Bài tập thoả luận tìm hiểu về Lex Mercatoria | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Lex Mercatoria (“Law Merchant - Luật thương nhân”) được tranh cãitrong học thuyết về luật từnhững năm 60 (do Giáo sư BerholdGoldmanvàGiáo sư Clive Schmitthoff khởi xướng), mặc dù cho tới nay vẫn chưa có địnhnghĩa nào xác định rõ ràng khái niệm và dung hoà tất cả những người có ý kiếnkhácnhauvềvấnđềnày. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45936918
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Lớp Văn bằng kép Ngoại ngữ - Luật Qh2009LF Bài tập thảo luận
Môn học: Thương mại quốc tế
Chủ đề: Tìm hiểu về Lex Mercatoria Nhóm 1: 1. Nguyễn Quỳnh Anh; 2. Nguyễn Hồng Hạnh; 3. Trần Kiều Hạnh; 4. Trần Huyền Mai; 5. Hà Thị Tuyết Mai; 6. Nguyễn Hoài Phương; 7. Vũ Thị Yến 9/23/2011 NỘI DUNG
1. Lex Mercatoria là gì?
2. Các yếu tố nào cấu thành Lex Mercatoria?
3. Cơ chế hình thành Lex Mercatoria?
4. Điều kiện và cơ chế áp dụng Lex Mercatoria?
5. Theo pháp luật Việt Nam Lex Mercatoria có được coi là nguồn không? lOMoAR cPSD| 45936918
1. Lex Mercatoria là gì?
Lex Mercatoria (“Law Merchant - Luật thương nhân”) được tranh cãi
trong học thuyết về luật từ những năm 60 (do Giáo sư Berhold Goldman và
Giáo sư Clive Schmitthoff khởi xướng), mặc dù cho tới nay vẫn chưa có định
nghĩa nào xác định rõ ràng khái niệm và dung hoà tất cả những người có ý kiến
khác nhau về vấn đề này.
Berthold Goldman định nghĩa Lex Mercatoria là “là một bộ nguyên tắc và
tập quán được viện dẫn và áp dụng trong khuôn khổ thương mại quốc tế mà
không cần dẫn chiếu đến bất kỳ hệ thống luật quốc gia nào.” Đặc điểm chính
của Lex Mercatoria là tính chất “bổ sung luật” (nghĩa là không phải luật nhưng
bổ sung, hỗ trợ làm rõ các quy định luật) và “xuyên quốc gia” (phát triển và
được thừa nhận bởi cộng đồng thương mại quốc tế).
Nội hàm của Lex Mercatoria cổ điển, theo James Kent là một hệ thống
các luật mà về cơ bản tính chất, đặc thù và quyền lực của nó không phụ thuộc
vào những thiết chế thực sự hay tập quán địa phương nhất định của bất kỳ một
quốc gia cụ thể nào, mà là tổng thể những nguyên tắc nhất định về tính công
bằng, hợp lý, và những tập quán có thể tạo ra lợi ích vật chất và lương tri, công
lý, để điều chỉnh những hoạt động của thương gia trong thế giới văn minh của chúng ta”.
Một nhận định khác cho rằng Lex Mercatoria là các thói quen thương mại
được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, được áp dụng liên tục trong
thương mại quốc tế, được chấp nhận có giá trị pháp lý bắt buộc. Thông thường,
tập quán, tập quán thương mại quốc tế trở thành luật áp dụng chung đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên lựa chọn. Một trong những tập quán
thông dụng trong thương mại quốc tế hiện nay là các điều kiện thương mại quốc
tế - Incoterms (International Commercial Terms) do Phòng thương mại quốc tế -
ICC ban hành năm 1936, được sửa đổi bổ sung năm 1953, 1967, 1980, 1990 và
gần đây nhất là năm 2000; Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng
chứng từ (UCP 500); Bộ nguyên tắc của UNIDROIT; Luật mẫu của trọng tài
UNCITRAL ban hành năm 1985; Công ước New York năm 1958… Tập quán
thương mại được đề cập tới trong cả các công ước quốc tế và các quy tắc tố tụng
trọng tài. Đây không phải là Lex Mercatoria hoặc các nguyên tắc chung của
luật. Hai khái niệm này thường được coi đồng nghĩa với nhau.
Trong luật án lệ trọng tài, rất ít phán quyết được dựa trên Lex Mercatoria
mà không áp dụng bất kỳ hệ thống pháp luật quốc gia nào. Đối với một số phán 2 lOMoAR cPSD| 45936918
quyết dạng này, đơn đề nghị huỷ phán quyết đã được nộp cho các toà án quốc
gia. Các toà án của Anh và Pháp đã bác những đơn đề nghị đó, và cho rằng một
trọng tài viên có thể ra các quyết định dựa trên các nguyên tắc của luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng được quốc tế chấp nhận hoặc Lex Mercatoria. Luật án
lệ đó cũng như luật án lệ trọng tài cho thấy các bên có thể đưa tranh chấp ra xét
xử theo Lex Mercatoria chứ không theo luật quốc gia cụ thể. Quan điểm này
được ủng hộ bằng cách tham khảo “các quy tắc của luật” trong Luật mẫu của
UNCITRAL (Điều 28) và trọng luật trọng tài của nhiều quốc gia cũng như các
quy tắc tố tụng trọng tài khác nhau.
2. Các yếu tố nào cấu thành Lex Mercatoria?
Những yếu tố cấu thành nên Lex Mercatoria (luật thương nhân) thực sự
vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được gắn với
những tập quán vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, do cộng đồng trọng thương
nhân sáng tạo nên, hoặc là tự phát, hoặc cùng với sự giúp sức của những tổ chức
nào đó khiến chúng trở thành luật thành văn. Một số người, chẳng hạn như
C.Schmitthoff, cho rằng Lex Mercatoria bao gồm không chỉ những nguyên tắc
mang tính chất tập quán, mà còn gồm những quy tắc, kể cả những quy tắc có
nguồn gốc từ luật quốc gia phù hợp với thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, hạt
nhân của Lex Mercatoria vẫn là những tập quán thương mại xuyên quốc gia .
Một số người nghiêm khắc cho rằng, luật thương nhân “chả là gì khác
ngoài một mớ những tập quán lộn xộn”. Ý kiến ít nghiêm khắc hơn thì cho rằng,
nội dụng của luật thương nhân không phải là tách biệt hoàn toàn với hệ thống
pháp luật, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của luật pháp nói chung, hay là ius
gentium (Luật vạn dân). Nó còn chịu sự ảnh hưởng của pháp luật Roman, bởi
vậy nó chứa đựng những quan niệm như bona fides (thiện ý) từ pháp luật
Roman. Nó áp dụng những quan niệm như ex aequo et bono vào những giao
dịch giữa các thương gia với nhau. Bên cạnh đó, nó còn chứa đựng những khái
niệm như sự tin tưởng và tin cậy vào hiệp ước của thương gia, nó thúc giục
những thỏa thuận trung thực ý chí giữa các bên trong quan hệ buôn bán, và tiếp
thu những học thuyết như pacta sunt servanda.
Luật thương nhân thường được nội luật hóa cùng với hệ thống pháp luật
quốc gia, chẳng hạn như hệ thống dân luật, hệ thống common law của Anh, và
bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ. 3 lOMoAR cPSD| 45936918
Tính xuyên quốc gia của luật thương gia được thể hiện thông qua các
điều ước thương mại quốc tế mà trong đó các nhà nước là các bên trong quan hệ thương mại.
Luật thương nhân hiện đại mang tính chất của luật tư. Tính chất tư của nó
bao gồm quyền tự trị của các thương nhân giữa các quốc gia khác nhau trong
việc giao kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp thông qua việc lựa chọn luật áp
dụng và các điều khoản trọng tài. Nó còn thể hiện tính chất của luật tư thông
qua thực tiễn, tập quán của các thương gia. Nó được chứng thực bởi các thể chế
xuyên quốc gia – các thể chế pháp lý, kinh tế và chính trị - bởi nhà nước, cũng
như các cộng đồng thương nhân xuyên quốc gia.
Ngoài ra, Lord Mustill, người có những bài phê bình sâu sắc về Lex
Mercatoria khi nhắc tới nghiên cứu của Giáo sư Lando, đã cho rằng Lex
Mercatoria được cấu thành từ những nguồn sau: • Công pháp quốc tế
• Luật về các quy tắc chung
• Các nguyên tắc chung của luật
• Điều lệ của các tổ chức quốc tế • Tập quán • Luật mẫu
• Phán quyết của trọng tài
3. Cơ chế hình thành Lex Mercatoria?
Lex Mercatoria, những tập quán thương mại quốc tế được hình thành từ
thời trung cổ tại các quốc gia châu Âu. Trước đó, khi muốn thực hiện giao dịch
mua bán, thương nhân sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với hàng hóa cho
tới khi giao đến tay người nhận. Không có sự thỏa thuận thống nhất giữa 2 bên
mua và bán sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp. Khi chưa có hệ thống quy định pháp
luật điều chỉnh, việc giải quyết tranh chấp gặp phải rất nhiều khó khăn và không
tránh khỏi những thiếu sót hoặc bất công trong xét xử. 4 lOMoAR cPSD| 45936918
Vì những lý do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán phát
triển,từ những kinh nghiệm đúc kết được, những thói quen thương mại đã được
hình thành, được áp dụng liên tục, các chủ thể trong hoạt động thương mại hiểu,
áp dụng thường xuyên và dần dần công nhận những thói quen đó như những
quy tắc cơ bản của pháp luật.
Lex Mercatoria bao gồm các quy định và nguyên tắc được xây dựng bởi
chính các thương nhân để điều chỉnh sự thỏa thuận của chính họ. Thuở sơ khai,
nó chỉ bao gồm các quy ước giữa các thương nhân châu Âu và có nhiều biến thể
ở các vùng khác nhau. Lex Mercatoria ra đời như là một điều tất yếu cho nhu
cầu cần có một công cụ pháp lí thật sự nhanh, hiệu quả vs chi phí thấp của các
nhà doanh nhân thời bấy giờ. Mà khi đó, các tòa án công chưa thực hiện được
điều này. Mỗi phiên tòa thường kéo dài rất lâu làm mất thời gian, buôn bán đình
trệ. Do đó, các thương nhân đã cùng nhóm họp lại để đưa ra một giao ước mà
bây giờ có thể được coi là một tập quán thương mại – Lex Mercatoria
Lex Mercatoria được phổ biến nhanh chóng là do tính phù hợp và khả
năng được áp dụng cao trong cuộc sống (bởi Lex Mercatoria được hình thành từ
chính những kinh nghiệm của chủ thể nên có thể tránh được những quy định sáo
rỗng hay dài dòng khó hiểu) mà nó mang lại cho hoạt động giao dịch mua bán
đang diễn ra hết sức sôi động trong thời kỳ đó.
Khi trên thế giới hình thành một loại “pháp luật” và được lan truyền rộng
rãi trong giới thương nhân như vậy, Lex Mercatoria được hiểu như một loại
nguồn được đưa ra để áp dụng trong thực hiện các giao dịch và giải quyết tranh
chấp xảy ra trong các hoạt động thương mại nói trên.
Ngày nay, tập quán thương mại Quốc tế cơ bản nhất chính là Incoterms
(hình thành lần đầu tiên vào năm 1936, qua nhiều lần thay đổi cho phù hợp với
điều kiện kinh tế phát triển, đến năm 2010 là phiên bản mới nhất.
4. Điều kiện và cơ chế áp dụng Lex Mercatoria?
4.1. Điều kiện áp dụng Lex Mercatoria:
Khi các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế không chấp nhận lựa
chọn một hệ thống pháp luật cụ thể nào làm luật áp dụng cho hợp đồng thì họ
thường qui định rằng hợp đồng đó sẽ được điều chỉnh bởi “những qui định 5 lOMoAR cPSD| 45936918
chung của luật” hoặc “tập quán và các qui định trong thương mại quốc tế” hoặc Lex Mercatoria.
4.2. Cơ chế áp dụng Lex Mercatoria:
Khi áp dụng Lex Mercatoria, cần lưu ý tới những điều sau:
a. Lex Mercatoria mang tính quốc tế “internationality”
b. Lex Mercatoria mang tính toàn cầu “universality”
c. Lex Mercatoria áp dụng mang tính bền vững “uniformity”
Ví dụ, khi phải xác định các quy tắc Lex Mercatoria, hoặc của các nguyên
tắc chung của luật về mua bán hàng hoá quốc tế, các trọng tài viên thường phải dựa trên: •
Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế (The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of
Goods) ký tại Viên ngày 10 tháng 4 năm 1980; hoặc •
Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (The
UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts).
Vì Lex Mercatoria còn chưa được đưa đến 1 kết luận chính xác nào cho
nên chúng tôi đưa ra 1 số tình huống cụ thể như sau, hi vọng giúp các bạn phần
nào hiểu thêm về Lex Mercatoria.
TRANH CHẤP VỀ VIỆC LỰA CHỌN LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG LI-XĂNG Các bên:
• Nguyên đơn : Nhà sản xuất Mỹ • Bị đơn
: Người cho phép sử dụng bằng sáng chế Italia
Các vấn đề được đề cập:
• Luật áp dụng thực chất • Lex mercatoria
• Điều 13 Quy tắc của ICC 6 lOMoAR cPSD| 45936918
• Luật của nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng • Công ước Rôme 1980
• Áp dụng phối hợp các quy tắc luật xung đột
Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn, người sở hữu bằng sáng chế và Nguyên đơn, nhà sản xuất Mỹ, đã
ký một hợp đồng cho phép Nguyên đơn độc quyền sản xuất và bán các thiết bị ở
Mỹ và Canađa dựa trên các bằng sáng chế và công nghệ của Bị đơn. Tranh chấp
phát sinh khi Nguyên đơn tuyên bố Hợp đồng bị vi phạm và khởi kiện Bị đơn
đòi bồi thường những thiệt hại phát sinh. Bị đơn không thừa nhận việc vi phạm
hợp đồng với lý do là Nguyên đơn không trả tiền mua quyền sử dụng sáng chế
khi chấm dứt hợp đồng. Bị đơn cũng kiện lại đòi bồi thường thiệt hại.
Các bên đã đưa tranh chấp ra trọng tài ICC. Văn bản xác định thẩm quyền
của trọng tài quy định Uỷ ban trọng tài sẽ xác định luật thực chất áp dụng cho
hợp đồng. Bị đơn yêu cầu áp dụng lex mercatoria, bao gồm các nguyên tắc
chung của luật và tập quán; trong khi đó, Nguyên đơn yêu cầu áp dụng luật của
Mỹ và đặc biệt là luật bang Massachusetts, đồng thời dẫn chiếu lex mercatoria
nếu cần thiết. Do các bên không thoả thuận được với nhau, Uỷ ban trọng tài đã
phải giải quyết vấn đề này bằng một phán quyết tạm thời.
Trong phán quyết tạm thời, Uỷ ban trọng tài đã quyết định áp dụng luật
của Mĩ và luật bang Massachusett bởi đó là luật của nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng.
Phán quyết của trọng tài:
Mục IX Văn bản xác định thẩm quyền của trọng tài quy định Uỷ ban
trọng tài sẽ quyết định luật áp dụng thực chất cho vụ tranh chấp bằng một phán
quyết tạm thời, giống như Điều 32 Công ước trọng tài liên bang Thuỵ Sỹ. Trong
khi đó, đoạn 3 Điều 13 Quy tắc ICC quy định nếu các bên không chỉ ra được
luật áp dụng thì Uỷ ban trọng tài sẽ xác định luật áp dụng bằng các quy tắc luật
xung đột, và đoạn 5 Điều 13 quy định trong mọi trường hợp, Uỷ ban trọng tài
phải xem xét cả các điều khoản hợp đồng và những tập quán thương mại liên quan. 7 lOMoAR cPSD| 45936918
Quy tắc ICC không buộc Uỷ ban trọng tài phải chọn quy tắc luật của nơi
tiến hành tố tụng trọng tài, trong vụ này là các quy tắc luật xung đột của Thuỵ Sỹ.
Theo thông lệ xét xử trọng tài hiện nay của ICC, để xác định luật áp dụng
cho vụ tranh chấp, uỷ ban trọng tài ICC có thể sử dụng phương pháp áp dụng
tổng hợp các quy tắc luật xung đột của tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp.
Trong vụ này, các quốc gia liên quan đến tranh chấp là:
• Thuỵ Sỹ, nơi tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài
• Hoa Kỳ nói chung và bang Massachusetts nói riêng, nước Nguyên đơn mang quốc tịch
• Italia, nước Bị đơn mang quốc tịch.
Nếu Quy tắc luật xung đột của Mĩ được dùng để xác định luật áp dụng
thì phải xem xét một số nhân tố sau khi xác định nơi có mối liên hệ
mật thiết nhất với hợp đồng:
• Nơi ký kết hợp đồng
• Nơi đàm phán hợp đồng
• Nơi thực hiện hợp đồng
• Địa điểm của đối tượng thực hiện chính của hợp đồng
• Nơi cư trú cố định, nơi cư trú thường xuyên, quốc tịch và nơi tiến hành
hoạt động kinh doanh của các bên.
Theo Quy tắc luật xung đột của Italia, luật áp dụng là luật của nơi ký kết
hợp đồng. Tuy nhiên, Italia đã phê chuẩn và thi hành Công ước EEC ngày 19
tháng 6 năm 1980 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng. Công ước này
công nhận nguyên tắc về luật của "nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp
đồng". Điều 4(2) Công ước EEC quy định nơi có "mối liên hệ mật thiết nhất" là
nước cư trú thường xuyên của bên phải thực hiện "nghĩa vụ chính của hợp
đồng". Tuy nhiên, Điều 4(5) Công ước EEC quy định Điều 4(2) không áp dụng
khi xét trên mọi khía cạnh, hợp đồng có mối liên hệ mật thiết nhất với một nước 8 lOMoAR cPSD| 45936918
khác, không phải nơi cư trú thường xuyên của bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng.
Quy tắc luật xung đột của Thuỵ Sỹ cũng thừa nhận việc áp dụng luật của
nơi mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng. Toà án Liên bang Thuỵ Sỹ đã cho
rằng luật áp dụng là luật của nơi cư trú cố định hoặc nơi cư trú thường xuyên
của người phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng và trong hợp đồng này,
về nguyên tắc thì nghĩa vụ chính là nghĩa vụ của bên phải thanh toán tiền mua
quyền sử dụng sáng chế.
Bởi Hợp đồng này được xem là một thoả thuận cho phép sử dụng sáng
chế và bí quyết sản xuất nên Nguyên đơn được quyền sử dụng ở Mĩ và Canađa
các sáng chế tại Mĩ của Bị đơn và bí quyết sản xuất liên quan đến sáng chế này.
Mặc dù người phải thực hiện nghĩa vụ chính của Hợp đồng cư trú ở Italia,
Hợp đồng lại có mối liên hệ mật thiết nhất với Mĩ, đặc biệt với bang
Massachusetts vì Mĩ là nơi thực hiện và địa điểm của đối tượng thực hiện chính
của hợp đồng (sáng chế).
Uỷ ban trọng tài cho rằng theo Quy tắc luật xung đột của Mĩ thì luật áp
dụng cho vụ tranh chấp sẽ là luật Mĩ nói chung và luật bang Massachusetts nói riêng.
Trên cơ sở Công ước EEC và theo Quy tắc luật xung đột của Italia thì kết
quả xác định luật áp dụng cũng tương tự .
Theo Quy tắc luật xung đột của Thuỵ Sỹ, Toà án Liên bang Thuỵ Sỹ đã
xác định luật áp dụng cho Hợp đồng là luật của nơi cư trú cố định của người cho
phép sử dụng bằng sáng chế bởi vì Toà án cho rằng đây là bên thực hiện nghĩa
vụ chính của Hợp đồng. Cách xác định này cũng đã được Luật Liên bang mới
của Thuỵ Sỹ về luật tư pháp quốc tế công nhận. Tuy nhiên, cách xác định này
đã bị chỉ trích, bởi luật của nơi cư trú của người được quyền sử dụng sáng chế
có thể bao gồm một số nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ. Trong các vụ việc
trước đó, Toà án Liên bang Thuỵ Sỹ cũng đã áp dụng luật của nơi thực hiện
nghĩa vụ chính của hợp đồng.
Trong vụ này, xem xét mọi khía cạnh thì thấy giải pháp chọn luật Mĩ và
luật bang Massachusetts là luật áp dụng chắc chắn được Quy tắc luật xung đột
của Thuỵ Sỹ thừa nhận. Vì vậy, dựa vào Điều 13(3) Quy tắc ICC, Uỷ ban trọng
tài quyết định áp dụng luật của Mĩ và luật bang Massachusetts. 9 lOMoAR cPSD| 45936918
Mặt khác, Điều 13(5) Quy tắc ICC buộc Uỷ ban trọng tài phải xem xét cả
các tập quán thương mại liên quan. Nguồn của lex mercatoria cũng là các tập
quán thương mại và về cơ bản, lex mercatoria thường được áp dụng trong thương mại quốc tế.
Vì vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định như sau:
1. Luật của Mĩ nói chung và luật bang Massachusetts nói riêng là luật áp
dụng cho vụ tranh chấp và nếu cần thiết sẽ áp dụng cả lex merctoria.
2. Các chi phí, kể cả phí liên quan tới phán quyết tạm thời này sẽ được
xác định trong phán quyết cuối cùng.
5. Theo pháp luật Việt Nam Lex Mercatoria có được coi là nguồn không?
Theo Khoản 4 Điều 759 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, trong
trường hợp các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh bởi
Bộ luật này hay các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng như các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu không trái
với qui tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tương tự Điều 3 Bộ luật này cũng
quy định như vậy. Vì thế ta cũng có thể coi tập quán quốc tế là một nguồn của pháp luật Việt Nam.
Quay lại với Lex Mercatoria, nếu cho rằng hạt nhân của Lex Mercatoria
là tập quán quốc tế như Giáo sư Clive Schmitthoff thì tương tự Lex Mercatoria
cũng phải được công nhận là nguồn của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, cũng
bởi các yếu tố cấu thành Lex Mercatoria vẫn còn đang được tranh cãi nên khẳng
định này không thể được chắc chắn, vì không thể nào có khẳng định tuyệt đối
về việc pháp luật Việt Nam có coi Lex Mercatoria là nguồn hay không./.
* Tài liệu tham khảo
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 10 lOMoAR cPSD| 45936918
James Kent, 3 Commentaries On American Law 2-3 (12th Ed. Boston, Little Brown & Court. 1873).
Monica Kilian, „CISG and the Problem with Common Law Jurisdictions‟
(2001) 10 J. Transnational Law & Policy 217, 219-26
http://luatsuvn.net/news/trong-tai-va-cac-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap- lua-chon.aspx
http://www.austlii.edu.au/au/journals/UNSWLRS/2011/32.html
http://books.google.com.vn/books?
id=VT_9ENnWKH0C&pg=PA435&lpg=PA435&dq=what+constitute+le x+mercatoria?
&source=bl&ots=GlhlzXbF7A&sig=T79u5Gy6v32FFu33kfs_B1wRKQ E&hl=vi&ei=ZsN6Ts_kB-
aTiQfitIg0&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CCIQ6
AEwAQ#v=onepage&q&f=false
http://en.wikipedia.org/wiki/Lex_mercatoria 11