-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập Tâm lý học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
G.Lobon (1895) xem lây lan tâm lý dưới góc độ y học, coi đây giống như nạn truyền nhiễm, trong đó xúc cảm và các ý kiến giao tiếp với nhau được nhân lên, củng cố. Lây lan tâm lý quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối đám đông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tâm lí học xã hội 21 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập Tâm lý học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
G.Lobon (1895) xem lây lan tâm lý dưới góc độ y học, coi đây giống như nạn truyền nhiễm, trong đó xúc cảm và các ý kiến giao tiếp với nhau được nhân lên, củng cố. Lây lan tâm lý quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối đám đông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tâm lí học xã hội 21 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:












Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI TẬP 1: MÔN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI A- CƠ CHẾ LÂY LAN 1. Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về lây lan tâm lý
+ G.Lobon (1895) xem lây lan tâm lý dưới góc độ y học, coi đây giống như
nạn truyền nhiễm, trong đó xúc cảm và các ý kiến giao tiếp với nhau
được nhân lên, củng cố. Lây lan tâm lý quy định xu hướng bắt chước một
mô hình ứng xử có tác dụng chi phối đám đông.
+ Nghiên cứu của Kerckhoff & Back (1968) đã cho thấy trong lây lan tâm
lý các cá nhân có liên hệ tích cực với nhau có xu hướng khuôn những ứng
xử theo nhau vì tìm cách giống nhau
+ Theo N.K.Mikhailovxki lực lây lan được truyền theo nguyên tắc cộng
hưởng tỷ lệ thuận với số lượng đám đông và cường độ cảm xúc được truyền đạt.
+ McDougall giải thích quá trình lây lan bằng thuyết “quy nạp thiện cảm"
theo đó những biểu hiện của cảm xúc, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của một cá
nhân sẽ tạo ra phản ứng tương tự ở người bên cạnh. Đây là bản năng sinh
học bầy đàn, vốn rất phổ biến ở động vật.
=> Từ các quan niệm trên, có thể hiểu khái niệm cơ chế lây lan là:
- Lây lan tâm lý là sự lây truyền trạng thái cảm xúc, tình cảm từ cá nhân
hoặc nhóm người này sang cá nhân hoặc nhóm người khác nhanh
chóng, mạnh mẽ một cách không hoặc có ý thức
- Cơ chế lây lan là cơ chế hình thành các hiện tượng cảm xúc chung khi ở
một nhóm người cùng xuất hiện một dạng cảm xúc nhất định như: Tâm
trạng căng thẳng, lo âu hay hoảng loạn, hưng phấn quá khích,.... là do sự
lây lan tâm lý từ một số cá nhân này sang cá nhân khác
2. Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế lây lan
- Quá trình chuyển trạng thái cảm xúc ở cấp độ tiếp xúc tâm sinh lý
- Xảy ra nhanh chóng, mạnh mẽ, có thể nằm ngoài ý thức
- Kết quả là tạo ra một cảm xúc chung trong nhóm, đám đông
3. Biểu hiện của lây lan tâm lý
Hiện tượng lây lan tâm lý được biểu hiện dưới 2 hình thức:
- Lan truyền từ từ: Một sự vật hiện tượng nào đó lúc mới xuất hiện chưa
gây được tác động đến những người xung quanh. Thế nhưng sự tồn tại
của nó theo thời gian sẽ dần gây tác động làm thay đổi cảm xúc của
những người xung quanh. Sự lan truyền diễn ra trong tự nhiên thông qua
các quá trình giao tiếp, nhận thức (suy luận) của những người xung quanh.
- Hiện tượng bùng nổ: Hiện tượng này xảy ra khi con người ở trạng thái
căng thẳng thần kinh cao độ. Khi đó, ý chí của con người bị yếu đi, sự tự
chủ giảm sút. Con người có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn, bắt chước
một cách máy móc hành động của người khác.
4. Tính chất của cơ chế lây lan
- Lây lan là cơ chế ảnh hưởng đặc biệt giữa cá nhân và xã hội, nhất là trong
những điều kiện của đám đông quần chúng.
- Bằng phương thức nhất định lây lan có khả năng liên kết được khối lượng người đông đảo
- Lây lan là hiện tượng tâm lí phổ biến, dễ nhận biết và được nghiên cứu từ lâu
- Người đưa ra khái niệm lây lan đầu tiên là G.Le Bon. Trong nghiên cứu
về đám đông, khi ông giải thích về sự nhân lên và củng cố của các ý kiến,
và cảm xúc khi con người tập hợp với nhau trong 1 đám đông. Như vậy,
bên trong các nhóm luôn lây truyền cảm xúc giữa các cá nhân, khiến các
cá nhân có hành vi bị ảnh hưởng từ người khác => Không phải lúc nào cá
nhân ở trong đám đông cũng hành động một cách lý trí và hành động của
họ không phải bao giờ cũng là hành động bị áp lực mà nhiều khi nó là
một sự tự nguyện vô thức do cơ chế lây lan tâm lý tạo ra. Ông cho rằng,
lây lan được hiểu như nạn truyền nhiễm. Sự khác nhau chỉ biểu hiện ở nội
dung lây lan: vi khuẩn mang bệnh và các trạng thái tâm lý.
5. Đặc trưng của cơ chế lây lan
- Lây lan là một hiện tượng tâm lý mang tính xã hội. Các đặc điểm của sự
lây lan như là sự chấp nhận một cách vô thức những hình mẫu nhất định của hành vi.
+ Các cá nhân có liên hệ tích cực với nhau thường có xu hướng ứng
xử theo cách người mà họ thích, trong những hoàn cảnh đó chúng
ta muốn trở thành như người khác vì vậy đã có cách ứng xử như vậy.
+ Tình trạng hoảng loạn tinh thần là một biểu hiện đặc biệt của cơ
chế lây lan tâm lý: Hoảng loạn tinh thần xuất hiện trong đám đông
quần chúng như là một trạng thái cảm xúc nhất định và là kết quả
của sự thiếu hụt thông tin về một sự kiện nào đó. Ví dụ: Đợt dịch
covid, bão Yagi,.... người dân xếp hàng mua khẩu trang, đồ ăn,.....
=> Trên thực tế, tâm lý bất an quá đà đã khiến không ít người mua
tích trữ bởi thấy mọi người đều làm như vậy chứ không phải vì
mình cần. Nói cách khác là hành động của người này đã kích hoạt
sự lo lắng của người khác.
● Nguyên nhân trực tiếp gây ra hoảng loạn tinh thần là việc
xuất hiện tin tức nào đó có khả năng tạo ra những cú sốc
● Sau đó, hoảng loạn tinh thần tăng dần cường độ cho đến khi
cơ chế lây lan tham gia vào hoạt động phản ánh lẫn nhau nhiều lần
=> Từ đó có thể thấy, lây lan đóng vai trò quan trọng đối với hiện tượng
hoảng loạn tinh thần tập thể trong xã hội hiện đại.
6. Các cơ chế lây lan tâm lý
- Vận hành theo nguyên tắc cộng hưởng mang tính chất tự phát: trạng
thái tâm lý nào đó được tích luỹ dần dần ở chủ thể (cá nhân hoặc nhóm),
và khi đủ mạnh chúng bắt đầu lây lan. Cường độ xúc cảm được lây lan tỉ
lệ thuận với số lượng người trong nhóm (N.K.Mikhailopxki)
- Vận hành theo cơ chế quy nạp: Những xúc cảm của con người được
biểu lộ ra bằng các hành vi phi ngôn ngữ như: điệu bộ, nét mặt, cử chỉ,...
những hành vi này sẽ tạo ra các phản ứng tương tự ở người bên cạnh
(Mc.Douglas), cứ như vậy trạng thái tâm lý được lây lan
- Cơ chế phản ứng vòng: Cá nhân trong đám đông thường kích thích
người xung quanh bằng hành vi của mình, và khi họ nhìn thấy, nghe thấy
phản ứng của người khác lại làm tăng thêm hứng khởi của chính họ, cứ
như vậy trạng thái tâm lý của nhóm phát triển và lây lan không ngừng (Pa. Allport)
7. Vai trò của cơ chế lây lan
- Các đặc điểm của sự lây lan như là sự chấp nhận một cách vô thức những
hình mẫu nhất định của hành vi. Sự hiểu biết về cơ chế này được sử dụng
trong việc tuyên truyền. Ví dụ như ứng dụng cơ chế lây lan tâm lý lo
lắng, sợ hãi trong việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá bằng cách in
hình lá phổi bị tàn phá nghiêm trọng bên ngoài bao bì của hộp thuốc lá
hay các băng rôn áp phíc,....\ đánh vào tâm lý bất an của người dùng để
giảm thiểu hành vi hút thuốc
- Có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết số đông cá nhân ở
phương diện cảm xúc. Trong đời sống xã hội, cơ chế lây lan tạo ra hiện
tượng “cộng cảm" là điều kiện thuận lợi cho sự gắn bó giữa các cá nhân
trong nhóm và cộng đồng.
- Ví dụ: ứng dụng trong truyền thông nôi bộ bằng cách tạo tâm lý thoả mãn
cho người lao động như: tạo điều kiện trong môi trường lao động thông
qua âm nhạc, ánh sangs, trang thiết bị, tiền lương, các lễ kỷ niệm,.....
nhằm xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể, tác động
đến tốc độ lây lan tâm lý. Môi trường văn hoá trong tập thể được thể hiện
bằng các hành vi ứng xử chuẩn mực, có hiểu biết và thông cảm lẫn nhau
là môi trường tốt nhất cho việc lây lan các trạng thái tâm lý thoải mái,
tăng cường sự gắn kết của các thành viên trong tập thể. FPT, Misa là một
trong những doanh nghiệp thường xuyên ứng dụng cơ chế lây lan trong truyền thông nội bộ.
8. Phân tích ví dụ minh hoạ
Ví dụ: Vụ việc liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và hiện tượng rút tiền ồ ạt
từ các ngân hàng vào năm 2022.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố và bắt tạm
giam với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông tin về mối liên hệ giữa bà
Trương Mỹ Lan với ngân hàng SCB được lan truyền trên các trang mạng xã hội
-> người dân đã hoảng loạn và đổ xô đi rút tiền. Không chỉ là SCB, những ngân
hàng không liên quan cũng phải đối mặt với tình trạng này. Cơ chế lây lan tâm lý:
- Tin đồn và mạng xã hội: Các tin đồn lan truyền trên mạng xã hội, cộng với
việc nhiều người chưa hiểu rõ bản chất vụ việc, đã dẫn đến sự hoảng loạn tập
thể. Một số ít người bắt đầu rút tiền, và hành động của họ nhanh chóng lan rộng
khi người khác cũng muốn "an toàn" cho tài sản của mình, dù không thực sự hiểu rõ tình hình.
- Hiệu ứng vòng tròn: Như lý thuyết lây lan tâm lý đã đề cập, khi một cá nhân
hoặc một nhóm nhỏ thể hiện sự lo lắng, những người khác có xu hướng bị tác
động và cũng hành động theo, tạo thành hiệu ứng cộng hưởng lớn. Trong trường
hợp này, việc rút tiền ban đầu của một nhóm nhỏ đã gây lo lắng cho những
người khác, từ đó tạo ra làn sóng rút tiền quy mô lớn hơn.
Ví dụ: Khi tình hình dịch Covid mới xuất hiện, một số luồng thông tin chưa
được kiểm chứng tràn lan trên mạng gây ra tình trạng người dân đổ xô đi mua
thực phẩm tích trữ với tâm lí lo lắng về việc cách ly, không thể ra ngoài. Điều
này vô tình gây ra tình trạng bất ổn thị trường, đẩy giá một số mặt hàng lên cao.
Đặc biệt, việc chen lấn, tụ tập nơi đông người không những vi phạm các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà bản thân còn tiềm ẩn nguy cơ
nhiễm bệnh từ người khác.
Cơ chế lây lan tâm lí: Những thông tin về dịch bệnh được lan truyền, một số tài
khoản đăng các thông tin gây thất thiệt với mục đích chuộc lợi cho bản thân (về
vật chất/ tinh thần) đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã
hội. Với tâm lí lo lắng sẵn có từ những ngày phát hiện ca bệnh đầu tiên, nay lại
có thêm những thông tin mới kích thích vào tâm lí hoang mang của người dân
nên khi thấy 1 số ít người đi mua đồ tích trữ => những người còn lại lập tức làm
theo. Nó không dựa trên hành động chủ đích của bản thân mà xuất phát từ “hiệu ứng đám đông”. B. CƠ CHẾ ÁM THỊ 1. Khái niệm
Ám thị là sự tác động tâm lý của một người đối với người khác nhằm làm
cho họ tri giác và tiếp nhận một cách không phê phán những lời lẽ trong đó
chứa đựng các tư tưởng và ý chí. Có thể tiến hành ám thị trong khi người ta thức
tỉnh cũng như trong trạng thái thôi miên.
2. Quá trình diễn ra ám thị có một số đặc điểm:
Sự chuyển giao thông tin dựa vào việc tiếp nhận thông tin một cách
không phê phán. Trong quá trình đó, não chỉ giữ liên hệ với một nguồn kích
thích, các nguồn kích thích khác bị ngắt. 3. Phân loại
● Ám thị có thể trực tiếp (thông qua mệnh lệnh rõ ràng)
Ám thị trực tiếp xảy ra khi một người đưa ra mệnh lệnh hoặc chỉ dẫn rõ
ràng, yêu cầu người khác thực hiện mà không có sự bàn cãi hay phê phán.
Người nhận thông tin chấp nhận mệnh lệnh một cách thụ động và làm theo.
● Gián tiếp (bằng cách gợi ý hoặc kể lại tình huống).
Ám thị gián tiếp đạt được mục tiêu bằng cách đi đường vòng, thông qua
việc gợi ý, kể lại tình huống, hoặc mô tả hiệu quả của một hành động hay
sự việc. Thông điệp không mang tính chất ra lệnh, mà được truyền tải
một cách tinh tế, khiến người nghe tự nhiên tiếp nhận và thực hiện mà
không nhận ra rằng họ đang bị ám thị.
4. Đặc điểm của cơ chế ám thị
- Thay đổi cách ứng xử của cá nhân do phục tùng mệnh lệnh đến từ một quyền uy hợp pháp.
- Là ảnh hưởng tích cực của một người lên người khác hoặc nhóm.
- Không có sự đồng nhất về cảm xúc, không có sự thỏa thuận, đơn giản là
tiếp nhận thông tin trên cơ sở kết luận có sẵn.
- Mang tính chất nói miệng - cá nhân làm theo sự chỉ dẫn bằng lời nói.
- Hiệu quả của ám thị phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng tinh thần, uy tín
của người ám thị và mối quan hệ giữa hai bên.
- Khả năng bị ám thị giảm dần khi con người trưởng thành.
- Đôi khi ám thị chỉ hiệu quả tạm thời, nghĩa là người chịu ám thị đồng ý
lúc đó nhưng sau khi suy nghĩ lại thì phủ nhận.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế ám thị
Cơ chế ám thị có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, làm tăng
hoặc giảm mức độ tác động của ám thị lên người nhận:
● Uy tín của người ám thị
- Vị thế xã hội: Người có vị trí cao trong xã hội, có thẩm quyền hoặc
chuyên môn thường dễ ám thị hơn, vì họ được xem là nguồn thông tin đáng tin cậy.
- Sự lôi cuốn và khả năng thuyết phục: Cá nhân có sức hút, nói
chuyện cuốn hút và tự tin sẽ dễ thuyết phục người khác hơn. Khả
năng truyền đạt ý tưởng mạch lạc và logic của họ cũng ảnh hưởng
đến sự chấp nhận của người nghe.
● Tình trạng tinh thần và thể chất của người chịu ám thị
- Những người trong trạng thái căng thẳng, lo âu, hoặc đang đối mặt
với những khó khăn về tinh thần thường dễ bị ám thị hơn do họ ít
có khả năng phân tích và phản biện thông tin.
- Khi người nhận thông tin ở trong tình trạng sức khỏe yếu, họ
thường dễ tiếp nhận thông tin mà không đặt câu hỏi, đặc biệt là
trong các tình huống liên quan đến y tế. ● Lứa tuổi
- Trẻ em và người trẻ tuổi thường dễ bị ám thị hơn do kinh nghiệm
sống và khả năng phản biện của họ chưa phát triển đầy đủ. Người
trưởng thành hoặc lớn tuổi hơn có xu hướng khó bị ám thị vì họ có
khả năng tự suy xét và phân tích thông tin cao hơn.
● Mối quan hệ giữa người ám thị và người chịu ám thị
- Khi người ám thị có mối quan hệ tốt với người chịu ám thị (ví dụ
như bác sĩ và bệnh nhân), mức độ ám thị thường cao hơn. Mối
quan hệ thân thiết tạo ra sự tin tưởng, làm tăng hiệu quả của ám thị.
- Nếu người chịu ám thị có sự kính trọng và tin tưởng cao đối với
người ám thị, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận và thực hiện chỉ dẫn mà không phản kháng.
● Cách thức truyền đạt thông tin
- Thông tin được truyền tải một cách rõ ràng, mạnh mẽ và quyết
đoán sẽ dễ gây ra ám thị hơn. Những câu nói không chắc chắn hoặc
mơ hồ có thể làm giảm hiệu quả của ám thị.
- Cách thực truyền tải gián tiếp hay trực tiếp: Ám thị gián tiếp
thường tinh tế và dễ tiếp nhận hơn, vì người nghe không cảm thấy
bị ép buộc, trong khi ám thị trực tiếp có thể gây ra sự kháng cự nếu
mệnh lệnh không được diễn đạt một cách khéo léo.
● Đặc điểm của tình huống
- Các tình huống có tính chất trang trọng hoặc có yếu tố xã hội cao,
như trong y tế hoặc trong lớp học, dễ tạo ra môi trường thuận lợi
cho ám thị. Người chịu ám thị có thể cảm thấy áp lực từ môi
trường xã hội và chấp nhận chỉ dẫn.
- Trong một nhóm đông người, cá nhân có xu hướng tuân theo áp
lực đồng thuận và dễ bị ám thị hơn, đặc biệt khi nhóm thể hiện sự
nhất trí về một vấn đề nào đó.
6. Phân biệt ám thị và thôi miên Ám thị Thôi miên Định nghĩa
Là quá trình tác động lên Là một trạng thái ý thức suy nghĩ, cảm xúc hoặc
thay đổi, trong đó người hành vi một cách tự
bị thôi miên trở nên dễ
nhiên hoặc có chủ đích
tiếp thu các gợi ý và có
thông qua các gợi ý trực sự tập trung cao độ. tiếp hoặc gián tiếp.
Mức độ thay đổi ý thức
Không yêu cầu thay đổi Yêu cầu người bị thôi
trạng thái ý thức. Người miên rơi vào trạng thái ý tiếp nhận thường vẫn
thức thay đổi, tức là một
trong trạng thái tỉnh táo. trạng thái thư giãn sâu và tập trung. Cơ chế Diễn ra thông qua các Được tạo ra thông qua
yếu tố môi trường, sự các kỹ thuật thôi miên
lặp lại của thông điệp,
đặc thù, như lời nói nhẹ
hoặc các gợi ý trực tiếp. nhàng, đếm số, hoặc yêu
Có thể xảy ra một cách cầu tập trung vào một tự nhiên. đối tượng. Sự tự giác
Người tiếp nhận có thể
Người bị thôi miên vẫn nhận biết hoặc không
nhận thức về môi trường
nhận biết về việc mình xung quanh, nhưng sự tự bị ám thị. giác bị giảm sút hoặc thay đổi. Khả năng kiểm soát
Người tiếp nhận ám thị Người bị thôi miên có
vẫn có thể từ chối hoặc
thể dễ dàng tiếp nhận
phản kháng nếu họ nhận các gợi ý hơn vì khả
thấy gợi ý không hợp lý. năng kiểm soát ý thức bị
giảm. Tuy nhiên, họ vẫn
có thể từ chối những gợi ý không phù hợp với
nguyên tắc đạo đức cá nhân. Ứng dụng
Thường được sử dụng
Chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo, giáo trong các liệu pháp tâm
dục, truyền thông, và trị lý (hypnotherapy) để
liệu tâm lý để tạo ra sự
điều trị các rối loạn như thay đổi hành vi hoặc
căng thẳng, nghiện, hoặc suy nghĩ. để khám phá tiềm thức Tính tự nhiên
Có thể diễn ra một cách Đòi hỏi một quá trình có tự nhiên mà không cần kiểm soát, thường do tác động lớn từ bên
chuyên gia thực hiện, để ngoài.
đưa người vào trạng thái thôi miên. Mục đích Nhằm thuyết phục, tạo Nhằm truy cập vào tiềm cảm xúc hoặc thay đổi
thức của người bị thôi hành vi thông qua các
miên, giúp họ đối mặt gợi ý nhẹ nhàng hoặc
hoặc giải quyết các vấn tinh tế. đề tâm lý. Tính chủ động của
Người tiếp nhận có thể Người bị thôi miên người tiếp nhận không chủ động tham
thường phải đồng ý và
gia vào quá trình ám thị. chủ động tham gia vào quá trình thôi miên. Ví dụ thực tiễn:
Ám thị: Trong quảng cáo, việc lặp lại một thông điệp như "Sản phẩm này sẽ
giúp bạn hạnh phúc" có thể dần dần thuyết phục người xem rằng việc sở hữu
sản phẩm sẽ đem lại hạnh phúc. Người tiếp nhận không cần phải ở trong trạng
thái ý thức đặc biệt để bị ảnh hưởng bởi thông điệp này.
Thôi miên: Trong một buổi trị liệu thôi miên, nhà trị liệu có thể đưa bệnh nhân
vào trạng thái thôi miên sâu bằng cách yêu cầu họ thư giãn và tập trung vào
giọng nói của nhà trị liệu. Khi đã trong trạng thái thôi miên, bệnh nhân sẽ trở
nên dễ dàng tiếp thu các gợi ý giúp họ vượt qua chứng lo âu hoặc thay đổi thói quen xấu.
7. Áp dụng thực tiễn cơ chế ám thị
Cơ chế ám thị được áp dụng điển hình trong hiệu ứng giả dược trong y
học. Beecher đã tiến hành thực nghiệm trên 1000 bệnh nhân chỉ được điều trị
bằng “thuốc vờ”. Ông phát cho họ những viên thuốc làm bằng đường và nói với
họ rằng đó là một loại thuốc rất công dụng. Kết quả thực nghiệm cho thấy 1 3
trong số họ có tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt (một số người còn cho rằng
thuốc này làm cho họ khỏi ốm). Có thể thấy, hiện tượng ám thị sẽ xuất hiện khi
người ám thị có vị trí xã hội nhất định (trong trường hợp này là bác sĩ với bệnh
nhân) và người bị ám thị có nhu cầu được giải tỏa tâm lý (bệnh nhân mong
được uống thuốc để khỏi bệnh).
Cụ thể, ám thị trong hiệu ứng giả dược hoạt động theo những bước sau:
● Tác động từ quyền uy của người bác sĩ hoặc người có uy tín
Người bác sĩ, với vai trò là chuyên gia y tế, có uy tín và vị thế đặc biệt
trong mắt bệnh nhân. Khi bác sĩ giới thiệu một loại thuốc (dù là thuốc vờ) và
khẳng định rằng nó sẽ giúp cải thiện bệnh tình, bệnh nhân thường chấp nhận
thông tin đó mà không phản kháng. Trong tâm trí bệnh nhân, bác sĩ là nguồn
thông tin đáng tin cậy và có khả năng giúp họ khỏi bệnh, do đó, họ dễ bị ám thị
bởi lời nói của bác sĩ.
Sự ám thị mạnh mẽ hơn nếu người bác sĩ sử dụng ngôn từ tự tin, rõ ràng
và thuyết phục. Bệnh nhân có thể không phân tích kỹ càng về bản chất của
thuốc, mà thay vào đó chấp nhận thông điệp từ bác sĩ một cách không phê phán.
● Niềm tin của bệnh nhân vào hiệu quả của thuốc
Niềm tin đóng vai trò trung tâm trong cơ chế ám thị của hiệu ứng giả
dược. Bệnh nhân tin tưởng rằng họ đang dùng một loại thuốc thực sự có tác
dụng chữa bệnh, điều này tạo ra một phản ứng tích cực từ cơ thể thông qua các
quá trình tâm lý và sinh lý. Khi họ tin rằng họ sẽ khỏe hơn, cơ thể thực sự bắt
đầu tạo ra những thay đổi phù hợp với niềm tin đó.
Về mặt sinh học, việc tin tưởng vào tác dụng của giả dược có thể kích
thích não bộ sản xuất ra các hóa chất như endorphin (hormone giảm đau tự
nhiên) hoặc dopamine (liên quan đến cảm giác hạnh phúc và sự thoải mái), tạo
cảm giác dễ chịu và giảm triệu chứng bệnh.
● Sự tiếp nhận không phê phán của người bệnh
Khi một bệnh nhân đang trong tình trạng lo âu hoặc đau đớn, họ có xu
hướng tìm kiếm giải pháp ngay lập tức và ít khả năng đặt câu hỏi về những gì
bác sĩ đưa ra. Điều này làm tăng tính ám thị vì người bệnh dễ chấp nhận thông
tin mà không phân tích kỹ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không chỉ kỳ
vọng thuốc sẽ giúp họ, mà còn tin tưởng rằng chỉ cần dùng thuốc, bệnh tình sẽ
cải thiện, và điều này thúc đẩy hiệu ứng giả dược.
● Tác động tâm lý - sinh lý của niềm tin
Khi bị ám thị và tin tưởng vào hiệu quả của thuốc vờ, cơ thể bệnh nhân
có thể tạo ra các phản ứng sinh lý tích cực. Điều này xảy ra do sự kích thích từ
niềm tin của người bệnh, làm cho hệ thần kinh trung ương và các cơ quan khác
trong cơ thể phản ứng theo hướng cải thiện tình trạng sức khỏe.