Bài tập thảo luận: Giáo dục học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bài tập thảo luận: Giáo dục học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40439748 Anh/chị hãy: -
So sánh các khái niệm cơ bản của Giáo dục học: Giáo dục (theo nghĩa rộng), Giáo
dục (theo nghĩa hẹp), dạy học; -
Trình bày các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học thuộc nhóm các phương
pháp nghiên cứu thực tiễn. Bài làm
1, So sánh các khái niệm cơ bản của Giáo dục học: Giáo dục (theo nghĩa rộng), Giáo dục
(theo nghĩa hẹp), dạy học
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức+ phương pháp
khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục nhằm hình thành nhân cách của họ
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động
cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư
xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người
học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển
các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất
nhân cách của người học theo mục đích giáo dục
Phân biệt các khái niệm trên
Các khái niệm trên gắn với các quá trình giáo dục ( theo nghĩa rộng ), quá trình giáo dục (
theo nghĩa hẹp ) và quy trình dạy học được phân biệt ở sự khác nhau về việc thực hiện
chức năng trội của chúng
- Chức năng trội của GD ( theo nghĩa rộng ) : phát triển nhân cách toàn diện ở người
học sinh bao gồm cả năng lực và phẩm chất
- Chức năng trội của GD ( theo nghĩa hẹp) : phát triển về mặt phẩm chất ở người học sinh
- Chức năng trội của dạy học : phát triển về mặt năng lực ở người học sinh
2, Trình bày các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học thuộc nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. *Phương pháp quan sát
-Là phương pháp thu thập thông tin về sự vật, hiện tượng lOMoAR cPSD| 40439748
-Quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động giáo dục và các điều kiện khách quan
- Mục đích quan sát là để phát hiện, thu thập các thông tin về vấn đề nghiên cứu,
phát hiện bản chất vấn đề và xác định giả thuyết nghiên cứu.
*Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi (bảng câu hỏi)
- Là phương pháp được sử dụng phổ biến, là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi đã
được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho đối tượng nghiên cứu, nhằm
thu thập những thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu,
-Được sử dụng để nghiên cứu đối tượng trên diện rộng. *Phương pháp phỏng vấn
-Được tiến hành thông qua tác động trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi nhằm thu
thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Nguồn thông tin gồm toàn bộ những câu trả lời phản ánh quan điểm, nhận thức của người
được hỏi, hành vi cử chỉ của người được hỏi trong thời gian phỏng vấn.
*Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
-Là tổng thể những tri thức kĩ năng, kĩ xảo mà người làm công tác giáo dục đã tích luỹ
được trong thực tiễn công tác giáo dục.
-Vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để thu thập, phân tích, đánh giá thực tiễn giáo
dục, từ đó rút ra những khái quát có tính chất lí luận.
-Tìm ra những quy luật phát triển của các sự kiện giáo dục nhằm tổ chức tốt hơn các quá trình sư phạm tiếp theo
*Phương pháp thực nghiệm sư phạm
-Đánh dấu một bước ngoặt lớn chuyển từ sự quan sát, mô tả bề ngoài sang sự phân tích
về mặt định tính, định lượng những mối quan hệ bản chất, những thuộc tính cơ bản của
các sự vật hiện tượng.
-Là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận
thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động nên chúng bằng
một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra. lOMoAR cPSD| 40439748
-Cho phép đi sâu vào bản chất, quy luật, phát hiện ra các thành phần, cấu trúc, cơ chế của hiện tượng giáo dục.
-Phân loại theo môi trường diễn ra thực nghiệm có thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
- Phân loại theo mục đích thực nghiệm có thực nghiệm tác động và thực nghiệm thăm dò.
*Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
-Là phương pháp mà nhà nghiên cứu thông qua các sản phẩm sư phạm để tìm hiểu tính
chất, đặc điểm, tâm lí của con người và của cả hoạt động đã tạo ra sản phẩm ấy nhằm tìm
ra giải pháp nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục. *Phương pháp chuyên gia
-Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng
cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định,
nhằm phân tích hay tìm ra giải pháp tối ưu cho sự kiện giáo dục nào đó. Phương pháp
này được thực hiện thông qua các hình thức hội thảo, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học.