-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập ôn tập Triết học - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Bài tập ôn tập Triết học - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin (THM00)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN CÔNG VIỆC Lê Phương Linh
1. Chuẩn bị nội dung MQH biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 2. Làm Powerpoint 3. Làm Word
4. Thuyết trình MQH biện chứng giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội (4 nội dung đầu) Phan Thùy Linh
1. Chuẩn bị nội dung ý thức xã hội 2. Làm Powerpoint 3. Thuyết trình Nguyễn Huy Trung
1. Chuẩn bị nội dung ý nghĩa phương pháp luận 2. Làm Powerpoint 3. Thuyết trình Ma Thị Hiền
1. Chuẩn bị nội dung tồn tại xã hội 2. Làm Powerpoint 3. Thuyết trình Phạm Duy Khánh
1. Chuẩn bị nội dung ý nghĩa phương pháp luận 2. Làm Powerpoint
3. Thuyết trình MQH biện chứng giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội (2 nội dung sau)
Câu hỏi: Trình bày quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 1. Tồn tại xã hội -
Khái niệm: tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu
vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh (VD: Trong xã
hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy đàn sống bằng hình thức săn bắt, hái
lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn
trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này
con người biết tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương,
sừng, tre gỗ… Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với
sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật nên nguồn tài nguyên rất phong phú) - Yếu tố cấu thành:
Phương thức sản xuất ra của cải vật chất: là cách thức con người dùng để làm ra của
cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo cách đó, con người
có những mối quan hệ với nhau trong sản xuất (VD: Phương thức kỹ thuật canh tác nông nghiệp lúa nước)
Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý: là các yếu tố như đất đai, khí hậu, biển, động
thực vật, nguyên liệu, khoáng sản,… Đây là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự
tồn tại và phát triển xã hội, nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc thuận lợi cho đời
sống của con người và sản xuất xã hội (VD: Việt Nam có những đồng bằng rộng lớn,
nằm giáp với biển Đông)
Dân cư và mật độ dân cư: là cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình
tổ chức dân cư,… Đây là điều kiện đối với đời sống xã hội vì nó có ảnh hưởng khó
khăn hoặc thuận lợi cho đời sống của con người và sản xuất xã hội (VD: Cấu trúc dân
cư của nền nông nghiệp trong xã hội Việt Nam xưa) - Vai trò:
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Tồn tại xã hội phân chia giai cấp 2. Ý thức xã hội -
Khái niệm: Dùng để chỉ các mặt, bộ phận của lĩnh vực tinh thần xã hội bao gồm các quan
điểm, tư tương tình cảm, tâm trạng... mà những bộ phận này nảy sinh tồn tại xã hội và
phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định (VD: các truyền thống lâu đời
của dân tộc việt nam: truyền thống yêu nước, đoàn kết, hiếu học) - Kết cấu:
Theo trình độ và phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội:
+ Tâm lý xã hội: Ý thức cá nhân, tình cảm ước muốn thói quen tập quán của những cộng
đồng người nhất định. Phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá
+ Hệ tư tưởng: Hệ thống quan điểm quan niệm xã hội. Phản ánh gián tiếp và tự giác đối
với tồn tại xã hội (VD: trọng nam khinh nữ, con trai ngồi mâm trên gái ngồi mâm dưới) Theo trình độ phản ánh:
+ Ý thức thông thường: tri thức quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong
hoạt động hằng ngày (VD: đêm tháng năm chưa nằm đã sang/ngày tháng mười chưa cười đã tối)
+ Ý thức lý luận: tư tưởng quan điểm được tổng hợp, hệ thống, khái quát thành các học thuyết xã
hội dưới dạng khái niệm phạm trù quy luật (VD: Các học thuyết trong triết học : chủ nghĩa duy
vật, chủ nghĩa duy tâm,...)
Theo lĩnh vực phản ánh: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý
thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo, ý thức khoa học, ý thức triết học. -
Tính giai cấp của ý thức xã hội: biểu hiện ở cả tâm lý xã hội lẫn hệ tư tưởng xã hội.
3. MQH biện chứng giữa tồn tại và ý thức xã hội
3.1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội -
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý
thức: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội: tồn tại xã hội nào thì
sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng ấy trong đầu
óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội. -
Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức sản xuất đã thay
đổi thì sớm hay muộn ý thức xã hôi cũng phải thay đổi theo -
VD: Trong XH phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và dần dần lớn
mạnh thì có quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến trái với công lý, không
phù hợp với lý tính con người và cần được thay thế bằng chế độ công bằng, hợp lý tính
3.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3.2.1. YTXH thường lạc hậu so với TTXH -
Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những
hoạt động thực tiễn của con người; thường diễn ra với tốc độ nhanh, ý thức xã hội không
phản ánh kịp thời và trở nên lạc hậu. -
Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của
một số hình thái xã hội. -
Ý thức xã hội luôn gắn với những lợi ích nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp
nhất định trong xã hội. -
VD: tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiẹn sự lạc hậu, gắn với lợi ích nhóm người ở đây là người đàn ông.
3.2.2 YTXH có thể vượt trước TTXH -
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người (những tư tưởng khoa học tiên
tiến), có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai, tổ chức chỉ
đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những
nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà xã hội đặt ra. -
VD: khoa học kĩ thuật giúp con người chinh phục được không gian và tiên đoán được
những việc sẽ xảy ra trong tương lai (dự báo thời tiết,..)
3.2.3. YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình -
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy những quan điểm lý luận của
mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế
thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước (VD: Các Mác và Ăngghen cũng đã
thừa nhận rằng: “ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp”) -
Trong sự phát triển của mình, ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích một
tư tưởng nào đó nếu dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế
- xã hội (VD: Pháp thế kỉ 18 có nền kinh tế phát triển kém Anh, nhưng tư tưởng tiên tiến
hơn Anh. So với Anh, Pháp thì Đức ở nửa đầu thế kỷ 19 lạc hậu về kinh tế, nhưng trình
độ triết học cao Anh, Pháp) -
Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại
trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại
(VD: Khi làm cách mạng tư sản chống phong kiến, các nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp
tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và nhân bản của thời cổ đại) -
Ngược lại, những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu, khôi phục
những tư tưởng, những lý thuyết bảo thủ, phản tiến bộ của những thời kỳ lịch sử trước
(VD: Giai cấp tư sản vào nửa sau thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã phục hồi và truyển bá chủ
nghỉa Cantơ mới và chủ nghĩa Tômát mới để chống lại phong trào cách mạng của giai
cấp vô sản, chống lại chủ nghĩa Mác)
3.2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng -
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo
những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác
động mạnh đến các hình thái ý thức khác (VD: Ở Hy Lạp cổ đại, ý thức triết học và ý
thức nghệ thuật đóng vai trò to lớn; còn ở Tây Âu thời Trung Cổ, tôn giáo ảnh hưởng
mạnh mẽ và chi phối đến các hình thái ý thức khác như ý thức chính trị, pháp quyền) -
Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai trò đặc
biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển
theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác (VD: Trong điều kiện của nước ta
hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết học, nghệ thuật… mà tách rời đường lối
chính trị đúng đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm)
3.2.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội - Tâm lý xã hội:
Ý thức tư tưởng phản tiến bộ, phản khoa học sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Ý thức tư tưởng tiến bộ, khoa học sẽ thúc đẩy xã hội phát triển. -
Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào các yếu tố:
Điều kiện lich sử cụ thể
Tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà tư tưởng đó sinh ra
Vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng;
Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội
Mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng -
VD: ý thức chính trị, pháp quyền, phản ánh đúng quy luật thì thúc đẩy xã hội đó phát
triển. Và ngược lại không phù hợp thì kìm hãm sự phát triển của xã hội đó.
4. Ý nghĩa phương pháp luận -
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã
hội. Vì vậy, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng
thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. -
Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã
hội. Mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất
yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại,
những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể
tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội. -
Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác
động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. -
Mặt khác phải tránh tái phạm sai làm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hóa,
xây dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh
thần của xã hội – xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật
chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới
trên cơ sở thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa.Cần thấy rằng chỉ có thể
thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội XHCN trên cơ sở cải tạo triệt để
phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được phương
thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa. -
Vì vậy trong sự nghiệp CMXHCN ở nước ta, 1 mặt coi trọng cuộc cách mạng của tư
tưởng văn hóa, tinh thần, mặt khác tránh sai lầm chủ quan duy ý chí trong xây dựng, văn
hóa, xây dựng con người. Trên sở nghiên cứu mối quan hệ biện chứng tồn tại xã hội và ý
thức xã hội, ta rút ý nghĩa phương pháp luận là xem xét, giải quyết các hiện tượng thuộc
ý thức xã hội trước hết phải xuất phát từ cơ sở vật chất, cơ sở kinh tế đã sinh nó, đồng
thời phải xem xét tính độc lập tương đối. Từ đó khẳng định vai trò động lực tư tưởng khoa học, tiến bộ.