Bài tập thảo luận học phần xây dựng và phát triển vốn tài liệu | Học viện Hành chính Quốc gia

Đề án xây dựng nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Trường:

Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu

Thông tin:
9 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập thảo luận học phần xây dựng và phát triển vốn tài liệu | Học viện Hành chính Quốc gia

Đề án xây dựng nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

90 45 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|5073087 6
HỌ TÊN: TRẦN THÙY DƯƠNG
LỚP: QUẢN TRỊ THÔNG TIN 22A
MSV: 2205QTTA007
HỌC PHẦN: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU
Bài tập thảo luận: Dựa vào nội dung lý thuyết, hãy xây dựng một đề án phát triển nguồn
lực thông tin hoặc đề án xây dựng thư viện điện tử, thư viện số... tại một cơ quan thông tin
thư viện bất kì.
Đề án xây dựng nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện
trường THPT Đông Anh
Phần I: Khái quát chung
1. Khái niệm nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
1.1. Nguồn lực thông tin
Trong lĩnh vc thông tin, thư vin (TTTV) "Ngun lc thông tin"" (Information
Resource"). Nguồn lực thông tin yếu tố cấu thành nên hoạt động thư viện, đồng thời
cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng
tin, tạo nên chất lượng hiệu quả trong hoạt động thông tin thư viện.
1.2. Phát triển nguồn lực thông tin
Phát triển tài nguyên thông tin chính các hoạt động nhằm làm tăng thêm nguồn lực
thông tin/tài liệu cả về số lượng và chất lượng trên sở nhu cầu người dùng tin. Phát triển
NLTT một dạng hoạt động tất yếu, ý nghĩa to lớn đến việc phát triển thư viện một
cách bền vững. Qtrình phát triển NLTT đòi hỏi phải đầu lớn liên tục. Để làm tốt
công việc này, các cơ quan TTTV cần có cách tiếp cận hợp lý, khả thi và kinh tế.
lOMoARcPSD|5073087 6
2. Đặc tính và vai trò của nguồn lực thông tin
2.1. Đặc tính của nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin phản ánh những thành tựu của nhân loại về khoa học quân sự,
nghiệp vụ Công an…những tài liệu trong thư viện ghi lại kinh nghiệm, hiểu biết của con
người đó tích lũy được trong tiến trình lịch sử. Đó những thông tin giá trị, những
thành quả lao động của con người trên tất cả các lĩnh vực. Nó giúp cho việc nâng cao trình
độ văn hóa, chuyên môn, phục vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thiện quy trình sản xuất cũng
như việc hình thành nhân cách trong xã hội.
2.2. Vai trò của nguồn lực thông tin
Thông tin/tài liệu đó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thư viện tồn tại với con
người qua hàng ngàn năm lịch sử. Sự trường tồn với thời gian đó minh chứng cho sức sống
cũng như vai trò của trong tiến trình lịch sử nhân loại. vậy, trước hết NLTT vai
trò rất lớn đối với hội. NLTT được coi “bộ nhớ” của nhân loại, kho tàng văn hoá
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhsách báo những kinh nghiệm, những hiểu biết
của thế hệ trước có thể lưu truyền qua thời gian, nhờ kế thừa được những thành tựu đó nên
tốc độ phát triển của xã hội ngày càng cao và thông qua tri thức được lưu giữ trong NLTT
sẽ phản ánh được trình độ phát triển của hội. Nhận thức được giá trị của NLTT nên từ
xa xưa nhân loại luôn quan tâm đến việc sưu tầm, bảo quản truyền lại cho các thế hệ
mai sau. Thứ hai, NLTT đối với cơ quan thông tin, thư viện thì nó chính là một trong 4 bộ
phận quan trọng cấu 6 thành. Giữa các bộ phận mối liên hệ tác động với nhau, thúc
đẩy nhau phát triển, nhưng trong 4 bộ phận đó thì NLTT có vị trí quan trọng nhất.
3. Các yếu tố tác động tới phát triển nguồn lực thông tin
3.1. Chính sách phát triển
Chính sách phát triển NLTT của một quốc gia, hay của một cơ quan TTTVý nghĩa
cùng quan trọng. Một NLTT mạnh, chất lượng phụ thuộc đầu tiên vào chính sách
phát triển. Chỉ thông qua chính sách, hoạt động phát triển NLTT mới định hướng,
đầu tư và kế hoạch thực hiện mang tính khả thi. Trong thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã rất
lOMoARcPSD|5073087 6
chú trọng đến vấn đề này. Một trong những văn bản cao nhất thể hiện chính sách phát triển
NLTT cho các quan TTTV hiện nay Pháp lệnh thư viện. Năm 2002, Chính phủ ra
Nghị định số 72/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện. Tại chương
IV điều 14 có viết: “Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, theo ớng hiện đại hóa, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự động
hóa, xây dựng thư viện điện tử, tạo cảnh quan môi trường văn hóa nhằm nâng cao chất
lượng người đọc, tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin các hoạt động khác
của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được quan nhà nước thẩm quyền phê
duyệt”.
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thông tin thư viện
Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan TTTV có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát
triển NLTT. Bởi lẽ, mục đích hướng đến cuối cùng của bất cứ cơ quan TTTV nào là nhằm
hoàn thành một cách tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình. Mỗi cơ quan TTTV dù cùng
hệ thống hay khác hệ thống thì bên cạnh những chức năng nhiệm vụ chung (hệ thống
thư viện công cộng; hệ thống thư viện chuyên ngành...) còn chức năng, nhiệm vụ đặc
thù của mình. Chính yếu tố này quyết định đến mục tiêu hoạt động phát triển NLTT của cơ
quan TTTV.
3.3. Kinh phí đầu tư
Một tác động mang tính sống còn đối với hoạt động phát triển NLTT của các cơ quan
TTTV đó chính kinh phí hoạt động. Thực tế cho thấy, bất kỳ hoạt động riêng lẻ nào
trong quá trình phát triển NLTT đều phụ thuộc vào tính khả thi của các nguồn kinh phí.
Ngân sách tài chính của các cơ quan TTTV được cấp thường không phải lúc nào cũng đáp
ứng được nhu cầu của người dùng. Do vậy, ngân sách này cần phải đảm bảo tính cân đối
giữa NLTT với các loại hình thông tin/tài liệu. Chính vì 7 vậy đòi hỏi các quan TTTV
cần lên kế hoạch để nguồn kinh phí bổ sung phù hợp khả thi. vậy, kinh phí
những ảnh hưởng trực tiếp nhất định đến việc lựa chọn, đặt mua và bổ sung các nguồn lực
thông tin đưa vào phục vụ. Hơn nữa, với nguồn kinh phí phụ thuộc từ nhiều nguồn khác
nhau đòi hỏi cán bộ làm công tác bổ sung cũng như các nhà quản lý cái nhìn toàn diện
lOMoARcPSD|5073087 6
hơn trong việc đưa ra chính sách phát triển NLTT của quan mình một cách hợp để
đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng, khả năng duy trì hoạt động của cơ quan.
Sự thiếu hụt về kinh phí không tránh khỏi ảnh hưởng xấu đến phát triển NLTT.
3.4. Trình độ cán bộ
Trong các cơ quan TTTV, dù có s đu tư kinh phí ln cho vic phát trin NLTT nhưng
cán bộ TTTV không có trình độ thì kho tài liệu đó chỉ là kho chế. Trình độ cán bộ thư viện
ảnh hưởng đến ngay từ đầu của việc quyết định lựa chọn tài liệu nào để bổ sung cho đến
khi phổ biến NLTT đó cho người dùng tin. Cán bộ thư viện phải trở thành những chuyên
gia thông tin trong xã hội tri thức, nhất là khi thư viện truyền thống đang chuyển dần sang
TV hiện đại, thư viện số.
3.5. Vấn đề công nghệ
Khi xây dựng, phát triển NLTT, việc lựa chọn ứng dụng công nghệ để hỗ trợ cho
các hoạt động rất quan trọng. Bởi công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các công
việc trong quy trình tạo lập và vận hành NLTT. Do đó công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu
trong hoạt động phát triển NLTT, đặc biệt là NLTT điện tử/thông tin số. Công nghệ đã tác
động tới hoạt động phát triển NLTT trong việc thu thập, tạo lập các bộ sưu tập số dễ dàng,
thuận tiện. Giúp cho người quản trị kỹ thuật viên trong quá trình tạo lập, bảo quản
cung cấp dữ liệu. Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ sao lưu, chia sẻ,
an toàn dữ liệu. Chính vì vậy, để phát triển NLTT đạt hiệu quả cao phải có hệ thống mạng
Internet được kết nối Internet với đường truyền đủ đáp ứng cho số người dùng tối thiểu của
thư viện. Hệ thống máy chủ đủ mạnh để đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu
và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyền. Trang web đăng tải và
cổng truy cập của người dùng vào NLTT số/tài liệu scủa quan. Cần phần mềm quản
trị NLTT.
3.6. Vấn đề bản quyền
Vấn đề phát triển NLTT trong thư viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu quan
trọng; nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài nguyên điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể
quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng hơn. Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó
lOMoARcPSD|5073087 6
trở nên phổ biến hơn đối với những người khác một điều kiện liên quan đến vấn đề xã
hội và những người xây dựng NLTT số. Phát triển NLTT số phải am hiểu quyền sở hữu trí
tuệ để hành động một cách có trách nhiệm
3.7. Người dùng tin
Phát triển NLTT mục đích cuối cùng cũng là đáp ứng/thỏa mãn tốt nhất nhu cầu người
dùng tin. Vì vậy, người dùng tin động cơ xây dựng phát triển cũng là người thẩm
định cuối cùng NLTT của thư viện. Bởi lẽ đó, phát triển NLTT có ảnh hưởng trực tiếp bởi
người dùng tin cả về nội dung và hình thức/loại hình tài liệu
3.8. Vấn đề kiểm soát, lựa chọn tài liệu
Một yếu tố khác cần đề cập cũng ảnh hưởng quan trọng tới quá trình xây dựng, phát
triển NLTT, đó chính là các cấp quản lý, kiểm duyệt quyết định vào hoạt động lựa chọn tài
liệu bổ sung tài liệu. Với cơ chế hoạt động hiện nay, quá trình lựa chọn và bổ sung tài liệu
phải được lãnh đạo quản lý các cấp phê duyệt. Điều đó cũng có những tác động đến chính
sách phát triển NLTT vì xuất hiện các quan điểm khác nhau về loại hình, nội dung tài liệu
cần bổ sung; nguồn kinh phí được cấp nhằm phát triển NLTT của mỗi thư viện.
3.9. Quy luật phát triển của tài liệu
Trong thi đi "bùng n thông tin" hin nay, các cơ quan thông tin, thư vin cn căn
cứ vào các quy luật phát triển cơ bản của tài liệu để tiến hành công việc phát triển nguồn
lực thông tin. Các quy luật đó là: quy luật gia tăng số lượng tài liệu, quy luật tập trung và
phân tán thông tin, quy luật lỗi thời của thông tin, quy luật giá cả tài liệu tăng liên tục.
Phần II: Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường
THPT Đông Anh
1. Nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh
Hiện nay, nguồn lực thông tin của Trung tâm thông tin Thư viện tương đối lớn về s
lượng; khá đầy đủ đa dạng về nội dung tương ứng với tất cả các bộ môn được giảng dạy
tại trường. Vbản nguồn lực thông tin đã đáp ứng được nhu cầu tài liệu phục vụ việc
giảng dạy, học tập, nghiên cứu giải trí của cán bộ, giáo viên học sinh nhà trường.
lOMoARcPSD|5073087 6
Loại hình tài liệu của Trung tâm thông tin Thư viện chủ yếu dạng tài liệu truyền
thống/tài liệu trên giấy, trải qua các giai đọan phát triển của Nhà trường, số liệu thống kê
về nguồn lực thông tin của Trung tâm thông tin Thư viện về tổng số đầu tên sách và tổng
số bản sách. Tính đến tháng 05/2021, Thư viện có khoảng: 19.235 đầu bản; 56.870 bản ấn
phẩm.
Tài liệu dạng hiện đại: tài liệu nghe - nhìn (băng từ, đĩa từ), tài liệu điện tử có dạng lưu
trữ trên CSDL online,...mà người ta gọi là sách điện tử hoặc tài liệu điện tử, tài liệu số. Đó
các dạng tài liệu dạng tài liệu như sách, báo, tạp chí, các bphim, bản nhạc, các file
multimedia, các trang web, các cơ sở dữ liệu,... được lưu giữ trên các vật mang tin điện tử,
có thể đọc được, truy cập được thông qua máy tính hay mạng máy tính điện tử.
2. Hoạt động phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường
THPT Đông Anh
2.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin
Mọi hoạt động của quan, trung tâm thông tin thư viện mục đích đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu NDT. Chính vì vậy, chính sách phát triển NLTT là nền tảng của mọi
hoạt động trung tâm thư viện. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin một văn bản xác
định phương hướng phát triển vốn tài liệu của một quan, trung tâm thư viện cùng với
các quy định, quy chế, thủ tục lựa chọn tài liệu, nhà cung cấp tài liệu, phù hợp với khả năng
tài chính cũng như cấu tổ chức của từng quan, trung tâm thư viện, khẳng định phương
châm bổ sung tài liệu, các diện chủ đề quan, trung tâm thư viện quan tâm thu thập
cũng như các thủ tục thanh lọc tài liệu.
2.2. Phạm vi nội dung của tài liệu cần bổ sung
Nguồn lực thông tin phải xây dựng dựa trên tiêu chí:
- Các môn học bản, bắt buộc phải được trang bị cho học sinh các môn học
theochương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Các tài liệu học tập đáp ứng cho nhu cầu tập, luyện thi THPT Quốc Gia
lOMoARcPSD|5073087 6
2.3. Nguồn bổ sung tài liệu
Về nguồn bổ sung, Trung tâm thực hiện cả hai phương thức là bổ sung phải trả tiền và
bổ sung không phải trả tiền. Bổ sung phải trả tiền (mua) là phương thức chủ yếu của Trung
tâm nhằm đảm bảo bổ sung được những tài liệu như mong muốn. Trung tâm thông tin
Thư viện căn cứ vào nguồn kinh phí được cấp hàng năm, trên cơ sở danh mục tài liệu đăng
của các tổ, bộ môn, trung tâm căn cứ vào nhu cầu tin của học viên trong trường.
Phương thức mua có thể trực tiếp từ các nhà sách, nhà in, nhà xuất bản.
2.4. Các hình thức phát triển nguồn lực thông tin
Phát triển nguồn tin hoạt động xuyên suốt từ khi hình thành cho đến khi không
còn tồn tại nữa. Mỗi giai đoạn phát triển đều những hình thức khác nhau. Bất kỳ một
thư viện nào cũng 3 hình thức phát triển nguồn tin, Trung tâm cũng vậy: Hình thức bổ
sung khởi đẩu, bổ sung hiện tại và bổ sung hoàn bị.
2.5. Quy trình phát triển nguồn lực thông tin/tài liệu
Trung tâm Thông tin Thư viện tiến hành lập kế hoạch bổ sung theo Kế hoạch từng
năm học của Trường dựa trên nhu cầu sử dụng tài liệu của người dùng tin.
Quy trình lựa chọn tài liệu để bổ sung cho Trung tâm thông tin Thư viện được tiến
hành theo các qui trình như sau:
- Chọn từ danh mục giới thiệu tài liệu của các nhà xuất bản, các công ty phát hànhsách
trong trường THPT Đông Anh.
- Tổ chức lấy ý kiến qua cuộc họp cán bộ phụ trách Trung tâm thư viện, thống
nhấtlập danh mục tài liệu cần bổ sung phù hợp với các bộ môn được đào tạo tại trường.
2.6. Kinh phí đầu tư cho việc phát triển nguồn lực thông tin
Kinh phí bổ sung vốn tài liệu dựa trên nguồn kinh phí dành cho công tác bổ sung tài
liệu được phân bổ hàng năm từ nguồn ngân sách nnước cấp ước tính khoảng 90 120
triệu đồng.
lOMoARcPSD|5073087 6
2.7. Công tác thanh lý tài liệu tài Trung tâm
Trong hot đng Thông tin Thư vin, thanh lý tài liu là mt hot đng thưng niên.
Tùy vào điều kiện mỗi quan TTTV sẽ tiến hành những đợt thanh tài liệu cho phù
hợp. Những tài liệu được thanh lý là những tài liệu đã cũ, nát, rách, lỗi thời không còn phù
hợp với nhu cầu độc giả, không nằm trong diện lưu trữ lâu dài… Thanh lý tài liệu cũng
một trong những nội dung nhằm xây dựng phát triển nguồn lực thông tin của quan Thông
tin Thư viện. Công tác thành lý được triển khai góp phần làm cho vốn tài liệu của thư viện
chất lượng hơn. Có thanh mới thể xây dựng các chính sách bổ sung phù hợp với
sự phát triển, cũng như thể loại bỏ các nguồn tài liệu chất lượng không phù hợp, tạo
dựng được vốn tài liệu chất lượng. Hoạt động thanh lý tài liệu sẽ dành không gian cho tài
liệu mới nhập về, giảm chi phí bảo quản tài liệu, tiết kiệm kinh phí cải tiến việc truy
cập…
2.8. Ưu nhược điểm trong công tác phát triển nguồn lực thông tin trung tâm thư
viện tại trường THPT Đông Anh
- Ưu điểm
Cùng với sự phát triển của Trường THPT Đông Anh trong suốt chặn đường 10 năm,
Trung tâm Thông tin - Thư viện đã nhiều bước phát triển vượt bậc,ng với việc đầu
xây dựng mới cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện đại, cùng với đội
ngũ cán bộ yệu ngành, yêu nghề sự quan, đầu đúng mức của tâm lãnh đạo Nhà trường
qua các thời kỳ đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi lớn chuyển đổi một
thư viện truyền thống lạc hậu đến thư viện điện tử. Hiện Trung tâm TTTV đã tiến hành
phát triển nguồn lực thông tin cả truyền thống và cả hiện đại với các phương thức như trao
đổi, mua, thu thập CSDL, tự số hóa… Các CSDL & tài liệu truyền thống được mua được
chọn lọc, thích ứng theo nhu cầu người dùng, đem lại hiệu quả trong sử dụng
- Nhược điểm
Nguồn lực thông tin với nội dung khá đa dạng, phong phú nhưng số lượng các tài liệu
không đồng đều, còn chênh lệch chưa cân đối giữa các bộ môn đang được đào tạo giảng
dạy tại trường.
lOMoARcPSD|5073087 6
thư viện điện tử, tuy nhiên tài liệu số hoá/điện tử vẫn còn khiêm tốn chiếm tỷ lệ
trương đối nhỏ. Công tác bổ sung tài liệu số, tài liệu điện tử chưa chú trọng đúng mức,
ngân sách ngành cho bổ sung tài liệu điện tử chưa cao, công nghệ số hóa giản đơn dẫn đến
năng suất, chất lượng chưa cao.
3. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin tại trung
tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh
3.1. Chú trọng phát triển vốn tài liệu/thông tin về số lượng
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin phù hợp
- Tăng cường chia sẻ nguồn lực
- Phát triền nguồn tin/tài liệu nội sinh
- Chú trọng kỹ thuật xử lý thông tin/tài liệu nhằm dễ dàng chia sẻ
3.2. Đảm bảo chất lượng nguồn lực thông tin
- Chú trọng nhu cầu nghiên cứu thông tin của NDT
- Có kế hoạch xử lí, thanh lí tài liệu
3.3. Một số yếu tố khác
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
- Nâng cao năng lực và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ
- Đào tạo NDT: học sinh trong trường
- Đầu tư kinh phí thường xuyên và có trọng điểm
| 1/9

Preview text:

lOMoARcPSD|50730876
HỌ TÊN: TRẦN THÙY DƯƠNG
LỚP: QUẢN TRỊ THÔNG TIN 22A MSV: 2205QTTA007
HỌC PHẦN: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU
Bài tập thảo luận: Dựa vào nội dung lý thuyết, hãy xây dựng một đề án phát triển nguồn
lực thông tin hoặc đề án xây dựng thư viện điện tử, thư viện số... tại một cơ quan thông tin thư viện bất kì.
Đề án xây dựng nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện
trường THPT Đông Anh
Phần I: Khái quát chung
1. Khái niệm nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
1.1. Nguồn lực thông tin
Trong lĩnh vực thông tin, thư viện (TTTV) "Nguồn lực thông tin"" (Information
Resource"). Nguồn lực thông tin là yếu tố cấu thành nên hoạt động thư viện, đồng thời
cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng
tin, tạo nên chất lượng hiệu quả trong hoạt động thông tin thư viện.
1.2. Phát triển nguồn lực thông tin
Phát triển tài nguyên thông tin chính là các hoạt động nhằm làm tăng thêm nguồn lực
thông tin/tài liệu cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở nhu cầu người dùng tin. Phát triển
NLTT là một dạng hoạt động tất yếu, có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển thư viện một
cách bền vững. Quá trình phát triển NLTT đòi hỏi phải đầu tư lớn và liên tục. Để làm tốt
công việc này, các cơ quan TTTV cần có cách tiếp cận hợp lý, khả thi và kinh tế. lOMoARcPSD|50730876
2. Đặc tính và vai trò của nguồn lực thông tin
2.1. Đặc tính của nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin phản ánh những thành tựu của nhân loại về khoa học quân sự,
nghiệp vụ Công an…những tài liệu trong thư viện ghi lại kinh nghiệm, hiểu biết của con
người đó tích lũy được trong tiến trình lịch sử. Đó là những thông tin có giá trị, những
thành quả lao động của con người trên tất cả các lĩnh vực. Nó giúp cho việc nâng cao trình
độ văn hóa, chuyên môn, phục vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thiện quy trình sản xuất cũng
như việc hình thành nhân cách trong xã hội.
2.2. Vai trò của nguồn lực thông tin
Thông tin/tài liệu đó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thư viện và tồn tại với con
người qua hàng ngàn năm lịch sử. Sự trường tồn với thời gian đó minh chứng cho sức sống
cũng như vai trò của nó trong tiến trình lịch sử nhân loại. Vì vậy, trước hết NLTT có vai
trò rất lớn đối với xã hội. NLTT được coi là “bộ nhớ” của nhân loại, là kho tàng văn hoá
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhờ có sách báo mà những kinh nghiệm, những hiểu biết
của thế hệ trước có thể lưu truyền qua thời gian, nhờ kế thừa được những thành tựu đó nên
tốc độ phát triển của xã hội ngày càng cao và thông qua tri thức được lưu giữ trong NLTT
sẽ phản ánh được trình độ phát triển của xã hội. Nhận thức được giá trị của NLTT nên từ
xa xưa nhân loại luôn quan tâm đến việc sưu tầm, bảo quản và truyền lại cho các thế hệ
mai sau. Thứ hai, NLTT đối với cơ quan thông tin, thư viện thì nó chính là một trong 4 bộ
phận quan trọng cấu 6 thành. Giữa các bộ phận có mối liên hệ và tác động với nhau, thúc
đẩy nhau phát triển, nhưng trong 4 bộ phận đó thì NLTT có vị trí quan trọng nhất.
3. Các yếu tố tác động tới phát triển nguồn lực thông tin
3.1. Chính sách phát triển
Chính sách phát triển NLTT của một quốc gia, hay của một cơ quan TTTV có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Một NLTT mạnh, có chất lượng phụ thuộc đầu tiên vào chính sách
phát triển. Chỉ có thông qua chính sách, hoạt động phát triển NLTT mới có định hướng,
đầu tư và kế hoạch thực hiện mang tính khả thi. Trong thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã rất lOMoARcPSD|50730876
chú trọng đến vấn đề này. Một trong những văn bản cao nhất thể hiện chính sách phát triển
NLTT cho các cơ quan TTTV hiện nay là Pháp lệnh thư viện. Năm 2002, Chính phủ ra
Nghị định số 72/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện. Tại chương
IV điều 14 có viết: “Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, theo hướng hiện đại hóa, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự động
hóa, xây dựng thư viện điện tử, tạo cảnh quan môi trường văn hóa nhằm nâng cao chất
lượng người đọc, tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác
của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thông tin thư viện
Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan TTTV có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát
triển NLTT. Bởi lẽ, mục đích hướng đến cuối cùng của bất cứ cơ quan TTTV nào là nhằm
hoàn thành một cách tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình. Mỗi cơ quan TTTV dù cùng
hệ thống hay khác hệ thống thì bên cạnh có những chức năng nhiệm vụ chung (hệ thống
thư viện công cộng; hệ thống thư viện chuyên ngành...) còn có chức năng, nhiệm vụ đặc
thù của mình. Chính yếu tố này quyết định đến mục tiêu hoạt động phát triển NLTT của cơ quan TTTV.
3.3. Kinh phí đầu tư
Một tác động mang tính sống còn đối với hoạt động phát triển NLTT của các cơ quan
TTTV – đó chính là kinh phí hoạt động. Thực tế cho thấy, bất kỳ hoạt động riêng lẻ nào
trong quá trình phát triển NLTT đều phụ thuộc vào tính khả thi của các nguồn kinh phí.
Ngân sách tài chính của các cơ quan TTTV được cấp thường không phải lúc nào cũng đáp
ứng được nhu cầu của người dùng. Do vậy, ngân sách này cần phải đảm bảo tính cân đối
giữa NLTT với các loại hình thông tin/tài liệu. Chính vì 7 vậy đòi hỏi các cơ quan TTTV
cần lên kế hoạch để có nguồn kinh phí bổ sung phù hợp và khả thi. Vì vậy, kinh phí có
những ảnh hưởng trực tiếp nhất định đến việc lựa chọn, đặt mua và bổ sung các nguồn lực
thông tin đưa vào phục vụ. Hơn nữa, với nguồn kinh phí phụ thuộc từ nhiều nguồn khác
nhau đòi hỏi cán bộ làm công tác bổ sung cũng như các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện lOMoARcPSD|50730876
hơn trong việc đưa ra chính sách phát triển NLTT của cơ quan mình một cách hợp lý để
đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng, khả năng duy trì hoạt động của cơ quan.
Sự thiếu hụt về kinh phí không tránh khỏi ảnh hưởng xấu đến phát triển NLTT.
3.4. Trình độ cán bộ
Trong các cơ quan TTTV, dù có sự đầu tư kinh phí lớn cho việc phát triển NLTT nhưng
cán bộ TTTV không có trình độ thì kho tài liệu đó chỉ là kho chế. Trình độ cán bộ thư viện
có ảnh hưởng đến ngay từ đầu của việc quyết định lựa chọn tài liệu nào để bổ sung cho đến
khi phổ biến NLTT đó cho người dùng tin. Cán bộ thư viện phải trở thành những chuyên
gia thông tin trong xã hội tri thức, nhất là khi thư viện truyền thống đang chuyển dần sang
TV hiện đại, thư viện số.
3.5. Vấn đề công nghệ
Khi xây dựng, phát triển NLTT, việc lựa chọn và ứng dụng công nghệ để hỗ trợ cho
các hoạt động là rất quan trọng. Bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các công
việc trong quy trình tạo lập và vận hành NLTT. Do đó công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu
trong hoạt động phát triển NLTT, đặc biệt là NLTT điện tử/thông tin số. Công nghệ đã tác
động tới hoạt động phát triển NLTT trong việc thu thập, tạo lập các bộ sưu tập số dễ dàng,
thuận tiện. Giúp cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá trình tạo lập, bảo quản và
cung cấp dữ liệu. Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ sao lưu, chia sẻ,
an toàn dữ liệu. Chính vì vậy, để phát triển NLTT đạt hiệu quả cao phải có hệ thống mạng
Internet được kết nối Internet với đường truyền đủ đáp ứng cho số người dùng tối thiểu của
thư viện. Hệ thống máy chủ đủ mạnh để đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu
và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyền. Trang web đăng tải và là
cổng truy cập của người dùng vào NLTT số/tài liệu số của cơ quan. Cần có phần mềm quản trị NLTT.
3.6. Vấn đề bản quyền
Vấn đề phát triển NLTT trong thư viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu là quan
trọng; nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài nguyên điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là
quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng hơn. Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó lOMoARcPSD|50730876
trở nên phổ biến hơn đối với những người khác là một điều kiện liên quan đến vấn đề xã
hội và những người xây dựng NLTT số. Phát triển NLTT số phải am hiểu quyền sở hữu trí
tuệ để hành động một cách có trách nhiệm
3.7. Người dùng tin
Phát triển NLTT mục đích cuối cùng cũng là đáp ứng/thỏa mãn tốt nhất nhu cầu người
dùng tin. Vì vậy, người dùng tin là động cơ xây dựng và phát triển và cũng là người thẩm
định cuối cùng NLTT của thư viện. Bởi lẽ đó, phát triển NLTT có ảnh hưởng trực tiếp bởi
người dùng tin cả về nội dung và hình thức/loại hình tài liệu
3.8. Vấn đề kiểm soát, lựa chọn tài liệu
Một yếu tố khác cần đề cập cũng có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình xây dựng, phát
triển NLTT, đó chính là các cấp quản lý, kiểm duyệt quyết định vào hoạt động lựa chọn tài
liệu bổ sung tài liệu. Với cơ chế hoạt động hiện nay, quá trình lựa chọn và bổ sung tài liệu
phải được lãnh đạo quản lý các cấp phê duyệt. Điều đó cũng có những tác động đến chính
sách phát triển NLTT vì xuất hiện các quan điểm khác nhau về loại hình, nội dung tài liệu
cần bổ sung; nguồn kinh phí được cấp nhằm phát triển NLTT của mỗi thư viện.
3.9. Quy luật phát triển của tài liệu
Trong thời đại "bùng nổ thông tin" hiện nay, các cơ quan thông tin, thư viện cần căn
cứ vào các quy luật phát triển cơ bản của tài liệu để tiến hành công việc phát triển nguồn
lực thông tin. Các quy luật đó là: quy luật gia tăng số lượng tài liệu, quy luật tập trung và
phân tán thông tin, quy luật lỗi thời của thông tin, quy luật giá cả tài liệu tăng liên tục.
Phần II: Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh
1. Nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh
Hiện nay, nguồn lực thông tin của Trung tâm – thông tin Thư viện tương đối lớn về số
lượng; khá đầy đủ đa dạng về nội dung tương ứng với tất cả các bộ môn được giảng dạy
tại trường. Về cơ bản nguồn lực thông tin đã đáp ứng được nhu cầu tài liệu phục vụ việc
giảng dạy, học tập, nghiên cứu và giải trí của cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. lOMoARcPSD|50730876
Loại hình tài liệu của Trung tâm – thông tin Thư viện chủ yếu là dạng tài liệu truyền
thống/tài liệu trên giấy, trải qua các giai đọan phát triển của Nhà trường, số liệu thống kê
về nguồn lực thông tin của Trung tâm – thông tin Thư viện về tổng số đầu tên sách và tổng
số bản sách. Tính đến tháng 05/2021, Thư viện có khoảng: 19.235 đầu bản; 56.870 bản ấn phẩm.
Tài liệu dạng hiện đại: tài liệu nghe - nhìn (băng từ, đĩa từ), tài liệu điện tử có dạng lưu
trữ trên CSDL online,...mà người ta gọi là sách điện tử hoặc tài liệu điện tử, tài liệu số. Đó
là các dạng tài liệu dạng tài liệu như sách, báo, tạp chí, các bộ phim, bản nhạc, các file
multimedia, các trang web, các cơ sở dữ liệu,... được lưu giữ trên các vật mang tin điện tử,
có thể đọc được, truy cập được thông qua máy tính hay mạng máy tính điện tử.
2. Hoạt động phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh
2.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin
Mọi hoạt động của cơ quan, trung tâm thông tin thư viện mục đích là đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu NDT. Chính vì vậy, chính sách phát triển NLTT là nền tảng của mọi
hoạt động trung tâm thư viện. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin là một văn bản xác
định phương hướng phát triển vốn tài liệu của một cơ quan, trung tâm thư viện cùng với
các quy định, quy chế, thủ tục lựa chọn tài liệu, nhà cung cấp tài liệu, phù hợp với khả năng
tài chính cũng như cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, trung tâm thư viện, khẳng định phương
châm bổ sung tài liệu, các diện chủ đề mà cơ quan, trung tâm thư viện quan tâm thu thập
cũng như các thủ tục thanh lọc tài liệu.
2.2. Phạm vi nội dung của tài liệu cần bổ sung
Nguồn lực thông tin phải xây dựng dựa trên tiêu chí: -
Các môn học cơ bản, bắt buộc phải được trang bị cho học sinh các môn học
theochương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo. -
Các tài liệu học tập đáp ứng cho nhu cầu tập, luyện thi THPT Quốc Gia lOMoARcPSD|50730876
2.3. Nguồn bổ sung tài liệu
Về nguồn bổ sung, Trung tâm thực hiện cả hai phương thức là bổ sung phải trả tiền và
bổ sung không phải trả tiền. Bổ sung phải trả tiền (mua) là phương thức chủ yếu của Trung
tâm nhằm đảm bảo bổ sung được những tài liệu như mong muốn. Trung tâm thông tin –
Thư viện căn cứ vào nguồn kinh phí được cấp hàng năm, trên cơ sở danh mục tài liệu đăng
ký của các tổ, bộ môn, trung tâm và căn cứ vào nhu cầu tin của học viên trong trường.
Phương thức mua có thể trực tiếp từ các nhà sách, nhà in, nhà xuất bản.
2.4. Các hình thức phát triển nguồn lực thông tin
Phát triển nguồn tin là hoạt động xuyên suốt từ khi hình thành cho đến khi nó không
còn tồn tại nữa. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những hình thức khác nhau. Bất kỳ một
thư viện nào cũng có 3 hình thức phát triển nguồn tin, Trung tâm cũng vậy: Hình thức bổ
sung khởi đẩu, bổ sung hiện tại và bổ sung hoàn bị.
2.5. Quy trình phát triển nguồn lực thông tin/tài liệu
Trung tâm Thông tin – Thư viện tiến hành lập kế hoạch bổ sung theo Kế hoạch từng
năm học của Trường dựa trên nhu cầu sử dụng tài liệu của người dùng tin.
Quy trình lựa chọn tài liệu để bổ sung cho Trung tâm thông tin – Thư viện được tiến
hành theo các qui trình như sau:
- Chọn từ danh mục giới thiệu tài liệu của các nhà xuất bản, các công ty phát hànhsách
trong trường THPT Đông Anh.
- Tổ chức lấy ý kiến qua cuộc họp cán bộ phụ trách Trung tâm – thư viện, thống
nhấtlập danh mục tài liệu cần bổ sung phù hợp với các bộ môn được đào tạo tại trường.
2.6. Kinh phí đầu tư cho việc phát triển nguồn lực thông tin
Kinh phí bổ sung vốn tài liệu dựa trên nguồn kinh phí dành cho công tác bổ sung tài
liệu được phân bổ hàng năm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp ước tính khoảng 90 – 120 triệu đồng. lOMoARcPSD|50730876
2.7. Công tác thanh lý tài liệu tài Trung tâm
Trong hoạt động Thông tin Thư viện, thanh lý tài liệu là một hoạt động thường niên.
Tùy vào điều kiện ở mỗi cơ quan TTTV sẽ tiến hành những đợt thanh lý tài liệu cho phù
hợp. Những tài liệu được thanh lý là những tài liệu đã cũ, nát, rách, lỗi thời không còn phù
hợp với nhu cầu độc giả, không nằm trong diện lưu trữ lâu dài… Thanh lý tài liệu cũng là
một trong những nội dung nhằm xây dựng phát triển nguồn lực thông tin của cơ quan Thông
tin Thư viện. Công tác thành lý được triển khai góp phần làm cho vốn tài liệu của thư viện
có chất lượng hơn. Có thanh lý mới có thể xây dựng các chính sách bổ sung phù hợp với
sự phát triển, cũng như có thể loại bỏ các nguồn tài liệu chất lượng không phù hợp, tạo
dựng được vốn tài liệu chất lượng. Hoạt động thanh lý tài liệu sẽ dành không gian cho tài
liệu mới nhập về, giảm chi phí bảo quản tài liệu, tiết kiệm kinh phí và cải tiến việc truy cập…
2.8. Ưu nhược điểm trong công tác phát triển nguồn lực thông tin trung tâm thư
viện tại trường THPT Đông Anh - Ưu điểm
Cùng với sự phát triển của Trường THPT Đông Anh trong suốt chặn đường 10 năm,
Trung tâm Thông tin - Thư viện đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, cùng với việc đầu tư
xây dựng mới cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện đại, cùng với đội
ngũ cán bộ yệu ngành, yêu nghề và sự quan, đầu tư đúng mức của tâm lãnh đạo Nhà trường
qua các thời kỳ đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi lớn chuyển đổi một
thư viện truyền thống lạc hậu đến thư viện điện tử. Hiện Trung tâm TTTV đã tiến hành
phát triển nguồn lực thông tin cả truyền thống và cả hiện đại với các phương thức như trao
đổi, mua, thu thập CSDL, tự số hóa… Các CSDL & tài liệu truyền thống được mua được
chọn lọc, thích ứng theo nhu cầu người dùng, đem lại hiệu quả trong sử dụng - Nhược điểm
Nguồn lực thông tin với nội dung khá đa dạng, phong phú nhưng số lượng các tài liệu
không đồng đều, còn chênh lệch chưa cân đối giữa các bộ môn đang được đào tạo giảng dạy tại trường. lOMoARcPSD|50730876
Là thư viện điện tử, tuy nhiên tài liệu số hoá/điện tử vẫn còn khiêm tốn chiếm tỷ lệ
trương đối nhỏ. Công tác bổ sung tài liệu số, tài liệu điện tử chưa chú trọng đúng mức,
ngân sách ngành cho bổ sung tài liệu điện tử chưa cao, công nghệ số hóa giản đơn dẫn đến
năng suất, chất lượng chưa cao.
3. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin tại trung
tâm thông tin thư viện trường THPT Đông Anh
3.1. Chú trọng phát triển vốn tài liệu/thông tin về số lượng
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin phù hợp
- Tăng cường chia sẻ nguồn lực
- Phát triền nguồn tin/tài liệu nội sinh
- Chú trọng kỹ thuật xử lý thông tin/tài liệu nhằm dễ dàng chia sẻ
3.2. Đảm bảo chất lượng nguồn lực thông tin
- Chú trọng nhu cầu nghiên cứu thông tin của NDT
- Có kế hoạch xử lí, thanh lí tài liệu
3.3. Một số yếu tố khác
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
- Nâng cao năng lực và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ
- Đào tạo NDT: học sinh trong trường
- Đầu tư kinh phí thường xuyên và có trọng điểm