Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
Câu 6: Chủ nghĩa duy vật là gì? Các hình thức của
chủ nghĩa duy vật? Loại nào của CNDV mang tính
chất phát, ngây thơ, loại nào mang tính tư duy cơ học? - Quan niệm rằng:
+ Vật chất có trước Ý thức
(Bản chất thế giới là Vật chất)
+ Con người nhận thức được thế giới
+ Là thế giới quan khoa học
+Đi sau trong nhận thức (Chứng minh)
Các hình thức của chủ nghĩa duy vật: có 3 hình thức -
Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại -
Chủ nghĩa duy vật siêu hình -
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Loại hình của CNDV mang tính chất phát, ngây thơ: Chủ nghĩa duy vật cổ đại
- Loại hình của CNDV mang tính tư duy cơ học: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ nghĩa duy tâm là gì? Các hình thức cơ bản
của chủ nghĩa duy tâm? - Quan niệm rằng:
+ Ý thức có trước Vật chất
(Bản chất thế giới là Ý thức)
+ Con người kg nhận thức được T.giới
+Là thế giới quan tôn giáo
+Đi trước trong nhận thức (Đặt giả thiết)
Các hình thức của chủ nghĩa duy tâm: có 2 hình thức -
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: ý thức là thứ tinh thần
khách quan, có trước và tồn tại độc lập với con người. -
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: mọi sự vật, hiện tượng là
sự phức hợp của cảm giác.
- Hãy chỉ ra sự khác nhau cơ bản của chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề
cơ bản của triết học? -
Chủ nghĩa duy vật: Vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức -
Chủ nghĩa duy tâm: Ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất
- Hình thức triết nào khẳng định sự tồn tại của mọi
sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác?
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
- Hình thức triết nào thừa nhận sự tồn tại của một
thực thể tinh thần có trước và độc lập với con người?
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
- Câu tục ngữ “bói ra ma, quét nhà ra rác” phản
ánh lập trường triết học nào? Chủ nghĩa duy vật
- Câu tục ngữ “Đất có thổ công, sông có hà bá”
phản ánh lập trường triết học nào?
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Câu 7: Thuyết khả tri và Thuyết Bất khả tri trả lời
mặt thứ 2 của vấn đề cơ bản của Triết học ntn? -
Thuyết khả tri: nhận thức được (duy vật) -
Thuyết bất khả tri: không nhận thức được (duy tâm)
Câu 8: Biện chứng là gì? Siêu hình là gì? Sự khác
nhau giữa phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình? Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử? -
Biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng
cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận. -
Siêu hình là triết học với tính cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm. -
Sự khác nhau giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình: Phép biện chứng:
+ Nghiên cứu sự vật, hiện Phép siêu hình: tượng trong
+ Nghiên cứu sự vật, hiện liên hệ phổ biến tượng trong
+ Kết quả: Nhận thức sự vật, trạng thái tĩnh.
hiện tượng một cách toàn diện
+ Kết quả: Nhận thức sự vật, hiện tượng từng mặt -
Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử: có 3 hình thức
+ Phép biện chứng tự phát thời cổ đại
+ Phép biện chứng duy tâm
+ Phép biện chứng duy vật
- “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng
sông” của Hêraclit phản ánh phương pháp tư duy gì?
Phương pháp biện chứng
Câu 9: Chủ nghĩa Mác – Lênin:
- Ra đời khi nào? Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời?
Ra đời vào năm 1848 và được đánh dấu sự ra đời bởi tác phẩm “Tuyên ngôn ĐCS”
- Ai sáng lập? Ai phát triển?
Do C.Mac và Angghen sáng lập và được Lenin bổ sung và phát triển
- Có mấy bộ phận?
Gồm 3 bộ phận cấu thành: - Triết học Mac – Lenin -
Kinh tế - chính trị Mac – Lenin - CNXH khoa học
- Điều kiện, tiền đề dẫn đến sự ra đời của Chủ nghĩa Mác – Lênnin.
- Điều kiện ra đời
1. Giải quyết mâu thuẫn LLSX ,QHSXTBCN
2. Trang bị cho phong trào công nhân một lý luận cách mạng mới
3. Trang bị cho GCCN hệ tư tưởng mới
tiền đề dẫn đến sự ra
đời của triết học Mác-
Lênin: tiền đề lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên t - Gồm 2 tiền đề: Lý luận
+ Triết học cổ điển Đức: đại biểu là Heghen và Phoiobac
+ Kinh tế chính trị học cổ điển Anh: đại diện là A.smith và D.Ricacdo
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: đại diện là Xanhximong, Phurie, R.Ooen KHTN
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng + Học thuyết tế bào + Học thuyết tiến hóa
Câu 10: Triết học Mác Lênin: - Khái niệm? -
Là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy -
Là thế giới quan và phương pháp luận khoa học cách mạng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nhận thức và cải tạo thế giới
- Điều kiện, tiền đề dẫn đến sự ra đời?
- Tiền đề lý luận trực tiếp dẫn đến sự ra đời?
Triết học cổ điển Đức
- Mác – Ăng ghen kế thừa và loại bỏ nội dung nào
trong Triết học cổ điển Đức?
Kế thừa: Phép biện chứng của Heghen và Chủ nghĩa duy vật của Phoiobac
Loại bỏ: Duy tâm khách quan của Heghen và siêu hình của Phoiobac
- Đối tượng của Triết học Mác Lênin?
Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất, ý thức và nghiên cứu những
quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Chức năng của Triết học Mác – Lênin? - Thế giới quan - Phương pháp luận
- Nhiệm vụ Triết học Mác: - Giải thích thế giới - Cải tạo thế giới
- Mối quan hệ giữa thế giới quan và phương pháp
luận trong triết học Mác – Lênin là gì?
Là mối quan hệ thống nhất hữu cơ
- Phát minh nào đánh dấu cuộc cách mạng thật sự
trong triết học về xã hội do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Triết học Mác – Lênin thể hiện sự thống nhất giữa các bộ phận nào?
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
- Là vũ khí lý luận của giai cấp nào? Giai cấp vô sản
- Khuyết điểm của Triết học trước Mác?
Thiếu tính thực tiễn, duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội.
Câu 11: Kể tên các thời kỳ chủ yếu trong sự hình
thành và phát triển của Triết học Mác? Sau khi
C.Mác qua đời tác phẩm nào của ông được Ph.
Ăngghen tiếp tục hoàn chỉnh và cho xuất bản? - 3 giai đoạn lớn:
Giai đoạn lớn thứ nhất: là giai đoạn sáng lập do C.Mac và Angghen năm 1848-1895
Giai đoạn lớn thứ hai: Lenin bổ sung và phát triển năm 1895-1924
Giai đoạn lớn thứ ba: là giai đoạn các ĐCS và công nhân quốc tế
tiếp tục nghiên cứu, bảo vệ, hoàn thiện và phát triển.(1924- nay)
- Tác phẩm được Angghen tiếp tục: Tư bản
Câu 12: Các giai đoạn Lênin bổ sung và phát triển Triết học Mác Có 3 giai đoạn : -
1893 - 1907 là thời kỳ Lênin nghiên cứu chủ nghĩa Mác và
đứng vững trên lập trường khoa học để bảo vệ những quan điểm
của chủ nghĩa Mác, phê phán những sai lầm trong việc nghiên
cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác ở nước Nga.
- 1907 - 1917 là thời kỳ Lênin tiếp tục nghiên cứu các quan điểm khoa học của chủ
nghĩa Mac và phát triển các quan điểm đó bằng việc tổng kết các
thành tựu mới trong lĩnh vực phát triển khoa học tự nhiên; đồng
thời vận dụng những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác để
phân tích những biến động mới trong thực tiễn phát triển của chủ
nghĩa tư bản và thực tiễn cách mạng ở nước Nga cũng như trên
phạm vi quốc tế.Trong quá trình này Lênin đã có nhiều đóng góp
quan trọng vào việc phát triển chủ nghĩa Mác.
- 1917- 1924 là thời kỳ Lênin tiếp tục vận dụng chủ nghĩa Mác vào
chỉ đạo công cuộc xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa ở nước
Nga. Quá trình vận dụng đó cũng chính là quá trình tiếp tục bảo
vệ, bổ sung, hoàn thiện, phát triển chủ nghĩa Mác.
- Người nào có vai trò quan trọng nhất trong việc
bảo vệ, phát triển và hiện thực hóa triết học Mác trong
thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội? - V.I.Lenin
Câu 13: Các nhận định sau của ai?
- “Triết học là khoa học của mọi khoa học” Heghen
- Khi đề cập đến nguồn gốc xã hội của Triết học
các triết gia “là sản phẩm của thời đại mình, của dân
tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất quý giá và vô hình
được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” C.Mac
- “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” Hêraclit
- “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như
một cái gì đó đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm” V.I.Lenin