Bài tập ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hãy vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Hãy vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở nước ta. 1. Khái niệm
● Phương thức sản xuất là cách thức mà con người thực hiện trong quá trình sản xuất
ra của cải vật chất ở những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội loài người.
● Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên. Con
người với trình độ khoa học kĩ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của mình sử dụng những công
cụ lao động có tác động vào giới tự nhiên nhằm cải biến những dạng vật chất của tự
nhiên tạo ra những sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người. Lực
lượng sản xuất chính là sự thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình
sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động
với tư liệu sản xuất, đầu tiên là công cụ lao động. Kết cấu của lực lượng sản xuất
bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
+ Người lao động là con người biết sáng tạo, sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra
những vật phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người trong đời sống xã
hội. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, con người với
sức mạnh, kỹ năng, kỹ xảo của mình sử dụng những tư liệu sản xuất tác động vào
đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất ra vật
chất con người tích luỹ kinh nghiệm, phát minh và sáng chế kĩ thuật nâng cao lao
động của mình, làm cho trí tuệ của con người ngày càng hoàn thiện hơn, do đó hàm
lượng trí tuệ kết tinh trong sản phẩm ngày càng cao.
+ Tư liệu sản xuất là cái mà con người sử dụng nó trong quá trình lao động sản xuất
bao gông tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đây là yếu tố quan trọng không thể
thiếu của lực lượng sản xuất
● Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó bao
gồm những mối quan hệ kinh tế cơ bản như: quan hệ đối với sở hữu tư liệu sản
xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm xuất ra
Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất trong phương thức
sản xuất, sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện
quy luật chung chi phối sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người.
2. Nội dung của quy luật
Biện chứng vốn có giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một tất yếu khách quan.
Sản xuất vật chất của xã hội có khuynh hướng phát triển. Sự phát triển đó, xét cho đến
cùng, bao giờ cũng bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự
nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ở
trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của con người,
trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Gắn liền với trình độ lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử
xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa.
Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng
sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt đến trình độ cơ khí, hiện đại, phân
công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.
Sự vận động, phát triển quá trình sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho
phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình
thức phát triển của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản
xuất đều tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo
điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động và tư liệu sản xuất và do
đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc
lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy
định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất, đến tổ
chức phản công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ,… và
do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật
phổ biến tác Động trong toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế phát triển của lịch
sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong
kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ
thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
3. Vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới nước ta
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có tính quy luật này cũng tác động
mạnh mẽ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ thực tiễn chúng ta thấy
rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó,
còn quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc tiên tiến (theo ý muốn của con người) hơn so với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Do đó, trong công cuộc đổi mới từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII
(1991) và lần thứ IX (2001), Đảng ta đã “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”
Đảng ta đề ra công cuộc đổi mới đất nước là nhằm khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi
dậy năng lực sáng tạo, chủ động, kích thích lợi ích… đối với các chủ thể lao động trong quá
trình sản xuất theo đúng mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
là “Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại
gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”
Muốn phát triển lực lượng sản xuất thì không có con đường nào khác là phải tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá kết hợp với những bước tiến tuần tự về công nghệ, tận dụng để
phát triển chiều rộng với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt đón đầu để phát triển chiều sâu
tạo nên những mũi nhọn theo trình độ phát triển của khoa học, công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
Câu 2: Phân tích vấn đề bản chất con người theo quan niệm của triết học Mác - Lênin
● Con người là một thực thể sinh học
● Con người là thống nhất giữa cái tự nhiên và cái xã hội
Theo C. Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới
tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của
văn minh và văn hóa. Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản
phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài
động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi
những đặc tính vốn có của con vật”. Điều đó có nghĩa rằng con người cũng như mọi động
vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, không được tuyệt đối hóa điều đó, không phải đặc tính sinh học, bản năng sinh
học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất tạo nên bản chất của con người, mà con người còn
là một thực thể xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi xem xét
con người, không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành
những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.
● Con người là sản phẩm lịch sử và của chính bản thân con người
Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự
nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.
C.Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất
và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại.
Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con
người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con
người còn là chủ thể của lịch sử.
● Con người vừa là chủ thể lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời, lại là
chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người. Con
người và động vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử con người khác với lịch sử động
vật. Lịch sử của động vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của
chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng.