-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập tự học tâm lý học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vụ việc giữa Đạt G và Du Uyên phản ánh nhiều nguyên nhân tâm lý và xã hội dẫn đến hành vi xâm kích. Theo các lý thuyết Tâm lý học xã hội, có thể thấy rằng bạo lực không chỉ xuất phát từ do môi trường, học tập xã hội và cảm giác ấm ức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tâm lí học xã hội 21 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập tự học tâm lý học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vụ việc giữa Đạt G và Du Uyên phản ánh nhiều nguyên nhân tâm lý và xã hội dẫn đến hành vi xâm kích. Theo các lý thuyết Tâm lý học xã hội, có thể thấy rằng bạo lực không chỉ xuất phát từ do môi trường, học tập xã hội và cảm giác ấm ức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tâm lí học xã hội 21 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI BÀI TỰ HỌC SỐ 2
Sinh viên: Hoàng Lan Hương
Lớp: Truyền thông Marketing A2 K44
Mã sinh viên: 2456160073
Yêu cầu: Tìm 1 ví dụ cụ thể về hành vi xâm kích trong đời sống xã hội, phân tích và đưa ra 1 số
giải pháp cụ thể để giảm thiểu hành vi xâm kích đó.
Ví dụ về hành vi xâm kích trong mối quan hệ tình cảm
Ca sĩ Đạt G bạo lực bạn gái Du Uyên
Diễn biến sự việc -
Tháng 5/2021, sau khi chia tay, Du Uyên lên tiếng tố cáo Đạt G về hành vi bạo lực và thiếu trung
thực. Cô chia sẻ rằng anh từng nhiều lần chửi mắng, đánh đập cô trước mặt bạn bè và gia đình. Nguồn: Dân trí -
Ngày 14/7/2021, một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông,
được cho là Đạt G, có hành vi bạo lực với Du Uyên khi cô đang ngồi ăn cơm cùng gia đình. Trong
video, người này lao vào đạp và tát mạnh vào đầu cô, mặc dù có sự can ngăn từ người thân. Nguồn: TinTức Online
Phân tích hành vi xâm kích 1. Dạng xâm kích
Xâm kích mang tính thù địch 2. Nguyên nhân
Vụ việc giữa Đạt G và Du Uyên phản ánh nhiều nguyên nhân tâm lý và xã hội dẫn đến hành vi xâm kích.
Theo các lý thuyết Tâm lý học xã hội, có thể thấy rằng bạo lực không chỉ xuất phát từ bản năng mà còn
do môi trường, học tập xã hội và cảm giác ấm ức -
Nguyên nhân theo thuyết sinh vật hóa (Thuyết tiến hóa của Darwin) +
Bản năng sinh tồn và cạnh tranh:
Theo Darwin, khi con người đối mặt với sự đe dọa, họ có xu hướng sử dụng hành vi xâm
kích như một phương tiện để bảo vệ quyền lợi và vị thế.
→ Trong trường hợp của Đạt G, có thể anh ta cảm thấy bị đe dọa về quyền kiểm soát
trong mối quan hệ với Du Uyên sau khi chia tay, dẫn đến phản ứng bạo lực. + Hung tính là bản năng:
Trong lịch sử phát triển loài người, hung tính từng giúp con người sinh tồn. Tuy nhiên,
trong xã hội hiện đại, nếu không được kiểm soát, nó trở thành hành vi bạo lực.
→ Nếu Đạt G không học được cách kiểm soát hung tính, anh ta có thể bộc lộ hành vi xâm kích khi căng thẳng. -
Nguyên nhân theo thuyết bản năng chết của Freud
Hành vi xâm kích như một cách giải tỏa căng thẳng
Freud cho rằng khi một cá nhân cảm thấy áp lực, thất vọng hoặc bị xúc phạm, họ có thể
chuyển năng lượng tiêu cực đó thành hành vi xâm kích.
→ Đạt G có thể đã trải qua những căng thẳng trong sự nghiệp và đời sống cá nhân, dẫn
đến việc trút giận lên Du Uyên. -
Nguyên nhân theo thuyết củng cố (Học tập qua phần thưởng)
Củng cố hành vi bạo lực
Nếu một người từng có hành vi xâm kích và nhận được lợi ích (ví dụ: kiểm soát được
người khác, đạt được mục tiêu), họ sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó.
→ Nếu trước đây, Đạt G từng sử dụng bạo lực để kiểm soát mối quan hệ mà không bị
hậu quả nghiêm trọng, anh ta có thể xem đây là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. -
Nguyên nhân theo thuyết học tập quan sát (Bandura, 1977)
Bắt chước hành vi bạo lực từ môi trường xung quanh
Nếu một người lớn lên trong môi trường có bạo lực hoặc thường xuyên tiếp xúc với nội
dung bạo lực trên phim ảnh, họ có thể học theo những hành vi đó.
→ Đạt G có thể đã quan sát và tiếp thu mô hình hành vi xâm kích từ gia đình, bạn bè,
hoặc truyền thông mà không ý thức được hậu quả. -
Nguyên nhân theo thuyết ấm ức - xâm kích +
Cảm giác bị xúc phạm hoặc mất quyền kiểm soát
Khi một người cảm thấy bị xúc phạm, hạ nhục hoặc mất quyền lực trong mối quan hệ,
họ có thể phản ứng bằng bạo lực.
→ Đạt G có thể cảm thấy mất quyền kiểm soát trong mối quan hệ với Du Uyên sau chia
tay, dẫn đến hành vi bạo lực để khẳng định vị thế. +
Tác động của bất công và khác biệt quyền lực
Nếu một người cảm thấy bị đối xử bất công hoặc thua kém trong xã hội, họ có thể phản ứng bằng xâm kích.
→ Dù không có bằng chứng rõ ràng về việc Đạt G bị ấm ức về kinh tế hay danh tiếng,
nhưng có thể anh ta cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng khi Du Uyên lên tiếng chỉ
trích, từ đó phản ứng bằng bạo lực.
Giải pháp giảm thiểu bạo lực trong mối quan hệ tình cảm
Giảm bạo lực không chỉ đòi hỏi sự thay đổi từ cá nhân, mà còn cần sự can thiệp từ xã hội. Bằng cách
khuyến khích thấu cảm, trì hoãn phản ứng xâm kích, và giáo dục kiểm soát cảm xúc, chúng ta có thể
giúp hạn chế hành vi bạo lực trong các mối quan hệ. 1. Biện pháp cá nhân -
Áp dụng quá trình thấu cảm để giảm bạo lực +
Tăng cường nhận thức về hậu quả của hành vi bạo lực: Khi cá nhân hiểu rõ nỗi đau mà
họ gây ra cho nạn nhân, họ có thể kiểm soát tốt hơn sự tức giận của mình. +
Thực hành kỹ năng đặt mình vào vị trí của người khác:
→ Ví dụ, Đạt G có thể tham gia các chương trình giáo dục về tác hại của bạo lực, giúp
anh ta nhận thức rõ hơn về cảm xúc và tổn thương của Du Uyên. -
Giảm tức giận bằng cách trì hoãn phản ứng +
Tránh phản ứng bạo lực ngay lập tức bằng cách kéo dài thời gian giữa cảm giác ấm ức và hành động.
→ Ví dụ: Đếm từ 1 đến 100, hít thở sâu, hoặc rời khỏi tình huống xung đột để ngăn
chặn phản ứng bốc đồng. +
Sử dụng sự phân tán hoặc xao lãng để kiểm soát cơn giận:
→ Khi cảm thấy tức giận, thay vì bộc phát hành vi xâm kích, người đó có thể chuyển
hướng sự chú ý bằng cách đi dạo, nghe nhạc, hoặc tập thể dục. -
Học cách đối diện với cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh +
Thay vì dùng bạo lực, hãy đối thoại thẳng thắn, nhưng phi bạo lực. +
Viết nhật ký cảm xúc để theo dõi suy nghĩ tiêu cực và dần dần thay đổi cách phản ứng của mình.
2. Biện pháp xã hội -
Kết hợp phạt nhẹ với tham vấn tâm lý +
Thay vì chỉ áp dụng hình phạt pháp lý nghiêm khắc, có thể kết hợp với các chương trình
tham vấn tâm lý cho người có hành vi bạo lực. +
Ví dụ: Đối với những người có xu hướng xâm kích trong mối quan hệ, có thể tham gia
các khóa học kiểm soát cơn giận. -
Khuyến khích văn hóa xin lỗi chân thành +
Một lời xin lỗi thật lòng có thể giúp giảm ấm ức, ngăn chặn sự leo thang của bạo lực. +
Trong trường hợp của Đạt G và Du Uyên, nếu Đạt G có thể nhận trách nhiệm và xin lỗi
chân thành, tình huống có thể được giải quyết một cách ôn hòa hơn. -
Vai trò của cộng đồng trong việc hạn chế bạo lực +
Các tổ chức, cộng đồng nên tích cực giáo dục về các dấu hiệu của bạo lực và khuyến
khích đối thoại lành mạnh. +
Cần có đường dây nóng và các trung tâm hỗ trợ giúp nạn nhân thoát khỏi mối quan hệ
bạo lực một cách an toàn.