Bài tập tình huống - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Việc Hùng và Hà phát hiện ra sự thay đổi của bé Thủy có thể giải thích bằng phạm trùbản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1.Chỉ ra tình huống mà Hùng và Hà phải đối mặt ở đây là gì ?
Từ ngày bé Thủy tới trường, dường như vẻ hồn nhiên của bé dần mất đi; bé sống khép
mình hơn, không nói mong tới lớp như những năm học mẫu giáo, đồng thời không còn
hỏi ba mẹ những câu hỏi có tính khám phá của tuổi thơ như trước đây. Từ một đứa trẻ
hiếu động, giờ đây bé Thủy tỏ ra nhút nhát và gần như không bày tỏ chính kiến của
mình. Qua đó cho thấy bé Thủy đang có sự thay đổi trong tâm lý cũng như tính cách.
Tình huống mà Hùng và Hà phải đối mặt ở đây là sự phát triển trong nhận thức của bé
Thủy đang theo hướng về những giá trị tiêu cực.
2.Việc Hùng và Hà phát hiện ra sự thay đổi của bé Thủy có thể giải thích bằng
phạm trù nào của phép biện chứng duy vật ?
Việc Hùng và Hà phát hiện ra sự thay đổi của bé Thủy có thể giải thích bằng phạm trù
bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực.
- Đối với phạm trù bản chất và hiện tượng:
Bản chất là yếu tố bên trong, mang tính quy luật, quy định xu hướng vận động, phát
triển của bản thân sự vật. Hiện tượng là yếu tố thể hiện ra bên ngoài, biểu thị sự tồn tại
cụ thể của sự vật trong điều kiện xác định. Bản chất được bộc lộ qua hiện tượng, hiện
tượng biểu hiện ít nhiều về bản chất, vì vậy giữa bản chất và hiện tượng có tính thống nhất.
Ở tình huống này, có thể thấy bản chất là tính cách của bé Thủy bộc lộ qua hiện tượng
là hành vi của bé Thủy được biểu hiện ra bên ngoài. Hiện tượng thường không hoàn
toàn phản ánh bản chất. Bản chất thì ổn định, hiện tượng thì bất ổn. Và chúng ta cần
xem xét nhiều hiện tượng để khám phá ra bản chất bên trong của sự vật. Vì vậy, nếu
chỉ thông qua một vài hiện tượng mà vội đưa ra kết luận bản chất, tính cách của bé
Thủy thì sẽ không chính xác. Nếu vội kết luận tính cách của bé Thủy khép kín và nhút
nhát thì không chính xác vì trước đây bé Thủy đã từng là một đứa bé hiếu động, hay
hỏi cha mẹ và người lớn những câu hỏi để thỏa chí tò mò của tuổi thơ. Mỗi lần hỏi
nhưng không được trả lời thỏa đáng là bé tỏ thái độ không hài lòng ra mặt. Sự biến
chuyển trong tâm lý, tính cách trái ngược so với trước đây của bé Thủy chính là hiện
tượng của thực tại. Sự tác động của hoàn cảnh sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến bản chất của
sự vật. Mặc dù Hùng và Hà không có hộ khẩu tại trường mà bé Thủy đang học nhưng
vì họ muốn bé Thủy được theo học tại một trường học tốt, với mong muốn bé Thủy
được nhận một nền giáo dục tốt. Do đó, bản chất tốt nhưng hiện tượng lại không tốt. Ở
tình huống này bản chất và hiện tượng đối lập nhau, vì giữa chúng chỉ mang tính thống
nhất tương đối. Bản chất là cái sâu sắc hơn hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng phong phú hơn bản chất.
- Đối với phạm trù nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân là sự tương tác giữa các sự vật hay giữa các yếu tố, bộ phận của chúng
mà gây ra những biến đổi. Kết quả là sự biến đổi do những nguyên nhân tương ứng
gây ra. Muốn hiểu đúng hiên tượng (kết quả) phải tìm hiểu nguyên nhân của nó.
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, phổ biến
và tất yếu. (Mọi sự thay đổi xảy ra trong thế giới đều có nguyên nhân).
Các nguyên nhân khác nhau (nguyên nhân cơ bản - nguyên nhân không cơ bản,
nguyên nhân chủ yếu - nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong – nguyên nhân
bên ngoài, nguyên nhân khách quan - nguyên nhân chủ quan,…) có vai trò khác nhau
trong việc sản sinh ra kết quả.
Từ sự thay đổi môi trường học tập cũng như cách giảng dạy của cô giáo chưa phù hợp,
đả làm mất tính hồn nhiên và cởi mở trước đây của bé Thủy, và cũng từ sự thiếu quan
tâm của người bố là Hùng.
- Phân tích trong phạm trù khả năng và hiện thực:
Khả năng là cái hiện chưa có, nhưng sẽ có khi điều kiện tương ứng hội đủ; hiện thực là
những gì hiện có, đang tồn tại thực sự.
Xác suất là tỷ số giữa khả năng được thực hiện trên tổng số khả năng cần xác định
trạng thái xác suất, khi xác suất bằng một thì khả năng sẽ biến thành hiện thực.
Khi điều kiện hội đủ, khả năng biến thành hiện thực mới; Hiện thực mới sinh ra các
khả năng mới hay thay đổi mức độ hiện thực hóa của các khả năng cũ...đó là một quá trình liên tục.
Ở tình huống này, từ ngày bé Thủy tới trường đã có những thay đổi trong tâm lý, tính
cách, tuy nhiên vì công việc bận rộn nên hai vợ chồng Hà không nhận ra những thay
đổi ấy của bé; hơn nữa do thấy kết quả học tập của bé bình thường, cô giáo lại
không phàn nàn gì nên hai vợ chồng vẫn vui và nghĩ rằng việc học đã làm cho bé bớt
đi sự hiếu động, trở nên trầm tĩnh hơn.
Điều đó cho thấy Hà và Hùng lúc này đã không nhân ra sự thay đồi của bé Thủy, họ đã
bỏ qua xem xét một hiện thực, mà từ đó khả năng cho một hiện thực mới đó chính là
bé Thủy không có bạn trên lớp, tính tình nhút nhát và học hành sa sút. Khả năng đã
tiềm ẩn từ lúc bé Thủy tới trường và sự tác động của môi trường học tập dẫn tới hiện
thực là sự thay đổi tiêu cực trong bé ở thực tại.
3.Vì sao bé Thủy đang là đứa bé hiếu động, trở nên lầm lì ít nói ? Theo bạn đâu là nguyên nhân cơ bản ?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé Thủy đang là đứa bé hiếu động, trở nên lầmlì ít nói,
như là sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, sự tác động từ môi trường xã hội, nhà trường,
gia đình, người thân và bạn bè xung quanh. Trong trường hợp này, nguyên nhân cơ
bản có thể từ môi trường học tập chính xác là cách hành xử của cô giáo đối với
bé Thủy và sự thiếu quan tâm từ gia đình.
Thứ nhất là phương pháp giáo dục của cô giáo đã tạo ra sự sợ hãi và áp lực đối với bé
Thủy được thể hiện qua việc mỗi lần trở về nhà từ trường, bé Thủy trở nên lầm lỳ, ít
nói. Cách đây một tháng, nửa đêm, Hà lặng lẽ sang phòng con thì thấy cháu khóc mơ:
“Cô đừng phạt con, con không nói chuyện và không hỏi nhiều nữa”. Mặc dù nghiêm
khắc sẽ giúp trẻ có kỷ luật hơn nhưng ở đây cách dạy của cô giáo là áp đặt quá mức
lên học sinh điển hình là bé Thủy làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển và vô hình
làm trẻ thấy rằng học hỏi, tiềm tòi, thắc mắc là hành động không đúng và sẽ bị phạt.
Và trẻ em nào cũng sợ bị phạt, từ đó khiến bé Thủy thay đổi hoàn toàn so với lúc học mẫu giáo.
Ngoài nguyên nhân trên còn có nguyên nhân đến từ phía gia đình là sự thiếu quan tâm
của bố mẹ khi đã không nhận ra sớm tình trạng của bé Thủy ngay từ đầu, từ lúc mà
dường như vẻ hồn nhiên của bé dần dần mất đi; bé sống khép mình hơn, không nói
mong tới lớp như những năm học mẫu giáo, đồng thời không còn hỏi ba mẹ những câu
hỏi có tính khám phá của tuổi thơ như trước đây. Tuy nhiên vì công việc bâ rộn nên
Hùng không có thời gian để ý sự thay đổi trong tâm lý của con mình, còn Hà phải chờ
đến bạn của mình nói thì mới phát hiện ra sự thay đổi ấy và lại không cho Hùng biết vì
sợ ảnh hưởng tới công việc của Hùng. Cả cha và mẹ nên cùng nhau giáo dục con cái
của mình vì họ sẽ là người hiểu con cái nhất, từ đó có thể giúp con mình phát triển tốt
nhất, luôn cảm nhận được sự che chở, yêu thương từ gia đình. Trong tình huống này
đứng ở vai trò là cha mẹ, Hà và Hùng đã chưa thật sự quan tâm, chỉ dạy sát sao con cái
mình làm trẻ bị lệch trong suy nghĩ.
4.Hùng và Hà phải làm gì để khắc phục tình trạng tiêu cực của con mình ?
Khi biết được nguyên nhân cơ bản cho sự thay đổi trong tâm lý, hành vi của bé Thủy,
thì để khắc phục tình trạng tiêu cực của con mình, Hà và Hùng cần phải xuất phát từ
bản chất chưa sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Muốn loại
bỏ hiện tượng tiêu cực của bé Thủy phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó, muốn hiện
tượng tích cực ra đời thì Hà và Hùng phải đánh giá đúng vai trò từng nguyên nhân
trong việc sinh ra kết quả. Những nguyên nhân tác động cùng hướng sẽ tăng cường tác
dụng của nhau. Hà và Hùng phải biết khả năng tiềm ẩn trong sự việc ngay từ lúc bé
Thủy có những thay đổi để thấy được xu hướng phát triển trong tính cách của bé.
Ngoài ra Hà và Hùng cần xem hoàn cảnh xung quanh có tác động lên bé Thủy không
để điều chỉnh quá trình khả năng thành hiện thực theo mục đích, hướng tích cực đã đề ra.
5.Từ góc độ triết học, bạn hãy bàn về trường hợp bé Thủy đang là đứa bé hiếu
động, trở nên lầm lì ít nói.
Dưới góc độ Triết học, sự thay đổi của bé Thủy là tác động lẫn nhau từ các mối quan
hệ trong đời sống xã hội mà bé Thủy sống trong đó. Là sản phẩm của tự nhiên và xã
hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba
hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau.