Bài tập tình huống giữa kỳ - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Bài tập tình huống giữa kỳ - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI TẬP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Bài 2: Ông A và bà B chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn từ 1980
đến 1990 (cả 2 người đều có hộ khẩu thường trú tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa). Họ có một người con chung là H sinh năm 1982. Sau đó, ông A chuyển về
Q.1, TP.HCM làm ăn và có quen với chị C. Năm 1998, ông A và chị C đăng ký kết
hôn tại UBND Phường Đakao, Q.1, TP.HCM - nơi cư trú của chị C. Ngày
10/8/2016, bà B làm đơn gửi TAND bảo vệ quyền lợi của mình. Hỏi:
a) TAND phải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu nào sau đây của bà B:
- Hủy kết hôn trái pháp luật giữa A và C.
- Cho A và B ly hôn.
- Yêu cầu khác.
b) TAND nào (TAND cấp nào, ở đâu?) có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?
Giải:
a)
- TAND trách nhiệm giải quyết yêu cầu của B về việc hủy kết hôn trái pháp
luật giữa A và C. Vì ông A và bà B chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 cụ thể kể từ năm 1980 theo quy định tại Nghị Định số
77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết về đăng kết
hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn
nhân gia đình thì không có đăng kết hôn, thì A B vẫn được xem vợ
chồng hợp pháp.
Trong trường hợp này mặc dù A và B được xemvợ chồng của nhau nhưng A lại
đi đăng ký kết hôn với C tức đã quy phạm nguyên tắc một vợ một chồng theo quy
định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhângia đình 2014 “Hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”
Vì vậy việc bà B gửi đơn yêu cầu TAND giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật
giữa A C hoàn toàn đúng pháp luật và Tòa án phải có trách nhiệm giải quyết
vụ việc này.
- TAND trách nhiệm trong việc giải quyết yêu cầu cho A B ly hôn. theo
quy định đã đề cập ở phần trên thì A và B sống chung với nhau như vợ chồng trước
ngày 03/01/1987 thì vẫn được xem vợ chồng của nhau hợp pháp. A đã quy
phạm nguyên tắc một vợ một chồng khi đăng ký kết hôn với C trái pháp luật. Nên
theo yêu cầu của bà B thì việc TAND giải quyết ly hôn cho A và B là có cơ sở.
- TAND ngoài việc giải quyết hủy kết hôn giữa A và C việc ly hôn cho A B
thì còn phải giải quyết những yêu cầu khác theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 nếu A và B có yêu cầu.
+ Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân
gia đình 2014. Mặc A B không đăng kết hôn nhưng họ vẫn được xem
là vợ chồng thế nên việc họ sinh ra H trong thời kỳ hai người sống chung với nhau
như vợ chồng thì họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
+ Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ hợp đồng của A B nếu A B không
thỏa thuận được với nhau theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình
2014.
b)
Trong tình huống này thì B là nguyên đơn, A là bị đơn. Nên theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết
những vụ việc trên thuộc về TAND Quận 1 TP HCM nơi cư trú của A nếu các bên
không có thỏa thuận khác.
| 1/2

Preview text:

BÀI TẬP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Bài 2: Ông A và bà B chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn từ 1980
đến 1990 (cả 2 người đều có hộ khẩu thường trú tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa). Họ có một người con chung là H sinh năm 1982. Sau đó, ông A chuyển về
Q.1, TP.HCM làm ăn và có quen với chị C. Năm 1998, ông A và chị C đăng ký kết
hôn tại UBND Phường Đakao, Q.1, TP.HCM - nơi cư trú của chị C. Ngày
10/8/2016, bà B làm đơn gửi TAND bảo vệ quyền lợi của mình. Hỏi:
a) TAND phải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu nào sau đây của bà B:
- Hủy kết hôn trái pháp luật giữa A và C. - Cho A và B ly hôn. - Yêu cầu khác.
b) TAND nào (TAND cấp nào, ở đâu?) có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Giải: a)
- TAND có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của bà B về việc hủy kết hôn trái pháp
luật giữa A và C. Vì ông A và bà B chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 cụ thể là kể từ năm 1980 mà theo quy định tại Nghị Định số
77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 và Quy định chi tiết về đăng ký kết
hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình thì dù không có đăng ký kết hôn, thì A và B vẫn được xem là vợ chồng hợp pháp.
Trong trường hợp này mặc dù A và B được xem là vợ chồng của nhau nhưng A lại
đi đăng ký kết hôn với C tức đã quy phạm nguyên tắc một vợ một chồng theo quy
định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là “Hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”
Vì vậy việc bà B gửi đơn yêu cầu TAND giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật
giữa A và C là hoàn toàn đúng pháp luật và Tòa án phải có trách nhiệm giải quyết vụ việc này.
- TAND có trách nhiệm trong việc giải quyết yêu cầu cho A và B ly hôn. Vì theo
quy định đã đề cập ở phần trên thì A và B sống chung với nhau như vợ chồng trước
ngày 03/01/1987 thì vẫn được xem là vợ chồng của nhau hợp pháp. Và A đã quy
phạm nguyên tắc một vợ một chồng khi đăng ký kết hôn với C trái pháp luật. Nên
theo yêu cầu của bà B thì việc TAND giải quyết ly hôn cho A và B là có cơ sở.
- TAND ngoài việc giải quyết hủy kết hôn giữa A và C và việc ly hôn cho A và B
thì còn phải giải quyết những yêu cầu khác theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 nếu A và B có yêu cầu.
+ Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014. Mặc dù A và B không có đăng ký kết hôn nhưng họ vẫn được xem
là vợ chồng thế nên việc họ sinh ra H trong thời kỳ hai người sống chung với nhau
như vợ chồng thì họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
+ Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của A và B nếu A và B không
thỏa thuận được với nhau theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. b)
Trong tình huống này thì B là nguyên đơn, A là bị đơn. Nên theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết
những vụ việc trên thuộc về TAND Quận 1 TP HCM nơi cư trú của A nếu các bên
không có thỏa thuận khác.