Bài tập tiểu luận lịch sử đảng về đại hội 12- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
14 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập tiểu luận lịch sử đảng về đại hội 12- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

77 39 lượt tải Tải xuống
MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Nội dung 3
Dấu ấn nổi bật 3
Thành tựu 4
Kết luận 10
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (từ ngày 3 đến 7/2/1930), nhất trí lấy tên
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất trí thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời bước ngoặt đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng
hoảng về đường lối cứu nước, sở dẫn đến những thắng lợi đại những
bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội, mỗi kỳ đại
hội của Đảng được coi như một sự kiện trọng đại, ý nghĩa lịch sử, đánh dấu
bước phát triển mới của đất nước, của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 01/2016) với chủ
đề: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội đã nhìn
lại 30 năm đổi mới và một lần nữa khẳng định: Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là
đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh
nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta
tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra từ ngày 20 đến 28-1
là một sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong
tình hình mới. Đây là kỳ đại hội của đoàn kết, đổi mới, kỷ cương và dân chủ, mang
theo nhiều kỳ vọng của nhân dân
Vì vậy, tìm hiểu về những thành tựu và hạn chế của Đại hội XII sẽ tạo điều
kiện cho sinh viên nắm rõ hơn về sự phát triển của đất nước, từ đó có cái nhìn
khách quan về thời kì mới, ứng dụng vào học tập, và có định hướng đúng đắn cho
tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn bộ môn “Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam” – cô Nguyễn Thị Hoàn đã tạo điều kiện cho em và hướng dẫn em làm
bài tập này. Vì kiến thức vẫn còn hạn hẹp, em nghĩ rằng bài viết của mình vẫn còn
nhiều thiếu sót em rất mong được cô chỉ bảo, nhận xét những lỗi sai của em để em
có thể cải thiện thêm kiến thức của mình.
NỘI DUNG
A. Dấu ấn nổi bật
- Chủ đề của Đại hội XII được xác định là: “Tăng cường xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN;
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
giữ vững môi trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Chủ đề của Đại hội XII thể
hiện sự đoàn kết, gắn bó, quyết tâm phấn đấu của cả nước và toàn dân tộc để
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
- Đây là Đại hội mà chất lượng của đại biểu cao nhất qua 12 kỳ Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng. Trong 1.510 đại biểu dự Đại hội có 1.509 đại biểu
trình độ đại học và trên đại học, trong đó 55 giáo sư và phó giáo sư, 752 tiến
sỹ và thạc sỹ; 1.501 đại biểu có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân
(99,4%); 569 đại biểu đã được nhận Huy hiệu 30 năm và 40 năm tuổi Đảng;
10 đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao
động; 20 đại biểu là Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú; 15 đại biểu là
Thấy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú; 1.000 đại biểu đã được Đảng,
Nhà nước khen thưởng Huân chương các loại.
- Với phương châm: “Đoàn kết, Dân chủ, Kỷ cương, Đổi mới”, Đại hội đã
thực sự phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm, thảo luận sôi
nổi, thẳng thắn tạo được sự thống nhất cao với các Dự thảo văn kiện của
Ban Chấp hành Trung ương khoá XI trình Đại hội, gồm: Báo cáo Chính trị;
Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - hội 5 năm (2016-2020); Báo cáo
kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo
Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay. Ngoài hơn 20 báo cáo tham luận khá sâu
sắc tại hội trường, còn có gần 700 lượt ý kiến thảo luận tại các đoàn đại biểu,
trong đó có một số bài tham luận được đại biểu đánh giá cao là bài phát biểu
của các đồng chí: Bùi Quang Vinh, Đinh La Thăng, Đỗ Hoàng Anh Tuấn,
Đỗ Thị Hoàng…
- Đây Đại hội đầu tiên Đảng ta thực hiện Đề án: “Quy hoạch Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt
của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 các nhiệm kỳ tiếp theo”. Trên
sở Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, công tác chuẩn bị nhân sự
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh
đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành theo
một quy trình chặt chẽ, bài bản, khoa học, thận trọng thực sự phát huy
dân chủ, giữ vững kỷ cương, tạo được sự thống nhất cao của Ban Chấp hành
Trung ương khoá XI và của các đại biểu Đại hội.
B. Thành tựu
1. Công tác chỉnh đốn Đảng
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức Đảng đặc
biệt coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn,
hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả cụ thể, thiết thực.
Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành bốn nghị quyết,
một quy định và Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành gần 130 văn bản và tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các mặt của công tác xây
dựng Đảng, cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Nhiều quy định, quy chế lần đầu tiên được ban hành và thực hiện, như: Quy
định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương; Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật đảng
viên vi phạm có thời hiệu, kể cả khi cán bộ đã nghỉ hưu; Quy định số 105-QĐ/TW
ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán
bộ ứng cử theo quy trình 5 bước để bảo đảm dân chủ, khách quan, chặt chẽ hơn;
Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 về việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên;
Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác
cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 214-QĐ/TW ngày 2/1/2020
về khung tiêu chuẩn chức danh và khung tiêu chí đánh giá cán bộ diện Trung ương
quản lý v.v.
Đặc biệt, có những vấn đề khó, phức tạp và nhạy cảm đã được triển khai
thực hiện từ nhiều năm trước nhưng kết quả hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề
ra, thì trong nhiệm kỳ này đã đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực, có tính đột
phá. Nổi bật là, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức
được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ, gắn với đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; cán bộ giữ chức vụ
càng cao thì càng phải gương mẫu.
Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của hệ thống
chính trị theo Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương được
chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở và đạt nhiều kết quả
rõ rệt. Qua hơn hai năm thực hiện, cả nước đã giảm 4 đầu mối trực thuộc Trung
ương; 7 tổng cục và tương đương; 83 cục, vụ và tương đương; 119 sở, ngành và
tương đương; 5.889 phòng và tương đương; 5.145 đơn vị sự nghiệp công lập. Các
địa phương bước đầu đã giảm được 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 545 đơn vị
hành chính cấp xã, hơn 15.300 thôn, tổ dân phố và hơn 200.000 người hoạt động
không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố. Qua đó, tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị đã giảm bớt đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm cán bộ lãnh đạo,
giảm thủ tục hành chính, giảm biên chế, giảm chi thường xuyên và tăng chi cho
đầu tư phát triển.
Một trong những đổi mới quan trọng, có tính đột phá trong nhiệm kỳ này là
đổi mới mạnh mẽ công tác đánh giá cán bộ. Theo đó, việc đánh giá đối với cán bộ
được tiến hành thường xuyên, liên tục, xuyên suốt cả quá trình công tác; đánh giá
cán bộ toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ
luật, năng lực, kết quả công tác và sức khỏe; đánh giá của cấp trên, cấp dưới, cùng
cấp và sự tự đánh giá của bản thân; đánh giá bằng sản phẩm cụ thể; đánh giá có sự
so sánh với các chức danh khác tương đương; đánh giá phải công khai theo quy
định và thông qua khảo sát; đánh giá người đứng đầu phải gắn với đánh giá của tập
thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn
vị.
Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và việc bố trí cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương được đẩy mạnh; tình trạng
chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng và
những biểu hiện tiêu cực khác trong công tác cán bộ từng bước được kiềm chế,
ngăn chặn có hiệu quả.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực được chỉ đạo chặt chẽ, kiên trì, quyết liệt với tinh thần
“không có vùng cấm”, không có ngoại lệ đã đem lại nhiều kết quả cụ thể, có tác
dụng cảnh tỉnh, cảnh báo và răn đe mạnh mẽ, phòng ngừa sai phạm.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã kỷ luật hàng nghìn tổ chức đảng và hàng chục
nghìn đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý; công tác
dân vận có nhiều đổi mới, nhất là dân vận chính quyền, góp phần củng cố, tăng
cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
2. Thành tựu về kinh tế
Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10
nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công
nhất. Riêng năm 2020, một năm rất đặc biệt, đúng như nhận định của Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phải được
xem năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần ý chí
vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách; năm chỉ số niềm tin của nhân dân
lên cao nhất. Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu
rất quan trọng với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Đặc biệt, trong năm 2020 vừa qua, trong khi phần lớn các nước có mức tăng
trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh
tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm
qua tăng trung bình 5,9 %/năm, thuộc nhóm nước tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong khu vực và trên thế giới.
Trong các ưu tiên của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XII,
xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hoàn
thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được đặt
lên hàng đầu. vậy, trong 5 năm qua, nhiều "điểm nghẽn" về thể chế đã được
Chính phủ phát hiện, xử lý. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư,
kinh doanh được tháo gỡ. Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Hàng nghìn
giấy phép con đã được xóa bỏ. Nhờ những nỗ lực lớn này, chúng ta đã đạt được
nhiều kết quả rất nổi bật, tăng tới 20 bậc về môi trường kinh doanh và tăng 10 bậc
về năng lực cạnh tranh theo các bảng xếp hạng toàn cầu.
Cùng với việc cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ cũng khuyến
khích đổi mới sáng tạo, triển khai mạnh mẽ Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế
số. Nhờ đó, Việt Nam nước có điểm số tăng nhiều nhất trong Báo cáo Năng lực
cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ
67 trong 141 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong nhiệm kỳ này, Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm chưa từng có với
cộng đồng doanh nghiệp. Đảng ta ra các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN phát triển các thành phần kinh tế, trong đó nhấn
mạnh vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế nhân. Quốc hội đã sửa
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
vừa… Lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ ra Nghị quyết số 35 về Chương trình
phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ, ban hành loạt nghị quyết với quyết tâm
đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế môi trường kinh doanh năng lực
cạnh tranh hàng đầu ở ASEAN.
Một dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ này nước ta đã chuẩn bị rất tốt các
hành trang hội nhập kinh tế quốc tế qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới. Với các hiệp định này, nhiều chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế
đánh giá, Chính phủ đã tạo những đột phá về quan hệ kinh tế quốc tế cho sự phát
triển bền vững, góp phần nâng cao uy tín vị thế của đất nước trên trường quốc
tế.
Kinh tế Việt Nam đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, tô
đậm thành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc. Những kết quả,
thành tựu rất đáng trân trọng, tự hào ấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là sự hòa quyện của "Ý Đảng và lòng dân".
3. Thành tựu đặc biệt trong năm 2020
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực
phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. 5 năm qua, đất
nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết lĩnh vực, tạo nhiều dấu
ấn nổi bật. Đây nền tảng quan trọng để nước ta vững vàng bước vào giai đoạn
phát triển mới.
2020 năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Ngay từ đầu năm, dịch
Covid-19 xảy ralây lan trên toàn thế giới, tác động sâu sắc tới đời sống xã hội.
Đây cũng là năm thiên tai, bão lũ kỷ lục xảy ra ở nước ta.
Trong những thời khắc đầy khó khăn, tính ưu việt của hệ thống chính trị
nước ta, ý chí, sức mạnh sức sống mãnh liệt của dân tộc ta đã được phát huy.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, toàn hệ thống
chính trị nhân dân cả nước đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, kiểm soát tốt dịch
Covid-19, ứng phó kịp thời với thiên tai, bão lũ; tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi để
phát triển. Nhờ nỗ lực vượt bậc của những địa phương địa bàn trọng điểm về
phòng, chống dịch Covid-19 - trong đó, Hà Nội là tấm gương tiêu biểu - Việt Nam
đã trở thành một trong những hình mẫu, “ngọn hải đăng” trên thế giới trong
phòng, chống dịch và duy trì phát triển kinh tế - xã hội.
“Việc tôi đây (Việt Nam - PV) được coi may mắn “xa xỉ”, khi so sánh
với châu Âu và các nơi khác trên thế giới, vì dịch đã được kiểm soát”, Đại sứ Liên
minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhìn nhận.
Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, cả nước vừa nhạy bén, quyết tâm phục hồi
kinh tế. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước vẫn tăng 2,91% so với năm 2019,
đưa Việt Nam trở thành một trong số 10 nước trên thế giới tốc độ tăng trưởng
GDP cao nhất; một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm
2020. Kết quả này được nhờ nỗ lực vượt bậc của cả nước, trong đó đóng
góp của Thủ đô Hà Nội với tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 3,98%, gấp gần
1,4 lần GDP cả nước. Nhìn nhận về kết quả này, luật sư Nguyễn Văn Chiến (Đoàn
đại biểu Quốc hội Nội) đánh giá: “Trong bối cảnh đặc biệt của dịch Covid-19,
kết quả tăng trưởng GDP của nước ta đạt 2,91% con số ấn tượng, thay cho mọi
lời nói”.
Thành tích năm 2020 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016-2020. 5 năm qua, nền kinh tế thị trường
định hướng hội chủ nghĩa của nước ta tiếp tục phát triển. GDP tăng trung bình
5,9%/năm. Chất lượng tăng trưởng được nâng lên, năng suất lao động tăng từ
4,3%/năm giai đoạn 2011-2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016-2020. Các cân đối
lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể; nợ công giảm, nợ xấu được kiểm soát.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều
giảm còn dưới 3%.
Trên các lĩnh vực khác đều bước phát triển mới. Chính trị - hội ổn
định; quốc phòng, an ninh được giữ vững tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc được củng cố; dân chủ hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy.
Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả hơn. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hệ thống
chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả rệt cả về
chính trị, tưởng, đạo đức tổ chức. Công tác phòng, chống tham nhũng được
thực hiện quyết liệt, không vùng cấm, không ngoại lệ tham nhũng từng
bước được kiềm chế, ngăn chặn.
KẾT LUẬN
Đạt được những kết quả nêu trên, theo Tổng thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là nhờ quyết tâm cao,
sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban thư luôn kiên định, giữ
vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, gương mẫu, thống nhất cao, lãnh đạo,
chỉ đạo một cách toàn diện, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất
đối với những lĩnh vực quan trọng, then chốt; sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết
liệt của Chính phủ; sự đổi mới nội dung và phương thức hoạt động có hiệu quả của
Quốc hội; sự vào cuộc quyết liệt của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
đoàn thể nhân dân các cấp.
Kết quả đó thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự nỗ lực
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các lực lượng trang; sự lao động cần cù, sáng
tạo với tinh thần trách nhiệm cao của cộng đồng doanh nghiệp toàn dân ta; sự
đồng tình, ủng hộ của bạn bè, cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban thư nhiệm kỳ Đại hội XII còn một số hạn chế: Việc thể chế
hoá, cụ thể hoá một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn
khâu yếu. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản nhà nước về kinh tế - hội, bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn
một số hạn chế, bất cập. Việc triển khai một số công trình trọng điểm, giải ngân
vốn đầu công, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm; đời sống một bộ
phận nhân dân còn khó khăn. lúc, nơi việc xây dựng tổ chức thực hiện
đường lối, chính sách, pháp luật thực thi công vụ vẫn còn khâu yếu; kỷ luật,
kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm.
Tổng thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định, những thiếu sót,
khuyết điểm nêu trên nguyên nhân khách quan chủ quan, nhưng chủ yếu
do hoạt động, phương thức lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban thư trên một số lĩnh vực còn hạn chế; chưa tập trung, quyết liệt, kịp thời
trong lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết; người đứng đầu trong một số lĩnh
vực, địa phương chưa phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm, tính năng động, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý của mình.
Với kiến thức của một sinh viên em chỉ phần nào đề cập được một số khía
cạnh của vấn đề. Em mong có sự góp ý của cô nhằm giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề
này.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo chính phủ
- Văn kiện Đại hội Đảng XII
- Trang VTV.vn
| 1/14

Preview text:

MỤC LỤC Lời nói đầu 2 Nội dung 3 Dấu ấn nổi bật 3 Thành tựu 4 Kết luận 10 LỜI NÓI ĐẦU
Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (từ ngày 3 đến 7/2/1930), nhất trí lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất trí thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng
hoảng về đường lối cứu nước, là cơ sở dẫn đến những thắng lợi vĩ đại và những
bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội, mỗi kỳ đại
hội của Đảng được coi như một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu
bước phát triển mới của đất nước, của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 01/2016) với chủ
đề: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội đã nhìn
lại 30 năm đổi mới và một lần nữa khẳng định: Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là
đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh
nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta
tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra từ ngày 20 đến 28-1
là một sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong
tình hình mới. Đây là kỳ đại hội của đoàn kết, đổi mới, kỷ cương và dân chủ, mang
theo nhiều kỳ vọng của nhân dân
Vì vậy, tìm hiểu về những thành tựu và hạn chế của Đại hội XII sẽ tạo điều
kiện cho sinh viên nắm rõ hơn về sự phát triển của đất nước, từ đó có cái nhìn
khách quan về thời kì mới, ứng dụng vào học tập, và có định hướng đúng đắn cho tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn bộ môn “Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam” – cô Nguyễn Thị Hoàn đã tạo điều kiện cho em và hướng dẫn em làm
bài tập này. Vì kiến thức vẫn còn hạn hẹp, em nghĩ rằng bài viết của mình vẫn còn
nhiều thiếu sót em rất mong được cô chỉ bảo, nhận xét những lỗi sai của em để em
có thể cải thiện thêm kiến thức của mình. NỘI DUNG A. Dấu ấn nổi bật
- Chủ đề của Đại hội XII được xác định là: “Tăng cường xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN;
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
giữ vững môi trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Chủ đề của Đại hội XII thể
hiện sự đoàn kết, gắn bó, quyết tâm phấn đấu của cả nước và toàn dân tộc để
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
- Đây là Đại hội mà chất lượng của đại biểu cao nhất qua 12 kỳ Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng. Trong 1.510 đại biểu dự Đại hội có 1.509 đại biểu
trình độ đại học và trên đại học, trong đó 55 giáo sư và phó giáo sư, 752 tiến
sỹ và thạc sỹ; 1.501 đại biểu có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân
(99,4%); 569 đại biểu đã được nhận Huy hiệu 30 năm và 40 năm tuổi Đảng;
10 đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao
động; 20 đại biểu là Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú; 15 đại biểu là
Thấy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú; 1.000 đại biểu đã được Đảng,
Nhà nước khen thưởng Huân chương các loại.
- Với phương châm: “Đoàn kết, Dân chủ, Kỷ cương, Đổi mới”, Đại hội đã
thực sự phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm, thảo luận sôi
nổi, thẳng thắn và tạo được sự thống nhất cao với các Dự thảo văn kiện của
Ban Chấp hành Trung ương khoá XI trình Đại hội, gồm: Báo cáo Chính trị;
Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020); Báo cáo
kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo
Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay. Ngoài hơn 20 báo cáo tham luận khá sâu
sắc tại hội trường, còn có gần 700 lượt ý kiến thảo luận tại các đoàn đại biểu,
trong đó có một số bài tham luận được đại biểu đánh giá cao là bài phát biểu
của các đồng chí: Bùi Quang Vinh, Đinh La Thăng, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Đỗ Thị Hoàng…
- Đây là Đại hội đầu tiên Đảng ta thực hiện Đề án: “Quy hoạch Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt
của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo”. Trên
cơ sở Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, công tác chuẩn bị nhân sự
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh
đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành theo
một quy trình chặt chẽ, bài bản, khoa học, thận trọng và thực sự phát huy
dân chủ, giữ vững kỷ cương, tạo được sự thống nhất cao của Ban Chấp hành
Trung ương khoá XI và của các đại biểu Đại hội. B. Thành tựu 1.
Công tác chỉnh đốn Đảng
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức Đảng đặc
biệt coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn,
hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả cụ thể, thiết thực.
Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành bốn nghị quyết,
một quy định và Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành gần 130 văn bản và tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các mặt của công tác xây
dựng Đảng, cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Nhiều quy định, quy chế lần đầu tiên được ban hành và thực hiện, như: Quy
định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương; Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật đảng
viên vi phạm có thời hiệu, kể cả khi cán bộ đã nghỉ hưu; Quy định số 105-QĐ/TW
ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán
bộ ứng cử theo quy trình 5 bước để bảo đảm dân chủ, khách quan, chặt chẽ hơn;
Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 về việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên;
Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác
cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 214-QĐ/TW ngày 2/1/2020
về khung tiêu chuẩn chức danh và khung tiêu chí đánh giá cán bộ diện Trung ương quản lý v.v.
Đặc biệt, có những vấn đề khó, phức tạp và nhạy cảm đã được triển khai
thực hiện từ nhiều năm trước nhưng kết quả hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề
ra, thì trong nhiệm kỳ này đã đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực, có tính đột
phá. Nổi bật là, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức
được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ, gắn với đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; cán bộ giữ chức vụ
càng cao thì càng phải gương mẫu.
Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của hệ thống
chính trị theo Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương được
chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở và đạt nhiều kết quả
rõ rệt. Qua hơn hai năm thực hiện, cả nước đã giảm 4 đầu mối trực thuộc Trung
ương; 7 tổng cục và tương đương; 83 cục, vụ và tương đương; 119 sở, ngành và
tương đương; 5.889 phòng và tương đương; 5.145 đơn vị sự nghiệp công lập. Các
địa phương bước đầu đã giảm được 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 545 đơn vị
hành chính cấp xã, hơn 15.300 thôn, tổ dân phố và hơn 200.000 người hoạt động
không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố. Qua đó, tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị đã giảm bớt đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm cán bộ lãnh đạo,
giảm thủ tục hành chính, giảm biên chế, giảm chi thường xuyên và tăng chi cho đầu tư phát triển.
Một trong những đổi mới quan trọng, có tính đột phá trong nhiệm kỳ này là
đổi mới mạnh mẽ công tác đánh giá cán bộ. Theo đó, việc đánh giá đối với cán bộ
được tiến hành thường xuyên, liên tục, xuyên suốt cả quá trình công tác; đánh giá
cán bộ toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ
luật, năng lực, kết quả công tác và sức khỏe; đánh giá của cấp trên, cấp dưới, cùng
cấp và sự tự đánh giá của bản thân; đánh giá bằng sản phẩm cụ thể; đánh giá có sự
so sánh với các chức danh khác tương đương; đánh giá phải công khai theo quy
định và thông qua khảo sát; đánh giá người đứng đầu phải gắn với đánh giá của tập
thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và việc bố trí cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương được đẩy mạnh; tình trạng
chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng và
những biểu hiện tiêu cực khác trong công tác cán bộ từng bước được kiềm chế, ngăn chặn có hiệu quả.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực được chỉ đạo chặt chẽ, kiên trì, quyết liệt với tinh thần
“không có vùng cấm”, không có ngoại lệ đã đem lại nhiều kết quả cụ thể, có tác
dụng cảnh tỉnh, cảnh báo và răn đe mạnh mẽ, phòng ngừa sai phạm.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã kỷ luật hàng nghìn tổ chức đảng và hàng chục
nghìn đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý; công tác
dân vận có nhiều đổi mới, nhất là dân vận chính quyền, góp phần củng cố, tăng
cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. 2. Thành tựu về kinh tế
Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10
nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công
nhất. Riêng năm 2020, một năm rất đặc biệt, đúng như nhận định của Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phải được
xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí
vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách; là năm mà chỉ số niềm tin của nhân dân
lên cao nhất. Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu
rất quan trọng với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Đặc biệt, trong năm 2020 vừa qua, trong khi phần lớn các nước có mức tăng
trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh
tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm
qua tăng trung bình 5,9 %/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong khu vực và trên thế giới.
Trong các ưu tiên của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XII,
xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hoàn
thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được đặt
lên hàng đầu. Vì vậy, trong 5 năm qua, nhiều "điểm nghẽn" về thể chế đã được
Chính phủ phát hiện, xử lý. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư,
kinh doanh được tháo gỡ. Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Hàng nghìn
giấy phép con đã được xóa bỏ. Nhờ những nỗ lực lớn này, chúng ta đã đạt được
nhiều kết quả rất nổi bật, tăng tới 20 bậc về môi trường kinh doanh và tăng 10 bậc
về năng lực cạnh tranh theo các bảng xếp hạng toàn cầu.
Cùng với việc cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ cũng khuyến
khích đổi mới sáng tạo, triển khai mạnh mẽ Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế
số. Nhờ đó, Việt Nam là nước có điểm số tăng nhiều nhất trong Báo cáo Năng lực
cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ
67 trong 141 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong nhiệm kỳ này, Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm chưa từng có với
cộng đồng doanh nghiệp. Đảng ta ra các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN và phát triển các thành phần kinh tế, trong đó nhấn
mạnh vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Quốc hội đã sửa
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa… Lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ ra Nghị quyết số 35 về Chương trình
phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ, ban hành loạt nghị quyết với quyết tâm
đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế có môi trường kinh doanh và năng lực
cạnh tranh hàng đầu ở ASEAN.
Một dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ này là nước ta đã chuẩn bị rất tốt các
hành trang hội nhập kinh tế quốc tế qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới. Với các hiệp định này, nhiều chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế
đánh giá, Chính phủ đã tạo những đột phá về quan hệ kinh tế quốc tế cho sự phát
triển bền vững, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Kinh tế Việt Nam đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, tô
đậm thành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc. Những kết quả,
thành tựu rất đáng trân trọng, tự hào ấy là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là sự hòa quyện của "Ý Đảng và lòng dân". 3.
Thành tựu đặc biệt trong năm 2020
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực
phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. 5 năm qua, đất
nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết lĩnh vực, tạo nhiều dấu
ấn nổi bật. Đây là nền tảng quan trọng để nước ta vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới.
2020 là năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Ngay từ đầu năm, dịch
Covid-19 xảy ra và lây lan trên toàn thế giới, tác động sâu sắc tới đời sống xã hội.
Đây cũng là năm thiên tai, bão lũ kỷ lục xảy ra ở nước ta.
Trong những thời khắc đầy khó khăn, tính ưu việt của hệ thống chính trị
nước ta, ý chí, sức mạnh và sức sống mãnh liệt của dân tộc ta đã được phát huy.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, toàn hệ thống
chính trị và nhân dân cả nước đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, kiểm soát tốt dịch
Covid-19, ứng phó kịp thời với thiên tai, bão lũ; tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi để
phát triển. Nhờ nỗ lực vượt bậc của những địa phương có địa bàn trọng điểm về
phòng, chống dịch Covid-19 - trong đó, Hà Nội là tấm gương tiêu biểu - Việt Nam
đã trở thành một trong những hình mẫu, là “ngọn hải đăng” trên thế giới trong
phòng, chống dịch và duy trì phát triển kinh tế - xã hội.
“Việc tôi ở đây (Việt Nam - PV) được coi là may mắn “xa xỉ”, khi so sánh
với châu Âu và các nơi khác trên thế giới, vì dịch đã được kiểm soát”, Đại sứ Liên
minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhìn nhận.
Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, cả nước vừa nhạy bén, quyết tâm phục hồi
kinh tế. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước vẫn tăng 2,91% so với năm 2019,
đưa Việt Nam trở thành một trong số 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng
GDP cao nhất; là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm
2020. Kết quả này có được là nhờ nỗ lực vượt bậc của cả nước, trong đó có đóng
góp của Thủ đô Hà Nội với tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 3,98%, gấp gần
1,4 lần GDP cả nước. Nhìn nhận về kết quả này, luật sư Nguyễn Văn Chiến (Đoàn
đại biểu Quốc hội Hà Nội) đánh giá: “Trong bối cảnh đặc biệt của dịch Covid-19,
kết quả tăng trưởng GDP của nước ta đạt 2,91% là con số ấn tượng, thay cho mọi lời nói”.
Thành tích năm 2020 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016-2020. 5 năm qua, nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta tiếp tục phát triển. GDP tăng trung bình
5,9%/năm. Chất lượng tăng trưởng được nâng lên, năng suất lao động tăng từ
4,3%/năm giai đoạn 2011-2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016-2020. Các cân đối
lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể; nợ công giảm, nợ xấu được kiểm soát.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới 3%.
Trên các lĩnh vực khác đều có bước phát triển mới. Chính trị - xã hội ổn
định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc được củng cố; dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy.
Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả hơn. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt cả về
chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức. Công tác phòng, chống tham nhũng được
thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ và tham nhũng từng
bước được kiềm chế, ngăn chặn. KẾT LUẬN
Đạt được những kết quả nêu trên, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là nhờ có quyết tâm cao,
sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn kiên định, giữ
vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, gương mẫu, thống nhất cao, lãnh đạo,
chỉ đạo một cách toàn diện, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là
đối với những lĩnh vực quan trọng, then chốt; sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết
liệt của Chính phủ; sự đổi mới nội dung và phương thức hoạt động có hiệu quả của
Quốc hội; sự vào cuộc quyết liệt của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
đoàn thể nhân dân các cấp.
Kết quả đó thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự nỗ lực
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các lực lượng vũ trang; sự lao động cần cù, sáng
tạo với tinh thần trách nhiệm cao của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân ta; sự
đồng tình, ủng hộ của bạn bè, cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ Đại hội XII còn có một số hạn chế: Việc thể chế
hoá, cụ thể hoá một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn là
khâu yếu. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn
một số hạn chế, bất cập. Việc triển khai một số công trình trọng điểm, giải ngân
vốn đầu tư công, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm; đời sống một bộ
phận nhân dân còn khó khăn. Có lúc, có nơi việc xây dựng tổ chức thực hiện
đường lối, chính sách, pháp luật và thực thi công vụ vẫn còn là khâu yếu; kỷ luật,
kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định, những thiếu sót,
khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là
do hoạt động, phương thức lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư trên một số lĩnh vực còn hạn chế; chưa tập trung, quyết liệt, kịp thời
trong lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết; người đứng đầu trong một số lĩnh
vực, địa phương chưa phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm, tính năng động, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của mình.
Với kiến thức của một sinh viên em chỉ phần nào đề cập được một số khía
cạnh của vấn đề. Em mong có sự góp ý của cô nhằm giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Báo chính phủ
- Văn kiện Đại hội Đảng XII - Trang VTV.vn