Đề cương tâm lý học xã hội | Học viện báo chí và tuyên truyền

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não. Tâm lý người mang tính chủ thể. Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử. Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý. Mối quan hệ giữa 3 mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân.

Môn:
Thông tin:
30 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương tâm lý học xã hội | Học viện báo chí và tuyên truyền

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não. Tâm lý người mang tính chủ thể. Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử. Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý. Mối quan hệ giữa 3 mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân.

8 4 lượt tải Tải xuống
Câu 1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
1. Tâm lý người: tất cả những hiện tượng nảy sinh trong đầu óc con
người, gắn liền và điều hành và mọi hoạt động, hành động của con người.
Bản chất hiện tượng tâm lý
- tâmcủa con người là do thượng đế, do trời sinhQuan niệm duy tâm:
ra nhập vào thể xác con người, một trạng thái tinh thần sẵn trong
con người.
- : tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượngQuan niệm duy vật tầm thường
đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra, họ đem đồng
nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính
tích cực năng động của tâm lý, ý thức.
- : Quan điểm duy vật biện chứng
+ Tâm lí người là chức năng của não
+ Tâm lí người là sự phản ánh HTKQ vào não
+ Tâm lí người mang tính chủ thể
+ Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.
2. Phản ánh:
- Phản ánh thuộc tính chung của tất cả các sự vật hiện tượng, đó
quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác kết quả
đều để lại dấu viết cả 2 hệ thống (hệ thống tác động hệ thống chịu
tác động).
- 3 loại phản ánh:
+ Phản ánh cơ, vật lí, hóa học: phản ánh diễn ra những vật không
sống (loại phản ánh thấp nhất)
VD: Viên phấn được dùng đề viết lên bảng để lại dấu vết trên bảng
ngược lại làm mòn viên phấn.
+ Phản ánh sinh vật: là phản ánh của những vật chất sống chưa có hệ thần
kinh phát triển. VD: Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.
+ Phản ánh tâm lý: phản ánh của vật chất sống hệ thần kinh phát
triển (phản ánh cao nhất và đặc biệt)
3. Tại sao phản ánh tâm lý lại đặc biệt?
+ Đó sự tác động của HTKQ vào não người, hệ thần kinh người - tổ
chức đặc biệt, tiến hóa hơn so với các loài động vật khác.
+ Phản ánh tâm lý tạo ra những “hình ảnh tâm lý”, bản “sao chụp” về thế
giới
+ Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo, thể hiện tính chủ thể và
đậm màu sắc cá nhân.
4. Hiện thực khách quan: là những cái tồn tại xung quanh chúng ta, có
cái nhìn thấy, sờ thấy được, có cái không nhìn thấy, sờ thấy được.
1
5. Não: tổ chức vật chất phát triển cao nhất, khả năng nhận tác
động từ HTKQ để lại các dấu vết trong não. Từ các dấu vết này nảy sinh ra
h/ả tâm lí.
- Não có chức năng phản ánh hiện thực khách quan.
6. Cơ chế hình thành tâm lí
- Khi một sự vật, hiện tượng nào đó trong HTKQ tác động vào ta, một
phản ánh tâm diễn ra. Kết quả trên não ta hình ảnh sự vật, hiện
tượng đó được gọi hình ảnh tâm lí. Tâm nguồn gốc từ HTKQ.
HTKQ chính là nội dung của phản ánh tâm lí
- Tâm lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Sự
vật, hiện tượng tác động vào giác quan não đã để lại dấu vết trong não.
Không có não hoặc não hoạt động k bt thì k có tâm lí.
-HTKQ phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lý.
Phản ánh
HTKQ <===> não ----> hình ảnh tâm lý
+ HTKQ là nguồn gốc và điều kiện cần
+Não là điều kiện đủ
+H/ảnh tâm sản phẩm phản ánh mang tính chủ thể, sinh động, sáng
tạo.
Kết luận
- Muốn hình thành và pt tâm lí cần làm phong phú hiện thực khách quan
- Não chức năng cùng quan trọng, cần bảo vệ, giữ gìn não bằng
cách làm việc, nghỉ ngơi hợp lí
- Muốn hiểu tâm lí 1 người phải tìm hiểu hoàn cảnh sống của họ
Câu 2: Tâm lý người mang tính chủ thể
* Tâm lý của con người khác nhau là không giống nhau
* Chủ thể phải con người có não + cơ thể hoạt động bình thường, phải
chủ động, tích cực đón nhận thế giới khách quan
1. Tâm lý người (như câu 1)
2. Bản chất hiện tượng tâm lý (như câu 1)
3. Tính chủ thể là gì?
- Chủ thể trong phản ánh tâm lí là con người.
- HTKQ phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lí. Nhưng sự
phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh khác ở chỗ đây là sự phản ánh đặc
biệt- phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người; hình ảnh tâm
lí người bao giờ cũng mang “dấu ấn” riêng của người phản ánh.
- Phản ánh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
Vd: Để sách trước gương vs đk ánh sáng bình thường, trong gương h/ả
cuốn sách. Để sách trước mắt trg đk ánh sáng bình thường, trong óc
2
hình ảnh cuốn sách. Cất sách thì trong gương mất hả cuốn sách còn trong
đầu vẫn có. Ảnh sách trong gương khác ảnh sách trong đầu. Bìa sách
cái gì trong gương có cái ấy, con người có thể nhìn kĩ nét này bỏ qua điểm
kia của bìa sách
- Tâmngười mang tính chủ thể. Hình ảnh tâmlà hình ảnh chủ quan
về HTKQ. Hả tâm lí không những phụ thuộc vào HTKQ mà còn phụ thuộc
vào người phản ánh
4. Tính chủ thể được biểu hiện như sau:
+ Cùng nhận sự tác động của cùng 1 sự vật, hiện tượng nhưng chủ thể
khác nhau -> hình ảnh tâm lý với những mức độ khác nhau -> từ đó có thái
độ và hành vi khác nhau.
VD: Kết 1 bộ phim người này thấy buồn, người kia thấy vui
+ Cùng một sự vật hiện tượng tác động đến một chủ thể duy nhất vào
những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái
thể, trạng thái tinh thần khác nhau, thể cho ta những hả tâm khác
nhau
VD: Cùng là xem những bức hình chụp cùng người yêu. Nếu như 2 người
còn đang yêu nhau thì xem lại sẽ thấy rất vui vẻ, hạnh phúc. Còn nếu như
đã chia tay thì lại rất đau khổ, buồn bã.
+ Chính chủ thể người cảm nhận thể hiện nét nhất các hiện
tượng tinh thần xảy ra trong chính chủ thể.
5. Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hả tâm về TG đã đưa cái riêng của
mình vào trong đó làm cho mang đậm màu sắc chủ quan. Mỗi người
tiếp thu cái chung vốn trong HTKQ, dựa trên sở cái chung ấy tạo ra
cái riêng của từng người. Cái chung cái riêng trong tâm con người
hòa với nhau, liên kết chặt chẽ với nhau
Do tính chủ thể nên tâm của con người luôn mang những nét riêng
giúp ta phân biệt người này với người khác
6. Nguyên nhân:
+ Mỗi ng có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, não
bộ.
+ Hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau.
+ Mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác
nhau trong hoạt động.
7. Kết luận:
- Không áp đặt, tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng nhân, không đòi
hỏi họ suy nghĩ, mong muốn, hành động như mình. Cần những cách
ứng xử, tiếp cận phù hợp với đối tượng, không nên cứng nhắc, máy móc.
3
- Trong giáo dục, quản con ng phải chú ý đến nguyên tắc bám sát đối
tượng.
- Tâm lýsản phẩm của hoạt độnggiao tiếp,thế phải tổ chức hoạt
động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý người.
Câu 3: Tâm lý người mang bản chất xã hội- lịch sử
1. Tâm lý người: (như câu 1)
2. Bản chất hiện tượng tâm lý (như câu 1)
3. Tâm lý người mang bản chất xã hội:
- TLN có nguồn gốc xã hội:
+ Sự tồn tại phát triển của con người luôn gắn liền với sự tồn tại
phát triển của cộng đồng, xã hội.
+ Những gì con người có được khi mới sinh ra chỉ là những điều kiện cần
nhưng chưa đủ. Điều kiện tiên quyết để trở thành người phải sống
hoạt động theo kiểu người trong cộng đồng.
" TLN chỉ hình thành trong môi trường xã hội, nơi con người sống và làm
việc với tư cách là 1 thành viên của xã hội.
" Trên thực tế nếu con người thoát ly khỏi các quan hệ hội,quan hệ
người –người thì tâm lý sẽ mất hẳn tính người.
VD: Một gái 5 tuổi đã được tìm thấy tại dãy núi Ural, Nga, trong tình
trạng sống chung với đàn bò. không thể nói chuyện chỉ thể
giao tiếp bằng tiếng bò rống.
- TLN mang nội dung xã hội:
+Con người sống trong xã hội nhất định, chịu sự chi phối của các quan hệ
xã hội. Con người chính là biểu hiện của các quan hệ xã hội ấy
+ Mác nói: “ Bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
+ Con người bản chất XH, sp của một XH nhất định nên tâm
người mang nội dung xã hội
+ Mỗi người lĩnh hội kinh nghiệm tri thức chung của loài người biến
thành vốn sống, kinh nghiệm, tri thức của riêng mình, tứctạo nên tâm
của bản thân thông qua hoạt động, giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò
chủ đạo.
Càng hăng hái tích cực trong các hoạt động thì tâmngười càng phong
phú.
VD: 1 đứa trẻ khi mới sinh ra sẽ chưa kiến thức gì, nhưng sau 1 thời
gian được mọi người chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người thì
đứa trẻ sẽ sự hiểu biết tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ thế giới
xung quanh.
4. Tâm lý người mang tính lịch sử:
4
- Tâm lí người hình thành, vận động, phát triển, biến đổi cùng với sự
phát triển của lịch sử, cộng đồng tâm người mang dấu ấn lịch sử
của XH
VD: Dân tộc Việt Nam phải chịu sự xâm lược từ rất sớm, từ đó hình thành
ý thức đấu tranh dân tộc, tạo nên 1 đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu
nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực.
- TG vận động pt không ngừng, tâm con người sự phản ánh
thế giới xung quanh cũng k ngừng vận động pt. Khi chuyển sang
một thời lịch sử khác, những biến đổi trong XH dẫn tới những thay đổi
trong nhận thức, tình cảm, nếp nghĩ, TGQ của con người…
- XH vận động biến đổi kéo theo sự vận động và biến đổi của tâm
lí nhưng qua mỗi thời kì, những nét tâm đã hình thành không hoàn
toàn mất đi còn để lại những dấu ấn nhất định trong mỗi con
người và mỗi thế hệ
VD: Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” rất phổ biến trong thời kì phong kiến
đến nay vẫn còn không ít người tưởng đấy cho hội đã hiện
đại hơn.
5. Kết luận:
- Khi nghiên cứu, hình thành và cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu
hoàn cảnh con người đó sống; không thể tách rời, cô lập họ với mqh XH,
vs cộng đồng xã hội, với thời kì lịch sử họ sống và hoạt động
- thể cải tạo con người bằng cách tạo ra cho họ các đk XH thuận
lợi
- Trong dạy học giáo dục, quan hệ ứng xử,.. phải chú ý quan sát đối
tượng
- Tích cực tổ chức các hoạt động quan hệ giao tiếp hài hòa theo từng
lứa tuổi để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.
Câu 4: Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm
* hình vẽ trong sách trang 16
1. Khái niệm:
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
- Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế
giới xung quanh và với chính bản thân mình.
- Quá trình con người tác động vào thế giới xung quanh, con người đã
bộc lộ tâm của mình ra bên ngoài-tức quá trình con người chuyển
năng lực thành sản phẩm. Ngược lại, con người tách những thuộc tính của
sự vật quay trở về với bản thân tạo nên tâm lí của mình
5
- Trong hoạt động, cùng một lúc con người đạt được hai kết quả: vừa thay
đổi được TG xung quanh thông qua việc tạo ra sp LĐ, đồng thời thay đổi
chính bản thân mình, tạo ra tính cách bản thân
2. Vai trò của hoạt động;
* Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành phát triển tâm
lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:
- Qúa trình đối tượng hóa (xuất tâm): Chủ thể chuyển năng lực phẩm
chất tâm của mình, tác động vào khách thể (sự vật, hiện tượng, thế giới
xung quanh) tạo ra sản phẩm. Từ đó tâm con người được bộc lộ, khách
quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm
VD: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử
dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để
thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại tâm khác nhau:
người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói
nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài
thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
- Qúa trình chủ thể hóa (nhập tâm): Thông qua hoạt động con người,
tiếp thu lấy tri thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào
đối tượng.
VD: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì nhân đó đã rút ra được rất
nhiều kinh nghiệm cho bản thân, đã biết làm thế nào để một bài
thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần saucơ hội được thuyết trình thì sẽ
phải chuẩn bị một tâm tốt, đó là: phải tin, nói to, ràng, mạch lạc,
logic, phải làm chủ được mình trước mọi người.
-> Cùng một lúc con người đạt được 2 kết quả: con người vừa thay đổi
được TG xung quanh thông qua việc tạo ra sp LĐ, đồng thời con người
thay đổi chính bản thân mình, tạo ra nhân cách bản thân
3. Kết luận:
- quyết định đến sự hình thành phát triển tâm lý, nhân cách
nhân.
- Sự hình thành và pt tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo của từng thời kỳ.
Ví dụ:
Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo hoạt động với đồ
vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu
sự vật xung quanh.
Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo lao động
học tập.
- Cần tổ chức nhiều hđ đa dạng và phong phú trong cs và công tác.
6
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
4. Đặc điểm của hoạt động:
- Hoạt động luôn đối tượng. Đối tượng cái con người cần chiếm
lĩnh, luôn nhằm tác động để thay đổi hoặc để tiếp nhận vào đầu óc
mình
VD: Hoạt động học tập nhằm vào tri thức, năng, xảo... để biết,
hiểu. tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội các
tri thức kĩ năng, kĩ xảo ấy
- Hoạt động luôn do chủ thể tiến hành (người thực hiện hoạt động đó).
Có thể có 1 chủ thể hoặc nhiều chủ thể.
VD: Giáo viên chủ thể của hoạt động dạy. Học sinh là chủ thể của hoạt
động học tập. Thầy tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động dạy học, trò
thực hiện hoạt động đó như vậy cả thầy trò cùng chủ thể của hoạt
động dạy và học.
- Hoạt động luôn có tính mục đích. Mục đích của hoạt động là làm biến
đổi thế giới xung quanh và biến đổi bản thân chủ thể.
VD: Lao động sản xuất ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, để đảm
bảo sự tồn tại của xã hội và bản thân đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở,...
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Con người gián tiếp
tác động đến khách thể thông qua hình ảnh tâm trong đầu, gián tiếp
qua việc sử dụng công cụ lao động và phương tiện ngôn ngữ.
VD: nhà điêu khắc nặn bức tượng một cô gái thì hình ảnh cô gái được lấy
làm mẫu trong đầu anh ta giữ vai trò điều khiển đôi bàn tay để anh ta tạo
nên bức tượng đúng hình mẫu đó. Hình ảnh gái, hình ảnh các thao tác
nặn tượng (hình ảnh tâm lý) chính công cụ tâm giữ chức năng trung
gian trong quá trình tạo ra sản phẩm (bức tượng). Quá trình nặn tượng
cũng còn phải đùng một số công cụ khác chứ không chỉ đôi bàn tay trần
(công cụ lao động).
5. Cấu trúc của hoạt động:
- Hoạt động hợp bởi các hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao
tác.
- Hoạt động được thúc đẩy bởi một động nhất định. Động chính
mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động (động cơ xa). Được cụ
thể bằng những mục đích bộ phận mà từng hành động hướng vào (động cơ
gần)
- Để đạt được mục đích con người phải sử dụng các phương tiện
- Hành động bao giờ cũng phải giải quyết một nhiệm vụ nhất định.
Nhiệm vụ này mục đích đề ra trong những đk cụ thể nhất định, tức
mục đích bộ phận phải được cụ thể hóa thêm một bước nữa, sự cụ thể hóa
7
này được quy định bởi các phương tiện, điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành
động. Từ đây cũng xác định phương thức để giải quyết nhiệm vụ. Các
phương thức này gọi là các thao tác.
- Sơ đồ cấu trúc hoạt động
CHỦ THỂ KHÁCH THỂ
HOẠT ĐỘNG ĐỘNG
$ $
HÀNH ĐỘNG MỤC ĐÍCH
$ $
THAO TÁC ĐIỀU KIỆN
(phương tiện)
SẢN PHẨM (kép)
6. Các loại hoạt động:
- Xét về phương diện phát triển cá thể,3 loại hoạt động: vui chơi; học
tập; lao động.
- Xét về phương diện sản phẩm, có 2 loại hoạt động:
+ Hoạt động thực tiễn: tác động vào vật thể tạo ra sản phẩm vật chất.
+ Hoạt động lí luận: tìm tòi, định hướng,...tạo ra sản phẩm tinh thần.
- Cách phân chia khác thành 4 loại
+ Hoạt động biến đổi: Dạng điển hình nhấtlao động. Bao hàm hđ biến
đổi thiên nhiên, biến đổi xh trong đó bao gồm cả hđ biến đổi ocn người
+ Hoạt động nhận thức: loại hđ tinh thần, không làm biến đổi các vật thể
thực. Nó là quá trình phản ánh sự vật, quan hệ,… mang lại cho chủ thể các
hình ảnh, tri thức về các sự vật, quan hệ ấy.
+ Hoạt động định hướng giá trị: dạng tinh thần, xác định ý nghĩa thực
tại đối với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động
+ Hoạt động giao lưu: thể hiện quan hệ ng-ng
" Con người có nhiều hđ, các hđ này có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
Câu 5: Nhận thức cảm tính
giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhận thức của con người, bao gồm 2
quá trình là cảm giác và tri giác. NTCT giúp cta nhận biết được những đặc
điểm bề ngoài của sự vật, hiện tg
I. Cảm giác
1. Định nghĩa: Cảm giác một quá trình tâm phản ánh từng thuộc
tính riêng lẻ của từng sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của con người.
- Là quá trình tâm lý đơn giản, sơ đẳng.
8
- Con người cònnhững cảm giác từ các kích thích xuất hiện bên trong
thể (cảm giác đói, cảm giác khát...). Đa số các cảm giác nguồn gốc
từ các kích thích bên trong thường ít ràng được điều chỉnh bởi hệ
thần kinh.
2. Đặc điểm
- Cảm giác là 1 quá trình tâm lý, nghĩa là nó có nảy sinh, diễn biến và kết
thúc.
- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, rời rạc, cụ thể, bề ngoài
của sự vật, hiện tượng, chưa phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự
vật, hiện tượng.
- Cảm giác phản ánh HTKQ 1 cách trực tiếp, tức sự vật, hiện tượng
phải trực tiếp tác động vào giác quan của con người thì mới tạo ra được
cảm giác
- Cảm giác con người khác về chất so với cảm giác của động vật. Cảm
giác của con người có tính chất xã hội. Nghĩa là cảm giác con người không
chỉ phản ánh những thuộc tính của bản thân sự vật, hiện tượng vốn
trong thế giới mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng do
con người sáng tạo ra.
Cảm giác của con người sự tham gia của duy ý thức nên phản
ánh ở chất lượng mới
3. Vai trò
- Cảm giác hình thức định hướng đầu tiên của con người trong môi
trường xq.
- Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính
- Cảm giác còn điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động
bình thường của con người.
4. Phân loại: dựa vào vị trí của nguồn kích thích
* Cảm giác bên ngoài: các cảm giác có nguồn gốc là các kích thích từ
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Cảm giác nhìn (thị giác): cho ta biết được thuộc tính: độ sáng, màu sắc,
hình dạng, kích thước, độ xa của đối tượng.
- Cảm giác nghe (thính giác): cho ta biết thuộc tính âm thanh: sự thay đổi
về sóng âm, cao độ (tần số dao động), cường độ (biên độ dao động), âm
sắc (hình thức dao động)
- Cảm giác ngửi (khứu giác): cho ta biết thuộc tính mùi
- Cảm giác nếm (vị giác): cho ta biết thuộc tính vị (mặn, chua, ngọt, đắng)
- Cảm giác da (mạc giác) cho ta biết thuộc tính nhiệt độ (nóng, lạnh)
* Cảm giác bên trong: là các cảm giác có nguồn gốc từ các kích thích bên
trong cơ thể.
9
- Cảm giác vận động cho ta biết độ co, độ căng, độ gập của các bắp thịt,
gân, dây chằng, khớp xương
- Cảm giác thăng bằng cho ta biết được phương hướng, vị trí của đầu ta so
với phương của trọng lực, hướng quay của đầu.
- Cảm giác cơ thể cho ta biết tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng
như đói, no, đau...
- Cảm giác rung, do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của
thân thể tạo nên.
- Cảm giác sờsự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng
chạm. Cảm giác này được thực hiện bởi bàn tay con người.
5. 1 số quy luật của cảm giác
a. Quy luật ngưỡng cảm giác
- Muốn cảm giác thì phải kích thích tác động vào các giác quan.
Không phải kích thích nào tác động vào giác quan cũng gây ra cảm
giác:
+ Kích thích quá yếu không gây ra cảm giác
+ Kích thích qua mạnh làm mất cảm giác
- 1 kích thích chỉ thể gây ra được cảm giác khi cường độ của nó đạt tới
1 giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi
là ngưỡng cảm giác.
- Có hai loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm
giác phía trên.
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới cường độ tối thiểu cần để gây được cảm
giác.
+Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ tối đa vẫn còn gây được cảm
giác.
- Phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác trên là vùng cảm giác được.
- Ngoài ngưỡng tuyệt đối còn : mức độ chênh lệch tốingưỡng sai biệt
thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được
2 kích thích đó
- Các cá nhân khác nhau có ngưỡng cảm giác khác nhau.
- Ngưỡng cảm giác thể thay đổi chịu ảnh hưởng của: trạng thái sức
khỏe, tính chất nghề nghiệp, các điều kiện giáo dục và rèn luyện.
b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
- Để đảm bảo cho sự phản ánh tốt nhất bảo vệ hệ thần kinh, cảm
giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích
- Thích ứng khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp
với sự thay đổi của cường độ kích thích
10
+ Khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm. VD: Từ chỗ tối
bước qua chỗ sáng, phải qua 1 thời gian đợi cho tính nhạy cảm của
quan phân tích giảm xuống ta mới phân biệt được các vậy xung quanh.
+ Khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. VD: 2 bàn tay, 1
ngâm vào nước nóng, 1 ngâm vào nước lạnh. Sau đó nhúng cả 2 bàn tay
vào chậu nước bình thường thì bàn tay ngâm chậu nước nóng sẽ cảm
thấy nước lạnh hơn so với bàn tay kia.
- Cảm giác của con người thể thích ứng với các thay đổi môi trường
như thích ứng với nhiệt độ của nước nóng, buồng tối
- Sự thích ứng cảm giác giúp con người thích nghi với những điều kiện
môi trường luôn biến đổi, bảo vệ hệ thần kinh không bị quá tải bởi các
kích thíchliên tục, đồng thờicòn cho phép con người luôn được đổi
mới cảm giác bằng các kích thích mới đa dạng hơn, phong phú hơn.
- Quy luật thích ứng mọi loại cảm giác nhưng mức độ thích ứng thì
khác nhau. Cảm giác nhìn có khả năng thích ứng cao
- Tính thích ứng của cảm giác thể được pt nhờ luyện tập hoạt động
(người công nhân luyện kim thể làm việc hàng giờ nhiệt độ 50-60 độ
C)
c. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
- Các cảm giác luôn tác động tới nhau, làm thay đổi tính nhạy cảm của
nhau.
- Sự tác động diễn ra theo quy luật như sau:
+ Sự kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của
quan kia. VD: Những âm thanh nhẹ nhàng/ sẽ làm tăng tính nhạy
cảm nhìn.
+ Sự kích thích mạnh lên quan cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy cảm
của quan kia. VD: khi ngửi 1 mùi không thơm sẽ làm giảm độ ngon
miệng.
- Sự tác động thể đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại
hay khác loại.
- Có 2 loại tương phản: tương phản đồng thời và tương phản nối tiếp.
+ Tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động cùng một
lúc lên quan cảm giác. VD: Khi ta đặt 2 tờ giấy trắng cùng loại, 1 trên
nền giấy đen, 1 trên nền giấy xám. Thì ta sẽcảm giác tờ giấy trắng trên
nền đen trắng hơn cái kia.
+ Tương phản nối tiếptương phản khi hai kích thích tác động nối
tiếp nhau lên một quan cảm giác. VD: khi ta ăn 1 cái kẹo ngọt, sau đó
ăn miếng dưa hấu thì ta sẽ thấy miếng dưa hấu không ngọt như trước nữa.
11
-> Cần nắm được quy luật của cảm giác để vận dụng chúng trong quá trình
giảng dạy: âm lượng, chọn lựa màu sắc ánh sáng phù hợp để tạo tâm
thoải mái, dễ chịu
II. Tri giác
1. Định nghĩa:
- Tri giác là 1 quá trình tâm lý phản ánh 1 cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
- Là quá trình tâm lý phức tạp, là sự tổng hợp những thuộc tính riêng lẻ do
các giác quan đem lại và cho ta 1 hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng.
2. Đặc điểm
- Là 1 quá trình tâm lý, tức là có nảy sinh, diễn biễn và kết thúc
- Chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng
giống cảm giác
- Phản ánh HTKQ 1 cách trực tiếp tác động vào các giác quan
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng 1 cách trọn vẹn (tri giác là sự tổng hợp
các cảm giác để tạo ra một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng)
- Tri giác sử dụng dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại đồng thời sử
dụng cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để hình ảnh của sự
vật một cách trọn vẹn để gọi tên sự vật. Kinh nghiệm phong phú làm cho tri
giác con người hoàn thiện hơn, phong phú hơn, chính xác hơn
- Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền các hoạt động của con người
3. Vai trò
- Tri giác điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi hoạt động
của con người trong môi trường xung quanh.
- Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng là vật điều chỉnh các hành động.
- Hình thức tri giác cao nhất, tích cực, chủ động mục đích sự quan
sát đã làm cho tri giác của con người khác xa với tri giác của con vật.
4. Phân loại (có 2 cách)
- Phân loại theo tham gia vào quáquan phân tích nào giữ vai trò chính
trình tri giác: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó,...
- Phân loại theo trong tri giác:đối tượng được phản ánh
+ Tri giác không gian: phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan của
sự vật hiện tượng, bao gồm: hình dạng, độ lớn, vị trí, hình nổi, độ xa, phương
hướng -> con người khả năng định hướng, điều chỉnh của mình trong
TG
+ Tri giác thời gian: cho ta biết độ lâu, độ nhanh, nhịp độ của hiện tượng. Tri
giác thời gian phụ thuộc vào nd của con người (công việc hứng thú ->
tgian trôi đi nhanh và ngược lại); lứa tuổi cũng ảnh hưởng tới tri giác time ->
12
nhờ tri giác thời gian những biến đổi xảy ra trong TG xung quanh được
phản ánh
+ Tri giác vận động: phản ánh sự biến đổi vị trí của sự vật. Bao gồm sự thay
đổi vị trí, hướng, tốc độ. TGVĐ là sự kết hợp giữa TGTG và TGKG
Loại tri giác này phụ thuộc vào các nhân tố time, space độ xa của đối
tượng, độ nhạy của sự di chuyển, sự di chuyển của người quan sát
Vd: Ta tri giác chiếc xe đang chạy thì cùng một lúc ta tri giác vị trí của
(space) và tri giác thời gian mà trg khoảng tgian ấy khoảng cách từ ô tô đến 1
điểm xác định (tăng lên hoặc giảm đi)
+ Tri giác con người bởi con người: quá trình nhận thức lẫn nhau của con
người trong quá trình giao lưu trực tiếp.
• Đây là loại tri giác đặc biệt vì đối tượng tri giác cũng là con người, một chủ
thể, một nhân cách
Trong khi tri giác phải chú ý vào những đặc điểm bên ngoài chưa đựng
nhiều thông tin: vẻ mặc, động tác,…
5. 1 số quy luật của tri giác
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Do sự tác động của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh
vào giác quan mà tính đối tượng của tri giac sduodwjc hình thành
- Tri giác luôn mang tính đối tượng. Mỗi hành động tri giác đều phản ánh 1
đối tượng nào đó của thế giới khách quan
- Vai trò của tính đối tượng:
+ sở định hướng, điều khiến, điều chỉnh cho hành vi, hoạt động
của con người.
+ Nhờ tri giác tính đối tượng làm cho chúng ta nhìn thấy các thông
tin bên ngoài và giúp ta khách quan hóa các hoạt động của mình.
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tính lựa chọn của tri giác sự tách bạch một số dấu hiệu hoặc đối tượng
này ra khỏi các dấu hiệu hoặc đối tượng khác để phản ánh tốt hơn. TÁch đối
tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác
- Bất đối tượng nào khi tác động vào các quan cảm giác của chúng ta
cũng đều nằm trong một bối cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng đó ra
khỏi các sự vật xung quanh để phản ánh chính bản thân đối tượng.
- Đối tượng được tri giác gọi là hình, còn bối cảnh gọi là nền.
- Sự lựa chọn trong tri giác không mang tính chất cố định.
- Tính lựa chọn phụ thuộc vào nhiếu yếu tố khách quan (vật kích thích)
yếu tố chủ quan (chủ thể)
13
- Kinh nghiệm của chủ thể càng phong phú, con người càng hứng thú với đối
tượng thì chủ thể sẽ dễ dàng và nhanh chóng tách được đối tượng ra khỏi bối
cảnh.
- Bối cảnh và đối tượng càng khác biệt thì tri giác càng dễ dàng. Khi cần làm
cho sự tri giác đối tượng khó khăn người ta tìm cách cho đối tượng hòa lẫn
bối cảnh
VD: khi giáo viên chấm bài sẽ sửa lỗi sai bằng mực đỏ để học sinh nhanh
chóng nhìn ra chỗ sai.
c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Hình ảnh tri giác bao giờ cũng có một ý nghĩa nào đó, được gắn với một tên
gọi nhất định, hoặc công dụng
- Điều này được do sự gắn chặt chẽ của tri giác với duy. Các cảm
giác khi được tổ hợp lại thành một hình ảnh trọn vẹn, sẽ được đem so sánh
đối chiếu với các biểu tượng của sự vật, hiện tượng đã được lưu giữ trong trí
nhớ và được xếp vào một nhóm, một lớp hay một loại hiện tượng nhất định
VD: khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi
tên cũng như kể được những đặc điểm của quả đó. Chẳng hạn ta có thể phân
biệt quả cam với quả bưởi, quả táo với quả lê,...
- Vai trò: giúp ta gọi tên (con gì?, cái gì?), biết được công dụng, tính chất,
sắp xếp loại và phân nhóm sự vật, hiện tượng
- Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào khả năng tri giác trọn vẹn sự vật,
vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ
thể.
d. Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Là khả năng phản ánh sự vật 1 cách không thay đổi khi điều kiện tri giác bị
thay đổi. VD: khi ta viết lên trang giấy, ta luôn thấy trang giấy màu trắng
mặc dù viết trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng.
- Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào:
+ Cấu trúc ổn định của sự vật, hiện tượng
+ Vốn tri thức, kinh nghiệm của chủ thể
+ Cơ chế tự điều khiển của hệ thần kinh
VD: 1 đứa trẻ đứng gần ta và 1 người lớn đứng cách xa hàng chục mét. Trên
võng mạc của ta hình ảnh của đứa trẻ lớn hơn hình ảnh của người lớn, nhưng
ta vẫn biết đâu là đứa trẻ, đâu là người lớn nhớ tri giác.
e. Quy luật tổng giác
- Trong quá trình tri giác, hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào chính
đối tượng được tri giác còn phụ thuộc vào một số nhân tố thuộc về chủ
thể tri giác (đặc điểm nhân cách, thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình
cảm, mục đích, động cơ,...)
14
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm con người, vào
đặc điểm nhân cách của họ được gọi tổng giác. Điều này chứng tỏ ta điều
khiển được tri giác
VD: Khi bạn đói, bạn sẽ thấy chiếc bánh ngon hơn bình thường.
- Trong giáo dục, quan tâm đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, hứng thú, tâm lý,
tình cảm,... giúp học sinh nhạy bén, tinh tế hơn.
-Trong giao tiếp, hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm,
quần áo, lời nói, nụ cười,... ít nhiều ảnh hưởng đến tri giác, những hiểu biết
về trình độ văn hóa, nhân cách, tình cảm dành cho nhau.
-> Tri giác là một quá trình tích cực và ta có thể điều khiển được tri giác
Câu 6. Nhận thức lý tính:
giai đoạn thứ hai của nhận thức của con người, bao gồm 2 quá
trình cảm giác tri giác. NTCT giúp cta nhận biết được những
bản chất bên trong.
I. Tư duy
1. Định nghĩa: là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối quan hệ tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong HTKQ
mà trước đó ta chưa biết.
- duy phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong, những mqh
tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.
- Tư duy đưa lại những cái mới, cái bản chất, những cái con người cần tìm
kiếm và nhận thức
- Diễn biến duy sự biến đổi các hìn hảnh chủ quan trong ý thức của
con người, để giải quyết các mâu thuẫn trong cs, tạo ra những khám phá
mới của tự nhiên và xã hội
- duy của con người bản chất hội gắn với ngôn ngữ - sản
phẩm của đời sống hội cộng đồng. NN một trong những phương
tiện tạo nên tư duy ở mức độ cao nhất
- Trg đk pt cao của xh, hđ tư duy của con người mang tính tập thể cao.
duy tập thể, của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau góp phần cải
tạo thế giới phục vụ con người
2. Đặc điểm
a. Tính “có vấn đề” của tư duy:
- duy chỉ xuất hiện khi gặp “hoàn cảnh vấn đề”: những hoàn cảnh,
tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ con người không giải quyết được; Để
nhận thức được cần vượt ra khỏi những hiểu biết cũ và đi tìm cái mới.
VD: Giả sử để giải một bài toán, trước hết học sinh phải nhận thức được
yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, sau đó nhớ lại các quy tắc, công thức, định
15
liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho cái cần tìm, phải chứng
minh để giải được bài toán. Khi đó tư duy xuất hiện.
- Muốn kích thích được duy, hoàn cảnhvde phải được chủ thể nhận
thức ràng, đầy đủ chuyển thành nvu của duy. Chủ thể phải xác
định được những mâu thuẫn trong vấn đề (cái đã biết, cái phải tìm)
nhu cầu giải quyết, phải có đầy đủ những tri thức liên quan đến vấn đề
VD: Nếu đặt câu hỏi "giai cấp là gì ?" Với học sinh lớp 1 thì sẽ không làm
học sinh phải suy nghĩ.
- Trong giảng dạy, giáo viên chỉ nói những vde hs đã biết -> k kích thích
được duy; nói những vde quá cao xa, hs k đủ tri thức, kinh nghiệm để
giải quyết thì khó gây được hoàn cảnh có vấn đề kích thích hs
b. Tính gián tiếp của tư duy
- Khi duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp
gián tiếp bằng ngôn ngữ
- Tư duy con người được biểu hiện trong ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ để
tiếp nhận thông tin của nguời khác:
+ Tư duy của thế hệ trước bằng ngôn ngữ để lại cho thế hệ sau
+ duy của con người biểu hiện qua các công cụ lao động, các công
trình văn hóa
+ Mỗi người khi giải quyết vấn đề, nvu tư duy của mình đều sử dụng kq tư
duy của người khác
- Nhờ tư duy phản ánh gián tiếp các sự vật, hiện tượng duy của con
người vượt lên trên các cảm tính, bề ngoài để đi sâu vào bản chất của TG,
cải tạo TG
- Tư duy phản ánh gián tiếp thông qua nhân thức cảm tính và thông qua kế
quả tư duy của người khác (kinh nghiệm xã hội).
- Tính gián tiếp củaduy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy
con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế,
máy móc…) để nhận thức đối tượngkhông thể trực tiếp tri giác chúng.
VD: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo.
- Sở duy phải phản ánh gián tiếp chứ không thể phản ánh trực tiếp
được duy phản ánh cái bên trong, cái bản chất những mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật. Những cái này không thể phản ánh trực tiếp bằng
các giác quan.
c. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Khác với nhận thức cảm tính, duy không phản ánh sự vật, hiện tượng
một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện
tượng những thuộc tính, những dấu hiệu biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những
thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên sở đó
16
khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng những thuộc tính
chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
+ Trừu tượng dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết chỉ giữ lại những
yếu tố cần thiết cho tư duy.
+ Khái quát dùng tri óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ
chung nhất định.
VD: + Nói về khái niệm “cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc tính
không quan trọng như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng chỉ giữ lại những
thuộc tính cần thiết như hình trụ, dùng để đựng nước uống. Đó trừu
tượng.
+ Khái quát gộp tất cả những đồ vật những thuộc tính bản nói trên
dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh hay vàng…tất cả điều xếp
vào một nhóm “cái cốc”.
- Nhờ đặc điểm này con người không chỉ giải quyết được những
nhiệm vụ hiện tại còn thể giải quyết được những nhiệm vụ của
tương lai
d. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy của con người có mọi đặc điểm trên duy của con người gắn
liền với ngôn ngữ.
- duy ngôn ngữ mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, thống nhất
với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất và tách rời nhau.
- duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ. Nếu không ngôn ngữ thì
quá trình duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản
phẩm của duy cũng không được chủ thể người khác tiếp nhận. VD:
Nếu không ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không
không thể hiện được những hiểu biết về tự nhiên.
- Ngôn ngữ cũng không thể được nếu không dựa vào duy: ngôn ngữ
chỉ là chuỗi âm thanh vô nghĩa không có nội dung.
- Mqh giữa tư duy và ngôn ngữ là mqh giữa nội dung và hình thức. Tư duy
kp ngôn ngữ. NN là cái vỏ vc của tư duy
e. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- duy của con người vượt xa giới hạn của cảm giác, tri giác. Nhưng
chúng không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết với nhau:
+ Nhận thức cảm tính sở của duy, nguồn cung cấp nguyên liệu
của tư duy.
+ Trong quá trình duy thì nhận thức cảm tính 1 khâu, 1 thành phần
trong hoạt động tư duy của con người.
17
+ Nhận thức cảm tính là phương tiện để kiểm tra tư duy. Ngược lại, những
kết quả của tư duy cũng ảnh hưởng đến cảm giác và tri giác. Nhờ tư duy đi
kèm ta có cảm giác, tri giác chính xác hơn
-> duy nhận thức cảm tính mqh chặt chẽ, hỗ rợ, bổ sung đan
xen nhau tạo thành quá trình nhận thức của con người
3. Tư duy là 1 quá trình
a. Các giai đoạn cơ bản của 1 quá trình tư duy
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
- Huy động các tri thức và các kinh nghiệm
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
- Kiểm tra giả thuyết, kết quả của việc kiểm trathể khẳng định hoặc phủ
định. Trong trường hợp giả thuyết bị phủ định thì 1 quá trình tư duy mới bắt
đầu.
- Giải quyết vấn đề.
b. Tư duy là một quá trình hđ của các thao tác trí tuệ
- Phân tích và tổng hợp (có quan hệ chặt chẽ với nhau)
+ Phân tích: dùng trí óc để phân chia 1 sự vật, hiện tượng ra làm nhiều
mặt, nhiều khía cạnh, nhiều thuộc tính, nhiều bộ phận khác nhau.
+ Tổng hợp: dùng trí óc để hợp nhất các khía cạnh, các mặt, các thuộc
tính, các bộ phận riêng lẻ thành sự vật, hiện tượng thống nhất.
+ Phân tích tổng hợp tuy trái ngược nhau nhưng qhe chặt chẽ
với nhau. Tổng hợp mà k ptich sẽ dẫn đné k có cơ sở, chung chung.
- So sánh: dùng trí óc để xác định sự giống nhau, khác nhau và không bằng
nhau giữa các sự vật, hiện tượng (là cơ sở mọi sự hiểu biết và tư duy).
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa
+ Trừu tượng quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại
những yếu tố cần thiết để tư duy.
+ Khái quát là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau,
nhưng chung bản chất liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một
loại, một phạm trù,…
+ Trừu tượng hóa khái quát hóa mối liên hệ mật thiết. Trừu
tượng hóa theo hướng nào thì căn cứ vào mục đích đó khái quát hóa.
Không có khái quát hóa cũng không có trừu tượng hóa
-> Trong quá trình duy, các thao tác trên kết hợp theo một hệ thống. Ta
dùng các thao tác trên để tìm ra những thuộc tính mới, quan hệ mới, những
thuộc tính bản chất
4. Các loại tư duy
18
- duy trực quan hành động: loại duy dựa trên các thao tác cụ thể
hướng vào việc giải quyết 1 số tình huống trực quan.
- duy trực quan hình ảnh: loại duy việc giải quyết nhiệm vụ
được thực hiện chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi (đặc biệt có ở trẻ nhỏ)
- duy luận: loại duy việc giải quyết nhiệm vụ dựa trên sự sử
dụng khái niệm, các kết cấu logic, được vận hành tồn tại trên sở
ngôn ngữ.
-> Trong thực tế cả 3 dạng duy trên qhe, bổ sung cho nhau. Tuy
nhiên ở mỗi người do hoàn cảnh sống, nghề nghiệp sẽ thiên về loại duy
nào hơn
II. Tưởng tượng
1. Định nghĩa:
- Con người không chỉ hình dung trong óc mình những cái đã từng gặp,
từng tri giác trước đây còn khả năng sáng tạo ra những hình tượng,
biểu tượng về những cái chưa hề tri giác
- Tưởng tượng quá trình tâm phản ánh những cái chưa từng trong
kinh nghiệm của nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ
sở những liên tưởng đã có.
- Tưởng tượng quá trình xây dựng nên các biểu tượng mới từ những
biểu tượng của trí nhớ
- Biểu tượng của tưởng tượng và biểu tượng của trí nhớ khác nhau về chất:
Biểu tượng của trí nhớ hình ảnh của sự vật hiện tượng trước đây đã
tri giác. Biểu tượng của tưởng tượng một hình ảnh mới được xây dựng
từ những biểu tượng của trí nhớ
- Phản ánh của biểu tượng khác phản ánh của trí nhớ mức độ pt của nó.
Phản ánh của tưởng tượng mang tc gián tiếp và khái quát.
- Tưởng tượng quá trình nhận thức nhằm tạo dựng những hình ảnh mới,
từ đó xuất hiện hành động và đối tượng mới
- Đặc điểm bản của trí nhớ tái hiện, của tưởng tượng biến đổi.
Chức năng bản của trí nhớ lưu trữ kinh nghiệm thì của tưởng tượng
là cải tạo, biến đổi kinh nghiệm
2. Đặc điểm của tưởng tượng (so sánh với tư duy)
- Giống:
+ Nd phản ánh đều là cái mới
+ Chỉ nảy sinh khi con người đứng trước hoàn cảnh vấn đề cùng
được thúc đẩy bởi nhu cầu
- Khác:
19
+ Trong quá trình giải quyết vấn đề, tưởng tượng giải quyết dựa trên
những hình ảnh cụ thể, nét còn duy dựa trên những khái niệm trừu
tượng, khái quát
+ Hoàn cảnh vấn đề của tưởng tượng tính chất không xác định cao
hơn so với hoàn cảnh có vấn đề của tư duy
-> Tùy hoàn cảnh của tình huống vấn đề cùng 1 nvu thể giải
quyết bằng tưởng tượng hay tư duy
+ Tưởng tượng chỉ nảy sinh trong tình huống có tính không xác định cao
- Tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã nhờ phương thức
chắp ghép, liên hợp, mô phỏng...
3. Vai trò (tự thêm VD)
- Trong toàn bộ hoạt động, tưởng tượng giúp con người định hướng hoạt
động của mình bằng cách hình dung ra phương thức tiến hành kết quả
đạt được. Con người sáng tạo ra trong trí óc của mình các biểu tưởng cần
đạt đến
- Trong hoạt động giáo dục, nhà giáo dục phải xây dựng trong đầu óc mình
hình ảnh về hình nhân cách giáo dục cần đạt được. Hình ảnh mẫu
người tưởng con người muốn vươn tới kq của quá trình tưởng
tượng, trên cơ sở đó con người phấn đấu theo hình ảnh mẫu mực đó.
- Trong hoạt động học tập của học sinh, trí tưởng tượng 1 trong những
nhân tố giúp cho học sinh nắm vững kiến thức.
- Đối với hoạt động nghệ thuật thì tưởng tượng chính là hạt nhân cơ bản.
- Tưởng tượng làm cho các quá trình tâm khác trở nên phong phú, sinh
động. Tưởng tượng làm cho quá trình tri giác đầy đủ và mang tính sáng tạo
của hình ảnh tri giác
- Trong hoạt động trí nhớ: những biểu tượng của tưởng tượng tạo ra là chỗ
dựa để xác định mối liên hệ khi ghi nhớ và nhớ lại, nó là tài liệu đẻ tư duy
- Đối với duy, tưởng tượng thành phần của duy, một số thao tác
của tư duy nếu không có tưởng tượng thì không thực hiện được
4. Các loại tưởng tượng
a. Tưởng tượng không có chủ định:
- loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong
cuộc sống, vạch ra những chương trình, hành vi không được thực hiện.
- Diễn ra không mục đích từ trước, không sự nỗ lực của ý chí; xuất
hiện là do không thỏa mãn những nhu cầu vào 1 thời điểm nào đó.
b. Tưởng tượng có chủ định
- loại tưởng tượng diễn ra mục đích đề ra từ trước, sự nỗ lực của
ý chí để tạo ra những hình ảnh mới nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích
thích tính tích cực của con người.
20
| 1/30

Preview text:

Câu 1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não 1.
Tâm lý người: là tất cả những hiện tượng nảy sinh trong đầu óc con
người, gắn liền và điều hành và mọi hoạt động, hành động của con người.
Bản chất hiện tượng tâm lý
- Quan niệm duy tâm: tâm lý của con người là do thượng đế, do trời sinh
ra và nhập vào thể xác con người, là một trạng thái tinh thần sẵn có trong con người.
- Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượng
đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra, họ đem đồng
nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính
tích cực năng động của tâm lý, ý thức.
- Quan điểm duy vật biện chứng: +
Tâm lí người là chức năng của não +
Tâm lí người là sự phản ánh HTKQ vào não +
Tâm lí người mang tính chủ thể +
Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử. 2. Phản ánh:
- Phản ánh là thuộc tính chung của tất cả các sự vật hiện tượng, đó là
quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác và kết quả
là đều để lại dấu viết ở cả 2 hệ thống (hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động). - 3 loại phản ánh:
+ Phản ánh cơ, vật lí, hóa học: là phản ánh diễn ra ở những vật không
sống (loại phản ánh thấp nhất)
VD: Viên phấn được dùng đề viết lên bảng để lại dấu vết trên bảng và
ngược lại làm mòn viên phấn.
+ Phản ánh sinh vật: là phản ánh của những vật chất sống chưa có hệ thần
kinh phát triển. VD: Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.
+ Phản ánh tâm lý: là phản ánh của vật chất sống có hệ thần kinh phát
triển (phản ánh cao nhất và đặc biệt) 3.
Tại sao phản ánh tâm lý lại đặc biệt?
+ Đó là sự tác động của HTKQ vào não người, hệ thần kinh ở người - tổ
chức đặc biệt, tiến hóa hơn so với các loài động vật khác.
+ Phản ánh tâm lý tạo ra những “hình ảnh tâm lý”, bản “sao chụp” về thế giới
+ Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo, thể hiện tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân. 4.
Hiện thực khách quan: là những cái tồn tại xung quanh chúng ta, có
cái nhìn thấy, sờ thấy được, có cái không nhìn thấy, sờ thấy được. 1 5.
Não: Là tổ chức vật chất phát triển cao nhất, có khả năng nhận tác
động từ HTKQ để lại các dấu vết trong não. Từ các dấu vết này nảy sinh ra h/ả tâm lí.
- Não có chức năng phản ánh hiện thực khách quan.
6. Cơ chế hình thành tâm lí
- Khi một sự vật, hiện tượng nào đó trong HTKQ tác động vào ta, một
phản ánh tâm lí diễn ra. Kết quả là trên não ta có hình ảnh sự vật, hiện
tượng đó và được gọi là hình ảnh tâm lí. Tâm lí có nguồn gốc từ HTKQ.
HTKQ chính là nội dung của phản ánh tâm lí
- Tâm lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Sự
vật, hiện tượng tác động vào giác quan và não đã để lại dấu vết trong não.
Không có não hoặc não hoạt động k bt thì k có tâm lí.
-HTKQ phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lý. Phản ánh
HTKQ <===> não ----> hình ảnh tâm lý
+ HTKQ là nguồn gốc và điều kiện cần
+Não là điều kiện đủ
+H/ảnh tâm lý là sản phẩm phản ánh mang tính chủ thể, sinh động, sáng tạo. Kết luận
- Muốn hình thành và pt tâm lí cần làm phong phú hiện thực khách quan
- Não có chức năng vô cùng quan trọng, cần bảo vệ, giữ gìn não bằng
cách làm việc, nghỉ ngơi hợp lí
- Muốn hiểu tâm lí 1 người phải tìm hiểu hoàn cảnh sống của họ
Câu 2: Tâm lý người mang tính chủ thể *
Tâm lý của con người khác nhau là không giống nhau
* Chủ thể phải là con người có não + cơ thể hoạt động bình thường, phải
chủ động, tích cực đón nhận thế giới khách quan
1. Tâm lý người (như câu 1)
2. Bản chất hiện tượng tâm lý (như câu 1)
3. Tính chủ thể là gì?
- Chủ thể trong phản ánh tâm lí là con người.
- HTKQ phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lí. Nhưng sự
phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh khác ở chỗ đây là sự phản ánh đặc
biệt
- phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người; hình ảnh tâm
lí người bao giờ cũng mang “dấu ấn” riêng của người phản ánh.
- Phản ánh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
Vd: Để sách trước gương vs đk ánh sáng bình thường, trong gương có h/ả
cuốn sách. Để sách trước mắt trg đk ánh sáng bình thường, trong óc có 2
hình ảnh cuốn sách. Cất sách thì trong gương mất hả cuốn sách còn trong
đầu vẫn có. Ảnh sách trong gương khác ảnh sách trong đầu. Bìa sách có
cái gì trong gương có cái ấy, con người có thể nhìn kĩ nét này bỏ qua điểm kia của bìa sách
- Tâm lí người mang tính chủ thể. Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan
về HTKQ. Hả tâm lí không những phụ thuộc vào HTKQ mà còn phụ thuộc vào người phản ánh
4. Tính chủ thể được biểu hiện như sau:
+ Cùng nhận sự tác động của cùng 1 sự vật, hiện tượng nhưng chủ thể
khác nhau -> hình ảnh tâm lý với những mức độ khác nhau -> từ đó có thái độ và hành vi khác nhau.
VD: Kết 1 bộ phim người này thấy buồn, người kia thấy vui
+ Cùng một sự vật hiện tượng tác động đến một chủ thể duy nhất vào
những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái
cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta những hả tâm lí khác nhau
VD: Cùng là xem những bức hình chụp cùng người yêu. Nếu như 2 người
còn đang yêu nhau thì xem lại sẽ thấy rất vui vẻ, hạnh phúc. Còn nếu như
đã chia tay thì lại rất đau khổ, buồn bã.
+ Chính chủ thể là người cảm nhận và thể hiện rõ nét nhất các hiện
tượng tinh thần xảy ra trong chính chủ thể. 5.
Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hả tâm lí về TG đã đưa cái riêng của
mình vào trong đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Mỗi người
tiếp thu cái chung vốn có trong HTKQ, dựa trên cơ sở cái chung ấy tạo ra
cái riêng của từng người. Cái chung và cái riêng trong tâm lí con người
hòa với nhau, liên kết chặt chẽ với nhau
Do tính chủ thể nên tâm lí của con người luôn mang những nét riêng
giúp ta phân biệt người này với người khác 6. Nguyên nhân:
+ Mỗi ng có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, não bộ.
+ Hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau.
+ Mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong hoạt động. 7. Kết luận:
- Không áp đặt, tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng cá nhân, không đòi
hỏi họ suy nghĩ, mong muốn, hành động như mình. Cần có những cách
ứng xử, tiếp cận phù hợp với đối tượng, không nên cứng nhắc, máy móc. 3
- Trong giáo dục, quản lý con ng phải chú ý đến nguyên tắc bám sát đối tượng.
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt
động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý người.
Câu 3: Tâm lý người mang bản chất xã hội- lịch sử
1. Tâm lý người
: (như câu 1)
2. Bản chất hiện tượng tâm lý (như câu 1)
3. Tâm lý người mang bản chất xã hội:
- TLN có nguồn gốc xã hội:
+ Sự tồn tại và phát triển của con người luôn gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của cộng đồng, xã hội.
+ Những gì con người có được khi mới sinh ra chỉ là những điều kiện cần
nhưng chưa đủ. Điều kiện tiên quyết để trở thành người là phải sống và
hoạt động theo kiểu người trong cộng đồng.
" TLN chỉ hình thành trong môi trường xã hội, nơi con người sống và làm
việc với tư cách là 1 thành viên của xã hội.
" Trên thực tế nếu con người thoát ly khỏi các quan hệ xã hội,quan hệ
người –người thì tâm lý sẽ mất hẳn tính người.
VD: Một bé gái 5 tuổi đã được tìm thấy tại dãy núi Ural, Nga, trong tình
trạng sống chung với đàn bò. Cô bé không thể nói chuyện mà chỉ có thể
giao tiếp bằng tiếng bò rống.
- TLN mang nội dung xã hội:
+Con người sống trong xã hội nhất định, chịu sự chi phối của các quan hệ
xã hội. Con người chính là biểu hiện của các quan hệ xã hội ấy
+ Mác nói: “ Bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
+ Con người có bản chất XH, là sp của một XH nhất định nên tâm lí
người mang nội dung xã hội
+ Mỗi người lĩnh hội kinh nghiệm và tri thức chung của loài người biến
thành vốn sống, kinh nghiệm, tri thức của riêng mình, tức là tạo nên tâm lí
của bản thân thông qua hoạt động, giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Càng hăng hái tích cực trong các hoạt động thì tâm lý người càng phong phú.
VD: 1 đứa trẻ khi mới sinh ra sẽ chưa có kiến thức gì, nhưng sau 1 thời
gian được mọi người chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người thì
đứa trẻ sẽ có sự hiểu biết và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ thế giới xung quanh.
4. Tâm lý người mang tính lịch sử: 4
- Tâm lí người hình thành, vận động, phát triển, biến đổi cùng với sự
phát triển của lịch sử, cộng đồng và tâm lí người mang dấu ấn lịch sử của XH
VD: Dân tộc Việt Nam phải chịu sự xâm lược từ rất sớm, từ đó hình thành
ý thức đấu tranh dân tộc, tạo nên 1 đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu
nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực.
- TG vận động và pt không ngừng, tâm lí con người là sự phản ánh
thế giới xung quanh cũng k ngừng vận động và pt.
Khi chuyển sang
một thời kì lịch sử khác, những biến đổi trong XH dẫn tới những thay đổi
trong nhận thức, tình cảm, nếp nghĩ, TGQ của con người…
- XH vận động và biến đổi kéo theo sự vận động và biến đổi của tâm
lí nhưng qua mỗi thời kì, những nét tâm lý đã hình thành không hoàn
toàn mất đi mà còn để lại những dấu ấn nhất định trong mỗi con người và mỗi thế hệ
VD: Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” rất phổ biến trong thời kì phong kiến
và đến nay vẫn còn không ít người có tư tưởng đấy dù cho xã hội đã hiện đại hơn. 5. Kết luận:
- Khi nghiên cứu, hình thành và cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu
hoàn cảnh con người đó sống
; không thể tách rời, cô lập họ với mqh XH,
vs cộng đồng xã hội, với thời kì lịch sử họ sống và hoạt động
- Có thể cải tạo con người bằng cách tạo ra cho họ các đk XH thuận lợi
- Trong dạy học và giáo dục, quan hệ ứng xử,.. phải chú ý quan sát đối tượng
- Tích cực tổ chức các hoạt động và quan hệ giao tiếp hài hòa theo từng
lứa tuổi để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.
Câu 4: Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý
* hình vẽ trong sách trang 16 1. Khái niệm:
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
- Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế
giới xung quanh và với chính bản thân mình.
- Quá trình con người tác động vào thế giới xung quanh, con người đã
bộc lộ tâm lí của mình ra bên ngoài-tức là quá trình con người chuyển
năng lực thành sản phẩm. Ngược lại, con người tách những thuộc tính của
sự vật quay trở về với bản thân tạo nên tâm lí của mình 5
- Trong hoạt động, cùng một lúc con người đạt được hai kết quả: vừa thay
đổi được TG xung quanh thông qua việc tạo ra sp LĐ, đồng thời thay đổi
chính bản thân mình, tạo ra tính cách bản thân
2. Vai trò của hoạt động;
* Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm
lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:
- Qúa trình đối tượng hóa (xuất tâm): Chủ thể chuyển năng lực và phẩm
chất tâm lí của mình, tác động vào khách thể (sự vật, hiện tượng, thế giới
xung quanh) tạo ra sản phẩm. Từ đó tâm lí con người được bộc lộ, khách
quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm
VD: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử
dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để
thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau:
người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói
nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài
thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu. -
Qúa trình chủ thể hóa (nhập tâm): Thông qua hoạt động con người,
tiếp thu lấy tri thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng.
VD: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất
nhiều kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài
thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ
phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc,
logic, phải làm chủ được mình trước mọi người.
-> Cùng một lúc con người đạt được 2 kết quả: con người vừa thay đổi
được TG xung quanh thông qua việc tạo ra sp LĐ, đồng thời con người
thay đổi chính bản thân mình, tạo ra nhân cách bản thân 3. Kết luận:
- Hđ quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
- Sự hình thành và pt tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo của từng thời kỳ. Ví dụ:
• Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ
vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh.
• Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập.
- Cần tổ chức nhiều hđ đa dạng và phong phú trong cs và công tác. 6
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
4. Đặc điểm của hoạt động:
- Hoạt động luôn có đối tượng. Đối tượng là cái con người cần chiếm
lĩnh, luôn nhằm tác động để thay đổi nó hoặc để tiếp nhận nó vào đầu óc mình
VD: Hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... để biết,
hiểu. tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội các
tri thức kĩ năng, kĩ xảo ấy
- Hoạt động luôn do chủ thể tiến hành (người thực hiện hoạt động đó).
Có thể có 1 chủ thể hoặc nhiều chủ thể.
VD: Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy. Học sinh là chủ thể của hoạt
động học tập. Thầy tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động dạy và học, trò
thực hiện hoạt động đó như vậy cả thầy và trò cùng là chủ thể của hoạt động dạy và học.
- Hoạt động luôn có tính mục đích. Mục đích của hoạt động là làm biến
đổi thế giới xung quanh và biến đổi bản thân chủ thể.
VD: Lao động sản xuất ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, để đảm
bảo sự tồn tại của xã hội và bản thân đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở,...
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Con người gián tiếp
tác động đến khách thể thông qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu, gián tiếp
qua việc sử dụng công cụ lao động và phương tiện ngôn ngữ.
VD: nhà điêu khắc nặn bức tượng một cô gái thì hình ảnh cô gái được lấy
làm mẫu trong đầu anh ta giữ vai trò điều khiển đôi bàn tay để anh ta tạo
nên bức tượng đúng hình mẫu đó. Hình ảnh cô gái, hình ảnh các thao tác
nặn tượng (hình ảnh tâm lý) chính là công cụ tâm lý giữ chức năng trung
gian trong quá trình tạo ra sản phẩm (bức tượng). Quá trình nặn tượng
cũng còn phải đùng một số công cụ khác chứ không chỉ đôi bàn tay trần (công cụ lao động).
5. Cấu trúc của hoạt động:
- Hoạt động hợp bởi các hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao tác.
- Hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định. Động cơ chính là
mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động (động cơ xa). Được cụ
thể bằng những mục đích bộ phận mà từng hành động hướng vào (động cơ gần)
- Để đạt được mục đích con người phải sử dụng các phương tiện
- Hành động bao giờ cũng phải giải quyết một nhiệm vụ nhất định.
Nhiệm vụ này là mục đích đề ra trong những đk cụ thể nhất định, tức là
mục đích bộ phận phải được cụ thể hóa thêm một bước nữa, sự cụ thể hóa 7
này được quy định bởi các phương tiện, điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành
động. Từ đây cũng xác định phương thức để giải quyết nhiệm vụ. Các
phương thức này gọi là các thao tác.
- Sơ đồ cấu trúc hoạt động CHỦ THỂ KHÁCH THỂ HOẠT ĐỘNG ĐỘNG CƠ $ $ HÀNH ĐỘNG MỤC ĐÍCH $ $ THAO TÁC ĐIỀU KIỆN (phương tiện) SẢN PHẨM (kép)
6. Các loại hoạt động:
- Xét về phương diện phát triển cá thể, có 3 loại hoạt động: vui chơi; học tập; lao động.
- Xét về phương diện sản phẩm, có 2 loại hoạt động:
+ Hoạt động thực tiễn: tác động vào vật thể tạo ra sản phẩm vật chất.
+ Hoạt động lí luận: tìm tòi, định hướng,...tạo ra sản phẩm tinh thần.
- Cách phân chia khác thành 4 loại
+ Hoạt động biến đổi: Dạng điển hình nhất là lao động. Bao hàm hđ biến
đổi thiên nhiên, biến đổi xh trong đó bao gồm cả hđ biến đổi ocn người
+ Hoạt động nhận thức: loại hđ tinh thần, không làm biến đổi các vật thể
thực. Nó là quá trình phản ánh sự vật, quan hệ,… mang lại cho chủ thể các
hình ảnh, tri thức về các sự vật, quan hệ ấy.
+ Hoạt động định hướng giá trị: dạng hđ tinh thần, xác định ý nghĩa thực
tại đối với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động
+ Hoạt động giao lưu: thể hiện quan hệ ng-ng
" Con người có nhiều hđ, các hđ này có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
Câu 5: Nhận thức cảm tính
Là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhận thức của con người, bao gồm 2
quá trình là cảm giác và tri giác. NTCT giúp cta nhận biết được những đặc
điểm bề ngoài của sự vật, hiện tg I. Cảm giác
1. Định nghĩa:
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc
tính riêng lẻ của từng sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của con người.
- Là quá trình tâm lý đơn giản, sơ đẳng. 8
- Con người còn có những cảm giác từ các kích thích xuất hiện bên trong
cơ thể (cảm giác đói, cảm giác khát...). Đa số các cảm giác có nguồn gốc
từ các kích thích bên trong thường ít rõ ràng và được điều chỉnh bởi hệ thần kinh. 2. Đặc điểm
- Cảm giác là 1 quá trình tâm lý, nghĩa là nó có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, rời rạc, cụ thể, bề ngoài
của sự vật, hiện tượng, chưa phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
- Cảm giác phản ánh HTKQ 1 cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng
phải trực tiếp tác động vào giác quan của con người thì mới tạo ra được cảm giác
- Cảm giác con người khác về chất so với cảm giác của động vật. Cảm
giác của con người có tính chất xã hội. Nghĩa là cảm giác con người không
chỉ phản ánh những thuộc tính của bản thân sự vật, hiện tượng vốn có
trong thế giới mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng do con người sáng tạo ra.
Cảm giác của con người có sự tham gia của tư duy và ý thức nên nó phản ánh ở chất lượng mới 3. Vai trò
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong môi trường xq.
- Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính
- Cảm giác còn là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động
bình thường của con người.
4. Phân loại: dựa vào vị trí của nguồn kích thích
* Cảm giác bên ngoài:
là các cảm giác có nguồn gốc là các kích thích từ
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Cảm giác nhìn (thị giác): cho ta biết được thuộc tính: độ sáng, màu sắc,
hình dạng, kích thước, độ xa của đối tượng.
- Cảm giác nghe (thính giác): cho ta biết thuộc tính âm thanh: sự thay đổi
về sóng âm, cao độ (tần số dao động), cường độ (biên độ dao động), âm
sắc (hình thức dao động)
- Cảm giác ngửi (khứu giác): cho ta biết thuộc tính mùi
- Cảm giác nếm (vị giác): cho ta biết thuộc tính vị (mặn, chua, ngọt, đắng)
- Cảm giác da (mạc giác) cho ta biết thuộc tính nhiệt độ (nóng, lạnh)
* Cảm giác bên trong: là các cảm giác có nguồn gốc từ các kích thích bên trong cơ thể. 9
- Cảm giác vận động cho ta biết độ co, độ căng, độ gập của các bắp thịt,
gân, dây chằng, khớp xương
- Cảm giác thăng bằng cho ta biết được phương hướng, vị trí của đầu ta so
với phương của trọng lực, hướng quay của đầu.
- Cảm giác cơ thể cho ta biết tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng như đói, no, đau...
- Cảm giác rung, do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể tạo nên.
- Cảm giác sờ mó là sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng
chạm. Cảm giác này được thực hiện bởi bàn tay con người.
5. 1 số quy luật của cảm giác
a. Quy luật ngưỡng cảm giác
- Muốn có cảm giác thì phải có kích thích tác động vào các giác quan.
Không phải kích thích nào tác động vào giác quan cũng gây ra cảm giác:
+ Kích thích quá yếu không gây ra cảm giác
+ Kích thích qua mạnh làm mất cảm giác
- 1 kích thích chỉ có thể gây ra được cảm giác khi cường độ của nó đạt tới
1 giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
- Có hai loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên.
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ tối thiểu cần để gây được cảm giác.
+Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ tối đa mà vẫn còn gây được cảm giác.
- Phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác trên là vùng cảm giác được.
- Ngoài ngưỡng tuyệt đối còn có ngưỡng sai biệt: mức độ chênh lệch tối
thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được 2 kích thích đó
- Các cá nhân khác nhau có ngưỡng cảm giác khác nhau.
- Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng của: trạng thái sức
khỏe, tính chất nghề nghiệp, các điều kiện giáo dục và rèn luyện.
b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
- Để đảm bảo cho sự phản ánh tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm
giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích
- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp
với sự thay đổi của cường độ kích thích 10
+ Khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm. VD: Từ chỗ tối
bước qua chỗ sáng, phải qua 1 thời gian đợi cho tính nhạy cảm của cơ
quan phân tích giảm xuống ta mới phân biệt được các vậy xung quanh.
+ Khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. VD: 2 bàn tay, 1
ngâm vào nước nóng, 1 ngâm vào nước lạnh. Sau đó nhúng cả 2 bàn tay
vào chậu nước bình thường thì bàn tay ngâm ở chậu nước nóng sẽ cảm
thấy nước lạnh hơn so với bàn tay kia.
- Cảm giác của con người có thể thích ứng với các thay đổi môi trường
như thích ứng với nhiệt độ của nước nóng, buồng tối
- Sự thích ứng cảm giác giúp con người thích nghi với những điều kiện
môi trường luôn biến đổi, bảo vệ hệ thần kinh không bị quá tải bởi các
kích thích cũ liên tục, đồng thời nó còn cho phép con người luôn được đổi
mới cảm giác bằng các kích thích mới đa dạng hơn, phong phú hơn.
- Quy luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác nhưng mức độ thích ứng thì
khác nhau. Cảm giác nhìn có khả năng thích ứng cao
- Tính thích ứng của cảm giác có thể được pt nhờ luyện tập và hoạt động
(người công nhân luyện kim có thể làm việc hàng giờ ở nhiệt độ 50-60 độ C)
c. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
- Các cảm giác luôn tác động tới nhau, làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau.
- Sự tác động diễn ra theo quy luật như sau:
+ Sự kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của
cơ quan kia. VD: Những âm thanh nhẹ nhàng/ bé sẽ làm tăng tính nhạy cảm nhìn.
+ Sự kích thích mạnh lên cơ quan cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy cảm
của cơ quan kia. VD: khi ngửi 1 mùi không thơm sẽ làm giảm độ ngon miệng.
- Sự tác động có thể đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại.
- Có 2 loại tương phản: tương phản đồng thời và tương phản nối tiếp.
+ Tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động cùng một
lúc lên cơ quan cảm giác. VD: Khi ta đặt 2 tờ giấy trắng cùng loại, 1 trên
nền giấy đen, 1 trên nền giấy xám. Thì ta sẽ có cảm giác tờ giấy trắng trên
nền đen trắng hơn cái kia.
+ Tương phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối
tiếp nhau lên một cơ quan cảm giác. VD: khi ta ăn 1 cái kẹo ngọt, sau đó
ăn miếng dưa hấu thì ta sẽ thấy miếng dưa hấu không ngọt như trước nữa. 11
-> Cần nắm được quy luật của cảm giác để vận dụng chúng trong quá trình
giảng dạy: âm lượng, chọn lựa màu sắc và ánh sáng phù hợp để tạo tâm lí thoải mái, dễ chịu II. Tri giác 1. Định nghĩa:
-
Tri giác là 1 quá trình tâm lý phản ánh 1 cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
- Là quá trình tâm lý phức tạp, là sự tổng hợp những thuộc tính riêng lẻ do
các giác quan đem lại và cho ta 1 hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng. 2. Đặc điểm
- Là 1 quá trình tâm lý, tức là có nảy sinh, diễn biễn và kết thúc
- Chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng giống cảm giác
- Phản ánh HTKQ 1 cách trực tiếp tác động vào các giác quan
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng 1 cách trọn vẹn (tri giác là sự tổng hợp
các cảm giác để tạo ra một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng)
- Tri giác sử dụng dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại đồng thời sử
dụng cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có hình ảnh của sự
vật một cách trọn vẹn để gọi tên sự vật. Kinh nghiệm phong phú làm cho tri
giác con người hoàn thiện hơn, phong phú hơn, chính xác hơn
- Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền các hoạt động của con người 3. Vai trò
- Tri giác là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động
của con người trong môi trường xung quanh.
- Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng là vật điều chỉnh các hành động.
- Hình thức tri giác cao nhất, tích cực, chủ động và có mục đích là sự quan
sát đã làm cho tri giác của con người khác xa với tri giác của con vật.
4. Phân loại (có 2 cách)
- Phân loại theo cơ quan phân tích nào giữ vai trò chính tham gia vào quá
trình tri giác: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó,...
- Phân loại theo đối tượng được phản ánh trong tri giác:
+ Tri giác không gian: phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan của
sự vật hiện tượng, bao gồm: hình dạng, độ lớn, vị trí, hình nổi, độ xa, phương
hướng -> con người có khả năng định hướng, điều chỉnh hđ của mình trong TG
+ Tri giác thời gian: cho ta biết độ lâu, độ nhanh, nhịp độ của hiện tượng. Tri
giác thời gian phụ thuộc vào nd hđ của con người (công việc hứng thú ->
tgian trôi đi nhanh và ngược lại); lứa tuổi cũng ảnh hưởng tới tri giác time -> 12
nhờ tri giác thời gian mà những biến đổi xảy ra trong TG xung quanh được phản ánh
+ Tri giác vận động: phản ánh sự biến đổi vị trí của sự vật. Bao gồm sự thay
đổi vị trí, hướng, tốc độ. TGVĐ là sự kết hợp giữa TGTG và TGKG
• Loại tri giác này phụ thuộc vào các nhân tố time, space và độ xa của đối
tượng, độ nhạy của sự di chuyển, sự di chuyển của người quan sát
Vd: Ta tri giác chiếc xe đang chạy thì cùng một lúc ta tri giác vị trí của nó
(space) và tri giác thời gian mà trg khoảng tgian ấy khoảng cách từ ô tô đến 1
điểm xác định (tăng lên hoặc giảm đi)
+ Tri giác con người bởi con người: là quá trình nhận thức lẫn nhau của con
người trong quá trình giao lưu trực tiếp.
• Đây là loại tri giác đặc biệt vì đối tượng tri giác cũng là con người, một chủ thể, một nhân cách
• Trong khi tri giác phải chú ý vào những đặc điểm bên ngoài chưa đựng
nhiều thông tin: vẻ mặc, động tác,…
5. 1 số quy luật của tri giác
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Do sự tác động của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh
vào giác quan mà tính đối tượng của tri giac sduodwjc hình thành
- Tri giác luôn mang tính đối tượng. Mỗi hành động tri giác đều phản ánh 1
đối tượng nào đó của thế giới khách quan
- Vai trò của tính đối tượng:
+ Là cơ sở định hướng, điều khiến, điều chỉnh cho hành vi, hoạt động của con người.
+ Nhờ tri giác có tính đối tượng làm cho chúng ta nhìn thấy các thông
tin bên ngoài và giúp ta khách quan hóa các hoạt động của mình.
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch một số dấu hiệu hoặc đối tượng
này ra khỏi các dấu hiệu hoặc đối tượng khác để phản ánh tốt hơn. TÁch đối
tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác
- Bất kì đối tượng nào khi tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta
cũng đều nằm trong một bối cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng đó ra
khỏi các sự vật xung quanh để phản ánh chính bản thân đối tượng.
- Đối tượng được tri giác gọi là hình, còn bối cảnh gọi là nền.
- Sự lựa chọn trong tri giác không mang tính chất cố định.
- Tính lựa chọn phụ thuộc vào nhiếu yếu tố khách quan (vật kích thích) và
yếu tố chủ quan (chủ thể) 13
- Kinh nghiệm của chủ thể càng phong phú, con người càng hứng thú với đối
tượng thì chủ thể sẽ dễ dàng và nhanh chóng tách được đối tượng ra khỏi bối cảnh.
- Bối cảnh và đối tượng càng khác biệt thì tri giác càng dễ dàng. Khi cần làm
cho sự tri giác đối tượng khó khăn người ta tìm cách cho đối tượng hòa lẫn bối cảnh
VD: khi giáo viên chấm bài sẽ sửa lỗi sai bằng mực đỏ để học sinh nhanh chóng nhìn ra chỗ sai.
c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Hình ảnh tri giác bao giờ cũng có một ý nghĩa nào đó, được gắn với một tên
gọi nhất định, hoặc công dụng
- Điều này có được do sự gắn bó chặt chẽ của tri giác với tư duy. Các cảm
giác khi được tổ hợp lại thành một hình ảnh trọn vẹn, sẽ được đem so sánh
đối chiếu với các biểu tượng của sự vật, hiện tượng đã được lưu giữ trong trí
nhớ và được xếp vào một nhóm, một lớp hay một loại hiện tượng nhất định
VD: khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi
tên cũng như kể được những đặc điểm của quả đó. Chẳng hạn ta có thể phân
biệt quả cam với quả bưởi, quả táo với quả lê,...
- Vai trò: giúp ta gọi tên (con gì?, cái gì?), biết được công dụng, tính chất,
sắp xếp loại và phân nhóm sự vật, hiện tượng
- Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào khả năng tri giác trọn vẹn sự vật,
vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.
d. Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Là khả năng phản ánh sự vật 1 cách không thay đổi khi điều kiện tri giác bị
thay đổi. VD: khi ta viết lên trang giấy, ta luôn thấy trang giấy có màu trắng
mặc dù viết trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng.
- Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào:
+ Cấu trúc ổn định của sự vật, hiện tượng
+ Vốn tri thức, kinh nghiệm của chủ thể
+ Cơ chế tự điều khiển của hệ thần kinh
VD: 1 đứa trẻ đứng gần ta và 1 người lớn đứng cách xa hàng chục mét. Trên
võng mạc của ta hình ảnh của đứa trẻ lớn hơn hình ảnh của người lớn, nhưng
ta vẫn biết đâu là đứa trẻ, đâu là người lớn nhớ tri giác. e. Quy luật tổng giác
- Trong quá trình tri giác, hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào chính
đối tượng được tri giác mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố thuộc về chủ
thể tri giác (đặc điểm nhân cách, thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình
cảm, mục đích, động cơ,...) 14
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào
đặc điểm nhân cách của họ được gọi là tổng giác. Điều này chứng tỏ ta điều khiển được tri giác
VD: Khi bạn đói, bạn sẽ thấy chiếc bánh ngon hơn bình thường.
- Trong giáo dục, quan tâm đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, hứng thú, tâm lý,
tình cảm,... giúp học sinh nhạy bén, tinh tế hơn.
-Trong giao tiếp, hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm,
quần áo, lời nói, nụ cười,... ít nhiều ảnh hưởng đến tri giác, những hiểu biết
về trình độ văn hóa, nhân cách, tình cảm dành cho nhau.
-> Tri giác là một quá trình tích cực và ta có thể điều khiển được tri giác
Câu 6. Nhận thức lý tính:
Là giai đoạn thứ hai của hđ nhận thức của con người, bao gồm 2 quá
trình là cảm giác và tri giác. NTCT giúp cta nhận biết được những bản chất bên trong. I. Tư duy
1. Định nghĩa
: là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong HTKQ
mà trước đó ta chưa biết.
- Tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong, những mqh có
tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.
- Tư duy đưa lại những cái mới, cái bản chất, những cái con người cần tìm kiếm và nhận thức
- Diễn biến tư duy là sự biến đổi các hìn hảnh chủ quan trong ý thức của
con người, để giải quyết các mâu thuẫn trong cs, tạo ra những khám phá
mới của tự nhiên và xã hội
- Tư duy của con người có bản chất xã hội vì nó gắn với ngôn ngữ - sản
phẩm của đời sống xã hội và cộng đồng. NN là một trong những phương
tiện tạo nên tư duy ở mức độ cao nhất
- Trg đk pt cao của xh, hđ tư duy của con người mang tính tập thể cao. Tư
duy tập thể, của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau góp phần cải
tạo thế giới phục vụ con người 2. Đặc điểm
a. Tính “có vấn đề” của tư duy
:
- Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp “hoàn cảnh có vấn đề”: những hoàn cảnh,
tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ con người không giải quyết được; Để
nhận thức được cần vượt ra khỏi những hiểu biết cũ và đi tìm cái mới.
VD: Giả sử để giải một bài toán, trước hết học sinh phải nhận thức được
yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, sau đó nhớ lại các quy tắc, công thức, định 15
lí có liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, phải chứng
minh để giải được bài toán. Khi đó tư duy xuất hiện.
- Muốn kích thích được tư duy, hoàn cảnh có vde phải được chủ thể nhận
thức rõ ràng, đầy đủ và chuyển thành nvu của tư duy. Chủ thể phải xác
định được những mâu thuẫn trong vấn đề (cái đã biết, cái phải tìm) và có
nhu cầu giải quyết, phải có đầy đủ những tri thức liên quan đến vấn đề
VD: Nếu đặt câu hỏi "giai cấp là gì ?" Với học sinh lớp 1 thì sẽ không làm học sinh phải suy nghĩ.
- Trong giảng dạy, giáo viên chỉ nói những vde hs đã biết -> k kích thích
được tư duy; nói những vde quá cao xa, hs k đủ tri thức, kinh nghiệm để
giải quyết thì khó gây được hoàn cảnh có vấn đề kích thích hs
b. Tính gián tiếp của tư duy
- Khi tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà
gián tiếp bằng ngôn ngữ
- Tư duy con người được biểu hiện trong ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ để
tiếp nhận thông tin của nguời khác:
+ Tư duy của thế hệ trước bằng ngôn ngữ để lại cho thế hệ sau
+ Tư duy của con người biểu hiện qua các công cụ lao động, các công trình văn hóa
+ Mỗi người khi giải quyết vấn đề, nvu tư duy của mình đều sử dụng kq tư duy của người khác
- Nhờ tư duy phản ánh gián tiếp các sự vật, hiện tượng mà tư duy của con
người vượt lên trên các cảm tính, bề ngoài để đi sâu vào bản chất của TG, cải tạo TG
- Tư duy phản ánh gián tiếp thông qua nhân thức cảm tính và thông qua kế
quả tư duy của người khác (kinh nghiệm xã hội).
- Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy
con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế,
máy móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.
VD: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo.
- Sở dĩ tư duy phải phản ánh gián tiếp chứ không thể phản ánh trực tiếp
được vì tư duy phản ánh cái bên trong, cái bản chất những mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật. Những cái này không thể phản ánh trực tiếp bằng các giác quan.
c. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng
một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện
tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những
thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà 16
khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính
chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
+ Trừu tượng là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những
yếu tố cần thiết cho tư duy.
+ Khái quát là dùng tri óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất định.
VD: + Nói về khái niệm “cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc tính
không quan trọng như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng mà chỉ giữ lại những
thuộc tính cần thiết như hình trụ, dùng để đựng nước uống. Đó là trừu tượng.
+ Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên
dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh hay vàng…tất cả điều xếp
vào một nhóm “cái cốc”.
- Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những
nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai
d. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy của con người có mọi đặc điểm trên vì tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ.
- Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, thống nhất
với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất và tách rời nhau.
- Tư duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì
quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản
phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. VD:
Nếu không có ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có và
không thể hiện được những hiểu biết về tự nhiên.
- Ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy: ngôn ngữ
chỉ là chuỗi âm thanh vô nghĩa không có nội dung.
- Mqh giữa tư duy và ngôn ngữ là mqh giữa nội dung và hình thức. Tư duy
kp ngôn ngữ. NN là cái vỏ vc của tư duy
e. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tư duy của con người vượt xa giới hạn của cảm giác, tri giác. Nhưng
chúng không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết với nhau:
+ Nhận thức cảm tính là cơ sở của tư duy, là nguồn cung cấp nguyên liệu của tư duy.
+ Trong quá trình tư duy thì nhận thức cảm tính là 1 khâu, 1 thành phần
trong hoạt động tư duy của con người. 17
+ Nhận thức cảm tính là phương tiện để kiểm tra tư duy. Ngược lại, những
kết quả của tư duy cũng ảnh hưởng đến cảm giác và tri giác. Nhờ tư duy đi
kèm ta có cảm giác, tri giác chính xác hơn
-> Tư duy và nhận thức cảm tính có mqh chặt chẽ, hỗ rợ, bổ sung và đan
xen nhau tạo thành quá trình nhận thức của con người
3. Tư duy là 1 quá trình
a. Các giai đoạn cơ bản của 1 quá trình tư duy
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
- Huy động các tri thức và các kinh nghiệm
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
- Kiểm tra giả thuyết, kết quả của việc kiểm tra có thể khẳng định hoặc phủ
định. Trong trường hợp giả thuyết bị phủ định thì 1 quá trình tư duy mới bắt đầu. - Giải quyết vấn đề.
b. Tư duy là một quá trình hđ của các thao tác trí tuệ
- Phân tích và tổng hợp (có quan hệ chặt chẽ với nhau)
+ Phân tích: dùng trí óc để phân chia 1 sự vật, hiện tượng ra làm nhiều
mặt, nhiều khía cạnh, nhiều thuộc tính, nhiều bộ phận khác nhau.
+ Tổng hợp: dùng trí óc để hợp nhất các khía cạnh, các mặt, các thuộc
tính, các bộ phận riêng lẻ thành sự vật, hiện tượng thống nhất.
+ Phân tích và tổng hợp tuy trái ngược nhau nhưng có qhe chặt chẽ
với nhau. Tổng hợp mà k ptich sẽ dẫn đné k có cơ sở, chung chung.
- So sánh: dùng trí óc để xác định sự giống nhau, khác nhau và không bằng
nhau giữa các sự vật, hiện tượng (là cơ sở mọi sự hiểu biết và tư duy).
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa
+ Trừu tượng là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại
những yếu tố cần thiết để tư duy.
+ Khái quát là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau,
nhưng có chung bản chất liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một loại, một phạm trù,…
+ Trừu tượng hóa và khái quát hóa có mối liên hệ mật thiết. Trừu
tượng hóa theo hướng nào thì căn cứ vào mục đích đó mà khái quát hóa.
Không có khái quát hóa cũng không có trừu tượng hóa
-> Trong quá trình tư duy, các thao tác trên kết hợp theo một hệ thống. Ta
dùng các thao tác trên để tìm ra những thuộc tính mới, quan hệ mới, những thuộc tính bản chất 4. Các loại tư duy 18
- Tư duy trực quan hành động: loại tư duy dựa trên các thao tác cụ thể
hướng vào việc giải quyết 1 số tình huống trực quan.
- Tư duy trực quan hình ảnh: loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ
được thực hiện chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi (đặc biệt có ở trẻ nhỏ)
- Tư duy lí luận: loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ dựa trên sự sử
dụng khái niệm, các kết cấu logic, được vận hành và tồn tại trên cơ sở ngôn ngữ.
-> Trong thực tế cả 3 dạng tư duy trên có qhe, bổ sung cho nhau. Tuy
nhiên ở mỗi người do hoàn cảnh sống, nghề nghiệp sẽ thiên về loại tư duy nào hơn II. Tưởng tượng 1. Định nghĩa:
- Con người không chỉ hình dung trong óc mình những cái đã từng gặp,
từng tri giác trước đây mà còn có khả năng sáng tạo ra những hình tượng,
biểu tượng về những cái chưa hề tri giác
- Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ
sở những liên tưởng đã có.
- Tưởng tượng là quá trình xây dựng nên các biểu tượng mới từ những
biểu tượng của trí nhớ
- Biểu tượng của tưởng tượng và biểu tượng của trí nhớ khác nhau về chất:
Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện tượng mà trước đây đã
tri giác. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng
từ những biểu tượng của trí nhớ
- Phản ánh của biểu tượng khác phản ánh của trí nhớ ở mức độ pt của nó.
Phản ánh của tưởng tượng mang tc gián tiếp và khái quát.
- Tưởng tượng là quá trình nhận thức nhằm tạo dựng những hình ảnh mới,
từ đó xuất hiện hành động và đối tượng mới
- Đặc điểm cơ bản của trí nhớ là tái hiện, của tưởng tượng là biến đổi.
Chức năng cơ bản của trí nhớ là lưu trữ kinh nghiệm thì của tưởng tượng
là cải tạo, biến đổi kinh nghiệm
2. Đặc điểm của tưởng tượng (so sánh với tư duy) - Giống:
+ Nd phản ánh đều là cái mới
+ Chỉ nảy sinh khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề và cùng
được thúc đẩy bởi nhu cầu - Khác: 19
+ Trong quá trình giải quyết vấn đề, tưởng tượng giải quyết dựa trên
những hình ảnh cụ thể, rõ nét còn tư duy dựa trên những khái niệm trừu tượng, khái quát
+ Hoàn cảnh có vấn đề của tưởng tượng có tính chất không xác định cao
hơn so với hoàn cảnh có vấn đề của tư duy
-> Tùy hoàn cảnh của tình huống có vấn đề mà cùng 1 nvu có thể giải
quyết bằng tưởng tượng hay tư duy
+ Tưởng tượng chỉ nảy sinh trong tình huống có tính không xác định cao
- Tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã có nhờ phương thức
chắp ghép, liên hợp, mô phỏng... 3. Vai trò (tự thêm VD)
- Trong toàn bộ hoạt động, tưởng tượng giúp con người định hướng hoạt
động của mình bằng cách hình dung ra phương thức tiến hành và kết quả
đạt được. Con người sáng tạo ra trong trí óc của mình các biểu tưởng cần đạt đến
- Trong hoạt động giáo dục, nhà giáo dục phải xây dựng trong đầu óc mình
hình ảnh về mô hình nhân cách mà giáo dục cần đạt được. Hình ảnh mẫu
người lí tưởng mà con người muốn vươn tới là kq của quá trình tưởng
tượng, trên cơ sở đó con người phấn đấu theo hình ảnh mẫu mực đó.
- Trong hoạt động học tập của học sinh, trí tưởng tượng là 1 trong những
nhân tố giúp cho học sinh nắm vững kiến thức.
- Đối với hoạt động nghệ thuật thì tưởng tượng chính là hạt nhân cơ bản.
- Tưởng tượng làm cho các quá trình tâm lí khác trở nên phong phú, sinh
động. Tưởng tượng làm cho quá trình tri giác đầy đủ và mang tính sáng tạo của hình ảnh tri giác
- Trong hoạt động trí nhớ: những biểu tượng của tưởng tượng tạo ra là chỗ
dựa để xác định mối liên hệ khi ghi nhớ và nhớ lại, nó là tài liệu đẻ tư duy
- Đối với tư duy, tưởng tượng là thành phần của tư duy, một số thao tác
của tư duy nếu không có tưởng tượng thì không thực hiện được
4. Các loại tưởng tượng
a. Tưởng tượng không có chủ định:
- Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong
cuộc sống, vạch ra những chương trình, hành vi không được thực hiện.
- Diễn ra không có mục đích từ trước, không có sự nỗ lực của ý chí; xuất
hiện là do không thỏa mãn những nhu cầu vào 1 thời điểm nào đó.
b. Tưởng tượng có chủ định
- Là loại tưởng tượng diễn ra có mục đích đề ra từ trước, có sự nỗ lực của
ý chí để tạo ra những hình ảnh mới nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích
thích tính tích cực của con người. 20