-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập ôn tập triết học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập ôn tập triết học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Bài tập ôn tập triết học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập ôn tập triết học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TRIẾT HỌC
1. Chủ tích HCM cho rằng: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ
nghĩa Mác Lê nin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quán. Lý luận
mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.” Hãy: - Phân tch vai trò c a th ủ c tễễn đốối v ự i nh ớ n th ậ c? ứ - V n dậ ng đ ụ gi i quyễốt ể ả vâốn đễề c a ủ b n thân sinh viễn. ả
2. “ Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị.
Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực
lượng tinh thần thống trị xã hội. Hãy:
- Phân tích quy luật quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT?
- Liên hệ với CSHT và KTTT ở Việt Nam hiện nay?
1. Mối quan hệ hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
Là 2 trong các mặt cơ bản cấu thành 1 hình thái kinh tế - xã hội, CSHT và KTTT thống nhất và
tác động qua lại với nhau, trong đó, CSHT quyết định đối với KTTT; song KTTT cũng có tác
động tích cực trở lại CSHT. Thực chất mối quan hệ giữa CSHT và KTTT là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. * Cơ sở hạ tầng
- CSHT là 1 phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ toàn bộ các quan hệ sản xuất
hợp lại thành kết cấu kinh tế của xã hội ở một giai đoạn nhất định. - CSHT bao gồm:
+ Các QHSX thống trị (luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác).
+ Các QHSX tàn dư của xã hội trước còn lại.
+ Các QHSX mầm móng của xã hội tương lai.
* Kiến trúc thượng tầng
- KTTT là sự phản ánh CSHT, được hình thành trên CSHT. - KTTT bao gồm:
+ Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức…;
+ Các thiết chế, tổ chức Ctrị - XH tương ứng với những quan điểm đó như N.Nước, đảng phái, giáo hội, đoàn thể,…
Ví dụ: Tổ chức đưa ra tư tưởng nhằm bảo vệ nông dân là hội nông dân.
Tổ chức đưa ra tư tưởng nhằm bảo vệ thanh niên là đoàn thanh niên.
- Trong KTTT, có 1 thiết chế cự kỳ quan trọng tạo thành hệ thống chính trị của XH. Ví dụ: Việt
Nam có Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc.
* CSHT quyết định KTTT (CSHT nào thì KTTT nấy):
- Trật tự kinh tế, xét đến cùng, quy định trật tự chính trị. (Kinh tế nào chính trị nấy).
Mâu thuẫn trong kinh tế gây ra mâu thuẫn trong chính trị: đổi mới kinh tế buộc phải đổi mới
chính trị, xung đột trong kinh tế kéo theo xung đột trong chính trị.
Ví dụ: Kinh tế Thái Lan đang đau khổ bởi 2 xu hướng:
+ Hướng nông thôn: nông nghiệp: phe áo đỏ nhẳm bảo vệ lợi ích cho nông nhân.
+ Hướng thành thị: công nghiệp: phe áo vàng tiêu biểu lợi ích cho tầng lớp trí thức ở thành thị.
- Trong XH có giai cấp, giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì giai cấp đó thống trị trong chính trị.
- Tất cả các yếu tố của KTTT đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT và do CSHT quy định.
- Khi CSHT thay đổi hay mất đi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi hay mất đi để cho
một KTTT mới ra đời, tuy nhiên đây là một quá trình khó khăn, lâu dài và phức tạp.
* Sự tác động của KTTT đến CSHT:
- Do KTTT và mỗi yếu tố của nó có tính độc lập tương đối và vai trò khác nhau nên sự tác động
của chúng đến CSHT theo những cách, xu hướng khác nhau.
- Chức năng chính của KTTT là xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, chống lại mọi
nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế hiện hành. Ví dụ CNTB, nhà nước tư bản, pháp
luật tư bản ra sức bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, còn nhà nước ta thì bảo vệ chế
độ sở hữu xã hội xã hội chủ nghĩa.
- KTTT tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội nhưng nó không thể làm thay đổi xu hướng phát
triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội. Nhà nước, pháp luật có thể tác động mạnh đến
kinh tế nhưng không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của kinh tế. Vì CSHT là
nguyên nhân, KTTT là kết quả, kết quả có thể tác động mạnh đến nguyên nhân nhưng không bao
giờ sinh ra nguyên nhân của chính mình. Sự tác động của nó chủ yếu diễn ra theo 2 hướng:
+ Nếu phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT thúc đẩy sự tăng trưởng, bảo đảm
sự phát triển bền vững cho CSHT.
+ Nếu không phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT kìm hãm sự phát triển kinh
tế và gây bất ổn cho đời sống xã hội.
KTTT có những yếu tố tác động mạnh lên CSHT như: Nhà nước, pháp luật. NN, PL là yếu tố
KTTT tác động trực tiếp mạnh mẽ đến CSHT. Vì vậy khi CSHT thay đổi thì NN, PL thay đổi
ngay. Còn tôn giáo, đạo đức,… tác động gián tiếp lên CSHT nên khi CSHT thay đổi thì nó không
nhất thiết phải thay đổi ngay mà cuối cùng nó mới thay đổi. NN tác động mạnh nhất đến CSHT
vì NN là chế độ chính trị của Xh, có những công cụ như: nhà tù, trại giam, viện kiểm sát, tòa án,
công an, mật vụ,… Còn tôn giáo, đạo đức,… muốn tác động đến CSHT đều phải thông qua NN và làm theo pháp luật.
2. Đảng ta đã và đang vận dụng mối quan hệ biện chứng này vào quá trình xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, cần quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Nghĩa là quán triệt mối quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta để xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và xây dựng, hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ Xã hội
chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Trong 25 năm đổi mới kể từ năm 1986, Đảng ta đã bắt đầu từ đổi mới kinh tế, lấy đổi mới kinh
tế làm trọng tâm, nhằm giải phóng các nguồn lực của đất nước. Trong đổi mới kinh tế, bắt đầu
trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới quan điểm, đường lối phát triển kinh tế. Khi đổi mới
kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn, các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, cần
thiết phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị để thúc đẩy đổi mới toàn
diện. Như vậy, kinh tế phát triển là cơ sở đảm bảo vững chắc cho ổn định chính trị xã hội, ngược
lại sự ổn định CTXHlà điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này khẳng định Đảng ta từng
bước vận dụng đúng đắn và giải quyết sáng tạo quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị. Và những kết quả của 25 năm đổi mới cũng minh chứng cho điều đó.
- Đại hội VI (12-1986) khẳng định và nhấn mạnh đường lối, chủ trương của Đảng là giải phóng
lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, áp dụng cơ chế thị trường và đẩy mạnh dân chủ
hóa toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VI, tháng 3-1989, đã đề ra chủ trương xây
dựng và thực hiện một chiến lược kinh tế đối ngoại theo quan điểm mở cửa, nhằm đưa nền kinh
tế nước ta hội nhập khu vực và thế giới.
- Những năm đầu đổi mới, Đảng đã bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, hướng vào thực
hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Cùng với việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư nói trên, chế độ nhà nước độc quyền
ngoại thương được thay bằng chế độ nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động kinh tế đối
ngoại bằng pháp luật và chính sách. Các thành phần kinh tế đều được tham gia các hoạt động
kinh tế đối ngoại. Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực và nhiều lần được tu chỉnh đã thu hút đầu
tư nước ngoài ngày càng tăng. Nhờ vậy, kinh tế đối ngoại phát triển với tốc độ nhanh.
- Đại hội VII (1991) Đảng định hình hệ quan điểm, nguyên tắc của đổi mới, nhấn mạnh hướng
ưu tiên là đổi mới kinh tế, nhấn mạnh nguyên tắc, phương châm, bước đi của đổi mới chính trị là
thận trọng, từng bước, có kết quả, thúc đẩy kinh tế.
- Đại hội IX (2001) Đảng ta đã bổ sung mục tiêu dân chủ trong hệ mục tiêu của đổi mới, thực
hiện nền kinh tế thị trường với kết cấu các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư
nhân, chú trọng thực hiện chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết các xung đột,
nhất là sự kiện Tây Nguyên (2001-2004), các tình huống về vấn đề dân tộc, tôn giáo, về công
nhân đình công, bãi công…
- Đảng và NN ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NN theo định hướng
XHCN, đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Như vậy, trong đổi mới KT, nước ta đã chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao
cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; chuyển từ kinh tế đơn thành phần, đơn loại hình
sở hữu sang kinh tế đa thành phần, đa loại hình sở hữu; chuyển từ công nghiệp hóa, trong đó ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng, sang công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, gắn với thị trường,
gắn với khoa học công nghệ hiện đại và hướng tới kinh tế tri thức; chuyển nền kinh tế chưa thật
sự mở cửa sang nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng rộng và sâu. Còn đổi mới về Chính trị,
thành tựu bao trùm nhất là Đảng ta đã tự đổi mới từ quan điểm, tư duy đến đổi mới đường lối,
chủ trương, chính sách, từ đổi mới công tác tổ chức đến công tác cán bộ, từ đổi mới nội dung
lãnh đạo đến phương thức lãnh đạo, từ đổi mới kiểm tra đến mở rộng dân chủ trong Đảng, từ
việc tự đổi mới trong Đảng đến việc lãnh đạo đổi mới cả hệ thống Chính trị.
3. Lê Nin cho rằng: “ Cuộc sống và sự phát triển trong giới tự nhiên bao gồm cả sự tiến hoá
chậm rãi và cả những bước nhảy vọt nhanh chóng, những sự đức đoạn trong liên tục”. Hãy:
- Phân tích quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại để làm rõ luận điểm trên?
- Vận dụng vào trong quá trình học tập và hoạt động thực tiễn của bản thân.
– Chất là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, đặc trưng cho sự vật là nó,
giúp phân biệt nó với các sự vật khác.
– Lượng là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị vê mặt qui mô, tốc
độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính (chất) của nó.
– Độ là phạm trù TH dùng để chỉ giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất
thay đổi căn bản, chất cũ chưa mất đi và chất mới chưa xuất hiện.
– Điểm nút là phạm trù TH dùng để chỉ mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về lượng vượt qua nó sẽ
làm chất thay đổi căn bản.
– Bước nhảy là phạm trù TH dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do những thay đổi về lượng
trước đó gây ra. Bước nhảy là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thân sự vật, nó
tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng. Bước nhảy có thể chia thành: bước nhảy toàn bộ-bước
nhảy cục bộ; bước nhảy đột biến- bước nhảy dần dần; bước nhảy trong tự nhiên-bước nhảy trong
xã hội-bước nhảy trong tư duy.
i Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
– Mọi sự vật đều được đặc trưng bằng sự thông nhất giữa chất và lượng.
– Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự thay đổi về lượng (một cách liên tục hay tiệm tiến);
nếu lượng chỉ thay đổi trong độ, chưa vượt quá điểm nút thì chất không thay đi căn bản khi
lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy nhất định sẽ xảy ra.
– Bước nhảy làm cho chất thay đổi (một cách gián đoạn và đột biến); Chất (sự vật) cũ mất đi,
chất (sự vật) mới ra đời. Chất mới gây ra sự thay đổi về lượng (làm thay đổi quy mô tồn tại, tốc
độ, nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật).
– Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi về
lượng là phương thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới. Phát triển vừa mang
tính liên tục vừa mang tính gián đoạn.
ị- Y nghĩa phương pháp luận của quy luật này
Chỉ ra cách thức, cơ chế của sự phát triển là đi từ những biên đổi nhỏ nhặt dần dần về lượng dẫn
đến giới hạn độ thì gây ra những biến đổi cơ bản về chất thông qua bước nhảy vọt và ngược lại.
Đó chính là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi cơ chế phát triển của thế giới với 3 yêu cầu cơ bản sau đây:
– Bước nhảy là cho chất mới thay thế chất cũ, là tất yếu của sự vận động phát triển. Song sự thay
đổi về chất nó chỉ diễn ra khi lượng đã thay đổi đến điểm nút. Chính vì vậy, trong hoạt động thực
tiễn, muốn tạo ra được bước nhảy thì phải quan tâm đến việc tích lũy về lượng và khi lượng thay
đổi đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Chính vì
vậy, cần chống lại tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí cũng như cần chống lại tư tưởng không
dám thực hiện bước nhảy để tạo sự thay đổi về chất.
Vd: năng nhặt chật bị, góp gió thành bảo
Vd: chưa học bò chớ lo học chạy.
Vd: các điều kiện đã đầy đủ nhưng chần chừ không lấy nhau.
Vd: thời cơ như con rồng bay ngang qua cửa sổ: rất nhanh.
– Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào việc liên kết các yếu tố tạo thành sự vật. Do
đó, trong hoạt động của mình, con người cần phải biết tạo ra sự tác động vào phương thức liên
kết các yếu tố tạo ra sự vật.Vd: kim cương và than chì đều được tạo ra bởi carbon do phương
thức liên kết các yếu tố khác nhau.Vd: sức mạnh của 1 đội bóng, sức mạnh tập thể nhưng thiếu
liên kết các cầu thủ => thất bại.Vd: trong XH, lợi ích là chất keo không thứ gì phá nổi.
– Quy luật tự nhiên và xã hội đều khách quan như nhau, nhưng khác với quy luật tự nhiên – quy
luật tự động nó diễn ra, quy luật của xã hội có sự tham gia của con người có ý thức. Do đó, để
bước nhảy trong lĩnh vực xã hội được thực hiện thì con người không chỉ trông chờ vào quy luật
khách quan mà phải nỗ lực chủ quan.
Vd: để đất nước phát triển ta phải chấm dứt thời kỳ quá độ. Trước hết tất cả Đảng, dân, đất nước
phải tồn tại trong tất cả các qui luật khách quan, ngoài ra phải phát huy tinh thần năng động chủ
quan, đó là con người => không chung chung mà là Đảng, nhà nước, nhân dân.
Biển lớn tri thức nhân loại thật bao la vô tận. Con người, bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh
thần còn phải luôn tự mình tiếp thu những tri thức của nhân loại, trước hết là để phục vụ cho bản
thân. Tri thức tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, do vậy con người có thể tiếp
thu nó bằng nhiều cách khác nhau. Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người
khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người. Quá trình
tích lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật lượng chất. Bởi vì, dù nhanh hay
chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có được sự thay đổi nhất định,
tức là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra vô cùng đa
dạng và phong phú, ở ví dụ này chúng tôi chỉ xin giới hạn việc làm rõ quy luật lượng chất thông
qua quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Là sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các bậc học phổ thông kéo dài trong suốt
12 năm. Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức
cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên
cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc
sống, về tự nhiên, xã hội. Quá trình tích lũy về lượng (tri thức) của mỗi học sinh là một quá trình
dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng
của bản thân người học. Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy cho mình
một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở
nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì, trước hết là các kì thi học kì và sau đó
là kì thi tốt nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kì thi
và chuyển sang một giai đoạn học mới. Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình học tập, rèn
luyện của học sinh thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm
nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh bước
sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và
vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt
về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt
nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm
nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về
lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
Cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng đại học thì sinh viên cũng phải tích lũy đủ
các học phần theo quy định. Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về
chất so với học phổ thông. sự khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một
cách đơn thuần mà phải tự mình tìm tòi nghiên cứu, dựa trên những kĩ năng mà giảng viên đã
cung cấp. Nói cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn về chất so với học
sinh ở phổ thông. Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, từ cơ
bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Từ sự thay đổi về chất do sự tích
lũy vê lượng trước đó (ở bậc học phổ thông) tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại.Trên nền
tảng mới, trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức của sinh viên cũng thay đổi, tiếp tục
hướng sinh viên lên tầm tri thức cao hơn. Cũng giống như ở bậc học phổ thông, quá trình tích lũy
các học phần của sinh viên chính là độ, các kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua các kì thi
chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất chính là kì thi tốt nghiệp.
Vượt qua kì thi tốt nghiệp lại đưa sinh viên chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất so với
giai đoạn trước. Quá trình đó cứ liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển không
ngừng ngay trong chính bản thân con người, tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã
hội. Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập của học sinh sinh viên có ý nghĩa
rất to lớn trong thực tiễn, không chỉ với bản thân người học mà còn rất có ý nghĩa với công tác
quản lý và đào tạo. Thực tế tong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải nhiều sai lầm
trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn.
Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của ngành giáo dục bởi vì mặc dù
sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện
“thành công” bước nhảy, tức là không học mà vẫn đỗ, không học nhưng vẫn có bằng. Kết quả là
trong nhiều năm liền, giáo dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng
chẳng có “chất”. Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta
thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục. Tiêu biểu là việc chống lại căn bệnh thành
tích trong giáo dục vẫn tồn tại hàng thập kỉ qua. Bên cạnh đó là việc thay đổi phương giáo dục ở
bậc phổ thông và đào tạo đại học. Việc chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ và cho
phép người học được học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn quy luật lượng chất trong tư duy con người.
4. Nêu đặc trưng cơ bản của nhà nước theo quan điểm chủ nghĩa
Mác lê nin. – Phân tích đặc
trưng của nhà nước pháp quyền XHCNVN?
- Làm thế nào để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN ngày càng
vững mạnh hơn khi thực trạng tham nhũng nước ta đang diễn ra phổ biến như hiện nay.
Trong những năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên
tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Từ nhận
thức lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể khái quát Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng sau:
Đặc trưng thứ nhất: đó là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo
đảm tất các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Nhà nước của dân: là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
- Nhà nước do nhân dân: các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều do nhân dân xây dựng, bầu lên;
- Nhà nước vì nhân dân: tất cả tổ chức, hoạt động, đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước đều vì mục đích phục vụ lợi ích cho nhân dân, đem lại hành phúc cho nhân dân, bảo vệ quyền
và lợi ích của nhân dân.
ĐăHc trưng này thể hiêHn tính dân chủ: dân là chủ và dân lam chủ thực sự, đặc trưng này là sự
khác biệt cơ bản nhất so với các nhà nước đã và đang tồn tại hiện nay.
Mặc dù nói là đặc trưng, nhưng thực sự đây cũng chính là mục tiêu của Nhà nước ta – được
thể hiện triệt để trên thực tiễn.
Vì hiêHn nay, tình trạng vi phạm dân chủ ơꄉ nước ta đang diễn ra ơꄉ môHt số cấp, môt số n H ơi.
V椃Ā d甃⌀: Thực tế cho thấy, hiểu biết về dân chủ ơꄉ nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến
có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân, đặc biệt là ơꄉ một
số cơ quan công quyền và một số cơ quan tư pháp.
Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh
chống vi phạm dân chủ còn hạn chế;
Cơ chế bảo đảm dân chủ chưa hiệu quả...
Đặc trưng thứ hai: Đó là nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà
nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước pháp quyền xã hôHi chủ nghĩa ViêHt Nam có đăHc trưng trên là vì:
Thứ nhất, sự quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, về thực chất thì quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể tách biệt độc lập các
lĩnh vực hoạt động của quyền lực nhà nước.
Thứ ba, đôi lúc có thể có sự mâu thuẫn nhất định giữa các nhánh quyền lực nhưng chúng
luôn phải phối hợp với nhau vì mục tiêu thống nhất của quyền lực nhà nước.
Như vậy, tính thống nhất về lợi ích của nhân dân là cơ sơꄉ cho tính thống nhất của quyền lực;
Tính thống nhất này còn thể hiện ơꄉ điểm: Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam - dưới chế độ ta, lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của nhân dân và lợi ích của toàn dân
tộc về cơ bản là thống nhất.
V椃Ā d甃⌀: Để ban hành một văn bản pháp luật, cần có sự phối hợp, kết hợp, kiểm tra, giám sát
giữa rất nhiều cơ quan như Quốc Hội, Tòa án, Viện kiểm sát và đông đảo quần chúng nhân dân.
Sau khi văn bản pháp luật đã được phê duyệt và thống qua, được ban hành thì cần có hệ thống các
văn bản khác kèm theo để giải thích, hướng dẫn thực hiện sao cho thống nhất. Ngay cả các văn
bản kèm theo này cũng có sự kết hợp của nhiều cơ quan hữu quan.
V椃Ā d甃⌀: Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-/CP-UBMTTQVN ngày 21/04/2006 về việc ban
hành quy chế “Mặt trận tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ơꄉ khu dân cư” giữa
Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Như vâHy, với nguyên tắc trên, vừa đảm bảo quyền lực thuôHc về nhân dân (tâHp trung ơꄉ Quốc
hôHi, dưới sự lãnh đạo của Đảng) bảo đảm các cơ trong hêH thống quyền lực nhà nước hoạt đôHng
thống nhất và hiêHu quả.
Đặc trưng thứ ba: Đó là nhà nước được tổ chức, hoạt động trên cơ sơꄉ Hiến pháp và pháp
luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các luật trong đời sống xã hội.
Đây là xu hướng tất yếu của xã hội nói chung và việc đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Vì, pháp chế xã hôHi chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó mọi
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chức
xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.
Nội dung của pháp chế xã hôi chủ H nghĩa:
- Pháp chế xã hôHi chủ nghĩa là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước;
- Pháp chế xã hôHi chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội;
- Pháp chế xã hôHi chủ nghĩa là nguyên tắc trong xử sự của công dân
- Ý nghĩa: pháp chế là điều kiện cơ bản để phát huy dân chủ.
Xét về bản chất, Nhà nước và pháp luật Việt Nam là thống nhất, việc tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước phải tuân thủ pháp luật vì pháp luật Việt Nam ngoài những đặc điểm của
pháp luật nói chung, còn có những đặc điểm riêng:
- Do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành: nhà nước của dân, do dân, vì dân;
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
- Được đảm thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước trên cơ sở giáo
dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước;
- Nhằm xây dựng chế độc xã hội chủ nghĩa.
Vậy, Đây là một trong những đặc trưng tiến bộ, khoa học của nhà nước pháp quyền. Nhà
nước phải tổ chức, hoạt đông trên cơ sơꄉ Hiến pháp và pháp luật để đảm bảo các cơ quan không
chông chéo về nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời
hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ
quan nhà nước nói chung và cán bộ, công chức nhà nước.
Vấn đề thứ hai trong đặc trưng này là pháp luật, để đảm bảo các yếu tố trên thì hệ thống
pháp luật phải thực sự đầy đủ, toàn diện, khoa học và đồng bộ, phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Tuy nhiên, đây vừa là đặc trưng và cũng chính là một trong những mục tiêu mà chúng ta phải
thực hiện được trên thực tiễn. Vì hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta bên cạnh những thành tựu
nhất định đã đạt được thì còn khá nhiều yếu kém, bất cập. Hơn nữa, việc tuân thủ Hiếp pháp và
pháp luật của cán bộ, công chức nói riêng và nhân dân nói chung hiện nay là chưa triệt để, hiệu quả thấp.
V椃Ā d甃⌀: Trong xã hội ta vẫn còn tồn tại tình trạng “thiếu hiểu về luật pháp”, người dân không
biết thật sự mình có quyền gì, còn không ít người trong bộ máy công quyền thì lợi dụng sự “thiếu
hiểu biết luật pháp” đó của người dân cũng như những khe hơꄉ của luật pháp để tự cho mình quyền hành xử sai trái...
Đặc trưng thứ tư: Đó là, nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, tất cả vì hạnh phúc con người; bảo đảm trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân,
thực hành dân chủ, gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
ViêHc tôn trọng quyền con người được pháp luâHt ViêHt Nam ghi nhâHn ro ràng trong Hiến
pháp.Hiến pháp năm 1992 (Điều 50) lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ quyền con người và khẳng
định: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và luật”. Cùng với khái niệm quyền con người, các khái niệm có liên quan khác như quyền
bình đẳng của phụ nữ, quyền trẻ em… cũng được chính thức đề cập trong các văn kiện của Đảng
và các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước. Ngoài ra, hê thống H
pháp luâHt ViêHt Nam được xác lâHp cũng là để bảo đảm quyền con người,
quyền và lợi ích chính đáng của mti công dân.
Sự tôn trọng và bảo vêH quyền con người không chỉ được thể hiêHn trong Hiến pháp, pháp luâHt
của nước ta mà còn trong viêHc thực thi quyền lực của nhà nước bung các phương pháp như giáo
dục, thuyết phục, cươꄃng chế. Không những thế, nước ta còn thể hiêHn ro bản chất nhân đạo xa hôiH
chủ nghĩa như viêHc đăHc xá, ân xá đối vơi những người đã vi phạm pháp luâHt nhưng biết hối cải, tạo
cơ hôHi cho mti người sa ngã được trơꄉ lại với côHng đồng và có cuôHc sống bình thường...
Để bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước với công dân, thực hành dân chủ gắn liền với tăng
cường kỷ cương, kỷ luật. Nhà nước tạo ra các thể chế pháp lý, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sơꄉ cho
các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động như: Luật tổ chức Quốc Hội, Luật tổ chức Chính Phủ,
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân...
Đặc trưng thứ năm: Đó là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo
đảm sự giám sát của nhân dân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và
các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Đảng ta là thực thể sống, thống nhất của ý chí, nguyện vọng của toàn dân trên thực tế, Đảng
là một bộ phận của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo dưới nhiều hình thức, phương pháp khác
nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mti lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động nhà nước mà Đảng quan tâm.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà Đảng ta là độc quyền, mà Đảng phải chịu sự giám sát, phản
biệc của nhân dân thông qua Quốc hội, thông qua việc nhân dân góp ý, kiến nghị xây dựng, phát
triển các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
V椃Ā d甃⌀: Việc giám sát của Mặt trận tổ quốc là để đảm bảo: “dân biết, dân bàn, dân làm và dân
kiểm tra”. Hay thực hiện Pháp lệnh dân chủ ơꄉ xã, phường, thị trấn…
ĐăHc trưng này bảo đảm tính thống nhất của bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và
tính dân tôHc. Bảo đảm đôHc lâHp dân tôHc gắn liền với chủ nghĩa xã hôHi.
Đặc trưng thứ sáu: Đó là nhà nước thực hiện đường lối hoà bình, hữu nghị với nhân dân
các dân tộc và các nhà nước trên thế giới. Tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước,
hiệp ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Đây là đặc trưng mang tính thời đại và là xu hướng chung của toàn thể giới ngày nay trong
xu thể Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa nhưng vẫn đảm bảo chủ quyền và độc lập tự do
cho mti quốc gia dân tộc và cũng là bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích của công dân trong
mti quốc gia, dân tộc đó.
ĐăHc trưng này thể hiêHn cho bản chất của nhà nước xã hôHi chủ nghĩa và cũng là bảo đảm
nghĩa vụ quốc tế của nước ta đối với phong trào cách mạng thế giới
Như vậy, khi nói tới đặc trưng của Nhà nước pháp quền xã hội chủ nghĩa là nói tới những
đặc trưng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội chủ nghĩa mà trong đó nhà nước là trung tâm. Tựu
trung lại, đặc trưng khác biệt và nti bất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gồm ba nội dung chính:
Bản chất của nhà nước (nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân) với tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân);
Cơ sở tổ chức, hoạt động và quản lý (quản lý xã hội bung pháp luật xã hội chủ nghĩa, Đảng
cầm quyền lãnh đạo duy nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công phối hợp
giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước);
Mục đích cuối cùng là thực hiện và bảo vệ quyền con người.
Thời gian tới, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị còn diễn
biến phức tạp. Đại dịch Covid-19 sẽ tác động lên nhiều mặt, ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Không ít cán bộ, đảng
viên sẽ tìm cách lôi kéo, móc nối, tạo lập nhóm lợi ích để dễ dàng thực hiện
hành vi tiêu cực, tham nhũng, đồng thời, tìm mọi cách loại bỏ những người
trung thực, thắn thắn dám đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Tình hình
thế giới, khu vực sẽ có nhiều thay đổi mau lẹ, khó lường, ảnh hưởng đến vai
trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trên
một số lĩnh vực, trong đó có công tác PCTN, tiêu cực. Các thế lực thù địch sẽ
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, xuyên tạc về công tác PCTN, tiêu
cực của Đảng, Nhà nước ta… Tuy nhiên, công tác PCTN, tiêu cực sẽ tiếp tục
được Đảng và Nhà nước ta triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm chính trị
cao hơn, trở thành xu thế, “ không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, thực
hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế
và hình sự, trong đó tập trung vào các giải pháp căn cơ sau:
Một là, tiếp tục tập trung phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành
vi tham nhũng, nhất là thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong đó chú trọng xử lý cả
các vụ việc tiêu cực trong cán bộ, đảng viên có tính chất phức tạp, nổi cộm,
dư luận xã hội quan tâm. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ
án, vụ việc tham nhũng, sai phạm kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với quan
điểm: Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người
có hành vi phạm tội là ai, đã có dấu hiệu phạm tội phải khởi tố điều tra và đã
kết lụân có tội thì phải truy tố, xét xử. Các cơ quan chức năng trong quá trình
kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra toán, thi hành án, nếu phát hiện dấu
hiệu phạm tội phải kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra để thụ
lý, điều tra, xử lý theo pháp luật, không chờ kết thúc quá trình kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, thi hành án.
Hai là, tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, nâng
cao hơn nữa nhận thức về PCTN, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Nhận thức yếu kém, sai lệch của một bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, cán
bộ, đảng viên và nhân dân về công tác PCTN, tiêu cực là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm của công tác PCTN, tiêu
cực trong thời gian qua. Nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của công
tác PCTN, tiêu cực sẽ làm cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp
ủy khi triển khai thực hiện sẽ nghiêm chỉnh, tích cực, quyết liệt hơn. Vì vậy,
trong thời gian tới, để công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực đạt hiệu quả cao
hơn nữa, đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội. Tham nhũng,
tiêu cực là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thường xuyên
giáo dục, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và
đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị về vai trò, tác dụng to lớn của công tác PCTN, tiêu cực. Phải đẩy
mạnh giáo dục liêm chính, hình thành “văn hóa nêu gương”, “nói đi đôi với
làm”; văn hóa “trọng liêm sỉ, danh dự” trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và văn
hóa “căm ghét tham nhũng” trong đại bộ phận quần chúng nhân dân. Cấp
ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên sử dụng sinh hoạt đảng thường kì hàng
tháng hoặc tổ chức sinh hoạt chuyên đề để tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác phòng, chống tiêu cực, tham
nhũng. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và
thường xuyên đấu tranh, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch;
chủ động cung cấp thông tin chính xác, khách quan, khoa học về PCTN, tiêu
cực, phòng chống “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu, độc trên mạng xã hội,
internet… Thường xuyên mở các hội nghị, hội thảo khoa học, lớp tập huấn và
phát động các cuộc thi tìm hiểu về công tác phòng, chống tiêu cực, tham
nhũng, tạo ra một khí thế mới, một “khao khát mới”, sục sôi và quyết liệt hơn
trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Ba là, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong
Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị theo hướng thật đầy đủ, đồng bộ, hiệu
lực, hiệu quả, khắc phục bằng được sự lạm quyền, lộng quyền và lợi dụng
quyền lực của cán bộ, đảng viên có chức vụ. Để làm được điều này, phải thiết
lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có
chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát
chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm,
quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm
càng lớn. Đặc biệt, phải chú trọng quy định thật cụ thể chế tài xử lý vi phạm
đối với cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực ở nhiều lĩnh vực.
Xây dựng được cơ chế kiểm soát bên trong thật hiệu quả để việc tự kiểm tra,
phát hiện và xử lý vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan, tổ
chức, đơn vị không còn “là khâu yếu”. Không để xảy ra sai phạm, tiêu cực
trong việc bổ nhiệm, quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ; tình trạng
chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy
bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội. Phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực.
Tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhà nước; công tác
giám sát của các cơ quan tư pháp, cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân đối với việc thực thi nhiệm vụ của
người có chức vụ, quyền hạn, bảo đảm quyền lực được thực hiện đúng. Tăng
cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp
phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; chấn chỉnh, xử lý kịp thời,
nghiêm minh vi phạm trong thực thi nhiệm vụ của cán nhân, cơ quan, đơn vị
này, phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng.
Bốn là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của cấp ủy,
ủy ban kiểm tra các cấp. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được thực
hiện nghiêm túc sẽ giảm thiểu hành vi tiêu cực, phát hiện kịp thời những vi
phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng. Đồng thời, công tác kiểm tra,
giám sát được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ là lời cảnh tỉnh, răn đe đối với
những cán bộ, đảng viên đã và đang có ý định thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng.
Cấp ủy, tổ chức đảng phải xác định đây là một trong những giải pháp
“then chốt” để xử lý hiệu quả tệ nạn tham nhũng, tiêu cực. Để nâng cao hiệu
quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, công tác kiểm tra, giám sát
phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm,
trọng điểm. Phải kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu,
không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Phải kiểm tra, giám sát tập
trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, những vấn đề
nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội, trọng tâm là đầu tư công, xây dựng cơ
bản từ vốn nhà nước, hoạt động tín dụng, cho vay, việc quản lý, sử dụng đất
đai, tài nguyên, khoáng sản; hoạt động quản lý, sử dụng tài chính công, tài
sản công; cổ phần hóa, thoái vốn trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước;
quản lý vốn, tài sản đầu tư vào danh nghiệp... Chú trọng kiểm tra, giám sát,
kiểm soát quyền lực trong công tác tổ chức và cán bộ; kiểm tra, giám sát cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu và cán bộ được quy
hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên
có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, nhiều dư luận và đơn thư phản ánh, tố
cáo tham nhũng; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế
trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động kiểm tra, giám
sát và kỷ luật Đảng. Có quy định bắt buộc các cơ quan, ban ngành phải cung
cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng bị kiểm tra. Nếu cơ quan nào
có dấu hiệu tiêu hủy, bao che, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai
sự thật thì sẽ bị xử lý theo mức độ vị phạm. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ cán
bộ, công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng thì cần mở rộng kiểm tra,
giám sát toàn bộ cơ quan, đơn vị của cá nhân đó. Tập trung kiểm tra, giám
sát những người thân tín trong cùng một cơ quan, đơn vị, kể cả người thân
tín của họ đang hoạt động trong các cơ quan, đơn vị khác. Khi phát hiện cán
bộ, tổ chức, cơ quan cấp dưới có hành vi tiêu cực, tham nhũng diễn ra trong
thời gian dài thì cần kiểm tra công tác thanh kiểm tra của cấp ủy, ủy ban
kiểm tra, cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó nhằm
đánh giá, kết luận có hành vi bao che, tiếp tay cho tiêu cực.
Năm là, hoàn thiện thể chế quản lý về kinh tế - xã hội, bịt kín các “kẽ hở”
để “không thể tham nhũng”, ngăn ngừa việc chuyển dịch tài sản bất
hợp pháp có được từ tham nhũng, tiêu cực. Trong thời gian tới, cần rà soát,
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế - xã hội, trách
nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài
sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước để kiểm soát có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức vụ,
quyền hạn, tăng cường và nâng cao hiệu quả PCTN, tiêu cực. Hoàn thiện cơ
chế kiểm soát, giám sát nội bộ trong hoạt động nghiệp vụ, lãnh đạo, quản lý
ở các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà nước về tài chính, tài
sản công để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ. Hiện nay, các
quy định về việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức đã dần được hoàn
thiện, nhưng chưa đủ sức để “truy quét” được tài sản tham nhũng, tiêu cực.
Pháp luật về thuế, về bất động sản chưa đánh thuế đối với các bất động sản
thứ hai của chủ sở hữu nên tạo ra kẽ hở để cán bộ, công chức “hợp pháp
hóa” tài sản tham nhũng, tiêu cực bằng việc để người thân đứng tên trên bất
động sản, chuyển hóa tài sản tham nhũng thành tài sản hợp pháp. Do vậy,
cần phải ban hành Luật Thuế về tài sản để điều tiết đối tượng có thu nhập
cao, chống đầu cơ về nhà, đất, hạn chế tình trạng “rửa tiền” “hợp pháp hóa”
tài sản của đối tượng tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, ban hành quy định tất
cả các giao dịch mua bán tài sản có giá trị (tiền tỷ) của người thân (cha mẹ,
anh em, con ruột, con nuôi ) của cán bộ, công chức không được thực hiện
bằng tiền mặt, nhằm phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra các
đối tượng bị tình nghi tham nhũng, tiêu cực khi truy vết, theo dõi dòng tiền,
phát hiện các giao dịch nghi ngờ tài sản đã mua, bán là do hành vi tham nhũng, tiêu cực tạo ra.
Sáu là, hoàn thiện chế độ, chính sách về tiền lương cho cán bộ, công chức,
viên chức. Đây được xem là một trong những giải pháp rất quan trọng để
ngăn ngừa hành vi tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Singapore đã trả lương rất cao cho cán bộ, công chức đủ để họ nuôi sống bản
thân và gia đình mà “không cần tham nhũng”. Khi cán bộ, công chức đã được
đảm bảo cuộc sống họ sẽ yên tâm cống hiến hết năng lực, sở trường. Ngược
lại, khi cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công chức không được bảo đảm thì họ
sẽ có nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực. Vì vậy, cần hoàn thiện chế độ, chính
sách đãi ngộ, tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ,
công chức làm trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, tiêu cực.
Để làm được điều này, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như: Tinh giảm
biên chế để tăng quỹ lương; đẩy mạnh thực hiện quy chế tự chủ về tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện bảng mô tả công việc; bố
trí sắp xếp việc làm và trả lương theo đúng chuyên môn, năng lực, phù hợp
với vị trí việc làm; quy định chế độ “dưỡng liêm”.
5. Anghen viết: “Những tiền đề và điều kiện kinh tế, rốt cuộc giữ 1
vai trò nhất định, nhưng những điều kiện chính trị,… ngay cả truyền
thống tồn tại trong đầu óc con người cũng đóng một vai trò nhất
định, tuy không phải là quyết định.” Hãy:
- Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội để làm rõ quan điểm trên.
- Liên hệ với vai trò của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc VN giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế hiện nay.
thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội do tồn tại xã hội xã hội quy định nhưng ý thức xã hội không phụ thuộc vào
tồn tại xã hội 1 cách thụ động mà nó có tác động tích cực trơꄉ lại tồn tại xã hội khi đã ra đời ý thức xã hội có quy luật riêng của nó.
1. Ý thức xã hội: Thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
- Tính lạc hậu của ý thức xã hội biểu hiện ro nét nhất trong tâm lý xã hội các hiện tượng ý thức xã hội có nguồn và
nảy sinh từ xã hội củ vẫn tồn tại giai dẳng trong xã hội mới mặc dù xã hội đã mất đi thậm chí mất rất lâu.
- Không chỉ ơꄉ cấp độ tâm lý mà ngay cải cấp độ lý luận ý thức xã hội vẫn có thể tồn tại xã hội bị bỏ xa nếu lý luận đó
không chuyển đổi kịp thời so với sự biến đổi của hiện thực. Nguyên nhân:
- Ý thức xã hội lạc hậu la do sức mạnh của thói quen tập quán đã ăn sâu bám chắc vào đời sống tinh thần của nhân
dân do đó khi tồn tại xã hội thay đổi các yếu tố này dễ dàng thay đổi theo.
- Tồn tại xã hội thường xuyên thay đổi với tốc độ nhanh trong khi đấy ý thức xã hội chậm thay đổi nên không phản
ánh kịp thời và trơꄉ nên lạc hậu.
- Ý thức xã hội luôn gắn bó chặt chẽ với lợi ích giai cấp tập toán người trong xã hội vì vậy những tư tươꄉng cũ lạc hậu
thường được các lực lượng này lưu giữ và truyền bá trong xã hội để níu kéo những lợi ích của họ. Ý nghĩa:
- Những tư tươꄉng cũ lạc hậu không tự động mất đi mà phải thông qua cuộc đấu tranh cải tạo.
- Phải xây dựng lý luận khoa học trên cơ sơꄉ tổng kết thực tiễn đảm bảo phản ánh kịp thời những thay đổi của cuộc
sống đồng thời tạo dựng cơ sơꄉ vật chất đẻ hình thành ý thức xã hội mới.
2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
a. Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội trong những điều kiện nhất định tư tươꄉng
của con người đặc biệt là những tư tươꄉng khoa học tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội chỉ ra chính xác sự vận
động của tương lai có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
b. Phản ánh vượt trước có cơ sở và phản ánh vượt trước không có cơ sở của ý thức xã hội.
- ý thức xã hội được co là vượt trước tồn tại xã hội nếu nó phản ánh đúng mối quan hệ bản chất tất yếu của tồn tại
xã hội nghĩa là ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật khách quan của sự vận động phát triển của tồn tại xã hội.
- Tư tươꄉng khoa học tiên tiến có thể vượt trước ý thức xã hội nhưng xét đến cùng nó bắt nguồn từ tồn tại xã hội nó
dự báo trước thực tại khách quan của tự nhiên xã hội.
- Ngước lại nếu ý thức xã hội không phản ánh đúng quy luật khách quan của sự vận động phát triển tồn tại xã hội và
bị chi phối bơꄉi mong muốn chủ quan thì khi đó sự phản ánh vượt trước của ý thức xã hội là không có cơ sơꄉ rơi vào
ảo tươꄉng tác động xấu đến tồn tại xã hội. Sơꄉ dĩ ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội là do ý thức xã
hội có tính tồn tại độc lập tương đối so với tồn tại xã hội nó có khả năng phát huy tính sáng tạo trong phản ánh tồn tại
xã hội chính vì vậy ý thức xã hội không chỉ phản ánh cái đã có mà vạch ra cái sẽ có trong tương lai.
Ý nghĩa: Muốn có ý thức xã hội mới – ý thức xã hội XHCN chúng ta phải phát huy cao tính năng động sáng tạo của
nó và vai trò của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới đồng thời khắc phục tính bảo thủ, thụ động ỷ lại trong cuộc sống.
3. Tính kế thừa của ý thức xã hội.
Do có sự kế thừa trong sự phát triển của nó nên không thể giải thích ý thức xã hội đơn thuần từ tồn tại xã hội.
- Kế thừa là 1 trong những tính quy luật của sự phát triển một tư tươꄉng mới ra đời bao giờ cũng có sự chọn lọc tiếp
thu những tinh hoa của quá khứ, quan hệ kế thừa làm cho sự phát triển trong lĩnh vực, ý thức xã hội diễn ra như một
dòng chảy lịch sử tự nhiên nối tiếp liên tục của tư duy giữa các thế hệ.
- Do ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích 1 quan điểm tư tươꄉng nào đó nếu chỉ dựa vào quan hệ
kinh tế xã hội hiện có mà chú ý đến tính kế thừa của nó.
Như vậy trong quá trình tồn tại xã hội và ý thức xã hội luôn có tính kế thừa nó không ra đời từ hư vô mà ra đời
những tiền đề kinh tế xã hội và những tư tươꄉng trước đó. Ý nghĩa:
- Chủ động lựa chọn kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại để xây dựng xã hội mới cần gìn giữ
và nâng cao các giá trị truyền thống quý báu như yêu nước, nhân ái đoàn kết… của dân tộc.
- Làm cơ sơꄉ đấu tranh chống quan điểm phủ định sạch trơn đối với quá khứ cũng như thái độ bảo thủ bê nguyên si
những yếu tố tinh thần của các thời kỳ trước trong kế thừa di sản văn hóa.
4. Sự tác động qua lại giữa các hính thái ý thức xã hội trong sự phát triển của quần chúng.
a. Các hình thái ý thức xã hội tác động lẫn nhau.
Trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, các hình thái ý thức xã hội như ý thức chính trị, đạo đức pháp quyền tôn
giáo, triết học…. không thể thay thế nhau không thể tách rời nhau nhưng ảnh hươꄉng lẫn nhau xâm nhập vào nhau
trên cơ sơꄉ phản ánh tồn tại xã hội.
b. Do điều kiện lịch sử cụ thể mà trong mti giai đoạn lịch sử hình thái ý thức xã hội nào đó nổi trội và đóng vai trò chi
phối các hình thái ý thức xã hội khác.
Trong xã hội có giai cấp hình thái ý thức chính trị có ảnh hươꄉng to lớn nhất nó giữ vị trí định hướng chi phối đối với
các hình thái ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
5. Sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội không chỉ chịu sự phân phối quy định của tồn tại xã hội mà nó còn tác động trơꄉ lại đối với tồn tại xã hội
đây là 1 biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, sự tác động này phải thông qua hoạt
động của con người và diễn ra theo 2 khuynh hướng khác nhau.
a. Tác động tích cực: Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của tồn tại xã hội thì thông qua
hoạt động của con người nó có thể tác động tích cực đến sự tồn tại của xã hội thúc đẩy xã hội phát triển.
b. Tác động tiêu cực: Nếu ý thức xã hội lạc hậu phản ánh đúng quy luật vận động của sự tồn tại phát triển của xã
hội, ý thức xã hội phản ánh tiến bộ nhất là ý thức chính trị sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của tồn tại xã hội.
c. Mức độ tính chất và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
- Tính tiến bộ cách mạng hay lạc hậu phản động của chủ thể mang ý thức xã hội.
- Tính khoa học hay không khoa học của ý thức xã hội
- Mức độ xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng nhân dân.
Mức độ truyền bá mơꄉ rộng của tư tươꄉng đó trong quần chúng. Ý nghĩa:
- Là cơ sơꄉ để chống lại chủ nghĩa duy vật tầm thường chủ nghĩa duy vật kinh tế là những quan điểm không thấy
hoặc phủ nhận tác động tích cực của xã hội.
- Cần phát huy vai trò của các yếu tố trong ý thức xã hội vào công cuộc xây dựng xã hội mới chú trọng đúng mức
lĩnh vực tư tươꄉng loại bỏ những tư tươꄉng thói quen lạc hậu.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức thiết. Xây dựng ý thức xã hội mới là sự
nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sơꄉ xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tươꄉng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ
giữa “xây” và “chống”. Xây dựng ý thức xã hội mới, chúng ta cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh
tế mới, văn hoá mới, con người mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học, cách mạng, tiến
bộ; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới.
Trong sự phát triển của mti cá nhân, ngoài các yếu tố thuận về chủ thể, họ còn bị chi phối bơꄉi quan điểm, tư tươꄉng,
tình cảm, tâm trạng, truyền thống của cộng đồng, tức là bị chi phối bơꄉi ý thức xã hội. Vì vậy, khi ý thức xã hội tiến bộ,
lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân và ngược lại. Bơꄉi thế, muốn xây dựng xã hội mới,
tất yếu phải xây dựng ý thức xã hội mới và việc xây dựng ý thức xã hội mới trơꄉ thành một nhiệm vụ của công cuộc xây dựng xã hội mới.
Có thể hiểu ý thức xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng là toàn bộ quan điểm, tư tươꄉng, tình cảm, tâm trạng... của
xã hội mới mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tươꄉng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhum phục vụ công cuộc xây dựng xã hội mới. Trên thực tế, ý thức xã
hội mới đó biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Ngoài hệ tư tươꄉng, nó còn được biểu hiện ra ơꄉ tâm trạng, tình cảm,
nhu cầu và cả thói quen, phong tục, tập quán của cộng đồng xã hội.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bung, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền
kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất
công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới"(1).
Có thể nói, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định đó là định hướng có tính chiến lược trong việc
xây dựng ý thức xã hội mới ơꄉ nước ta hiện nay.
Cùng với định hướng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định hướng lớn trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới. Vấn đề này
có thể khái quát lại trên một số điều cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về bản chất, xã hội mới là xã hội dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
"I - NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"(2).
Đây là tư tươꄉng cơ bản khẳng định chủ thể tích cực cũng là đối tượng phục vụ chính của xã hội mới. Ý thức xã hội
mới phản ánh lợi ích của nhân dân và chính do nhân dân xây dựng. Tinh thần này được thể hiện trong các quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong các chính sách cụ thể của từng ngành, từng địa phương. Vì vậy, mọi
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh lợi
ích của nhân dân. Nhân dân có quyền và trách nhiệm trong việc xây dựng, hoạch định và thi hành các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng, tuyên truyền, quảng bá, phát triển ý thức xã hội mới.
Như vậy, có thể nói, sự nghiệp đổi mới không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của nhân dân; công cuộc xây
dựng nền văn hoá mới, bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc, kế thừa những cái tốt, lọc bỏ những thói hư tật xấu,
chống sự xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của nhân dân.
Mặt khác, phải thấy rung, việc xây dựng ý thức xã hội mới cũng không thể thành công nếu thiếu sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp cách mạng, cũng là đội tiên phong của toàn dân tộc, bơꄉi Đảng ta là một
tổ chức chính trị bao gồm những cá nhân ưu tú nhất của xã hội.
Tuy nhiên, để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải đổi mới, tự chỉnh đốn nhum nâng cao năng lực, sức chiến đấu mà
trước hết là bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của Đảng.