Bài tập thảo luận: Nguyên tắc giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bài tập thảo luận: Nguyên tắc giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40439748
Hãy lấy ví dụ thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc giáo dục. Bài làm
1, Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong các hoạt động giáo dục
VD: Tổ chức hoạt động tuyên truyền phòng tránh tệ nạn ma túy, chỉ rõ tác hại của
nó đối với cuộc sống của chính bản thân mình cũng như toàn xã hội. Từ đó, các em
nhận thức được và “miễn dịch” được những tiêu cực tệ nạn trong xã hội
2, Nguyên tắc giáo dục gắn với đời sống xã hội với lao động
VD: Khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường, vệ sinh sạch sẽ nơi mình ở, tham gia hoạt động dọn dẹp đường, ngõ, xóm chỗ ở của mình
3, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói quen hành
vi của người được giáo dục
VD:Khi gặp thầy cô giáo, các bạn học sinh sẽ ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi thầy
cô. Cứ lặp đi lặp lại điều này sẽ tạo cho họ thói quen gặp người lớn tuổi sẽ chào hỏi
4, Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
VD: Giáo viên xây dựng lên một lớp học vững mạnh, đoàn kết, các học sinh luôn
giúp đỡ nhau trong học tập. Giáo viên cố gắng thấu hiểu từng học sinh và giải quyết
những vấn đề tiêu cực một cách kịp thời và hiệu quả
5, Nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu hợp lý đối với người được giáo dục
VD: Khi học sinh dùng điện thoại trong giờ, giáo viên nên biện pháp nhắc nhở học
sinh, không nên tự ý mở điện thoại của học sinh cũng như không nên trách mắng
học sinh ngay trong lớp học. Giáo viên nên thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho
học sinh và từ đó học sinh cũng sẽ tự ý thức được việc tôn trọng giáo viên tỏng giờ
học là không làm việc riêng
6, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức sư phạm của nhà giáo dục
và vai trò tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo tự giáo dục của người được giáo dục
VD: Tổ chức hoạt động nói về ngày Nhà Giáo, từ đó xây dựng cho học sinh mục
đích cố gắng trong học tập, luôn ngoan ngoãn vâng lời để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô và bố mẹ
7, Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống, kế tiếp, liên tục trong công tác giáo dục
VD: Khi còn nhỏ, bố mẹ dạy con cái trong ăn uống phải biết nhìn trước nhìn sau, để
dành những miếng ngon cho người lớn. Sau lớn lên, khi đi xe buýt, họ sẽ chủ động
nhường ghế cho người già. Quá trình này được phát triển dần dần qua năm tháng
8, Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng của đối tượng giáo dục
VD: Trong một lớp học, trình độ nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau, vì vậy
giáo viên nên nắm vững được trình độ nhận thức của mỗi học sinh và từ đó có những
hướng giải quyết hợp lí
9, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội
VD: Khi học sinh đánh nhau, cần có sự can thiệp của nhà trường, gia đình và xã hội
giúp các em nhận thức được về việc làm của mình. Nhà trường, gia đình và xã hội
phải phối hợp với nhau để ngăn chặn những việc làm xấu, tiêu cực.