Bài tập tình huống môn Xã hội học pháp luật
Nhưvậy,theoquyđịnhtrênđốivớitranhchấpvềgiaodịchliênquanđếnquyềnsửdụngđấtthìthủtụchòagiải tạiUBND cấpxã,phường,thịtrấn,nơicóđấttranhchấpkhôngphảilàđiềukiệnkhởikiệnvụán.Dovậy,trong trườnghợpnàyhợpđồngchuyểnnhượngQSDĐđểsangtênchoôngTkhôngphảilàđiềukiệnkhởikiệnvụán. Vì hợp đồng trên liên quan đến Quyền sử dụng đất mà không phải tranh chấp về đất đai. Vậy nên thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã T không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Triệu Thủy Quang
Đề khóa 4: số 19 giống đề Khóa 3- 02
Khoản 3 Điều 26 BLTTDS
Câu 1: hãy nêu và phân tích kỹ năng viết biên bản phiên tòa và bản án phúc thẩm?
Giáo trình trang 331, 332,333 Câu 2:
Vào ngày 12/1/2011, tại văn phòng công chứng L, ông Trần Anh T có ký 2 hợp đồng về nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng 2 lô đất của ông Nguyễn Thái H và bà Phạm Thị Thu T1. Đất chuyển nhượng
thuộc các thửa 303, 305, 306, 307 tọa lạc tại xã T, huyện L, tỉnh BRVT đã được cấp GCNQSDĐ cho hộ
Nguyễn Thái H vào ngày 15/6/2010. Giá chuyển nhượng là 600.000.000 đồng. Các hợp đồng đã được công
chứng số 107 và 108 quyền số 1 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 12/1/2011. Một tháng sau khi kí hợp đồng
chuyển nhượng, ông T đã giao đủ tiền cho ông H, bà T1. Khi ông T tiến hành thủ tục sang tên thì ông H,
bà T1 có đơn ngăn chặn nên ông T không làm thủ tục sang tên được. Nay, ông T khởi kiện yêu cầu vợ
chồng ông H, bà T1 phải tiếp tục thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để sang tên cho ông T
các thửa đất trên theo quy định của pháp luật. Hỏi:
1. Anh (chị) hãy xác định đối với yêu cầu khởi kiện của ông T thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã T
(nơi có đất tranh chấp) có phải là điều kiện khởi kiện vụ án hay không? Tại sao?
Theo yêu cầu khởi kiện của ông T thì thủ tục hòa giải tại UBND xã T (nơi có đất tranh chấp) không phải là điều
kiện khởi kiện vụ án. Vởi vì:
CCPL: khoản 2 Điều 3 NQ số 04/2017/NQ-HĐTP
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 NQ số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “đối với tranh chấp khác liên quan đến
quyền sử dụng đất như: tranh chấp giao dịch liên quan đến QSDĐ, tranh chấp về thừa kế QSDĐ, chia tài sản
chung của vợ chồng là QSDĐ,…. Thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trán nơi có đất tranh chấp
không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”
Như vậy, theo quy định trên đối với tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải
tại UBND cấp xã, phường, thị trấn, nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Do vậy, trong
trường hợp này hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để sang tên cho ông T không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Vì hợp đồng trên liên quan đến Quyền sử dụng đất mà không phải tranh chấp về đất đai. Vậy nên thủ tục hòa
giải tại UBND cấp xã T không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
2. Theo anh (chị), để xác định thành viên của hộ gia đình ông Ngyễn Thái H có quyền SDĐ thì tòa án
cần phải lâm gì?
Yêu cầu nộp biên bản sao giấy CNQSDĐ; CCCD hoặc CMND; Sổ hộ khẩu
Căn cứ pháp lý: Điều 97, 98 BLTTDS 2015.
Để xác định thành viên của hộ gia đình ông Nguyễn Thái H có quyền sử dụng đất thì Toà án cần phải:
Thứ nhất, lấy lời khai của đương sự
Toà án sẽ tiến hành lấy lời khai của ông Nguyễn Thái H và bà Phạm Thị Thu T1 để làm rõ
Thứ hai, yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh.
Toà án có thể yêu cầu ông Nguyễn Thái H, bà Phạm Thị Thu T1 cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh
về huyết thống, cung cấp sổ hộ khẩu, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất,...
3. Anh chị hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của vụ án? Người khởi kiên phải nộp cho Tòa án
các tài liệu, chứng cứ nào kèm theo đơn Khởi kiện?
Tư cách tham gia tố tụng
Nguyên đơn: ông Trần anh T (Khoản 2 Điều 68 BLTTDS) Triệu Thủy Quang
Bị đơn: ông Nguyễn Thái H; bà Phạm Thị Thu T1 (khoản 3 Điều 68 BLTTDS)
Người làm chứng: công chứng viên tại văn phòng công chứng L (Điều 77 BLTTDS)
• Các tài liệu chứng cứ kèm theo:
- Đơn khởi kiện của ông T về việc chuyển nhượng QSDĐ
- Bản sao CCCD ông T, Ông H, bà T1 - Bản sao sổ hộ khẩu
- Lời khai của ông T, ông H, bà T1
- Bản sao hợp đồng để nhận chuyển nhượng
- Bản sao giấy CNQSDĐ cho hộ Nguyễn Thái H
- Bản công chứng số 107 và 108
- Các giấy tờ có liên quan đến thủ tục sang tên - Đơn ngăn chặn
- Biên bản về việc giao nhận tiền
Đề số 12 Khóa 4
Câu 1: hãy nêu khái niệm, ý nghĩa của kĩ năng nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ? khi đánh giá
chứng cứ, phải dựa vào các yêu cầu nào, anh chị hãy phân tích các yêu câu đó.
* Khái niệm kỹ năng nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ
Nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ là những hoạt động thuộc quá trình chứng minh. Hoạt động này
được thực hiện kể từ khi Toà án thụ lý giải quyết vụ án cho đến khi khép lại toàn bộ quá trình tố tụng. Hoạt
động này nhằm làm sáng tỏ tất cả các tình tiết, sự kiện, xác định những mối quan hệ giữa những sự kiện, hiện
tượng này với những sự kiện, hiện tượng khác. Trong đó:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án là quá trình xem xét, đối chiếu, phân tích các tài liệu có trong hồ sơ vụ án để
xác định các vấn đề cần phải xử lý tiếp. Đây là quá trình đánh giá các tài liệu đó trong mối quan hệ biện chứng
nhằm xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong các tài liệu, để xác định bản chất của sự việc, từ đó đề
ra hướng giải quyết phù hợp.
Đánh giá chứng cứ là một quá trình logic nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các
chứng cứ, mối liên hệ của chứng cứ này với chứng cứ khác. Trong tố tụng dân sự, tất cả các chủ thể đều có
quyền đánh giá chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử tại phiên toà và trong phòng nghị án là
hoạt động tư duy cuối cùng và mang tính chất quyết định. Đánh giá chứng cứ phải tuân thủ các điều kiện và
nguyên tắc chặt chẽ khi đánh giá chứng cứ.
* Ý nghĩa của kỹ năng nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ
Với vai trò là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ thụ lý và xét xử vụ án, việc nghiên cứu hồ sơ
vụ án đối với Thẩm phán có ý nghĩa quyết định để giúp Thẩm phán tìm ra phương hướng giải quyết vụ án đúng
đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên liên quan đến vụ án dân sự một cách công bằng. Với tư
cách là chủ thể có thẩm quyền lập hồ sơ vụ án theo luật định, hoạt động nghiên cứu hồ sơ đối với Thẩm phán là
yêu cầu bắt buộc để Thẩm phán có thể nắm vững được nội dung vụ án, yêu cầu của các đương sự, xác định Triệu Thủy Quang
quan hệ pháp luật tranh chấp, đánh giá chứng cứ, từ đó xác định được phương hướng giải quyết vụ án. Cơ sở
kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án là căn cứ để Thẩm phán ban hành các quyết định tố tụng như thu thập thêm
chứng cứ, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, chuyển vụ án cho Tòa án khác giải quyết, tổ
chức phiên họp xét chứng cứ và hoà giải giữa các đương sự hoặc đưa vụ án ra xét xử...
Trong tố tụng dân sự, việc nghiên cứu chứng cứ có một ý nghĩa rất quan trọng, thông qua việc nghiên
cứu chứng cứ sẽ giúp các chủ thể chứng minh đặc biệt là Tòa án hiểu được bản chất của vụ án, từ đó xác định
phương hướng xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án dân sự.
Nghiên cứu hồ sơ là kỹ năng quan trọng của Thẩm phán trong suốt quá trình giải quyết vụ án, trọng tâm
ở giai đoạn chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà. Kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ sẽ giúp cho Thẩm
phán thực hiện các hoạt động của mình tại phiên toà. Ngoài ra, việc nghiên cứu hồ sơ còn giúp Thẩm phán nắm
vững được hệ thống chứng cứ của vụ án, làm cơ sở cho việc xây dựng hồ sơ, soạn thảo các văn bản tố tụng giải quyết vụ án.
Kết quả nghiên cứu hồ sơ giúp Thẩm phán nắm bắt được một cách toàn diện cả về diễn biến, nguyên
nhân, nội dung, tính chất mức độ của tranh chấp, xác định được đầy đủ các vấn đề, các tình tiết, các chứng cứ.
Nếu không nghiên cứu lại hồ sơ thì rất đễ phạm sai lầm. Có những vấn đề chỉ khi nghiên cứu kỹ, toàn diện các
tài liệu, chứng cứ của vụ án thì mới hiểu được bản chất của vụ án hoặc mới thấy được cần phải thu thập thêm tài
liệu chứng cứ gì, cần kiểm tra, xác minh thêm vấn đề gì và xác định trọng tâm các vần đề phải kiểm tra, làm rõ tại phiên tòa.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự là bước quan trọng đề xác định những vấn đề trọng tâm cần tranh tụng
để khi vụ án đưa ra xét xử sẽ được giải quyết tại phiên tòa, rút ngắn thời gian tố tụng, tránh việc hoãn, thậm chí
có trường hợp phải tạm ngừng phiên tòa do nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa đầy đủ. Để giải quyết được vụ án,
nghiên cứu hồ vụ án dân sự là việc rất quan trọng, là nghiên cứu toàn bộ vụ án, tuy không được quy định trong
Pháp luật tố tụng, nhưng là hoạt động bắt buộc đối với những người tiến hành tố tụng để bảo đảm tranh tụng và
để xét xử được vụ án, nâng cao chất lượng xét xử.
* Khi đánh giá chứng cứ, phải dựa vào các yêu cầu sau:
Thứ nhất, xác định rõ mục đích nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ.
Mội là, Thẩm phán phải xác định đầy đủ những vấn đề mà Tòa án phải xem xét trong vụ án cả về tố
tụng và nội dung. Đồng thời xác định được những vấn đề cần phải làm rõ tại phiên tòa như:
- Quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án;
- Nội dung vụ việc và nội dung tranh chấp;
- Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, phạm vi yêu cầu khởi kiện? Có hay không có yêu cầu phản tố của
bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Tư cách đương sự của các bên trong vụ việc;
- Những tình tiết, sự kiện phải chứng minh, những tình tiết sự kiện không cần phải chứng minh trong vụ án; Triệu Thủy Quang
- Đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án có đảm bảo tính đầy đủ, tính hợp pháp không.
- Tổng hợp đánh giá những tình tiết, sự kiện mà các bên đã thống nhất và các tài liệu, chứng cứ minh
chứng cho sự thống nhất đó là hợp pháp hoặc đang tranh chấp, mâu thuẫn;
- Những vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ vụ việc;
- Dự kiến đường lối giải quyết vụ án;
Hai là, xác định đúng những tình tiết, chứng cứ cần phải tập trung làm rõ tại phiên toà, trách nhiệm
chứng minh của các bên đối với những tình tiết, chứng cứ cần phải làm rõ.
Thứ hai, áp dụng các phương pháp nghiên cứu hồ sơ cho phù hợp
Một là, nghiên cứu hồ sơ vụ án toàn diện và có hệ thống
Vụ án dân sự rất đa dạng, đan xen nhiều quan hệ pháp luật khác nhau và thường có tranh chấp xuất phát
từ những giao dịch dân sự phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, với sự liên quan của nhiều đương sự. Do
vậy, hồ sơ vụ án dân sự thường gồm nhiều tình tiết, nhiều tài liệu, chứng cứ đa dạng, phức tạp. Điều này đòi hỏi
Thẩm phán khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phải nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống để có thể nắm bắt
một cách đầy đủ, rõ ràng nội dung vụ án và các vấn đề pháp lý của vụ án.
Phương pháp nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống đối với hồ sơ vụ án là việc nghiên cứu tất cả
các tài liệu, chứng cứ, tình tiết có trong hồ sơ vụ án, không bỏ sót một tài liệu nào, kể cả những tình tiết rời rạc,
những tài liệu gián tiếp, thậm chí khi xem xét sơ bộ ban đầu dường như tài liệu đó không liên quan trực tiếp đến
vấn đề đang tranh chấp, đến bản chất vụ việc. Việc nghiên cứu toàn diện và có hệ thống đòi hỏi Thẩm phán cần
phải xem xét thận trọng tất cả các yếu tố của mỗi tài liệu, chứng cứ, bao gồm cả những vấn đề về nội dung và
hình thức, nguồn gốc xuất xứ của tài liệu, chứng cứ,... Khi nghiên cứu mỗi tài liệu, chứng cứ cần phải đặt tài
liệu, chứng cứ trong bối cảnh của vụ án, trong mối liên hệ với vấn đề pháp lý của vụ án và vấn đề cần phải
chứng minh. Mỗi tài liệu, chứng cứ cần được xem xét trong một chỉnh thể hệ thống các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.
Hai là, nghiên cứu hồ sơ vụ án độc lập và khách quan
Để thực hiện vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong giải quyết các vụ việc dân sự, Thẩm phán
cần thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách độc lập và khách quan đề đánh giá được bản chất vấn đề
pháp lý của vụ án. Nghiên cứu hồ sơ một cách độc lập là việc Thẩm phán tự mình thực hiện việc nghiên cứu hồ
sơ vụ án, không phụ thuộc vào người khác. Điều này cho phép họ xem xét, đánh giá các tình tiết, tài liệu, chứng
cứ của vụ án bằng chính kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình, không bị ảnh hưởng bởi ý kiến, quan điểm của người khác.
Trước khi nghiên cứu một hồ sơ vụ án, Thẩm phán có thể đã tiếp cận những thông tin, tài liệu từ người
khác về vụ án, thậm chí có thể bị ảnh hưởng nhất định bởi những ý kiến, quan điểm của người khác hoặc bản
thân họ bị những ấn tượng, cảm nhận ban đầu. Việc nghiên cứu một cách khách quan đòi hỏi Thẩm phán phải
coi trọng mọi chứng cứ như nhau, tách mình ra khỏi những yếu tố cảm tính của bản thân, khỏi những thông tin Triệu Thủy Quang
và quan điểm của người khác để tránh những định kiến chủ quan làm ảnh hưởng đến việc xem xét, đánh giá
đúng về bản chất pháp lý của các tình tiết, tài liệu, chứng cứ của vụ án.
Thứ ba, sắp xếp tài liệu và ghi chép thông tin khoa học về hồ sơ vụ án
Thông thường, hồ sơ vụ án được sắp xếp theo trình tự thời gian xảy ra sự kiện pháp lý, thời gian ghi trên
tài liệu hoặc thời gian thu thập chứng cứ. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán có thể tự mình sắp xếp
tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ theo những trình tự khác nhau đề thuận tiện cho việc đánh giá, sử dụng. Có thể
sắp xếp tài liệu theo từng đương sự trong vụ án, như: (i) Hồ sơ do nguyên đơn cung cấp; (ii) Hồ sơ do bị đơn
cung cấp; (iii) Hồ sơ do người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cung cấp; (iv) Hồ sơ do Tòa án thu thập; (v)
Hồ sơ do Viện kiểm sát thu thập.
Một lựa chọn khác, Thẩm phán có thể sắp xếp tài liệu theo yêu cầu, phạm vi xem xét giải quyết: yêu cầu
khởi kiện, yêu cầu phản tố; yêu cầu độc lập; hoặc có thể sắp xếp theo quan hệ pháp luật tranh chấp. Khi sắp xếp
cần lưu ý những tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh trực tiếp, những tài liệu, chứng cứ gián tiếp hoặc bổ sung, tham khảo.
Việc ghi chép thông tin từ hồ sơ vụ án là hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ. Khi tiến
hành ghi chép nên đi theo dòng chứng cứ để làm rõ từng vẫn đề cần chứng minh. Ghi chép các nội dung, vấn
đề, chứng cứ và đối chiếu, so sánh các chứng cứ với nhau có thể giúp Thẩm phán nhận thấy giá trị chứng minh
của một chứng cứ mà khi đứng đơn lẻ thì không liên quan đến tình tiết cần phải chứng minh, hoặc xác định
được sự bất hợp lý của một tài liệu, chứng cứ mà khi đứng độc lập có thể có giá trị pháp lý.
Thứ tư, yêu cầu thực hiện hoạt động đánh giá chứng cứ
Một là, đánh giá về tính có thật của chứng cứ
Chứng cứ phải thỏa mãn tiêu chí: là những gì có thật. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, cần chú ý để xác định
tính có thật của chứng cứ bằng việc đặt chứng cứ đó trong tổng thể các sự kiện pháp lý, các tài liệu, chứng cứ
của vụ án, gắn với logic và bản chất vấn đề.
Mỗi đương sự đều có mục đích riêng khi tham gia tố tụng vụ án dân sự, để chứng minh cho yêu cầu, ý
kiến của mình, họ có thể cung cấp nhiều loại tài liệu, chứng cứ, trong đó có thể có tài liệu, chứng cứ không
chính xác vì có thể do nhầm lẫn, sai sót hoặc thậm chí giả mạo. Do vậy, việc xác định tính có thật của chứng cứ
có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án. Có nhiều biện pháp để xác định tính có thật của chứng cứ, như
yêu cầu trưng cầu giám định; xem xét, thẩm định tại chỗ; đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự
với người làm chứng; ủy thác xác minh tài liệu, chứng cứ....
Hai là, đánh giá về tính hợp pháp của chứng cứ
Tính hợp pháp của chứng cứ là sự hợp pháp về yếu tố nguồn chứng cứ, về trình tự thủ tục giao nộp, thu
thập chứng cứ. Khi nghiên cứu hồ sơ đánh giá chứng cứ, Thẩm phán cần phân biệt tính hợp pháp với giá trị
pháp lý của chứng cứ, tức là khi đánh giá về tính hợp pháp của chứng cứ sẽ không xem xét đến vấn đề chứng cứ
đó có nội dung hợp pháp hay không, hình thức có hợp pháp hay không. Kết quả nghiên cứu hồ sơ phải xác định Triệu Thủy Quang
được các tài liệu, thông tin trong hồ sơ có thỏa mãn tiêu chí nguồn chứng cứ theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự.
Về trình tự, thủ tục giao nộp hoặc thu thập chứng cứ, BLTTDS quy định khá chặt chẽ về quy trình và
yếu tố thời điểm giao nộp, thu thập. Khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ, cần xác định được việc giao nộp
chứng cứ của các đương sự có tuân thủ quy định của Pháp luật TTDS không để xác định tính hợp pháp của
chứng cứ như có giao nộp trong thời hạn do Tòa án quy định không, việc thu thập chứng cứ của Tòa án có đúng
trình tự không... Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở đề Toà án giải quyết vụ án. Chỉ
khi thu thập đầy đủ chứng cứ thì Toà án mới có đủ căn cứ để giải quyết vụ án.
Câu 2: khoản 5 Điều 26 BLTTDS
Ông P chết (tháng 2/2013 không để lại di chúc) có vợ là bà M (hiện trú tại phố H, phường M, quận K
thành phố E). ông P và bà M có 4 người con là A, B, C, D và 1 con riêng là anh Y (chết tháng 1/2013), anh
Y có vợ là chị X và con là cháu Z. Ngày 12/4/2019 bà M có đơn yêu cầu chia thừa kế tài sản (là nhà, đất 3
tầng diện tích 50m2 tại xã V, huyện H, tỉnh P hiện anh A con trai cả đang quản lí, sử dụng do chồng bà
(ông P) để lại. Ngày 20/4/2019, tòa án huyện H đã thụ lí giải quyết vụ án.
1. Anh chị hãy các định tư cách của những người tham gia tố tụng mà Tòa án cần triệu tập? Nêu
căn cứ pháp luật cần áp dụng?
Nguyên đơn: bà M (Khoản 2 Điều 68 BLTTDS)
Bị đơn: anh A (Khoản 3 Điều 68 BLTTDS)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: anh B, C, D, cháu Z
Do Y chết mà Z là con của Y. Do đó Z được hưởng thừa kế thế vị của Y và tư cách tham gia là người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan (Điều 652 BLDS)
2. Việc tòa án huyện H thụ lí và giải quyết vụ án chia thừa kế theo đơn khởi kiện của bà M có đung
không? Tại sao?
Việc TA huyện H thụ lí và giải quyết vụ án chia thừa kế theo đơn khởi kiện của bà M là đúng. Bởi vì:
- Thẩm quyền theo loại việc:
Căn cứ khoản 5 Điều 26 BLTTDS quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án “tranh chấp về chia thừa kế tài sản”. Do đó theo tình huống đề bài thì đây là vụ án về chia thừa kế tài sản nên
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. - Thẩm quyền theo cấp
Căn cứ tại điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền của TAND cấp huyện “a)tranh chấp về
dân sự, HN&GĐ quy định tại điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này,…”. Do đó, đây là vụ án tranh chấp về chia
thừa kế theo khoản 5 Điều 26 BLTTDS nên vụ án này thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS quy định “tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân …
có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm những tranh chấp …” Do vậy theo tình huống đề bài, bị đơn là anh A, nơi cư
trú của anh A là xã V, huyện H, tỉnh P
Tóm lại, từ những căn cứ trên TAND huyện H là tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án chia thừa kế của bà M.
3. Anh chị hãy xác định thời hạn Tòa án phải thông báo thụ lí cho các đưogn sự ngày nào? Giải thích
tại sao? (xem thứ 7 chủ nhật)
Thời hạn TA phải thông báo thụ lí cho đương sự là ngày 23/4/2019. Bởi vì:
CCPL: khoản 1 Điều 196 BLTTDS 2015
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 196 BLTTDS quy định “Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lí vụ án, TP
phải thông báo bằng văn bản cho NĐ, BĐ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc
giải quyết vụ án, cho VKS cùng cấp về việc TA đã thụ lí vụ án”
Do đề bài không nói rõ ngày 20/4/2019 là ngày thứ mấy trong tuần. Do đó: Triệu Thủy Quang
Nếu ngày 20/4/2019 là ngày thứ 2, thứ 3 thì thời hạn Toà án phải thông báo thụ lý cho các đương sự là
từ 0h00’ ngày 21/4/2019 đến 23h59’ ngày 23/4/2019.
Nếu ngày 20/4/2019 là ngày thứ 4, thứ 5 thì thời hạn Toà án phải thông báo thụ lý cho các đương sự là
từ 0h00’ ngày 21/4/2019 đến 23h59’ ngày 25/4/2019.
Đề số 11 Khóa 4
Câu 1: Thụ lý vụ án dân sự là gì? Hãy nêu và phân tích các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.
* Thụ lý vụ án dân sự:
Theo quy định tại điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài
liệu kèm theo thì Tòa án phải vào sổ nhận đơn và xem xét. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của
mình thì Tòa án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp
tiền tạm ứng án phí thì Tòa án quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
Như vậy, thụ lý vụ án dân sự là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để
tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực Dân sự, được
coi là cơ sở đầu tiên để Tòa án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.
* Các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể khởi kiện: Chủ thể khởi kiện phải có tư cách pháp lý để thực hiện
việc khởi kiện trước Toà án.
Cá nhân có thể tự mình khởi kiện với tư cách nguyên đơn nếu thỏa mãn 02 điều kiện là có quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp và có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Nếu có quyền, lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm hay tranh chấp mà không có năng lực hành vị tố tụng dân sự thì việc khởi kiện phải do người đại
diện hợp pháp thực hiện;
Cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện với tư cách nguyên đơn nếu thỏa mãn 02 điều kiện là có quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp và việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp thực hiện.
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nướa về trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam chỉ có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền lợi của chủ thể khác trong phạm vi
những loại việc mà Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cho những chủ thể này có quyền khởi kiện.
Tổ chức đại điện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại điện cho người tiêu dùng khởi
kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định cu Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền của Toà án: Toà án nhận đơn phải có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Có 03 loại thẩm quyền là thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, theo cấp và theo lãnh thổ. Do vậy,
Thẩm phán được phân công, xem xét thụ lý vụ án cần căn cứ vào các quy định của BLTTDS năm 2015 về thẩm Triệu Thủy Quang
quyền theo loại việc (các Điều 26, Điều 28, Điều 30, Điều 32), thẩm quyền sơ thẩm theo cấp Tòa án (Điều 35
và Điều 37); thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ (Khoản 1 Điều 39 và Khoản 1 Điều 40) để xác định tranh
chấp có thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đã nhận đơn hay không, từ đó có phương án xử lý cho
phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.
Về xác định thẩm quyền theo loại việc:
Thẩm phán đối chiếu các tài liệu có trong hồ sơ khởi kiện và các quy định của BLTTDS năm 2015 về
thẩm quyền theo loại việc để xác định vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án hay thuộc thẩm quyền
của một cơ quan, tổ chức khác. Theo logic thì cần xác định tranh chấp đó thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động, từ đó xác định vụ tranh chấp thuộc về một điều khoản tương ứng
cụ thể nào trong các Điều 26, Điều 28, Điều 30, Điều 32 BLTTDS năm 2015. Tùy theo kết quả đối chiếu mà
Thẩm phán có thể quyết định trả lại đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện hay thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Về xác định thẩm quyền theo cấp và lãnh thổ:
Sau khi đã đối chiếu các tài liệu có trong hồ sơ khởi kiện với các quy định của BLTDS năm 2015, nếu
Thẩm phán xác định vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án thì cần xác định tiếp vụ tranh chấp sẽ
thuộc thẩm quyên thụ lý giải quyết của Tòa án nào theo cấp và theo lãnh thổ.
Để xác định thẩm quyền sơ thẩm theo cấp cần căn cứ vào các quy định tại Điều 35 và Điều 37 BLTTDS
năm 2015. Theo đó, về nguyên tắc thì những vụ tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án,
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và một số tranh chấp đặc thù sẽ thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của
TAND cấp tỉnh. Việc xác định Tòa án cụ thể nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết cần căn cứ vào các quy định
về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ tại Khoản 1 Điều 39 và Khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015. Trong
đó, cần lưu ý là đối tượng tranh chấp là bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản.
Lưu ý rằng, dù trong vụ án mà Toà án đang thụ lý giải quyết có tài sản là bất động sản, nhưng bất động
sản không phải là đối tượng tranh chấp hoặc không phải là quan hệ pháp luật chính của vụ án thì thẩm quyền
của Toà án được xác định theo nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của bị đơn.
Thứ ba, vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Về nguyên tắc thì Tòa án chỉ thụ lý giải quyết nếu vụ tranh chấp chưa được giải quyết bằng bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhả nước có thầm
quyền. Do vậy, Thẩm phán cần nghiên cứu đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ khởi kiện với quy định tại điểm c
Khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015. Nếu xác định vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Tòa
án sẽ không thụ lý giải quyết. Triệu Thủy Quang
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì Tòa án vẫn có thể thụ lý giải quyết, mặc dù vụ tranh
chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu
lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể là, Tòa án vẫn thụ lý giải quyết trong các trường hợp vụ án mà
Tòa án đã xử không chấp nhận đơn yêu cầu ly hôn nay đương sự khởi kiện lại yêu cầu cho ly hôn, yêu cầu thay
đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay
đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi
nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định
của pháp luật được quyền khởi kiện lại.
Thứ tư, vụ án có thuộc trường hợp bắt buộc phải hoà giải tiền tố tụng hay không.
Về nguyên tắc thì chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp có quyền khởi kiện
yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cũng quy định Tòa án chỉ
thụ lý giải quyết sau khi vụ tranh chấp đã được hòa giải tại cơ quan, tổ chức có thầm quyền.
Tòa án cần căn cứ vào quy định tại Điều 32 BLTTDS năm 2015 và Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-
HĐTP ngày 5/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1
và Khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (Nghị
quyết số 04/2017/ NQ-HĐTP ngày 5/5/2017) để xác định điều kiện hòa giải tiền tố tụng bắt buộc. Cụ thể là:
Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động
nếu tranh chấp đó phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp
luật quy định. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động
theo quy định của pháp luật về lao động thi Tòa án chỉ thụ lý giải quyết nếu tranh chấp đã được Chủ tịch UBND
cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc
quá thời hạn mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp lao động cá
nhân sau đây thì Tòa án có thể thụ lý mà không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật vẻ an toàn, vệ sinh lao động;
Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tòa án thụ lý giải quyết đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất nếu tranh chấp đã được hòa
giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm Triệu Thủy Quang
2013. Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến
quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng
đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trần nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Ngoài ra, người khởi kiện cần đáp ứng các điều kiện khác như: nộp tiền tạm ứng án phí đầy đủ; đơn
khởi kiện phải đúng hình thức và đầy đủ nội dung; nộp đủ các tài liệu, chứng cứ mà Toà án yêu cầu. Câu 2:
Công ty A (trụ sở quận S, thành phố H) ký hợp đồng xây dựng cho anh B (cư trú tại quận T, thành phố
H) một căn nhà quận C, thành phố H. Hai bên thỏa thuận sẽ giao nhận nhà và thanh lý hợp đồng xây
dựng vào ngày 1/1/2017. Anh B đã nhận được nhà nhưng chưa thanh toán xong khoản tiền xây dựng cho
Công ty A (B còn nợ 50 triệu đồng). Công ty A đòi nhiều lần không được nên ngày 5/5/2017 đã khởi kiện
anh B. Quá trình giải quyết tại Tòa án, anh B trình bày anh không thanh toán 50 triệu là do một bức
tường của căn nhà nêu trên bị nứt, có nguy cơ sập. Anh B cho rằng công ty A xây nhà không dảm bảo
đúng thiết kế, kỹ thuật theo hợp đồng xây dựng và yêu cầu Tòa án buộc Công ty A phải xây dựng lại một
phần nhà bị hư hỏng và bồi thường thiệt hại do gia đình anh phải thuê nơi ở khác trong thời gian sữa
chữa nhà là 15 triệu đồng.
1. Căn cứ vào các điều kiện khởi kiện và yêu cầu của các bên đương sự. Anh chị hãy xác định thẩm
quyền giải quyết của vụ án và tư cách tham gia tố tụng trong vụ án, nêu căn cứ pháp luật áp dụng.
• Tư cách tham gia tố tụng
Nguyên đơn: Công ty A (Khoản 2 Điều 68)- người đại diện hợp pháp Công ty A là Giám đốc Công ty A (Khoản
7 Điều 69 BLTTDS; Khoản 1 Điều 85 BLTTDS)
Bị đơn: Anh B (khoản 3 Điều 68)
• Thẩm quyền giải quyết vụ án
- Thẩm quyền theo loại việc
Căn cứ khoản 3 Điều 26 BLTTDS quy định những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án “Tranh
chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”. Theo tình huống đề bài, việc Công ty A và anh B tranh chấp
với nhau về thanh toán tiền trong hợp đồng xây nhà. Do vậy, tranh chấp đây thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. - Thẩm quyền theo cấp
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền của TAND cấp huyện “tranh chấp dân
sự, HN&GĐ, quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật này,..” . Do đó, theo căn cứ trên thì đây là tranh chấp
dân sự thuộc khoản 3 Điều 26. Vì vậy, TAND cấp huyện là tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ “tòa án nơi bị
đơn cư trú, làm việc,….có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm về những tranh chấp về dân sự,
HN&GĐ, kinh doanh, thương mại, lao động quy định các ĐIều 26, 28, 30 và 32 của bộ luật này”. Theo quy
định trên thì bị đơn trong vụ án này là anh B, cư trú tại quận T thành phố H. Vậy TAND quận T là tòa án có thẩm quyền.
Tóm lại, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là TAND quận T, thành phố H.
2. Giả sử vụ án được đưa ra XXST, tại phiên tòa B xuất trình một số những bức ảnh chụp lại phần
tường bị hư hỏng và yêu cầu tòa án buộc công ty A phải bồi thường cho anh (như đã trình bày
trước đây tại tòa). Theo anh chị, những bức ảnh đó có được coi là chứng cứ không? Tòa án có thể
lấy làm căn cứ để xét xử vụ án không? Triệu Thủy Quang
Căn cứ tại Điều 93 BLTTDS quy định về chứng cứ “chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được
đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do
Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để
xác định tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Căn cứ khoản 2 Điều 95 BLTTDS 2015 quy định: “Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ
nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu
âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó
hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”
Căn cứ tài khoản 4 Điều 96 BLTTDS có quy định sau:
- Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp thì đương sự có quyền
giao nộp trình bày tại phiên tòa sơ thẩm các chứng cứ đó. Như vậy đối với những hình ảnh B xuất trình
mà trước đó Tòa án không yêu cầu giao nộp thì B có quyền giao nộp tại phiên tòa xét xử.
- Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án yêu cầu đương sự giao nộp nhưng đương sự không giao
nộp không có lí do trước khi mở phiên tòa mà tại phiên tòa đương sự trình bày, xuất trình các tài liệu
chứng cứ đó thì Tòa án không chấp nhận.
3. Yêu cầu của anh B có được Tòa án chấp nhận không? Tại sao?
Khoản 1 Điều 517; khoản 1 Điều 584 BLDS 205
Yêu cầu của anh B có thể được Toà án chấp nhận. Bởi vì lý do sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 quy định như sau: “2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án
được chính xác và nhanh hơn.”
Căn cứ khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015 quy định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời
điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”
Như vậy, theo các quy định trên, trong vụ án này, anh B có yêu cầu phản tố đó là yêu càu Toà án buộc
Công ty A phải xây dựng lại phần nhà hư hỏng và bồi thường thiệt hại do gia đình anh phải thuê nơi ở khác
trong thời gian sửa chữa nhà là 15 triệu đồng, đây là yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của
nguyên đơn. Bên cạnh đó, anh B chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Triệu Thủy Quang
Vì vậy, yêu cầu của anh B có thể được Toà án chấp nhận nếu anh B đưa ra yêu cầu đó trước thời điểm
mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải.
Đề khóa 3- 03
Ông Nguyễn Phúc H và bà Lê Quỳnh A đã ly hôn theo Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn số
25/2018/QĐST-HNGĐ ngày 8/1/2018 của TAND quận P, Tp HCM. Trong thời kỳ hôn nhân, ông B và bà A
có tài sản chung là QSDĐ tọa lạc tại phường 9, quận P, Tp HCm diện tích 100,2 theo GCNQSDĐ số
CH01326 cấp ngày 17/6/2011 do ông Nguyễn phúc H đại diện đứng tên. Trước khi ly hôn, ông H và bà A
lập một bản thỏa thuận ngày 27/12/2017 có nội dung “ông H hoặc bà A nhận 60% giá trị, ông H nhận
40% giá trị còn lại”. Sau đó bà A đã chuyển nhượng toàn bộ phần đất cho ông Trần Văn C và bà Nguyễn
THị K đã chết ngày 10/5/2021. Bà B đã nhận 50% giá trị chuyển nhượng hợp nhưng đồng chuyển
nhượng không tiếp tục thực hiện được do phần đất đang được thế chấp tại ngân hàng – D chi nhánh Q để
bảo đảm khoản vay của ông H. Ngày 8/6/2021 ông H khởi kiện bà A (đang cư trú tại Phường 7, quận K
TP HCM) yêu cầu 50m2 đất nêu trên.
1. Anh chị hãy xác định đối với yêu cấu khởi kiện của ông H thì thủ tục hòa giải tại UBND phường 9
(nơi có đất tranh chấp) có phải là điều kiện khởi kiện vụ án hay không? Tại sao?
Đối với yêu cầu khởi kiện của ông H thì thủ tục hòa giải tại UBND phường 9 (nơi có đất tranh chấp) không phải
là điều kiện khởi kiện vụ án. Bởi vì:
CCPL: khoản 2 Điều 3 NQ số 04/2017/NQ-HĐTP
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 NQ số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “đối với tranh chấp khác liên quan đến
quyền sử dụng đất như: tranh chấp giao dịch liên quan đến QSDĐ, tranh chấp về thừa kế QSDĐ, chia tài sản
chung của vợ chồng là QSDĐ,…. Thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trán nơi có đất tranh chấp
không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”
Như vây, theo quy định trên đối với tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là QSDĐ thì thủ tục hòa giải
tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Vậy nên đối với
yêu cầu khởi kiện của ông H, thì thử tục hòa giải tại UBND phường 9 (nơi có đất tranh chấp) không phải là điều
kiện khởi kiện vụ án.
2. Anh chị hãy xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án?
- Thẩm quyền theo loại việc:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 BLTTDS quy định về những tranh chấp về HN&GĐ thuộc thẩm quyền giải quyết
của TA “ly hôn, tranh chấp về nuôi con nuôi, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”. Do đó căn cứ
theo tình tiết đề bài thì đây là tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. - Thẩm quyền theo cấp
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền của TAND cấp huyện “ Tranh chấp về dân sự
HN&GĐ quy định tại Điều 26 và Điều 28 Luật này,..”. Do vậy, theo đề bài đây là tranh chấp về chia tài sản sau
khi ly hôn tại khoản 1 Điều 28 BLTTDS. Do vậy TAND cấp huyện là Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS quy định “tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân …
có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm những tranh chấp..”. Do vậy, theo tình tiết đề bài thì TAND huyện nơi bị đơn
cư trú có thẩm quyền giải quyết vụ án. Cụ thể là TAND quận K nơi bà A đang cư trú
Tóm vậy, TAND có thẩm quyền giải quyết là TAND quận K, Tp HCM.
3. Anh chị hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của vụ án?
Nguyên đơn: ông Nguyễn Phú H Bị đơn: bà Lê Quỳnh A
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án: ông Tràn Văn C, bà Nguyễn Thị K (chết)- đưa con bà K,
ngân hàng – D chi nhánh Q (có người đại diện theo PL). Triệu Thủy Quang
4. Theo anh chị, người khởi kiện phải giao nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ nào kèm theo đơn khởi kiện?
- Đơn khởi kiện của ông H
- Bản sao CCCD của ông H bà A
- Bản sao Sổ Hộ Khẩu
- Lời khai ông H, bà A
- Bản sao công nhận quyết định thuận tình li hôn,.. - Giấy CNQSDĐ
- Bản sao biên bản thỏa thuận ông H, bà A
- Hợp đồng chuyển nhượng nhà của ông Trần Văn C và bà K
- Hợp đồng về khoản vay của ông H đối với ngân hàng D – Chi nhánh Q
- Biên bản bà B nhận 50% giá trị chuyển nhượng.
Đề số 03 – khóa 2
Ngày 35/5/2018, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên ký hợp đồng với
Doanh nghiệp tư nhân X (Do anh Trần Văn Tùng làm địa diện theo pháp luật) cho doanh nghiệp X vay
số tiền 2 tỷ đồng với lãi suất 15% năm, thời hạn 2 năm, mục đích là mua thiết bị sản xuất mới; tài sản
bảo đảm mảnh đất 500m2 và tài sản gắn liền với đất đứng tên ông TRần Văn Tùng và vợ là bà Nguyễn
Thị Thùy. Đến ngày 30/5/2020, Doanh nghiệp X làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ gốc và
lãi cho Ngân hàng đầu tư và phát triển VN – Chi nhánh Hưng Yên. Do đó, ngân hàng làm đơn khởi kiện
gửi Tòa án yêu cầu tòa án giải quyết tài sản thế chaaos là mảnh đất 500m2 để ngân hàng thu hồi nợ đối
với doanh nghiệp X.
1. Anh chị hãy xác định các điều kiện khởi kiện của người khởi kiện và giải thích tại sao?
Điều kiện khởi kiên của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Ngân hàng) là:
Thứ nhất, điều kiện về quyền khởi kiện:
Một là, điều kiện về chủ thể: Trong vụ án này, Ngân hàng là tổ chức, do đó người đại diện hợp pháp của Ngân
hàng tham gia tố tụng. Như vậy, người đại diện hợp pháp của Ngân hàng phải là người có đầy đủ năng lực pháp
luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự, có nghĩa là người đại diện hợp pháp của Ngân hàng có
khả năng có quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định và có khả năng tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự.
Hai là, điều kiện về quyền khởi kiện: Ngân hàng có quyền khởi kiện với tư cách nguyên đơn nếu có quyền, lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp và việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp thực hiện.
Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền của Toà án: Người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện đúng Toà án có
thẩm quyền giải quyết. Cụ thể là:
Một là, về thẩm quyền theo loại việc:
Căn cứ khoản 3 Điều 26 BLTTDS quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án: “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.” Như vậy, trong vụ án này, Ngân hàng và Doanh
nghiệp X đang tranh chấp về hợp đồng vay, cụ thể là giải quyết tài sản bảo đảm trong hợp đồng vay để thu hồi
nợ. Do đó, đây là tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án.
Hai là, về thẩm quyền theo cấp: Triệu Thủy Quang
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Toà án nhân cấp huyện quy định: “
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp
quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
Như vậy, theo quy định trên, đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS, do
đó thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện.
Ba là, về thẩm quyền theo lãnh thổ:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ quy định: “ 1.
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, theo quy định trên, Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi bị đơn có trụ sở, cụ thể là Toà án nơi Doanh nghiệp X có trụ sở.
Bốn là, về thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn quy
định: “Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được
thực hiện giải quyết;”
Như vậy, theo quy định trên, nguyên đơn có thể lựa chọn Toà án nơi hợp đồng vay được thực hiện để giải quyết.
Vì vậy, từ những phân tích trên, Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân cấp huyện nơi Doanh nghiệp X cư trú
hoặc Toà án nhân dân cấp huyện nơi hợp đồng vay được thực hiện giải quyết.
Như vậy, trong vụ án này, người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi Doanh
nghiệp X có trụ sở hoặc Toà án nhân dân cấp huyện nơi hợp đồng vay được thực hiện.
Thứ tư, sự việc phải chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án
hay quyết định đã có hiệu lực của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về nguyên tắc, Toà án chỉ thụ lý giải quyết nếu vụ tranh chấp chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong vụ
án này, Toà án sẽ chỉ thụ lý giải quyết khi sự việc Ngân hàng yêu cầu giải quyết tài sản thế chấp là mảnh đất
500m2 để Ngân hàng thu hồi nợ đối với Doanh nghiệp X chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, vụ án có thuộc trường hợp bắt buộc phải hoà giải tiền tố tụng không.
Về nguyên tắc, chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Toà
án giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định Toà án chỉ thụ lý giải quyết sau
khi vụ tranh chấp đã được hoà giải tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Triệu Thủy Quang
Căn cứ Điều 32 BLTTDS 2015 quy định những tranh chấp và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án: Đối với tranh chấp lao động cá nhân giữa người với lao động với người sử dụng
lao động thì Toà án thụ lý giải quyết nếu tranh chấp đó phải thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao
động mà hoà giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoà giải không thành hoặc
không hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy định. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể
lao động với người sử dụng lao động thì Toà án chỉ thụ lý giải quyết nếu tranh chấp đã được Chủ tịch UBND
cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc
quá thời hạn mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án có quy
định về điều kiện hoà giải tiền tố tụng bắt buộc: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa
được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật
đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử
dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì
thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi
kiện vụ án.”
Như vậy, theo quy định trên, trong vụ án này, Ngân hàng và Doanh nghiệp X tranh chấp về hợp đồng vay tài
sản, không phải là tranh chấp về lao động hay tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, do đó không thuộc
trường hợp bắt buộc phải hoà giải tiền tố tụng.
Ngoài ra, Ngân hàng cần phải đáp ứng các điều kiện khác như: nộp tiền tạm ứng án phí đầy đủ; đơn khởi
kiện phải đúng hình thức và đầy đủ nội dung; cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ cho Toà án.
2. Anh chị hãy xác định tư cách tham gia tố tụng và Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án?
• Tư cách tham gia tố tụng
- Nguyên đơn: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Khoản 2 Điều 68)
- Bị đơn: Doanh nghiệp X đại diện là ông Trần Văn Tùng (Khoản 3 Điều 68)
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Nguyễn Thị Thủy (Khoản 4n Điều 68)
• Tòa án có thẩm quyền giải quyết
- Thẩm quyền theo loại việc
Căn cứ khoản 3 Điều 26 BLTTDS quy định những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án “Tranh
chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”. Theo tình huống đề bài, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam -Chi nhánh Hưng Yên và Doanh nghiệp X có kí hợp đồng vay vốn dân sự. Do vậy, tranh chấp đây
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. - Thẩm quyền theo cấp
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền của TAND cấp huyện “tranh chấp dân
sự, HN&GĐ, quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật này,..” . Do đó, theo căn cứ trên thì đây là tranh chấp
dân sự thuộc khoản 3 Điều 26. Vì vậy, TAND cấp huyện là tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ Triệu Thủy Quang
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ “tòa án nơi bị
đơn cư trú, làm việc,….có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm về những tranh chấp về dân sự,
HN&GĐ, kinh doanh, thương mại, lao động quy định các ĐIều 26, 28, 30 và 32 của bộ luật này”. Theo quy
định trên thì bị đơn trong vụ án này là doanh nghiệp X có trụ sở .
Tóm lại, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là TAND huyện nơi doanh nghiệp X có trụ sở.
3. Theo anh chị, người khởi kiện phải nộp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện?
- Đơn khởi kiện của Ngân hàng về việc yêu cầu Tòa án giải quyết tài sản thế chấp là mảnh đát 500m2 để
ngân hàng thu hồi nợ đối với doanh nghiệp X. - Bản sao CCCD - Bản sao sổ hộ khẩu
- Lời khai của Đương sự
- Bản sao hợp đồng vay tiền
- Bản sao hợp đồng thế chấp tài sản
- Giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân X
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp X làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ và lãi
- Giấy xác nhận địa chỉ của Doanh nghiệp X
- Giấy tờ doanh nghiệp tư nhân X đổi trả tiền (nếu có).
Đề số 01 – khóa 2
Ông Phạm Văn X và bà Nguyễn Thị Y chung sống với nhau như vợ chồng tại số 1 phố K, thành phố H,
tỉnh VP từ năm 1985, và không đăng kí kết hôn. Năm 1990, ông X có nhận thừa kế của cha mẹ ông là
mảnh đất tại sooa 1 phố K, thành phố H, tỉnh VP (nơi vợ chồng đang chung sống). Do mâu thuẫn gia
đình, ông X thường xuyên đánh đập bà Y nên năm 2001, bà Y và ông X sống ly thân, ông X sống tại số 1
phố K, thành phố H, tỉnh VP còn bà Y về nhà bố mẹ đẻ ở số 10 Kim Liên, Quận D, Thành phố Hà Nội ở.
Ông X và bà Y có 2 con là ông Phạm Văn P (sinh năm 1987) và bà Phạm Thị Q (sinh năm 1991).
Năm 2004, ông X đăng kí kết hôn với bà Trần Thị Z tại UBND phường TH, thành phố H, tỉnh VP. Ông
bà sinh đươc 2 người con là chị Phạm Thị M (sinh năm 2005) và Phạm Thị N (sinh năm 2007). Năm 2008
ông X và bà Z mua được mảnh đất tại số 2 Phố L, thành phố V, tỉnh VP.
Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc nên năm 2019 bà Z yêu cầu Tòa án giải quyết cho bà được ly hôn
ông X. Khi ly hôn, ông bà thống nhất bà Z nuôi chị N, ông X nuôi chị M.
Về tài sản chung: bà Z, ông Z đề nghị Tòa án chia theo pháp luật.
1. Anh chị hãy hướng dẫn bà Z làm đơn khởi kiện và nộp tài liệu chứng cứ để giải quyết yêu cầu của bà Z.
* Hướng dẫn bà Z làm đơn khởi kiện:
Thứ nhất, về quan hệ hôn nhân giữa ông X và bà Y:
Căn cứ điểm a Khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành luật hôn nhân gia đình có quy định như
sau: “a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn;”
Như vậy, theo quy định trên thì ông X và bà Y chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1985, tức là trước
ngày 03 tháng 01 năm 1987, nên quan hệ vợ chống đã được xác lập giữa ông X và bà Y.
Thứ hai, về quan hệ hôn nhân giữa ông X và bà Z: Triệu Thủy Quang
Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về kết hôn trái pháp luật: “Kết hôn trái pháp luật
là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi
phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”
Căn cứ điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy đinh về điều kiện kết hôn: “Việc kết hôn không
thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Như vậy, theo các quy định trên, ông X là người đang có vợ (bà Y) mà kết hôn với bà Z là vi phạm điều kiện kết
hôn. Do đó, việc ông X kết hôn với bà Z là kết hôn trái pháp luật.
Vì vậy, quan hệ hôn nhân giữa ông X với bà Z là kết hôn trái pháp luật.
Thứ ba, hướng dẫn bà Z làm đơn khởi kiện
Theo đề bài, cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc nên năm 2019 bà Z yêu cầu Toà án giải quyết cho bà được ly
hôn ông X. Khi ly hôn, ông bà thống nhất bà Z nuôi chị N, ông X nuôi chị M. Về tài sản chung, bà Z, ông X đề
nghị Toà án chia theo pháp luật.
Theo phân tích ở trên thì ông X và bà Z là kết hôn trái pháp luật, do đó hướng dẫn bà Z làm đơn khởi kiện yêu
cầu chia tài sản khi huỷ kết hôn trái pháp luật.
Căn cứ Khoản 4 Điều 189 BLTTD 2015 thì đơn khởi kiện phải có các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan,
tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người
có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ
chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc
trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa
chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;g) Quyền, lợi Triệu Thủy Quang
ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị
kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Ngoài ra, kèm theo đơn khởi kiện phải phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
* Các tài liệu, chứng cứ cần nộp để giải quyết yêu cầu của bà Z là:
1. Đơn khởi kiện của bà Z về yêu cầu chia tài sản khi huỷ kết hôn trái pháp luật.
2. Bản sao CCCD/CMND của bà Z, ông X, bà Y.
3. Bản sao sổ hộ khẩu của bà Z, ông X, bà Y.
4. Lời khai của bà Z, ông X, bà Y.
5. Bản sao Giấy khai sinh của 2 cháu M và N.
6. Giấy tờ thoả thuận nuôi con của bà Z và ông X.
7. Giấy tờ chứng minh ông X và bà Y sống chung với nhau như vợ chồng từ năm1985.
8. Giấy tờ chứng minh ông X, bà Y có nhận thừa kế của cha mẹ 1 mảnh đất tại số 1 Phố K, thành phố H, tỉnh VP.
9. Giấy tờ chứng minh ông X, bà Z mua được mảnh đất tại số 2 Phố L, thành phố V, tỉnh VP.
10. Bản sao Giấy ĐKKH của bà Z với ông X.
11. Các tài liệu, chứng cứ khác mà Toà án yêu cầu.
2. Anh chị hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết và tư cách tham gia tố tụng trong vụ án trên?
* Xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết:
Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân thành phố H, tỉnh VP. Bởi vì lý do sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền theo loại việc:
Căn cứ Khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2015 quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án: “Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.”
Như vậy, theo quy định trên, ở đây tranh chấp giữa bà Z với ông X là tranh chấp về chia tài sản khi huỷ kết hôn
trái pháp luật. Do đó, thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Thứ hai, về thẩm quyền theo cấp:
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Toà án cấp huyện: “1. Tòa án
nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: Triệu Thủy Quang
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp
quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
Như vậy, theo quy định trên, đây là tranh chấp về chia tài sản khi huỷ kết hôn trái pháp luật quy định tại Khoản
7 Điều 28 BTTDS, do đó thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện.
Thứ hai, về thẩm quyền theo lãnh thổ:
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ: “ 1. Thẩm
quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, theo quy định trên, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án là Toà án nơi bị đơn cư trú, tức là Toà án nơi ông X cư trú.
Vì vậy, từ những phân tích trên, Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân thành phố H, tỉnh VP.
* Tư cách tham gia tố tụng trong vụ ánTư cách tham gia tố tụng trong vụ án này là:
Thứ nhất, nguyên đơn là Bà Z.
Căn cứ Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người
được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.”
Như vậy, trong vụ án này, bà Z là người có đơn khởi kiện đến Toà án để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự
khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Thứ hai, bị đơn là ông X.
Căn cứ Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện
hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”
Như vậy, trong vụ án này, ông X là người bị bà Z khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi bà Z cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ông X xâm phạm.
Thứ ba, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Y.
Căn cứ Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa
họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Như vậy, trong vụ án này, bà Y là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự
có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bà Y. Bởi vì, ông X và bà Z mua được mảnh đất số 02 Phố L, thành
phố V, tỉnh VP là trong thời kỳ hôn nhân với bà Y. Do đó, việc chia tài sản này cũng liên quan đến quyền lợi của bà Y. Triệu Thủy Quang
3. Hãy xác định tài sản mà Tòa án cần phải giải quyết theo yêu cầu của các bên đương sự và giải
thích tại sao?
Tài sản mà Toà án cần phải giải quyết theo yêu cầu của các bên đương sự là mảnh đất số 2 Phố L, thành
phố V, tỉnh VP. Bởi vì lý do sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc huỷ hết hôn trái
pháp luật có quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại
Điều 16 của Luật này.”
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của
nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa
các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, theo quy định trên, quan hệ tài sản giữa ông X và bà Z được giải quyết theo quy định của BLDS.
Theo đề bài thì bà Z yêu cầu chia tài sản chung, mà năm 2008, ông X và bà Z mua được mảnh đất số 02 Phố L,
thành phố V, tỉnh VP. Theo đó, tài sản mà Toà án cần phải giải quyết chính là mảnh đất số 02 Phố L, thành phố V, tỉnh VP.