Bài tập tố tụng hình sự ( có đáp án )

Bài tập tố tụng hình sự ( có đáp án )

lOMoARcPSD|27790909
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CƠ
BẢN CỦA LUẬT TTHS
I. NHẬN ĐỊNH
1. Quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết định KTVAHS
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-> Sai. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu
tham gia giải quyết VAHS. Cụ thể là từ khi: phát hiện tội phạm; tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm; người phạm tội tự thú; có kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
2. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp
luật hình sự
-> Đúng. Quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện khi có người thực hiện hành vi
nguy hiểm đối với xã hội mà hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm, và sau đó
khi mà tội phạm đó được phát hiện và cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải
quyết thì mới xuất hiện quan hệ pháp luật TTHS. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường
hợp quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện nhưng không trên cơ sở quan hệ pháp luật hình
sự như trường hợp người bị bắt nhầm thì người này không thực hiện hành vi phạm tội
nhưng vẫn phát sinh quan hệ TTHS.
3. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TTHS
-> Đúng. Đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS là những quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Theo đó
quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội là quan hệ của những người tham
gia tố tụng. (Đ55 BLTTHS)
4. Quan hệ giữa cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự trong VAHS là
quan hệ pháp luật TTHS
-> Đúng. Quan hệ pháp luật TTHS là những quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi
hay chấm dứt trong quá trình giải quyết VAHS được các quy phạm pháp luật TTHS
điều chỉnh. Theo đó quan hệ giữa cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự có chủ thể là
cơ quan có thẩm quyền TTHS (CQĐT) với người tham gia tố tụng (nguyên đơn dân
sự) (Điều 34, 55 BLTTHS). Trong quá trình điều tra, CQĐT có quyền triệu tập và lấy
lời khai của đương sự (bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự - điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS) từ đó phát
sinh quan hệ TTHS giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS.
5. QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPL TTHS
-> Sai. Vì có những QHPL khác như QHPL hành chính, QHPL đất đai cũng
mang tính quyền lực nhà nước
lOMoARcPSD|27790909
6. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa
các
CQTHTT
-> Sai. Phương pháp phối hợp chế ước không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các CQTHTT mà còn điều chỉnh quan hệ giữa những người THTT với các
CQTHTT và quan hệ giữa những người THTT với nhau.
7. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi
phương pháp quyền uy
-> Đúng. Phương pháp quyền uy điều chỉnh những mối quan hệ giữa các cơ
quan và người có thẩm quyền THTT với những người TGTT trong quá trình giải quyết
vụ án. Trong trường hợp này điều tra viên là người THTT và người bào chữa là người
TGTT nên quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa sẽ được điều chỉnh bởi
phương pháp quyền uy.
8. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp
luật TTHS
-> Đúng. Được quy định tại Điều 15 BLTTHS
9. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tòa hình
sự
-> Sai. Về nguyên tắc thì mọi phiên tòa đều phải được mở xét xử công khai,
mọi công dân đều có quyền được tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành
cũng đồng thời quy định các trường hợp ngoại lệ. Theo đó, vụ án sẽ được tiến hành xét
xử kín, tuy nhiên phải tuyên án công khai đối với trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật
nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí
mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự (Đ25 BLTTHS)
10. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong luật
TTHS
-> Sai. Còn có trong TTDS (Điều 24) và TTHC (Điều 175)
11. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy
nhất để Tòa án ra bản án, quyết định
-> Sai. Theo điều 26 BLTTHS về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm, căn cứ để Tòa án ra bản án, quyết định là kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và
kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
12. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết
của dân tộc mình
-> Sai. Điều 29 BLTTHS, chỉ người TGTT mới có quyền dùng tiếng nói và chữ
viết của dân tộc mình (có phiên dịch)
lOMoARcPSD|27790909
II. BÀI TẬP
Bài tập 1:
Trong lúc đang trộm cắp tài sản của D, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng
không bắt được. Một thời gian sau, B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X
nên đã tố giác với cơ quan công an nơi đây, công an phường X tiến hành kiểm tra, xác
minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho CQĐT công an quận. Vụ án được khởi tố, Điều tra
viên N là người được phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự
kiểm sát của Kiểm sát viên M. Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định luật
sư C làm người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít
nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định miễn TNHS và áp
dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Trong biên bản hòa giải, các bên đã thỏa thuận
về vấn đề BTTH, bị can A xin lỗi người bị hại D.
1. Xác định tất cả QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TTHS?
Có tất cả 6 QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật TTHS
- (1) B tố cáo với Công an phường X -> Phát sinh QHXH giữa cơ quan có
thẩmquyền tiến hành tố tụng (CQĐT : Công an phường X – Điều 34 BLTTHS, Điều 5
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự) với người tham gia tố tụng (Người tố giác, báo
tin về tội phạm : B – k1 điều 55)
- (2) Công an phường X chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra công an quận
->
QHXH giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- (3) Điều tra viên N là người được phân công trực tiếp đến tiến hành các
hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của KSV M -> QHXH giữa những người có thẩm
quyền THTT
- (4) Cơ quan điều tra quyết định miễn TNHS và áp dụng biện pháp hòa
giải tại cộng đồng đối với A -> QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (CQĐT)
với người tham gia tố tụng (Bị can: A)
- (5) Điều tra viên N được phân công chủ trì việc hòa giải giữa bị can A,
cha mẹ
A và bị hại D -> QHXH giữa người có thẩm quyền THTT với người tham gia tố tụng
(Bị can: A, người đại diện theo pháp luật của bị can: cha mẹ A, bị hại: D)
- (6) Tòa án chỉ định luật sư C làm người bào chữa cho A -> QHXH giữa cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Tòa án) với người tham gia tố tụng (người bào chữa:
luật sư)
lOMoARcPSD|27790909
2. Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH?
- QHXH 1 được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy
- QHXH 2: phối hợp – chế ước
- QHXH 3: phối hợp – chế ước
- QHXH 4: quyền uy
- QHXH 5: quyền uy- QHXH 6: quyền uy
Bài tập 2:
A (là người nước ngoài) bị CQĐT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội
trộm cắp tài sản. Trong quá trình tố tụng, A nhờ luật sư B bào chữa cho mình. Vì A
không sử dụng được tiếng Việt nên cơ quan có thẩm quyền đã nhờ C phiên dịch cho A.
Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, CQĐT đã làm bản kết luật điều tra và đề nghị VKS
truy tố A về tội trộm cắp tài sản. VKS đã làm bản cáo trạng để truy tố A về tội danh
trên. Sau đó Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên phạt A 05 năm tù,
1. Trong quá trình giải quyết vụ án trên có thể phát sinh quan hệ giữa những
chủ thể nào?
- (1) A bị CQDT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can
- (2) A nhờ luật sư B bào chữa
- (3) Cơ quan có thẩm quyền nhờ C phiên dịch cho A
- (4) CQDT đề nghị VKS truy tố A về tội trộm cắp tài sản
- (5) VKS làm bản cáo trạng để truy tố A
- (6) Tòa án XXST và tuyên phạt A 5 năm tù
- (7) quan hệ giữa A và C
- (8) quan hệ giữa VKS và tòa án
2. Trong những quan hệ đó, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của
luật TTHS?
- (1) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (CQĐT) với người tham gia tố
tụng (bị can)
- (3) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT với người tham gia tố tụng
(người phiên dịch)
- (4) QHXH giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT
- (5) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (VKS) với người tham gia tố
tụng (bị can)
- (6) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (Tòa án) với người tham gia tố
tụng (bị cáo)
- (8) QHXH giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT (VKS – Tòa án)
lOMoARcPSD|27790909
3. Xác định phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TTHS?
- 1: quyền uy
- 3: quyền uy
- 4: phối hợp – chế ước
- 5: quyền uy
- 6: quyền uy
- 8: phối hợp – chế ước
Bài tập 3:
A sinh năm 1976, cư trú tại huyện X, tỉnh Y, là người Hoa gốc Việt (trình độ
văn hóa lớp 1/10), có hành vi mua bán 1,75kg ma túy, bị công an phát hiện và bắt quả
tang. Tại bản án hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh Y tuyên A tử hình về tội mua bán trái
phép chất ma túy.
1. Giả sử A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và
thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền uy đãi, miễn trừ
về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì
vụ án được giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo k2 Đ5 BLHS và k2 Đ3 BLTTHS thì A phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng nhưng A lại thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền
ưu đãi miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên nên vấn đề TNHS của A được giải quyết theo quy định của điều ước quốc
tế hoặc theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định
hoặc không có tập quán quốc tế thì TNHS của họ được giải quyết bằng con đường
ngoại giao.
2. Nếu A không sử dụng thông thạo tiếng Việt và đề nghị có người phiên
dịchcho mình thì yêu cầu này có được chấp nhận không?
Theo Đ70 BLTTHS thì chỉ có CQCTQTHTT mới có quyền yêu cầu người
phiên dịch tham gia tố tụng, A đề nghị có người phiên dịch cho mình do không sử
dụng thông thạo tiếng Việt thì có thể được CQCTQTHTT chấp nhận
3. Giả sử A không có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì CQTHTT sẽ
giải quyết như thế nào?
A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Đ251 BLHS, với
số lượng 1,75kg ma túy thì hành vi của A rơi vào khoản 4 Đ251 với khung hình phạt là
phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nên theo quy định tại điểm a khoản 1 điều
lOMoARcPSD|27790909
76 BLTTHS, trường hợp A không thể nhờ được luật sư bào chữa thì cơ quan có thẩm
quyền THTT phải chỉ định người bào chữa cho A
CHƯƠNG 2
I. NHẬN ĐỊNH
1. Sai. Ngoài chủ thể tiến hành tố tụng tham gia chủ yếu vào hoạt động giải
quyếtvụ án hình sự còn có một số chủ thể đặc biệt khác như: Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển… được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra trong phạm vi thẩm quyền tố tụng. (căn cứ Điều 35).
2. Đúng. Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 35.
3. Đúng. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 53 và khoản 3 Điều 49. Nếu có căn
cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư…
4. Đúng. Điều 266
5. Đúng. Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 72. Chẳng hạn Luật không cấm
người bào chữa không được bào chữa nếu tham gia vụ án đó mang tư cách người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội.
6. Sai. Căn cứ khoản 1 Điều 57, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
không có quyền đề nghị thay đổi…
7. Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 65, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ ánkhông có quyền đề nghị thay đổi…
8. Sai. Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57, nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố chứ không phải bào chữa.
9. Sai. Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 58.
10. Sai. Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 72, đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ
án đó.11. Đúng. Căn cứ khoản 2 Điều 66, Luật không cấm
12. Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 66, Luật không cấm.
13. Sai. Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 68. 14. hem biết
15. Đúng.
16. Sai. Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 4
17. Sai. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 66, người do nhược điểm về thể chất
mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan… 18. hem biết
19. hem biết
II. BÀI TẬP
Bài tập 1
1.
- A, B – bị cáo: khoản 1 Điều 61
- Công ty Z – bị hại: khoản 1 Điều 62
lOMoARcPSD|27790909
2. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 53, khoản 3 Điều 49 có căn cứ rõ ràng
cho rằng họ không vô tư... thay đổi Hội thẩm (khoản 2 Điều 53).
3. Hợp lý, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 72, điểm e khoản 1 Điều 4 luật
sư F không được bào chữa. Bài tập 2
1.
a. Nguyên đơn dân sự: khoản 1 Điều 63
b. Bị hại: khoản 1 Điều 62
2.
- Khoản 1 Điều 60, trong giai đoạn điều tra, nếu N bị khởi tố về hình sự - cụ thể
là khởi tố bị can thì N là bị can. Còn A là người đại diện của người bị buộc tội nếu N
dưới 18 tuổi, có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của CQĐT, VKS,
TA.
- Nếu N chỉ mới 14 tuổi 6 tháng thì tư cách tham gia tố tụng của A có thay đổi,
vìN lúc này chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành
công vụ (Điều 330 BLHS) không khởi tố VAHS (khoản 3 Điều 157) không có tư
cách tham gia tố tụng của A.
3. Người làm chứng – khoản 1 Điều 66.
4. Không, căn cứ khoản 1 Điều 51.
Bài tập 3
1.
- A: bị can, khoản 1 Điều 60
- D: bị hại, khoản 1 Điều 62
- X, Y: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, khoản 1 Điều 65
- K: người bào chữa, khoản 1 Điều 72
- L: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, khoản 1 Điều 84
2. Có ảnh hưởng trong việc giải quyết vụ án phải từ chối tiến hành tố
tụng hoặc bị thay đổi, điểm a khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 49.
3. Khoản 3 Điều 49, nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô
tư… có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Không, điểm a khoản 4 Điều 70
5. Được, căn cứ Điều 66, Luật không cấm
Bài tập 4
1.
- A, B: nếu bị khởi tố hình sự, thì là bị can, khoản 1 Điều 60
- Cơ quan X, anh N: bị hại, khoản 1 Điều 62 - C: có thể là người làm chứng,
khoản 1 Điều 66
lOMoARcPSD|27790909
2.
- D: bị can, khoản 1 Điều 60
- E: bị hại, khoản 1 Điều 62
- A: người bào chữa, khoản 1 và 4 Điều 72 Bài tập 5 1.
- A: bị hại, khoản 1 Điều 62
- B: bị can, khoản 1 Điều 60
- C: bị can, khoản 1 Điều 60
- D: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, khoản 1 Điều 65
- M: có thể là nguyên đơn dân sự, nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, khoản
1 Điều 63
- H: người làm chứng, khoản 1 Điều 66
- X: có thể không có tư cách tham gia tố tụng
2. Nếu thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 76 thì CQĐT phải yêu cầu hoặc
đề nghị cử người bao chữa, còn nếu không thì B và C tự bào chữa theo điểm g khoản 2
Điều 61
3. Điểm a khoản 1 Điều 51, khoản 3 Điều 49, nếu có căn cứ rõ ràng… đề
nghị thay đổi
CHƯƠNG 3: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ
Câu hỏi nhận định
1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng mình cao hơn chứng cứ
gián tiếp.
SAI. Giá trị chứng minh của chứng cứ dựa vào mối quan hệ giữa chứng cứ với
đối tượng chứng minh, theo đó chứng cứ trức tiếp có giá trị chứng minh cao hơn
chứng cứ gián tiếp. Còn về độ tin cậy của chứng cứ được xác định dựa trên căn cứ nơi
xuất xứ của chứng cứ, chứng cứ gốc có độ tin cậy cao, chứng cứ thuật lại có độ tin cậy
thấp hơn. (Chứng cứ gốc là chứng cứ được thu thập từ nơi xuất xứ đầu tiên của nó,
không thông qua một khâu trung gian nào).
2. CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội
hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can.
SAI. Trong phạm vi quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng
các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện
và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tang
nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội (theo Đ15,
BLTTHS 2015). Vì thế cơ quan điều tra phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ
xác định vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can.
lOMoARcPSD|27790909
3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng.
SAI. Người có thẩm quyền THTT cũng có quyền xử lý vật chứng (xem khoản 1
Điều 106 BLTTHS 2015).
4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp
khi vụ án bị đình chỉ
SAI. Xem khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 (điểm b: vật chứng được trả lại cho
chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý
vụ án và thi hành án,…)
5. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ
SAI. Chỉ có người có thẩm quyền THTT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình mới có quyền đánh giá chứng cứ (xem k2 Đ108 BLTTHS 2015).
6. Thông tin thu được từ Facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ
trong
TTHS
ĐÚNG. Theo điểm c khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015 thì chứng cứ được thu
thập, xác định từ nguồn dữ liệu điện tử, và Điều 99 BLTTHS 2015 quy định dữ liệu
điện tử,… Như vậy thông tin thu được từ Fb có thể được sử dụng làm chứng cứ trong
TTHS.
7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.
SAI. Theo điểm đ khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015 thì Biên bản trong hoạt động
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được xem là nguồn chứng cứ, và Biên bản
này được quy định tại Điều 102 BLTTHS 2015 là biên bản gồm những tình tiết về hoạt
động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, tuy
nhiên biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp không đề cấp đến tình tiết về
kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nên không
thể xem đây là nguồn của chứng cứ (xem them Điều 115 BLTTHS)
8. Mọi tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn của chứng cứ đều được xem
là chứng cứ
SAI. Mỗi chứng cứ đều phải có đủ 3 thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan
và tính hợp pháp, nếu thiếu 1 trong ba thuộc tính trên thì không được coi là chứng cứ
(xem tài liệu trang 54).
9. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau
SAI. Xem Điều 85 BLTTHS, các vấn đề cần được làm sáng tỏ trong VAHS rất
đa dạng vè nhiều khía cạnh, do đó không phải các đối tượng chứng minh đều giống
nhau. Tùy từng vụ án hình sự sẽ có những yếu tố, tình tiết khác nhau nên không phải
tất cả đều giống nhau. (Đ416 về người dưới 18 tuổi, Đ441 về pháp nhân)
lOMoARcPSD|27790909
Bài tập
Bài tập 1.
1. Nguồn chứng cứ:
Vật chứng: ổ khóa của căn phòng nơi đựng két sắt không bị mở; chiếc áo sơ mi
bên cạnh két sắt
Lời khai: của người tố giác, báo tin về tội phạm A; của người bị tố giác B
Kết luận giám định: chỉ có B chui lọt qua lỗ trống, A có chứng cứ ngoại phạm
Biên bản trong hoạt động điều tra: quá trình điều tra cho thấy chiếc áo này là
của A
2. Những hđ của CQĐT để thu thập chứng cứ: - Khám nghiệm
hiện trường:
Phát hiện ổ khóa của căn phòng nơi đựng két sắt không bị mở.
Thu giữ một chiếc áo sơ mi cạnh két sắt.
Điều tra kích thước lỗ trống phía đầu nhà.
- Lấy lời khai, hỏi cung:
Lấy lời khai của người làm chứng A và bị can B.
Tìm được động cơ B bỏ áo sơ mi lại là để đánh lạc hướng điều tra.
- Điều tra, xác minh:
Xác định được áo sơ mi cạnh két sắt là áo của A cho B mượn.
Chỉ có B mới chui lọt qua lỗ trống phía đầu nhà.
Tìm chứng cứ ngoại phạm của A.
Bài tập 2.
1. Lời khai của N được xem là nguồn chứng cứ (K1 Đ87)
2. Theo Đ99 thì bản ghi âm có thể được xem là nguồn chứng cứ, tuy nhiên
bản ghi âm này phải được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản
giao nhận và kiểm tra đánh giá theo quy định (Đ88). Do đó bản ghi âm bí mật của N
chưa chắc được coi là chứng cứ *này do tòa án quyết định.
Bài tập 3.
1. Những vấn đề cần phải chứng minh:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình
tiết khác của hành vi phạm tội.
→ Có. Vào ngày 11/07/2015, tại nhà của ông K và bà H, khi thấy ông A uống
rượu về lại chửi và đánh bà H, D đã chạy xuống bếp lấy con dao xà gạc chém liên tục
nhiều nhát vào cổ và mặt ông K làm ông chết tại chỗ.
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội.
lOMoARcPSD|27790909
→ D là người thực hiện hành vi phạm tội. Có lỗi cố ý trực tiếp (vì trong lời khai
D thừa nhận do bị can không kiềm chế được nên đã phạm tội). Theo quy định tại
Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì D phải chịu TNHS vì đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 123 về tội giết người.
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị
cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.
→ Tình tiết tăng nặng: A là bố ruột của D
→ Tình tiết giảm nhẹ là sau khi gây án, D đã đến công an tự thú và thành khẩn
khai báo; xem xét giảm nhẹ vì D chỉ mới 14 tuổi.
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
→ Hành vi phạm tội của D mang tính chất nghiêm trọng vì đã làm ông K tử
vong.
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
→ Nguyên nhân là vì ông K thường uống rượu rồi về nhà chửi đánh vợ con,
ngày 11/7/2015 khi bị ông K uống rượu về nhà lại chửi đánh mẹ bị can nên bị can
không kiềm chế được, đã dùng dao xà gạc thực hiện hành vi phạm tội.
2. Nguồn chứng cứ:
Vật chứng: con dao
Lời khai của H, lời thú tội của D
Kết luận giám định: tỷ lệ giám định pháp y
Bài tập 4.
1. Nguồn chứng cứ:
Vật chứng: con dao ở hiện trường vì nó được dùng làm công cụ, phương tiện
phạm tội đồng thời mang những dấu vết của tội phạm như: dấu vân tay, vết máu
của nạn nhân.
Lời khai của người làm chứng là lời khai của X và ông D.
Lời khai của bị can A.
Kết luận giám định.
Ngoài ra, những biên bản trong hoạt động điều tra như: bắt người, khám
nghiệm hiện trường, khám xét, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng…cũng được
coi là nguồn của chứng cứ
2. Loại chứng cứ:
Dấu vân tay của A và vết máu của nạn nhân trên con dao mà cơ quan
điều tra đã thu thập trên hiện trường:
lOMoARcPSD|27790909
Là chứng cứ gián tiếp vì từ dấu vân tay và vết máu kết hợp với kết luận giám
định, lời khai của người làm chứng quan điều tra mới xác định được A người
phạm tội.
Là chứng cứ gốc vì được thu thập mà không thong qua một khâu trung gian
nào.
Là chứng cứ buộc tội vì nó thể hiện rõ việc phạm tội, sự kiện phạm tội và lỗi
của A.
Những thông tin trong lời khai của X và A:
Là chứng cứ trực tiếp vì cho biết những nguồn tin quan trọng và cơ bản nhất
của hành vi phạm tội, phục vụ trực tiếp cho việc làm rõ những yếu tố cấu thành tội
phạm.
Là chứng cứ gốc vì được hình thành từ nguyên bản.
Là chứng cứ buộc tội.
Những thông tin trong lời khai của ông D:
Là chứng cứ trực tiếp.
Là chứng cứ sao chép (thuật lại) vì ông D nghe con trai là X kể lại.
Là chứng cứ buộc tội.
Những thông tin trong kết luận giám định:
Là chứng cứ gián tiếp vì không trực tiếp xác định tội phạm mà phải kết hợp với
những yếu tố khác mới xác định được đối tượng chứng minh.
Là chứng cứ gốc.
Là chứng cứ buộc tội.
Những thông tin trong biên bản hoạt động điều tra:
Là chứng cứ gián tiếp.
Là chứng cứ gốc.
lOMoARcPSD|27790909
CHƯƠNG 4
I. Câu hỏi nhận định
1. BPNC được áp dụng đối với mọi VAHS về tội rất nghiêm trọng, tội
đặcbiệt nghiêm trọng.
=> Sai. Vì việc áp dụng BPNC mang tính lựa chọn. Trước khi tiến hành các
hoạt động tố tụng để giải quyết VAHS, các cơ quan và người có thẩm quyền cần
phải cân nhắc về việc có nên áp dụng BPNC hay không. Nếu xét thấy cần thiết thì
phải lựa chọn BPNC nào sao cho có hiệu quả và hợp lý nhất.
2. BPNC không áp dụng đối với bị can là pháp nhân.
=> Đúng. Vì BLTTHS 2015 chỉ quy định biện pháp cưỡng chế đối với
pháp nhân thương mại mà không quy định áp dụng BPNC.
3. Chỉ cơ quan có thẩm quyền THTT mới có quyền áp dụng BPNC trong
TTHS.
=>Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 110, những người có thẩm quyền áp
dụng BPNC “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” là:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
+ Một số người có thẩm quyền trong quân đội, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát
biển,
Kiểm ngư.
+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân
bay, bến cảng.
Những chủ thể này không phải Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Lệnh bắt người của CQĐT trong mọi trường hợp đều phải có sự phê
chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành => đúng
- Vì:
lOMoARcPSD|27790909
+ Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Căn cứ theo quy định tại
khoản 4
Điều 110 BLTTHS, phải được Viện kiểm sát phê chuẩn.
+ Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của CQĐT: Căn cứ theo khoản 2
Điều 113, phải được VKS phê chuẩn.
+ Điều 503
5. Những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp
cũng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
=> Sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 110 và khoản 1 Điều 113 BLTTHS,
những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và có quyền ra
lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam chỉ gồm thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan
điều tra các cấp, còn lại những người khác không được quy định cùng có thẩm
quyền ở cả hai trường hợp trên.
6. Tạm giữ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo.
=> Đúng. Theo khoản 1 Điều 117 BLTTHS 2015 bị can, bị cáo khi bỏ trốn,
bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã, sau đó bị bắt theo quyết định truy
nã đó có thể là đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giữ
7. Tạm giam không áp dụng với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai.
=> Sai. Vì bị can, bị cáo là phụ nữ có thai mà thuộc các trường hợp tại các
điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015 thì vẫn áp dụng biện pháp tạm
giam.
8. Lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền phải được VKS phê
chuẩntrước khi thi hành
=> Sai. K.5 Điều 119
9. Người có quyền ra lệnh tạm giam thì có quyền quyết định việc cho
bảolĩnh để thay thế biện pháp tạm giam
=> Sai. Căn cứ khoản 4 Điều 121 BLTTHS,các quyết định của những
người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS phải được VKS cùng cấp
phê chuẩn trước khi thi hành.
lOMoARcPSD|27790909
10. Bảo lĩnh không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt
nghiêm trọng
=> Sai. Theo khoản 1 Điều 121 BLTTHS, biện pháp bảo lĩnh là BPNC
được áp dụng thay thế cho biện pháp tạm giam. Và căn cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 119 BLTTHS, biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị
cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Do đó, bảo lĩnh áp dụng đối
với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng.
11. Đặt tiền để bảo đảm không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội
đặc biệt nghiêm trọng.
=> Sai. Căn cứ theo quy định tại Điều 122 BLTTHS, đặt tiền để đảm bảo là
biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, biện pháp ngăn chặn này có thể
áp dụng đối với mọi loại tội phạm nếu thỏa mãn những điều kiện ở khoản 2 Điều 7
TTLT số 06/2018. Do đó, đặt tiền để bảo đảm vẫn áp dụng đối với bị can, bị cáo
về tội đặc biệt nghiêm trọng.
12. Cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với bị can, bị cáo là
người nước ngoài.
=> Sai. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLTTHS, không có quy
định về trường hợp người nước ngoài được miễn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi
nơi cư trú. Theo đó, nếu bị can, bị cáo là người nước ngoài mà có nơi cư trú, lý
lịch rõ ràng đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án thì vẫn có thể áp dụng biện pháp này.
13. Tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể áp dụng đối
với người chưa bị khởi tố về hình sự.
=> Đúng. Vì:
+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 124 BLTTHS, biện pháp ngăn chặn tạm hỗn
xuất cảnh có thể được áp dụng cho người bị kiến nghị khởi tố => Chưa bị khởi tố
về hình sự.
+ Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 BLTTHS, biện pháp cưỡng chế phong tỏa
tài
khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ
lOMoARcPSD|27790909
cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị
buộc tội. => Chưa bị khởi tố về hình sự.
Do vậy, tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể áp dụng đối với
người chưa bị khởi tố về hình sự.
14. VKS có quyền áp dụng tất cả BPNC trong TTHS.
=> Sai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS, VKS không có thẩm
quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Và căn cứ theo quy định tại
khoản 2 Điều 117 BLTTHS, VKS cũng không có thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ.
15. Việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC đang được áp dụng đều do
VKS quyết định.
=> Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 125 BLTTHS, ngoài VKS, quyền quyết
định hủy bỏ BPNC thuộc về quan điều tra, Tòa án. (Trừ trường hợp những
biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc
hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát
quyết định). II. Bài tập
Bài tập 1:
1. Thời hạn tạm giữ A được tính từ 10 giờ sáng. Thời hạn tạm giữ tối đa là
03 ngày, có thể gia hạn tạm giữ 02 lần => thời hạn tạm giữ tối đa 09 ngày. (Đ.118
BLTTHS)
2. CQĐT không thể tạm giam A. A thuộc TP nghiêm trọng, A không đủ
căn cứ xác định thuộc một trong các TH quy định tại các điểm a, b, c, d, đ K.2 Đ.119
BLTTHS.
3. CQĐT không thể hủy bỏ lệnh tạm giam. Vì không thuộc các trường hợp
hủy bỏ BPNC (Đ.125 BLTTHS)
4.
Bài tập 2:
1. Giữ người trong TH khẩn cấp. Thẩm quyền: người chỉ huy tàu bay, tàu
biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
lOMoARcPSD|27790909
2. Đ.114 BLTTHS Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt
3. Có thể, họ đăng ký nơi ở rõ ràng vẫn được xác định có nơi cư trú, lai lịch
rõ ràng (khúc này nhớ thầy giảng vậy)
4.
Bài tập 3:
1. Bắt người phạm tội quả tang Đ.111 BLTTHS.
2. Tạm giữ. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ: những người có quyền ra
lệnh giữ người trong trường khẩn cấp (K.2 Đ.110 BLTTHS) 3. Không hợp lý K.2
Đ.125 BLTTHS
Bài tập 4:
1. Bắt người phạm tội quả tang
2. Sai. Vì thời điểm hiện tại A không thực hiện tội phạm nên không có căn
cứ để nhân viên bảo vệ bắt người.
Bài tập 5:
1.
2. Được chấp nhận. Căn cứ theo quy định tại Điều 121 BLTTHS, bảo lĩnh là
biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, biện pháp ngăn chặn này có thể áp
dụng đối với mọi loại tội phạm nếu thỏa mãn những điều kiện ở khoản 2 Điều 7 TTLT
số 06/2018. Do đó, bảo lĩnh vẫn áp dụng
CHƯƠNG 5: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
I. NHẬN ĐỊNH
1. Trong giai đoạn KTVAHS, VKS không thực hiện quyền công tố
-> Sai. VKS vẫn có quyền thực hiện quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ
án hình sự, và nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn KTVAHS được quy định tại khoản 1 Điều 161 BLTTHS.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghịkhởi tố là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS
lOMoARcPSD|27790909
-> Đúng. Theo khoản 3 Điều 145 và Điều 153, thì các cơ quan có quyền giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là CQĐT, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và VKS, và các cơ quan đó cũng có thẩm
quyền KTVAHS.
3. Cơ quan có quyền ra quyết định KTVAHS thì có quyền thay đổi, bổ
sung quyết định KTVAHS
-> Sai. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định KTVAHS nếu qua việc xét xử
tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 153
BLTTHS, nhưng theo Điều 156 quy định về việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định
khởi tố vụ án hình sự thì HĐXX không có thẩm quyền trong trường hợp này.
4. Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS là CQTHTT
-> Sai. Theo Điều 153 BLTTHS, ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng là CQĐT,
VKS, HDXX thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng
có quyền KTVAHS.
5. Mọi hành vi có dấu hiệu tội phạm do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp
thựchiện đều do CQĐT của VKSNDTC khởi tố vụ án
-> Sai. Theo khoản 3 Điều 163, CQĐT của VKSNDTC chỉ KTVA đối với
những tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham những, chức vụ quy
định tại Chương XXIII và Chương XXIV BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TA, VKS, cơ quan THA, người có
thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
6. Quyết định KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hànhmột số hoạt động điều tra phải gửi cho VKs có thẩm quyền để xét phê chuẩn
-> Sai. Theo khoản 2 Điều 154 BLTTHS và Điều 7 TTLT 04/2018, trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, CQĐT, cơ quan được giao
tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan
đến VKS có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố. Như vậy, quyết định KTVAHS có
hiệu lực pháp luật kể từ khi các CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động
điều tra trên ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Và việc gửi quyết định
đó kèm tài liệu liên quan đến cho VKS có thẩm quyền chỉ để kiểm sát việc khởi tố đó
có đúng theo quy định của pháp luật TTHS không chứ không có ý nghĩa là cần sự phê
chuẩn của VKS có thẩm quyền thì quyết định khởi tố VAHS của CQĐT, cơ quan được
giao tiến hành một số hoạt động điều tra mới có hiệu lực pháp luật.
7. VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định KTVAHS không có căn cứ và
trái pháp luật
-> Sai. Theo khoản 6 Điều 159 BLTTHS thì VKS chỉ có quyền hủy bỏ quyết
định KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
lOMoARcPSD|27790909
điều tra, còn với quyết định KTVAHS của HDXX thì VKS chỉ có quyền kháng nghị
lên tòa án trên một cấp theo điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS mà không được quyền
trực tiếp hủy bỏ.
8. Công an cấp xã có quyền KTVAHS trong một số trường hợp luật
định
-> Sai. Theo Điều 5 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì cơ quan điều
tra trong CAND không bao gồm Công an cấp xã.
9. VKS có quyền ra quyết định KTVAHS ngay khi phát hiện quyết
định không KTVAHS của CQĐT là không có căn cứ và trái pháp luật
-> Sai. Theo điểm c khoản 2 Điều 7 TTLT 04/2018, trường hợp thấy quyết định
không KTVAHS không có căn cứ thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ quyết
định đó và ra quyết định KTVAHS, nếu CQDT không thực hiện thì VKS mới ra quyết
định hủy bỏ quyết định không KTVAHS và ra quyết định KTVAHS.
10. BĐBP có quyền KTVAHS đối với những hành vi có dấu hiệu tội
phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý
-> Sai. Theo khoản 1 Điều 32 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ đội
biên phòng chỉ có quyền KTVAHS đối với những tội phạm được quy định tại Chương
XIII và các Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242,
247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337,
338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên
đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý.
11. Bị hại có quyền KTVAHS trong một số trường hợp luật định
-> Sai. Bị hại không có quyền KTVAHS mà chỉ có quyền yêu cầu khởi tố theo
quy định tại Đ155 BLTTHS
12. KTVAHS theo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng đối với tội phạm ít
nghiêm trọng
-> Sai. Theo khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về
tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và
226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là
người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Căn
cứ vào mức hình phạt tù tại Điều 141, 143 với mức hình phạt từ đối đa lần lượt là 7 và
5 năm thuộc loại tội phạm nghiêm trọng được quy định tại Điều 9.1.b BLHS 2015. Vì
vậy nên KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại không chỉ được áp dụng đối với tội ít
nghiêm trọng.
II. BÀI TẬP
Bài tập 1:
lOMoARcPSD|27790909
A (ngụ xã L huyện H) bị cáo buộc dụ dỗ B (17 tuổi) ra chỗ vắng hiếp dâm. Ông
N (cha nạn nhân) đã làm đơn yêu cầu công an L khởi tố VAHS và xử lý A để trả lại
công bằng cho con gái mình.
1. Công an xã L cần tiến hành những hoạt động gì trong trường hợp
này?
Công an xã L không thể KTVAHS theo yêu cầu của ông N do không có thẩm
quyền khởi tố VAHS theo Đ153, nhưng theo khoản 3 Điều 146, công an xã L có thể
thực hiện tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của ông N, lập biên bản tiếp nhận, lấy
lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật
có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền.
2. Giả sử B lại làm đơn yêu cầu CQĐT công an huyện H không
KTVAHS vì lo sợ nếu vụ việc được thụ lý sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm
của mình.
Nêu hướng giải quyết của CQĐT?
Trong trường hợp này, A phạm tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 1 Điều
141 BLHS, đồng thời B là người dưới 17 tuổi nên cha của B là ông N là người đại diện
có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 155 chỉ quy định người đã yêu cầu khởi tố rút
yêu cầu, ở đây B không phải là người yêu cầu khởi tố nên không được rút yêu cầu khởi
tố, thêm vào đó trường hợp này không rơi vào các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
tại Đ157 BLTTHS nên yêu cầu của B không được CQĐT chấp nhận, vẫn tiếp tục
KTVAHS
3. Khi tiến hành xác minh về tuổi của A, có căn cứ cho rằng cha mẹ A
trước đây đã đăng ký khai sinh trễ hạn cho A. CQDT giải quyết tình huống này như
thế nào?
Việc thông tin nhân thân của bị can bị sai lệch thuộc một trong các trường hợp
thay đổi bổ sung quyết định khởi tố bị can được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 180
BLTTHS 2015 “Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị
can”. Đối với tình huống này CQĐT phải tiến hành thay đổi quyết định khởi tố bị can
và trong vòng 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, CQĐT
phải gửi quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi về tuổi của A cho
VKS cùng cấp để xét phê chuẩn theo khoản 3 Điều 180 BLTTHS 2015.
Bài tập 2:
lOMoARcPSD|27790909
A là nhân viên bảo vệ của CTCP X nhưng đã thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản. Vụ việc bị phát hiện, giám đốc công ty X làm đơn kiến nghị CQĐT nơi công ty
đặt trụ sở KTVAHS để thu hồi tài sản đã bị mất.
1. Kiến nghị khởi tố của CTCP X có được xem là cơ sở KTVAHS không? Tại
sao?
TH1: A trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000
đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS
Trong trường hợp này hành vi của A đã thỏa mãn CTPT quy định tại khoản 1
Điều 173 BLHS, không rơi vào trường hợp không KTVAHS tại khoản 2 Điều 153
BLTTHS.
Tuy nhiên chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị khởi tố (khoản 3
điều 144 BLTTHS), nên đơn kiến nghị của giám đốc CTCP X có thể được xem
là tố giác của cá nhân, và theo khoản 1 Điều 143 BLTTHS thì đây có thể được xem là
căn cứ KTVAHS
TH2: A : A trộm cắp tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trở lên và không thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS
Trong trường hợp này hành vi của A không cấu thành tội trộm cắp tài sản theo
quy định tại Đ173 BLHS, và theo khoản 2 Điều 153 BLTTHS thì đây là căn cứ không
KTVAHS.
2. Để quyết định KTVAHS, CQĐT cần tiến hành những hoạt động nào?
- Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Việc tiếp nhận
phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh việc tiếp nhận. (Điều 146.1, 147.3)
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT phải kiểm tra, xác minh các căn có thể KTVAHS
không, dấu hiệu phạm tội đã đã được xác định và có thể thực hiện điều tra sơ bộ để
chứng minh có tội phạm theo quy định của BLTTHS. Trong trường hợp quyết định
khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ, CQĐT phải gửi quyết định đó kèm
theo tài liệu liên quan đến VKS có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố. (Điều 154.2)
3. Trong quá trình xác minh vụ việc, A đã chủ động trả lại tài sản cho công
ty và công ty X làm đơn bãi nại. Trên cơ sở đó, CQĐT đã ra quyết định không
KTVAHS. Nhận xét về cách giải quyết của CQĐT?
Cách giải quyết của CQĐT là không có căn cứ pháp luật
- Do A phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS, không
thuộc các trường hợp KTVAHS theo yêu cầu của bị hại tại Điều 155 BLTTHS mà ở
lOMoARcPSD|27790909
đây là KTVAHS theo tố giác của cá nhân, nên việc công ty X làm đơn bãi nại không
thể xem là căn cứ để không KTVAHS.
Bài tập 3:
A sinh năm 1975, cư trú tại tỉnh T. Ngày 01/12/2012, A thấy chị B ở nhà một
mình nên nảy sinh ý định hiếp dâm, trong lúc giằng co với chị B để thực hiện hành vi
của mình, A đã bóp cổ chị B đến chết. Thấy chị B chết nên A không thực hiện hành vi
hiếp dâm nữa mà đẩy xác chị B xuống mương. Kết luận giám định pháp y xác định B
chết là do bị chẹn cổ gây ngạt dẫn đến tử vong. CQĐT sau đó đã tiến hành khởi tố vụ
án, khởi tố bị can A về tội giết người. Sau khi điều tra thu thập thêm chứng cứ và lời
khai, VKSND tỉnh T đã bổ sung quyết định khởi tố bị can A, thêm tội danh hiếp dâm.
1. Việc VKSND tỉnh T bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A có
đúng thẩm quyền không?
Đúng thẩm quyền, theo quy định tại Đ180 BLTTHS
2. A là bị can trong vụ án giết người, hiếp dâm nhưng qua điều tra cho
thấy trước đó A còn thực hiện hành vi cướp tài sản nhưng chưa bị khởi tố vụ án,
khởi tố bị can. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế
nào?
- TH1: A có thực hiện hành vi cướp tài sản trước đó (đây hành vi được
xem là tội phạm theo BLHS) trong cùng vụ án giết người, hiếp dâm mà tội phạm này
chưa bị khởi tố. Trong trường hợp này, căn cứ vào khoản 3 và điểm d khoản 6 Điều 9
TTLT 04/2018, trường hợp cơ quan có thẩm quyền bổ sung quyết định khởi tố bị can,
nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự chưa khởi tố về tội đó thì trước khi ra quyết định
bổ sung quyết định khởi tố bị can phải ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án
hình sự. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền là CQĐT cấp tỉnh phải bổ sung quyết định
khởi tố bị can A nếu có căn cứ xác minh được bị can A còn thực hiện hành vi cướp tài
sản trong cùng một vụ án này theo khoản 2 Điều 180.
- TH2: A thực hiện hành vi cướp tài sản trong một vụ án khác độc lập
trước đó nhưng chưa bị khởi tố. Với trường hợp này, CQĐT cấp có thẩm quyền sẽ ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với A do hành vi cướp tài sản của A là vụ việc có
dấu hiệu tội phạm theo khoản 1 Điều 153. A thuộc căn cứ khởi tố vụ án hình sự là cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tôi phạm theo
khoản 5 Điều 143. CQĐT cũng có thể xem xét nhập vụ án theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 170 BLTTHS.
3. Giả sử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh T phát hiện A còn thực
hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng vụ án chưa được khởi tố nên HDXX đã ra
lOMoARcPSD|27790909
quyết định KTVAHS. VKSND tỉnh T phát hiện quyết định KTVAHS của HĐXX
không có căn cứ thì phải giải quyết như thế nào?
Khi phát hiện quyết định KTVAHS của HĐXX không có căn cứ thì VKSND
tỉnh T sẽ giải quyết theo căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS, trong trường
hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của HĐXX không có căn cứ thì VKS kháng nghị
lên Tòa Án trên một cấp. Trong trường hợp này, VKS sẽ kháng nghị lên Tòa án nhân
dân cấp cao có thẩm quyền đối với Tòa án nhân dân tỉnh T về quyết định khởi tố vụ án
hình sự không có căn cứ pháp luật của HĐXX TAND tỉnh T.
Bài tập 4:
A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với khoản 1 Điều 134
BLHS. B không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên VKS nhận thấy hành vi phạm tội của A cần
phải đưa ra xét xử để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy VKS
đã khởi tố vụ án hình sự trên với lý do vì lợi ích chung của xã hội
1. Việc KTVAHS như trên của VKS là đúng hay sai? Tại sao?
Việc khởi tố của VKS như trên là SAI. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 155
BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều
134 BLHS khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18
tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Giả sử B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút
yêu cầu khởi tố đối với A. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?
Nếu sau đó B yêu cầu khởi tố lại thì có được chấp nhận không? Tại sao?
Giả sử B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầu
khởi tố đối với A thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định
người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức
thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án theo quy định tại Khoản 2 Điều 155
BLTTHS.
Nếu sau đó B yêu cầu khởi tố lại thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp
rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 BLTTHS.
lOMoARcPSD|27790909
CHƯƠNG 6
I. NHẬN ĐỊNH
1. Sai. Căn cứ Điều 153, 163. Thẩm quyền KTVAHS ngoài CQĐT còn có
VKS,
HĐXX.
2. Sai. Khoản 4 Điều 179, 163 vì VKS không có thẩm quyền điều tra
VAHS mà vẫn có quyền khởi tố bị can.
3. Sai. Khoản 4 Điều 179 đoạn 1 là vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra.
4. Sai. Khoản 1 Điều 172 và khoản 1 Điều 173, thời hạn đều không quá 2
tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm
trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
5. Sai. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi KTVAHS
6. Sai. Một số hoạt động điều tra không cần có người chứng kiến như là hỏi
cung bị can, Điều 183
7. Sai. Khoản 7 Điều 165
8. Đúng. Khoản 1 Điều 192, không hạn chế thời gian khám xét người phải
tiến hành sau khi khởi tố vụ án hình sự mà có thể được tiến hành bất kỳ thời điểm nào
nếu có căn cứ nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật,
tài sản do phạm tội mà có. Ví dụ: Cơ quan công an nhận được tin báo có người cất giữ
ma túy trong người, nếu có căn cứ nhận định có sự việc đó thì cơ quan có thẩm quyền
hoàn toàn được phép ra lệnh khám xét người mà không cần phải chờ đến khi khởi tố
vụ án hình sự.
9. Sai. Khoản 1 Điều 195
10. Đúng. Khoản 1, 2 Điều 163 và điểm a khoản 1 Điều 272
11. Sai. Điểm a khoản 1 Điều 169 phải chuyển vụ án
12. Sai. Khoản 2 Điều 6 TT 04/2018
13. Đúng. Khoản 1 Điều 232
14. Sai. Khoản 1 Điều 225, 228
Bài tập 1
1.
- CQĐT phải ra bản KLĐT và quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can A
(điểma khoản 1 Điều 230 BLTTHS và điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS)
- CQĐT phải ra bản KLĐT đề nghị truy tố đối với bị can B (Điều 233)
2. Khoản 2 Điều 421 khoản 5, 6, 7 Điều 166
3. Nếu có đủ căn cứ để xác định thì khởi tố bị can B với tội cướp tài sản
lOMoARcPSD|27790909
4.
- CQĐT phải ra bản KLĐT và quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can A
(điểma khoản 1 Điều 230 BLTTHS và điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS; khoản 7 Điều
157
BLTTHS)
- Điểm a khoản 1 Điều 229 đối với bị can B
Bài tập 2
1. Tội dùng nhục hình thuộc Điều 373 BLHS, chương XXIV về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp căn cứ Điều 153 và khoản 3 Điều 163 BLTTHS thì cơ quan
có thẩm quyền KTVAHS và ĐT là CQĐT VKSNDTC, CQĐT VKSQSTW.
2.
- A: ra bản kết luận điều tra và đình chỉ điều tra điểm a khoản 1 Điều 230 và
khoản 7 Điều 157
- B: điểm a khoản 1 Điều 229 ra quyết định truy nã tạm đình chỉ điều tra
3. Đoạn 1 khoản 4 Điều 179
Bài tập 3
1. Sai. Căn cứ Điều 193, phải có lệnh trước khi thi hành
2. Điểm b khoản 3 Điều 106
3. Hợp lý. Khoản 1 Điều 156
4. Khoản 3 Điều 230, hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu
CQĐT phụchồi điều tra
CHƯƠNG 7: TRUY TỐ
Nhận định
1. VKS chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
SAI. Ngoài thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, VKS còn thực
hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố VAHS (Đ161) và trong giai đoạn điều tra
và xét xử VAHS (Đ165)
2. VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp
đó thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
SAI. Điều 239 thì VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
thì VKS cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của VKS được xác định
theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án, trường hợp VKS cấp trên thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra nhưng VKS cấp dưới lại thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử
3. Khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung thì VKS phải chuyển hồ sơ cho
CQĐT để tiến hành điều tra
lOMoARcPSD|27790909
SAI. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xé thấy
không cần phải trả hồ sơ cho CQĐT thì VKS trực tiếp tiến hành một số hđ điều tra bổ
sung tài liệu,… (xem Đ246)
4. Khi cần thiết, VKS có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong
giai đoạn truy tố
ĐÚNG. Xem k3 Đ236, Đ246
5. Vụ án có thể được phục hồi khi VKS đã ra quyết định đình chỉ vụ án
ĐÚNG. Căn cứ Đ249 thì trường hợp nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại
Khoản 5 và Khoản 6 Điều 157 BLTTHS 2015 mà bị can không đồng ý và yêu cầu
phục hồi vụ án thì VKS ra quyết định phục hồi vụ án. Có thể phục hồi đối với toàn bộ
vụ án hoặc phục hồi vụ án với từng bị can.
6. VKS có thể truy tố những bị can mà CQĐT không đề nghị truy tố
SAI. Căn cứ điểm c khoản 1 Đ245 BLTTHS và điểm c khoản 1 Đ4 TTLT
02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP thì khi có căn cứ cho rằng có người
phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can, tức CQĐT không
đề nghị truy tố thì VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung,
chứ không được tiến hành truy tố.
7. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm
đình chỉ vụ án thì VKS phải ra quyết định phục hồi vụ án
SAI. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm
đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự (K1 Đ249 BLTTHS).
Bài tập
Bài tập 1.
1. K1 Đ239 BLTTHS thì VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra thì VKS cấp đó quyết định việc truy tố,…
Vụ án giết người của bị can A và B do cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố và
điều tra thế nên VKSNDTC có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B.
2. Đoạn 3 khoản 1 Đ239 BLTTHS quy định Đối với vụ án do Viện kiểm
sát cấptrên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên
quyết định việc truy tố…
VKS cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án, tức
VKS cấp tỉnh có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
3. Căn cứ điểm a, b K2 Đ18 TTLT 04/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-
BCABQP, K1 Đ240 BLTTHS 2015.
lOMoARcPSD|27790909
Nếu lệnh tạm gia bị can A, B của CSĐT BCA vẫn còn thời hạn thì tùy thuộc
vào thời hạn tạm giam để điều tra của Cơ quan CSĐT BCA còn lại đủ để hoàn thành
việc truy tố hay không mà VKS có thể tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam này hoặc ra lệnh
tạm giam mới.
4. Căn cứ điểm b K1 Đ76 BLTTHS người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Theo điểm d K1 Đ245 BLTTHS thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu
cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung vì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
(xem thêm điểm b K1 Đ6 TTLT 02/2017)
Khi VKS phát hiện A là người chưa thành niên nhưng CQĐT đã không chỉ định
người bào chữa cho A trong gđ điều tra theo đúng quy định tại Đ76 BLTTHS thì VKS
ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung do trường hợp này đã vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
5. Theo điểm b K1 Đ247 BLTTHS thì VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án
khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết
định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can trước khi
tạm đình chỉ vụ án và việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Đ231
BLTTHS.
Khi đang xem xét quyết định truy tố mà B bỏ trốn thì VKS phải yêu cầu CQĐT
truy nã bị can trước và chỉ khi đã hết thời hạn quyết định truy tố bị can B mà vẫn
không biết rõ bị can B đang ở đâu thì VKS mới có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án
đối với bị can B. Riêng đối với bị can A thì VKS ra quyết định truy tố.
Bài tập 2.
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015 thì trường hợp Tòa
án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì VKS phải xem xét căn cứ
của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết như sau: nếu trong trường hợp VKS
không thể tự điều tra bổ sung được thì VKS ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
và chuyển ngay hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015 thì trường hợp vụ án
do VKS trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02
tháng và VKS chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung 02 lần; thời hạn điều tra bổ
sung tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
Thời hạn để điều tra bổ sung trong trường hợp này được pháp luật quy định là
02 tháng, tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
Tình tiết bổ sung thứ nhất:
lOMoARcPSD|27790909
2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố
vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 khi có yêu cầu
của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm
về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Theo khoản 8 Điều 157 BLTTHS 2015 thì không được khởi tố VAHS khi tội
phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị
hại không yêu cầu khởi tố.
Trong trường hợp điều tra bổ sung cho thấy A và B phạm Tội cố ý gây thương
tích tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 thì lúc này cần phải xem xét bị hại có nhu cầu
khởi tố VAHS hay không:
Trường hợp 01: Bị hại không có nhu cầu khởi tố VAHS.
Theo Điều 248 BLTTHS 2015 thì VKS quyết định không truy tố và ra quyết
định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS 2015
và quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ đình chỉ vụ án, xử lý vật chứng,
tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS 2015.
Trường hợp bị hại không có nhu cầu khởi tố VAHS thì VKS ra quyết định
không truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích và ra quyết định đình chỉ vụ án.
Trường hợp 02: Bị hại có yêu cầu khởi tố VAHS.
Theo khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015 thì trường hợp kết quả điều tra bổ sung
làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì VKS phải ra bản cáo trạng
mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án.
Trường hợp bị hại có nhu cầu khởi tố VAHS thì VKS phải ra bản cáo trạng mới
truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 243 BLTTHS 2015
và chuyển hồ sơ đến Tòa án.
Tình tiết bổ sung thứ hai:
3. Theo điểm a khoản 1 Điều 247 BLTTHS 2015 thì VKS quyết định tạm đình
chỉ vụ án khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh hiểm nghèo trước
khi hết thời hạn quyết định việc truy tố.
Theo khoản 2 Điều 247 BLTTHS 2015 thì trường hợp vụ án có nhiều bị can mà
căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án
đối với từng bị can.
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 242 BLTTHS 2015 thì VKS chỉ có thể quyết
định tách vụ án khi bị can mắc bệnh hiểm nghèo nếu xét thấy việc tách đó không ảnh
hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện sau khi đã có quyết định tạm
đình chỉ vụ án đối với bị can.
lOMoARcPSD|27790909
Trong giai đoạn truy tố, có kết luận giám định tư pháp xác định bị can A mắc
bệnh hiểm nghèo thì VKS chỉ có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can
A , chứ không thể ra quyết định tách vụ án nên quyết định của VKS là không đúng.
Sau khi đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can A thì VKS mới có thể ra
quyết định tách vụ án.
CHƯƠNG 8
I. Câu hỏi nhận định
1. Tòa án có thể tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của
pháp luật
=> Đúng, K.6 Đ.252 BLTTHS
2. Tòa án chỉ được tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ sau
khi đã yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS không bổ sung được
=> Sai. Điều 284 BLTTHS TA vẫn tiến hành xét xử
3. TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu chỉ được xét xử sơ thẩm
những
VAHS về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
=> Sai. Theo K.1, K.2 Đ.268 BLTTHS TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu
xét xử sơ thẩm những VAHS về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp
huyện và TAND cấp khu vực đó là tội phạm nghiêm trọng về: các tội xâm phạm an
ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và TP chiến tranh, các tội
quy định tại điểm c, K.1 Đ.268 BLTTHS, các tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ
Việt Nam.
4. Mọi trường hợp VKS rút toàn bộ quyết định truy tố, Tòa án phải ra
quyết định đình chỉ vụ án
=> Sai. K.4 Đ.326 BLTTHS Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định
truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy
định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng
xét xử tuyên bị cáo không có tội.
5. HĐXXST có thể quyết định bắt bị cáo để tạm giam ngay sau khi
tuyên án
=> Đúng, Đ.329 BLTTHS
lOMoARcPSD|27790909
6. TAQS chỉ XXST những VAHS mà bị cáo là quân nhân tại ngũ hoặc
là người đang phục vụ trong quân đội
=> Sai. Đ.272 BLTTHS
7. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án phải
chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền để tiến hành xét xử
=> Sai. Theo K.1 Đ.274 BLTTHS khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử
của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện
kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
8. Tòa án chỉ có thể xét xử bị cáo về hành vi mà VKS đã truy tố
=> Sai. Theo K.2 K.3 Đ.298 BLTTHS
9. Khi cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì
Tòaán phải trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung
=> Sai. TA trả hồ sơ để VKS truy tố lại Đ.298 BLTTHS
10. Trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với
người TGTT khác tại phiên tòa
=> Sai, điểm i K.2 Đ.61 BLTTHS
11. TAND cấp huyện không có quyền kết án một bị cáo với mức hình
phạt trên 15 năm tù
=> Sai, Bị cáo phạm nhiều tội và các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử
của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực, thì Tòa án nhân dân cấp
huyện hoặc Toà án quân sự xét xử tất cả các tội phạm đó và quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình
phạt chung có thể là phạt tù trên 15 năm; tù chung thân hoặc tử hình.
12. Khi VKS rút quyết định truy tố trước ngày mở phiên tòa thì Tòa án
phải đình chỉ vụ án
=> Sai. Theo K.1 Đ.325 BLTTHS VKS rút quyết định truy tố một phần thì TA
vẫn tiếp tục xét xử vụ án (xét xử phần còn lại).
13. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, KSV có quyền kết luận về tội nặng hơn
đối với bị cáo
lOMoARcPSD|27790909
=> Sai, Đ.319 BLTTHS
II. Bài tập
Bài tập 1:
1. Đúng, tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS quy định người đã yêu cầu khởi tố
được quyền rút yêu cầu, cụ thể: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì
vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu
cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu
khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố
tụng đối với vụ án”.
2. Đình chỉ vụ án (K.2 Đ.155 BLTTHS) không quy định thời điểm rút yêu
cầu nên bị hại có thể rút yêu cầu bất kỳ lúc nào trong quá trình tố tụng, từ giai đoạn
điều tra, truy tố đến xét xử.
3.
Bài tập 2:
1. TP Mỹ Tho (K.1 Đ.269 BLTTHS) 2.
TAND tỉnh Tiền Giang (Đ.271 BLTTHS)
3.
Bài tập 3:
1. K.1 Đ.274 BLTTHS
2. Đ.291 BLTTHS
3. TĐC VA, kiến nghị với Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc cấp trên trực
tiếp, nếu HĐXX không thống nhất với việc rút truy tố thì hủy bỏ QĐ rút truy tố,
chuyển HS để TA xét xử lại. (K.5 Đ.326 BLTTHS)
Bài tập 4:
1. Tại phiên tòa VKS đã rút quyết định truy tố về hành vi gây rối trật tự
công cộng, HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án. HĐXX chấp nhận việc rút truy tố hoặc
không chấp nhận việc rút truy tố.
lOMoARcPSD|27790909
2. Không hợp lý. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung theo điểm c K.1 Đ.280 BLTTHS
3. Bị thay đổi Điều tra viên theo quy định điểm a K.1 Đ.51 BLTTHS
“Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này” bị thay đổi khi thuộc trường hợp
đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự
hoặc của bị can, bị cáo.
lOMoARcPSD|27790909
CHƯƠNG 9: XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. VKS không thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc
thẩm
-> Sai. Khi thực hiện những việc được quy định tại khoản 2 Điều 266 thì VKS
đang thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
2. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu người kháng cáo hoặc VKS rút toàn
bộ kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX phải ra quyết định đình chỉ vụ án
-> Sai. Theo Đ342 BLTTHS, nếu tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo
hoặc VKS rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX sẽ ra quyết định đình chỉ việc
xét xử phúc thẩm chứ không đình chỉ vụ án.
3. Nếu có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật thì
Tòa án cấp phúc thẩm luôn phải mở phiên tòa để xét xử
-> Sai. Đối với các quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX sẽ
mở phiên họp chứ không mở phiên tòa (khoản 1 Điều 362) – (kháng cáo, kháng nghị
đúng quy định pháp luật nhưng bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật – Đ330)
4. Khi sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm có
thể xem xét ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị
-> Đúng. Theo khoản 3 Điều 357 BLTTHS, trường hợp có căn cứ thì HĐXX
phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo dù cho bị cáo không
kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị
5. Khi sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo, quyền hạn của HĐXX
phúcthẩm không bị phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị
-> Đúng. Như câu 4 (CSPL: k3 điều 357 BLTTHS)
6. Chỉ có HDXX phúc thẩm mới có quyền ra quyết định đình chỉ xét
xử phúc thẩm
-> Sai. Theo khoản 1 Điều 348 BLTTHS, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước
khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định (?)
7. Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét những phần bản án, quyết
định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật
8. Sai. Điểm b khoản 2 Điều 357 VKS kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo
yêu cầu và có căn cứ để sửa án theo hướng không có lợi cho bị cáo. Điểm a khoản 1
Điều
358 hủy bản án để điều tra lại
9. Đúng. Điều 355 thì có hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều
tra lại hoặc xét xử lại, không có điều tra bổ sung
10. Đúng. Khoản 1 Điều 348
11. Đúng. Khoản 1 Điều 342
lOMoARcPSD|27790909
12. Sai. Khoản 2 Điều 359 và khoản 7 Điều 157 hủy bản án sơ thẩm và
đình chỉ vụ án
13. Sai. Điểm a khoản 1 Điều 351
Bài tập
Bài tập 1.
1. Khi chuẩn bị xét xử, chủ tọa phiên tòa xét thấy cần áp dụng Khoản 2 Điều
141 BLHS thay cho Khoản 1 Điều 141 tức tính chất mà mức độ thiệt hại của hành vi
của A mà TA và VKS ghi nhận là khác nhau. Tính chất và mức độ thiệt hại là một
trong những vấn đề phải chứng minh trong VAHS (Khoản 4 Điều 85 BLTTHS) vì vậy
khi thấy thiếu chứng cứ để chứng minh tính chất và mức độ thiệt hại nêu trên thì theo
Điểm a Khoản 1 Điều 280 BLTTHS, Thẩm phán phiên tòa quyết định trả hồ sơ cho
VKS để điều tra bổ sung.
Thẩm phán cũng có thể áp dụng Khoản 2 Điều 141 BLHS 2015 để xét xử A vì
theo Khoản 2 Điều 298 BLTTHS 2015 thì Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác
với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng môt điều luậ t.•
2.
a. VKSND huyện N kháng nghị về hình phạt, bị hại cũng kháng cáo về mức
hình phạt, như vậy theo Điều 339 BLTTHS thì phần bị kháng cáo, kháng nghị trong
bản án, quyết định của TA chưa được đưa ra thi hành tức quyết định hình phạt đối với
A chưa được thi hành nhưng quyết định về việc bồi thường 50 triệu của A vẫn được thi
hành. TA cấp phúc thẩm chỉ cần xem xét phần nội dung bản án, quyết định bị kháng
cáo, kháng nghị là quyết định về hình phạt đối với A (Điêu 345 BLTTHS).
Sau khi thực hiện bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu và đồ vật (Điều 353) và
thực hiện các thủ tục tại phiên tòa theo Điều 354 BLTTHS, Khi có căn cứ đúng pháp
luật TA cấp phúc thẩm có quyền quy định tại Điều 355 BLTTHS như:
Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét
thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật: Điều 356
Hay sửa bản án sơ thẩm: Điều 357
b. Trước khi bắt đầu phiên tòa, bị hại có quyền bổ sung kháng cáo của
mình
theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo. theo quy định tại khoản 1 điều 342
BLTTHS và Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 05/2005 => Bị hại được bổ sung
kháng cáo yêu cầu tăng mức BTTH
lOMoARcPSD|27790909
Trường hợp này TA cũng tiến hành bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu và đồ
vật (Điều 353) và thực hiện các thủ tục tại phiên tòa theo Điều 354 BLTTHS, Khi có
căn cứ đúng pháp luật TA cấp phúc thẩm có quyền theo Khoản 1 Điều 355 BLTTHS:
c. Trong trường hợp này TACPT sẽ hủy bản án ST để điều tra lại theo điểm
a K1 Điều 358 BLTTHS 2015 (Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại khi
có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều
tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm).
Bài tập 2:
1.
2. Không thể kháng nghị bản án sơ thẩm vì thời hạn kháng nghị của VKS
cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
3. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm
bỏ lọt tội phạm, người phạm tội (điểm a, K.1, Đ.358 BLTTHS)
| 1/35

Preview text:

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CƠ

BẢN CỦA LUẬT TTHS

I. NHẬN ĐỊNH

  1. Quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết định KTVAHS của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

-> Sai. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải quyết VAHS. Cụ thể là từ khi: phát hiện tội phạm; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm; người phạm tội tự thú; có kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

  1. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự

-> Đúng. Quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm đối với xã hội mà hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm, và sau đó khi mà tội phạm đó được phát hiện và cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải quyết thì mới xuất hiện quan hệ pháp luật TTHS. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường hợp quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện nhưng không trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự như trường hợp người bị bắt nhầm thì người này không thực hiện hành vi phạm tội nhưng vẫn phát sinh quan hệ TTHS.

  1. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS

-> Đúng. Đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Theo đó quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội là quan hệ của những người tham gia tố tụng. (Đ55 BLTTHS)

  1. Quan hệ giữa cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp luật TTHS

-> Đúng. Quan hệ pháp luật TTHS là những quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trong quá trình giải quyết VAHS được các quy phạm pháp luật TTHS điều chỉnh. Theo đó quan hệ giữa cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự có chủ thể là cơ quan có thẩm quyền TTHS (CQĐT) với người tham gia tố tụng (nguyên đơn dân sự) (Điều 34, 55 BLTTHS). Trong quá trình điều tra, CQĐT có quyền triệu tập và lấy lời khai của đương sự (bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự - điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS) từ đó phát sinh quan hệ TTHS giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS.

  1. QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPL TTHS

-> Sai. Vì có những QHPL khác như QHPL hành chính, QHPL đất đai cũng mang tính quyền lực nhà nước

  1. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các

CQTHTT

-> Sai. Phương pháp phối hợp chế ước không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các CQTHTT mà còn điều chỉnh quan hệ giữa những người THTT với các CQTHTT và quan hệ giữa những người THTT với nhau.

  1. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy

-> Đúng. Phương pháp quyền uy điều chỉnh những mối quan hệ giữa các cơ quan và người có thẩm quyền THTT với những người TGTT trong quá trình giải quyết vụ án. Trong trường hợp này điều tra viên là người THTT và người bào chữa là người TGTT nên quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa sẽ được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.

  1. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp luật TTHS

-> Đúng. Được quy định tại Điều 15 BLTTHS

  1. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tòa hình sự

-> Sai. Về nguyên tắc thì mọi phiên tòa đều phải được mở xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền được tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng đồng thời quy định các trường hợp ngoại lệ. Theo đó, vụ án sẽ được tiến hành xét xử kín, tuy nhiên phải tuyên án công khai đối với trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự (Đ25 BLTTHS)

  1. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong luật

TTHS

-> Sai. Còn có trong TTDS (Điều 24) và TTHC (Điều 175)

  1. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để Tòa án ra bản án, quyết định

-> Sai. Theo điều 26 BLTTHS về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, căn cứ để Tòa án ra bản án, quyết định là kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

  1. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình

-> Sai. Điều 29 BLTTHS, chỉ người TGTT mới có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình (có phiên dịch)

II. BÀI TẬP Bài tập 1:

Trong lúc đang trộm cắp tài sản của D, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không bắt được. Một thời gian sau, B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên đã tố giác với cơ quan công an nơi đây, công an phường X tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho CQĐT công an quận. Vụ án được khởi tố, Điều tra viên N là người được phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của Kiểm sát viên M. Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định luật sư C làm người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định miễn TNHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Trong biên bản hòa giải, các bên đã thỏa thuận về vấn đề BTTH, bị can A xin lỗi người bị hại D.

1. Xác định tất cả QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS?

Có tất cả 6 QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS

  • (1) B tố cáo với Công an phường X -> Phát sinh QHXH giữa cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng (CQĐT : Công an phường X – Điều 34 BLTTHS, Điều 5 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự) với người tham gia tố tụng (Người tố giác, báo tin về tội phạm : B – k1 điều 55)
  • (2) Công an phường X chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra công an quận ->

QHXH giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

  • (3) Điều tra viên N là người được phân công trực tiếp đến tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của KSV M -> QHXH giữa những người có thẩm quyền THTT
  • (4) Cơ quan điều tra quyết định miễn TNHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với A -> QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (CQĐT) với người tham gia tố tụng (Bị can: A)
  • (5) Điều tra viên N được phân công chủ trì việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ

A và bị hại D -> QHXH giữa người có thẩm quyền THTT với người tham gia tố tụng

(Bị can: A, người đại diện theo pháp luật của bị can: cha mẹ A, bị hại: D)

  • (6) Tòa án chỉ định luật sư C làm người bào chữa cho A -> QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Tòa án) với người tham gia tố tụng (người bào chữa: luật sư)

2. Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH? - QHXH 1 được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy

  • QHXH 2: phối hợp – chế ước
  • QHXH 3: phối hợp – chế ước
  • QHXH 4: quyền uy
  • QHXH 5: quyền uy- QHXH 6: quyền uy

Bài tập 2:

A (là người nước ngoài) bị CQĐT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội trộm cắp tài sản. Trong quá trình tố tụng, A nhờ luật sư B bào chữa cho mình. Vì A không sử dụng được tiếng Việt nên cơ quan có thẩm quyền đã nhờ C phiên dịch cho A. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, CQĐT đã làm bản kết luật điều tra và đề nghị VKS truy tố A về tội trộm cắp tài sản. VKS đã làm bản cáo trạng để truy tố A về tội danh trên. Sau đó Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên phạt A 05 năm tù,

1. Trong quá trình giải quyết vụ án trên có thể phát sinh quan hệ giữa những chủ thể nào?

  • (1) A bị CQDT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can
  • (2) A nhờ luật sư B bào chữa
  • (3) Cơ quan có thẩm quyền nhờ C phiên dịch cho A
  • (4) CQDT đề nghị VKS truy tố A về tội trộm cắp tài sản
  • (5) VKS làm bản cáo trạng để truy tố A
  • (6) Tòa án XXST và tuyên phạt A 5 năm tù
  • (7) quan hệ giữa A và C
  • (8) quan hệ giữa VKS và tòa án

2. Trong những quan hệ đó, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS?

  • (1) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (CQĐT) với người tham gia tố tụng (bị can)
  • (3) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT với người tham gia tố tụng

(người phiên dịch)

  • (4) QHXH giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT
  • (5) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (VKS) với người tham gia tố tụng (bị can)
  • (6) QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền THTT (Tòa án) với người tham gia tố tụng (bị cáo)
  • (8) QHXH giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT (VKS – Tòa án)

3. Xác định phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS?

  • 1: quyền uy
  • 3: quyền uy
  • 4: phối hợp – chế ước
  • 5: quyền uy
  • 6: quyền uy
  • 8: phối hợp – chế ước

Bài tập 3:

A sinh năm 1976, cư trú tại huyện X, tỉnh Y, là người Hoa gốc Việt (trình độ văn hóa lớp 1/10), có hành vi mua bán 1,75kg ma túy, bị công an phát hiện và bắt quả tang. Tại bản án hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh Y tuyên A tử hình về tội mua bán trái phép chất ma túy.

  1. Giả sử A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền uy đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì vụ án được giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo k2 Đ5 BLHS và k2 Đ3 BLTTHS thì A phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng A lại thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nên vấn đề TNHS của A được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì TNHS của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

  1. Nếu A không sử dụng thông thạo tiếng Việt và đề nghị có người phiên dịchcho mình thì yêu cầu này có được chấp nhận không?

Theo Đ70 BLTTHS thì chỉ có CQCTQTHTT mới có quyền yêu cầu người phiên dịch tham gia tố tụng, A đề nghị có người phiên dịch cho mình do không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có thể được CQCTQTHTT chấp nhận

  1. Giả sử A không có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì CQTHTT sẽ giải quyết như thế nào?

A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Đ251 BLHS, với số lượng 1,75kg ma túy thì hành vi của A rơi vào khoản 4 Đ251 với khung hình phạt là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nên theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 76 BLTTHS, trường hợp A không thể nhờ được luật sư bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền THTT phải chỉ định người bào chữa cho A

CHƯƠNG 2

I. NHẬN ĐỊNH

  1. Sai. Ngoài chủ thể tiến hành tố tụng tham gia chủ yếu vào hoạt động giải quyếtvụ án hình sự còn có một số chủ thể đặc biệt khác như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển… được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi thẩm quyền tố tụng. (căn cứ Điều 35).
  2. Đúng. Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 35.
  3. Đúng. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 53 và khoản 3 Điều 49. Nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư…
  4. Đúng. Điều 266
  5. Đúng. Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 72. Chẳng hạn Luật không cấm người bào chữa không được bào chữa nếu tham gia vụ án đó mang tư cách người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội.
  6. Sai. Căn cứ khoản 1 Điều 57, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố không có quyền đề nghị thay đổi…
  7. Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 65, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ ánkhông có quyền đề nghị thay đổi…
  8. Sai. Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57, nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố chứ không phải bào chữa.
  9. Sai. Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 58.
  10. Sai. Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 72, đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó.11. Đúng. Căn cứ khoản 2 Điều 66, Luật không cấm
  11. Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 66, Luật không cấm.
  12. Sai. Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 68. 14. hem biết
  13. Đúng.
  14. Sai. Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 4
  15. Sai. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 66, người do nhược điểm về thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan… 18. hem biết

19. hem biết

II. BÀI TẬP

Bài tập 1

1.

  • A, B – bị cáo: khoản 1 Điều 61
  • Công ty Z – bị hại: khoản 1 Điều 62
  1. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 53, khoản 3 Điều 49  có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không vô tư...  thay đổi Hội thẩm (khoản 2 Điều 53).
  2. Hợp lý, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 72, điểm e khoản 1 Điều 4  luật sư F không được bào chữa. Bài tập 2

1.

  1. Nguyên đơn dân sự: khoản 1 Điều 63
  2. Bị hại: khoản 1 Điều 62

2.

  • Khoản 1 Điều 60, trong giai đoạn điều tra, nếu N bị khởi tố về hình sự - cụ thể là khởi tố bị can thì N là bị can. Còn A là người đại diện của người bị buộc tội nếu N dưới 18 tuổi, có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của CQĐT, VKS, TA.
  • Nếu N chỉ mới 14 tuổi 6 tháng thì tư cách tham gia tố tụng của A có thay đổi, vìN lúc này chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS)  không khởi tố VAHS (khoản 3 Điều 157)  không có tư cách tham gia tố tụng của A.
  1. Người làm chứng – khoản 1 Điều 66.
  2. Không, căn cứ khoản 1 Điều 51.

Bài tập 3

1.

  • A: bị can, khoản 1 Điều 60
  • D: bị hại, khoản 1 Điều 62
  • X, Y: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, khoản 1 Điều 65
  • K: người bào chữa, khoản 1 Điều 72
  • L: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, khoản 1 Điều 84
  1. Có ảnh hưởng trong việc giải quyết vụ án  phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, điểm a khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 49.
  2. Khoản 3 Điều 49, nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư…  có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  3. Không, điểm a khoản 4 Điều 70
  4. Được, căn cứ Điều 66, Luật không cấm

Bài tập 4

1.

  • A, B: nếu bị khởi tố hình sự, thì là bị can, khoản 1 Điều 60
  • Cơ quan X, anh N: bị hại, khoản 1 Điều 62 - C: có thể là người làm chứng, khoản 1 Điều 66

2.

  • D: bị can, khoản 1 Điều 60
  • E: bị hại, khoản 1 Điều 62
  • A: người bào chữa, khoản 1 và 4 Điều 72 Bài tập 5 1.
  • A: bị hại, khoản 1 Điều 62
  • B: bị can, khoản 1 Điều 60
  • C: bị can, khoản 1 Điều 60
  • D: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, khoản 1 Điều 65
  • M: có thể là nguyên đơn dân sự, nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, khoản

1 Điều 63

  • H: người làm chứng, khoản 1 Điều 66
  • X: có thể không có tư cách tham gia tố tụng
  1. Nếu thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 76 thì CQĐT phải yêu cầu hoặc đề nghị cử người bao chữa, còn nếu không thì B và C tự bào chữa theo điểm g khoản 2

Điều 61

  1. Điểm a khoản 1 Điều 51, khoản 3 Điều 49, nếu có căn cứ rõ ràng…  đề nghị thay đổi

CHƯƠNG 3: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Câu hỏi nhận định

  1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng mình cao hơn chứng cứ gián tiếp.

SAI. Giá trị chứng minh của chứng cứ dựa vào mối quan hệ giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh, theo đó chứng cứ trức tiếp có giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián tiếp. Còn về độ tin cậy của chứng cứ được xác định dựa trên căn cứ nơi xuất xứ của chứng cứ, chứng cứ gốc có độ tin cậy cao, chứng cứ thuật lại có độ tin cậy thấp hơn. (Chứng cứ gốc là chứng cứ được thu thập từ nơi xuất xứ đầu tiên của nó, không thông qua một khâu trung gian nào).

  1. CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can.

SAI. Trong phạm vi quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tang nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội (theo Đ15, BLTTHS 2015). Vì thế cơ quan điều tra phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can.

  1. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng.

SAI. Người có thẩm quyền THTT cũng có quyền xử lý vật chứng (xem khoản 1 Điều 106 BLTTHS 2015).

  1. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án bị đình chỉ

SAI. Xem khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 (điểm b: vật chứng được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án,…)

  1. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ

SAI. Chỉ có người có thẩm quyền THTT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới có quyền đánh giá chứng cứ (xem k2 Đ108 BLTTHS 2015).

  1. Thông tin thu được từ Facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong

TTHS

ĐÚNG. Theo điểm c khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015 thì chứng cứ được thu thập, xác định từ nguồn dữ liệu điện tử, và Điều 99 BLTTHS 2015 quy định dữ liệu điện tử,… Như vậy thông tin thu được từ Fb có thể được sử dụng làm chứng cứ trong TTHS.

  1. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.

SAI. Theo điểm đ khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015 thì Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được xem là nguồn chứng cứ, và Biên bản này được quy định tại Điều 102 BLTTHS 2015 là biên bản gồm những tình tiết về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, tuy nhiên biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp không đề cấp đến tình tiết về kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nên không thể xem đây là nguồn của chứng cứ (xem them Điều 115 BLTTHS)

  1. Mọi tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn của chứng cứ đều được xem là chứng cứ

SAI. Mỗi chứng cứ đều phải có đủ 3 thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, nếu thiếu 1 trong ba thuộc tính trên thì không được coi là chứng cứ (xem tài liệu trang 54).

  1. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau

SAI. Xem Điều 85 BLTTHS, các vấn đề cần được làm sáng tỏ trong VAHS rất đa dạng vè nhiều khía cạnh, do đó không phải các đối tượng chứng minh đều giống nhau. Tùy từng vụ án hình sự sẽ có những yếu tố, tình tiết khác nhau nên không phải tất cả đều giống nhau. (Đ416 về người dưới 18 tuổi, Đ441 về pháp nhân)

Bài tập

Bài tập 1.

  1. Nguồn chứng cứ:

Vật chứng: ổ khóa của căn phòng nơi đựng két sắt không bị mở; chiếc áo sơ mi bên cạnh két sắt

Lời khai: của người tố giác, báo tin về tội phạm A; của người bị tố giác B

Kết luận giám định: chỉ có B chui lọt qua lỗ trống, A có chứng cứ ngoại phạm

Biên bản trong hoạt động điều tra: quá trình điều tra cho thấy chiếc áo này là của A

  1. Những hđ của CQĐT để thu thập chứng cứ: - Khám nghiệm hiện trường:

Phát hiện ổ khóa của căn phòng nơi đựng két sắt không bị mở.

Thu giữ một chiếc áo sơ mi cạnh két sắt.

Điều tra kích thước lỗ trống phía đầu nhà.

  • Lấy lời khai, hỏi cung:

Lấy lời khai của người làm chứng A và bị can B.

Tìm được động cơ B bỏ áo sơ mi lại là để đánh lạc hướng điều tra.

  • Điều tra, xác minh:

Xác định được áo sơ mi cạnh két sắt là áo của A cho B mượn.

Chỉ có B mới chui lọt qua lỗ trống phía đầu nhà.

Tìm chứng cứ ngoại phạm của A.

Bài tập 2.

  1. Lời khai của N được xem là nguồn chứng cứ (K1 Đ87)
  2. Theo Đ99 thì bản ghi âm có thể được xem là nguồn chứng cứ, tuy nhiên bản ghi âm này phải được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra đánh giá theo quy định (Đ88). Do đó bản ghi âm bí mật của N chưa chắc được coi là chứng cứ *này do tòa án quyết định.

Bài tập 3.

1. Những vấn đề cần phải chứng minh:

  • Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội.

→ Có. Vào ngày 11/07/2015, tại nhà của ông K và bà H, khi thấy ông A uống rượu về lại chửi và đánh bà H, D đã chạy xuống bếp lấy con dao xà gạc chém liên tục nhiều nhát vào cổ và mặt ông K làm ông chết tại chỗ.

  • Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội.

→ D là người thực hiện hành vi phạm tội. Có lỗi cố ý trực tiếp (vì trong lời khai D thừa nhận do bị can không kiềm chế được nên đã phạm tội). Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì D phải chịu TNHS vì đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 123 về tội giết người.

  • Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

→ Tình tiết tăng nặng: A là bố ruột của D

→ Tình tiết giảm nhẹ là sau khi gây án, D đã đến công an tự thú và thành khẩn khai báo; xem xét giảm nhẹ vì D chỉ mới 14 tuổi.

  • Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

→ Hành vi phạm tội của D mang tính chất nghiêm trọng vì đã làm ông K tử vong.

  • Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

→ Nguyên nhân là vì ông K thường uống rượu rồi về nhà chửi đánh vợ con, ngày 11/7/2015 khi bị ông K uống rượu về nhà lại chửi đánh mẹ bị can nên bị can không kiềm chế được, đã dùng dao xà gạc thực hiện hành vi phạm tội.

2. Nguồn chứng cứ:

Vật chứng: con dao

Lời khai của H, lời thú tội của D

Kết luận giám định: tỷ lệ giám định pháp y Bài tập 4.

  1. Nguồn chứng cứ:

Vật chứng: con dao ở hiện trường vì nó được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội đồng thời mang những dấu vết của tội phạm như: dấu vân tay, vết máu của nạn nhân.

Lời khai của người làm chứng là lời khai của X và ông D.

Lời khai của bị can A.

Kết luận giám định.

Ngoài ra, những biên bản trong hoạt động điều tra như: bắt người, khám nghiệm hiện trường, khám xét, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng…cũng được coi là nguồn của chứng cứ

  1. Loại chứng cứ:
  • Dấu vân tay của A và vết máu của nạn nhân trên con dao mà cơ quan điều tra đã thu thập trên hiện trường:

Là chứng cứ gián tiếp vì từ dấu vân tay và vết máu kết hợp với kết luận giám định, lời khai của người làm chứng cơ quan điều tra mới xác định được A là người phạm tội.

Là chứng cứ gốc vì được thu thập mà không thong qua một khâu trung gian nào.

Là chứng cứ buộc tội vì nó thể hiện rõ việc phạm tội, sự kiện phạm tội và lỗi của A.

  • Những thông tin trong lời khai của X và A:

Là chứng cứ trực tiếp vì cho biết những nguồn tin quan trọng và cơ bản nhất của hành vi phạm tội, phục vụ trực tiếp cho việc làm rõ những yếu tố cấu thành tội phạm.

Là chứng cứ gốc vì được hình thành từ nguyên bản.

Là chứng cứ buộc tội.

  • Những thông tin trong lời khai của ông D:

Là chứng cứ trực tiếp.

Là chứng cứ sao chép (thuật lại) vì ông D nghe con trai là X kể lại.

Là chứng cứ buộc tội.

  • Những thông tin trong kết luận giám định:

Là chứng cứ gián tiếp vì không trực tiếp xác định tội phạm mà phải kết hợp với những yếu tố khác mới xác định được đối tượng chứng minh.

Là chứng cứ gốc.

Là chứng cứ buộc tội.

  • Những thông tin trong biên bản hoạt động điều tra:

Là chứng cứ gián tiếp.

Là chứng cứ gốc.

CHƯƠNG 4

I. Câu hỏi nhận định

  1. BPNC được áp dụng đối với mọi VAHS về tội rất nghiêm trọng, tội đặcbiệt nghiêm trọng.

=> Sai. Vì việc áp dụng BPNC mang tính lựa chọn. Trước khi tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết VAHS, các cơ quan và người có thẩm quyền cần phải cân nhắc về việc có nên áp dụng BPNC hay không. Nếu xét thấy cần thiết thì phải lựa chọn BPNC nào sao cho có hiệu quả và hợp lý nhất.

  1. BPNC không áp dụng đối với bị can là pháp nhân.

=> Đúng. Vì BLTTHS 2015 chỉ quy định biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại mà không quy định áp dụng BPNC.

  1. Chỉ cơ quan có thẩm quyền THTT mới có quyền áp dụng BPNC trong TTHS.

=>Sai.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 110, những người có thẩm quyền áp dụng BPNC “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” là:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

+ Một số người có thẩm quyền trong quân đội, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển,

Kiểm ngư.

+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Những chủ thể này không phải Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Lệnh bắt người của CQĐT trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành => đúng

- Vì:

+ Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Căn cứ theo quy định tại khoản 4

Điều 110 BLTTHS, phải được Viện kiểm sát phê chuẩn.

+ Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của CQĐT: Căn cứ theo khoản 2 Điều 113, phải được VKS phê chuẩn.

+ Điều 503

  1. Những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam

=> Sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 110 và khoản 1 Điều 113 BLTTHS, những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam chỉ gồm thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, còn lại những người khác không được quy định cùng có thẩm quyền ở cả hai trường hợp trên.

  1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo.

=> Đúng. Theo khoản 1 Điều 117 BLTTHS 2015 bị can, bị cáo khi bỏ trốn, bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã, sau đó bị bắt theo quyết định truy nã đó có thể là đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giữ

  1. Tạm giam không áp dụng với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai.

=> Sai. Vì bị can, bị cáo là phụ nữ có thai mà thuộc các trường hợp tại các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015 thì vẫn áp dụng biện pháp tạm giam.

  1. Lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền phải được VKS phê chuẩntrước khi thi hành

=> Sai. K.5 Điều 119

  1. Người có quyền ra lệnh tạm giam thì có quyền quyết định việc cho bảolĩnh để thay thế biện pháp tạm giam

=> Sai. Căn cứ khoản 4 Điều 121 BLTTHS,các quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

  1. Bảo lĩnh không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng

=> Sai. Theo khoản 1 Điều 121 BLTTHS, biện pháp bảo lĩnh là BPNC được áp dụng thay thế cho biện pháp tạm giam. Và căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 119 BLTTHS, biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Do đó, bảo lĩnh áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng.

  1. Đặt tiền để bảo đảm không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng.

=> Sai. Căn cứ theo quy định tại Điều 122 BLTTHS, đặt tiền để đảm bảo là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, biện pháp ngăn chặn này có thể áp dụng đối với mọi loại tội phạm nếu thỏa mãn những điều kiện ở khoản 2 Điều 7 TTLT số 06/2018. Do đó, đặt tiền để bảo đảm vẫn áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng.

  1. Cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài.

=> Sai. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLTTHS, không có quy định về trường hợp người nước ngoài được miễn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Theo đó, nếu bị can, bị cáo là người nước ngoài mà có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thì vẫn có thể áp dụng biện pháp này.

  1. Tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể áp dụng đối với người chưa bị khởi tố về hình sự.

=> Đúng. Vì:

+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 124 BLTTHS, biện pháp ngăn chặn tạm hỗn xuất cảnh có thể được áp dụng cho người bị kiến nghị khởi tố => Chưa bị khởi tố về hình sự.

+ Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 BLTTHS, biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài

khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ

cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. => Chưa bị khởi tố về hình sự.

Do vậy, tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể áp dụng đối với người chưa bị khởi tố về hình sự.

  1. VKS có quyền áp dụng tất cả BPNC trong TTHS.

=> Sai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS, VKS không có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS, VKS cũng không có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ.

  1. Việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC đang được áp dụng đều do VKS quyết định.

=> Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 125 BLTTHS, ngoài VKS, quyền quyết định hủy bỏ BPNC thuộc về Cơ quan điều tra, Tòa án. (Trừ trường hợp những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định). II. Bài tập

Bài tập 1:

  1. Thời hạn tạm giữ A được tính từ 10 giờ sáng. Thời hạn tạm giữ tối đa là 03 ngày, có thể gia hạn tạm giữ 02 lần => thời hạn tạm giữ tối đa 09 ngày. (Đ.118

BLTTHS)

  1. CQĐT không thể tạm giam A. A thuộc TP nghiêm trọng, A không đủ căn cứ xác định thuộc một trong các TH quy định tại các điểm a, b, c, d, đ K.2 Đ.119

BLTTHS.

  1. CQĐT không thể hủy bỏ lệnh tạm giam. Vì không thuộc các trường hợp hủy bỏ BPNC (Đ.125 BLTTHS)

4.

Bài tập 2:

  1. Giữ người trong TH khẩn cấp. Thẩm quyền: người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
  2. Đ.114 BLTTHS Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt
  3. Có thể, họ đăng ký nơi ở rõ ràng vẫn được xác định có nơi cư trú, lai lịch rõ ràng (khúc này nhớ thầy giảng vậy)

4.

Bài tập 3:

  1. Bắt người phạm tội quả tang Đ.111 BLTTHS.
  2. Tạm giữ. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ: những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường khẩn cấp (K.2 Đ.110 BLTTHS) 3. Không hợp lý K.2 Đ.125 BLTTHS

Bài tập 4:

  1. Bắt người phạm tội quả tang
  2. Sai. Vì thời điểm hiện tại A không thực hiện tội phạm nên không có căn cứ để nhân viên bảo vệ bắt người.

Bài tập 5:

1.

2. Được chấp nhận. Căn cứ theo quy định tại Điều 121 BLTTHS, bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, biện pháp ngăn chặn này có thể áp dụng đối với mọi loại tội phạm nếu thỏa mãn những điều kiện ở khoản 2 Điều 7 TTLT số 06/2018. Do đó, bảo lĩnh vẫn áp dụng

CHƯƠNG 5: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

I. NHẬN ĐỊNH

  1. Trong giai đoạn KTVAHS, VKS không thực hiện quyền công tố

-> Sai. VKS vẫn có quyền thực hiện quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, và nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn KTVAHS được quy định tại khoản 1 Điều 161 BLTTHS.

  1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS

-> Đúng. Theo khoản 3 Điều 145 và Điều 153, thì các cơ quan có quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và VKS, và các cơ quan đó cũng có thẩm quyền KTVAHS.

  1. Cơ quan có quyền ra quyết định KTVAHS thì có quyền thay đổi, bổ sung quyết định KTVAHS

-> Sai. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định KTVAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 153 BLTTHS, nhưng theo Điều 156 quy định về việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự thì HĐXX không có thẩm quyền trong trường hợp này.

  1. Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS là CQTHTT

-> Sai. Theo Điều 153 BLTTHS, ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng là CQĐT, VKS, HDXX thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có quyền KTVAHS.

  1. Mọi hành vi có dấu hiệu tội phạm do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp thựchiện đều do CQĐT của VKSNDTC khởi tố vụ án

-> Sai. Theo khoản 3 Điều 163, CQĐT của VKSNDTC chỉ KTVA đối với những tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham những, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TA, VKS, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

  1. Quyết định KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra phải gửi cho VKs có thẩm quyền để xét phê chuẩn

-> Sai. Theo khoản 2 Điều 154 BLTTHS và Điều 7 TTLT 04/2018, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến VKS có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố. Như vậy, quyết định KTVAHS có hiệu lực pháp luật kể từ khi các CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trên ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Và việc gửi quyết định đó kèm tài liệu liên quan đến cho VKS có thẩm quyền chỉ để kiểm sát việc khởi tố đó có đúng theo quy định của pháp luật TTHS không chứ không có ý nghĩa là cần sự phê chuẩn của VKS có thẩm quyền thì quyết định khởi tố VAHS của CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra mới có hiệu lực pháp luật.

  1. VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định KTVAHS không có căn cứ và trái pháp luật

-> Sai. Theo khoản 6 Điều 159 BLTTHS thì VKS chỉ có quyền hủy bỏ quyết định KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, còn với quyết định KTVAHS của HDXX thì VKS chỉ có quyền kháng nghị lên tòa án trên một cấp theo điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS mà không được quyền trực tiếp hủy bỏ.

  1. Công an cấp xã có quyền KTVAHS trong một số trường hợp luật định

-> Sai. Theo Điều 5 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì cơ quan điều tra trong CAND không bao gồm Công an cấp xã.

  1. VKS có quyền ra quyết định KTVAHS ngay khi phát hiện quyết định không KTVAHS của CQĐT là không có căn cứ và trái pháp luật

-> Sai. Theo điểm c khoản 2 Điều 7 TTLT 04/2018, trường hợp thấy quyết định không KTVAHS không có căn cứ thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định KTVAHS, nếu CQDT không thực hiện thì VKS mới ra quyết định hủy bỏ quyết định không KTVAHS và ra quyết định KTVAHS.

  1. BĐBP có quyền KTVAHS đối với những hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý

-> Sai. Theo khoản 1 Điều 32 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ đội biên phòng chỉ có quyền KTVAHS đối với những tội phạm được quy định tại Chương XIII và các Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242,

247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý.

  1. Bị hại có quyền KTVAHS trong một số trường hợp luật định

-> Sai. Bị hại không có quyền KTVAHS mà chỉ có quyền yêu cầu khởi tố theo quy định tại Đ155 BLTTHS

  1. KTVAHS theo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng

-> Sai. Theo khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Căn cứ vào mức hình phạt tù tại Điều 141, 143 với mức hình phạt từ đối đa lần lượt là 7 và 5 năm thuộc loại tội phạm nghiêm trọng được quy định tại Điều 9.1.b BLHS 2015. Vì vậy nên KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại không chỉ được áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng.

II. BÀI TẬP Bài tập 1:

A (ngụ xã L huyện H) bị cáo buộc dụ dỗ B (17 tuổi) ra chỗ vắng hiếp dâm. Ông N (cha nạn nhân) đã làm đơn yêu cầu công an L khởi tố VAHS và xử lý A để trả lại công bằng cho con gái mình.

  1. Công an xã L cần tiến hành những hoạt động gì trong trường hợp này?

Công an xã L không thể KTVAHS theo yêu cầu của ông N do không có thẩm quyền khởi tố VAHS theo Đ153, nhưng theo khoản 3 Điều 146, công an xã L có thể thực hiện tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của ông N, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền.

  1. Giả sử B lại làm đơn yêu cầu CQĐT công an huyện H không KTVAHS vì lo sợ nếu vụ việc được thụ lý sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình.

Nêu hướng giải quyết của CQĐT?

Trong trường hợp này, A phạm tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLHS, đồng thời B là người dưới 17 tuổi nên cha của B là ông N là người đại diện có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 155 chỉ quy định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, ở đây B không phải là người yêu cầu khởi tố nên không được rút yêu cầu khởi tố, thêm vào đó trường hợp này không rơi vào các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự tại Đ157 BLTTHS nên yêu cầu của B không được CQĐT chấp nhận, vẫn tiếp tục

KTVAHS

  1. Khi tiến hành xác minh về tuổi của A, có căn cứ cho rằng cha mẹ A trước đây đã đăng ký khai sinh trễ hạn cho A. CQDT giải quyết tình huống này như thế nào?

Việc thông tin nhân thân của bị can bị sai lệch thuộc một trong các trường hợp thay đổi bổ sung quyết định khởi tố bị can được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 180 BLTTHS 2015 “Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can”. Đối với tình huống này CQĐT phải tiến hành thay đổi quyết định khởi tố bị can và trong vòng 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi về tuổi của A cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn theo khoản 3 Điều 180 BLTTHS 2015.

Bài tập 2:

A là nhân viên bảo vệ của CTCP X nhưng đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Vụ việc bị phát hiện, giám đốc công ty X làm đơn kiến nghị CQĐT nơi công ty đặt trụ sở KTVAHS để thu hồi tài sản đã bị mất.

1. Kiến nghị khởi tố của CTCP X có được xem là cơ sở KTVAHS không? Tại sao?

TH1: A trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS

Trong trường hợp này hành vi của A đã thỏa mãn CTPT quy định tại khoản 1

Điều 173 BLHS, không rơi vào trường hợp không KTVAHS tại khoản 2 Điều 153 BLTTHS.

Tuy nhiên chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị khởi tố (khoản 3

điều 144 BLTTHS), nên đơn kiến nghị của giám đốc CTCP X có thể được xem là tố giác của cá nhân, và theo khoản 1 Điều 143 BLTTHS thì đây có thể được xem là căn cứ KTVAHS

TH2: A : A trộm cắp tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trở lên và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS

Trong trường hợp này hành vi của A không cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Đ173 BLHS, và theo khoản 2 Điều 153 BLTTHS thì đây là căn cứ không

KTVAHS.

2. Để quyết định KTVAHS, CQĐT cần tiến hành những hoạt động nào?

  • Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Việc tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. (Điều 146.1, 147.3)
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT phải kiểm tra, xác minh các căn có thể KTVAHS không, dấu hiệu phạm tội đã đã được xác định và có thể thực hiện điều tra sơ bộ để chứng minh có tội phạm theo quy định của BLTTHS. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ, CQĐT phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến VKS có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố. (Điều 154.2)

3. Trong quá trình xác minh vụ việc, A đã chủ động trả lại tài sản cho công ty và công ty X làm đơn bãi nại. Trên cơ sở đó, CQĐT đã ra quyết định không KTVAHS. Nhận xét về cách giải quyết của CQĐT?

Cách giải quyết của CQĐT là không có căn cứ pháp luật

- Do A phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS, không thuộc các trường hợp KTVAHS theo yêu cầu của bị hại tại Điều 155 BLTTHS mà ở đây là KTVAHS theo tố giác của cá nhân, nên việc công ty X làm đơn bãi nại không thể xem là căn cứ để không KTVAHS.

Bài tập 3:

A sinh năm 1975, cư trú tại tỉnh T. Ngày 01/12/2012, A thấy chị B ở nhà một mình nên nảy sinh ý định hiếp dâm, trong lúc giằng co với chị B để thực hiện hành vi của mình, A đã bóp cổ chị B đến chết. Thấy chị B chết nên A không thực hiện hành vi hiếp dâm nữa mà đẩy xác chị B xuống mương. Kết luận giám định pháp y xác định B chết là do bị chẹn cổ gây ngạt dẫn đến tử vong. CQĐT sau đó đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can A về tội giết người. Sau khi điều tra thu thập thêm chứng cứ và lời khai, VKSND tỉnh T đã bổ sung quyết định khởi tố bị can A, thêm tội danh hiếp dâm.

  1. Việc VKSND tỉnh T bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A có đúng thẩm quyền không?

Đúng thẩm quyền, theo quy định tại Đ180 BLTTHS

  1. A là bị can trong vụ án giết người, hiếp dâm nhưng qua điều tra cho thấy trước đó A còn thực hiện hành vi cướp tài sản nhưng chưa bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?
  • TH1: A có thực hiện hành vi cướp tài sản trước đó (đây hành vi được xem là tội phạm theo BLHS) trong cùng vụ án giết người, hiếp dâm mà tội phạm này chưa bị khởi tố. Trong trường hợp này, căn cứ vào khoản 3 và điểm d khoản 6 Điều 9 TTLT 04/2018, trường hợp cơ quan có thẩm quyền bổ sung quyết định khởi tố bị can, nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự chưa khởi tố về tội đó thì trước khi ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can phải ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền là CQĐT cấp tỉnh phải bổ sung quyết định khởi tố bị can A nếu có căn cứ xác minh được bị can A còn thực hiện hành vi cướp tài sản trong cùng một vụ án này theo khoản 2 Điều 180.
  • TH2: A thực hiện hành vi cướp tài sản trong một vụ án khác độc lập trước đó nhưng chưa bị khởi tố. Với trường hợp này, CQĐT cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với A do hành vi cướp tài sản của A là vụ việc có dấu hiệu tội phạm theo khoản 1 Điều 153. A thuộc căn cứ khởi tố vụ án hình sự là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tôi phạm theo khoản 5 Điều 143. CQĐT cũng có thể xem xét nhập vụ án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 BLTTHS.

3. Giả sử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh T phát hiện A còn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng vụ án chưa được khởi tố nên HDXX đã ra quyết định KTVAHS. VKSND tỉnh T phát hiện quyết định KTVAHS của HĐXX không có căn cứ thì phải giải quyết như thế nào?

Khi phát hiện quyết định KTVAHS của HĐXX không có căn cứ thì VKSND tỉnh T sẽ giải quyết theo căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS, trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của HĐXX không có căn cứ thì VKS kháng nghị lên Tòa Án trên một cấp. Trong trường hợp này, VKS sẽ kháng nghị lên Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền đối với Tòa án nhân dân tỉnh T về quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ pháp luật của HĐXX TAND tỉnh T.

Bài tập 4:

A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với khoản 1 Điều 134 BLHS. B không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên VKS nhận thấy hành vi phạm tội của A cần phải đưa ra xét xử để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy VKS đã khởi tố vụ án hình sự trên với lý do vì lợi ích chung của xã hội

  1. Việc KTVAHS như trên của VKS là đúng hay sai? Tại sao?

Việc khởi tố của VKS như trên là SAI. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 155

BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

  1. Giả sử B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầu khởi tố đối với A. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu sau đó B yêu cầu khởi tố lại thì có được chấp nhận không? Tại sao?

Giả sử B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầu khởi tố đối với A thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án theo quy định tại Khoản 2 Điều 155

BLTTHS.

Nếu sau đó B yêu cầu khởi tố lại thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 BLTTHS.

CHƯƠNG 6

I. NHẬN ĐỊNH

  1. Sai. Căn cứ Điều 153, 163. Thẩm quyền KTVAHS ngoài CQĐT còn có VKS,

HĐXX.

  1. Sai. Khoản 4 Điều 179, 163 vì VKS không có thẩm quyền điều tra VAHS mà vẫn có quyền khởi tố bị can.
  2. Sai. Khoản 4 Điều 179 đoạn 1 là vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra.
  3. Sai. Khoản 1 Điều 172 và khoản 1 Điều 173, thời hạn đều không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  4. Sai. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi KTVAHS
  5. Sai. Một số hoạt động điều tra không cần có người chứng kiến như là hỏi cung bị can, Điều 183
  6. Sai. Khoản 7 Điều 165
  7. Đúng. Khoản 1 Điều 192, không hạn chế thời gian khám xét người phải tiến hành sau khi khởi tố vụ án hình sự mà có thể được tiến hành bất kỳ thời điểm nào nếu có căn cứ nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có. Ví dụ: Cơ quan công an nhận được tin báo có người cất giữ ma túy trong người, nếu có căn cứ nhận định có sự việc đó thì cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn được phép ra lệnh khám xét người mà không cần phải chờ đến khi khởi tố vụ án hình sự.
  8. Sai. Khoản 1 Điều 195
  9. Đúng. Khoản 1, 2 Điều 163 và điểm a khoản 1 Điều 272
  10. Sai. Điểm a khoản 1 Điều 169  phải chuyển vụ án
  11. Sai. Khoản 2 Điều 6 TT 04/2018
  12. Đúng. Khoản 1 Điều 232
  13. Sai. Khoản 1 Điều 225, 228

Bài tập 1

1.

  • CQĐT phải ra bản KLĐT và quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can A (điểma khoản 1 Điều 230 BLTTHS và điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS)
  • CQĐT phải ra bản KLĐT đề nghị truy tố đối với bị can B (Điều 233)
  1. Khoản 2 Điều 421  khoản 5, 6, 7 Điều 166
  2. Nếu có đủ căn cứ để xác định thì khởi tố bị can B với tội cướp tài sản

4.

  • CQĐT phải ra bản KLĐT và quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can A (điểma khoản 1 Điều 230 BLTTHS và điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS; khoản 7 Điều 157

BLTTHS)

  • Điểm a khoản 1 Điều 229 đối với bị can B

Bài tập 2

1. Tội dùng nhục hình thuộc Điều 373 BLHS, chương XXIV về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp  căn cứ Điều 153 và khoản 3 Điều 163 BLTTHS thì cơ quan có thẩm quyền KTVAHS và ĐT là CQĐT VKSNDTC, CQĐT VKSQSTW.

2.

  • A: ra bản kết luận điều tra và đình chỉ điều tra  điểm a khoản 1 Điều 230 và khoản 7 Điều 157
  • B: điểm a khoản 1 Điều 229  ra quyết định truy nã  tạm đình chỉ điều tra

3. Đoạn 1 khoản 4 Điều 179

Bài tập 3

  1. Sai. Căn cứ Điều 193, phải có lệnh trước khi thi hành
  2. Điểm b khoản 3 Điều 106
  3. Hợp lý. Khoản 1 Điều 156
  4. Khoản 3 Điều 230, hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu CQĐT phụchồi điều tra

CHƯƠNG 7: TRUY TỐ

Nhận định

  1. VKS chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

SAI. Ngoài thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, VKS còn thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố VAHS (Đ161) và trong giai đoạn điều tra và xét xử VAHS (Đ165)

  1. VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp đó thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

SAI. Điều 239 thì VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của VKS được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án, trường hợp VKS cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nhưng VKS cấp dưới lại thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

  1. Khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung thì VKS phải chuyển hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra

SAI. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xé thấy không cần phải trả hồ sơ cho CQĐT thì VKS trực tiếp tiến hành một số hđ điều tra bổ sung tài liệu,… (xem Đ246)

  1. Khi cần thiết, VKS có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn truy tố

ĐÚNG. Xem k3 Đ236, Đ246

  1. Vụ án có thể được phục hồi khi VKS đã ra quyết định đình chỉ vụ án

ĐÚNG. Căn cứ Đ249 thì trường hợp nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 157 BLTTHS 2015 mà bị can không đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thì VKS ra quyết định phục hồi vụ án. Có thể phục hồi đối với toàn bộ vụ án hoặc phục hồi vụ án với từng bị can.

  1. VKS có thể truy tố những bị can mà CQĐT không đề nghị truy tố

SAI. Căn cứ điểm c khoản 1 Đ245 BLTTHS và điểm c khoản 1 Đ4 TTLT 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP thì khi có căn cứ cho rằng có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can, tức CQĐT không đề nghị truy tố thì VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung, chứ không được tiến hành truy tố.

  1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì VKS phải ra quyết định phục hồi vụ án

SAI. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (K1 Đ249 BLTTHS).

Bài tập

Bài tập 1.

  1. K1 Đ239 BLTTHS thì VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp đó quyết định việc truy tố,…

Vụ án giết người của bị can A và B do cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố và điều tra thế nên VKSNDTC có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B.

  1. Đoạn 3 khoản 1 Đ239 BLTTHS quy định Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấptrên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố…

VKS cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án, tức VKS cấp tỉnh có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

  1. Căn cứ điểm a, b K2 Đ18 TTLT 04/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCABQP, K1 Đ240 BLTTHS 2015.

Nếu lệnh tạm gia bị can A, B của CSĐT BCA vẫn còn thời hạn thì tùy thuộc vào thời hạn tạm giam để điều tra của Cơ quan CSĐT BCA còn lại đủ để hoàn thành việc truy tố hay không mà VKS có thể tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam này hoặc ra lệnh tạm giam mới.

  1. Căn cứ điểm b K1 Đ76 BLTTHS người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Theo điểm d K1 Đ245 BLTTHS thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung vì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. (xem thêm điểm b K1 Đ6 TTLT 02/2017)

Khi VKS phát hiện A là người chưa thành niên nhưng CQĐT đã không chỉ định người bào chữa cho A trong gđ điều tra theo đúng quy định tại Đ76 BLTTHS thì VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung do trường hợp này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

  1. Theo điểm b K1 Đ247 BLTTHS thì VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án và việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Đ231 BLTTHS.

Khi đang xem xét quyết định truy tố mà B bỏ trốn thì VKS phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can trước và chỉ khi đã hết thời hạn quyết định truy tố bị can B mà vẫn không biết rõ bị can B đang ở đâu thì VKS mới có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can B. Riêng đối với bị can A thì VKS ra quyết định truy tố.

Bài tập 2.

  1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015 thì trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì VKS phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết như sau: nếu trong trường hợp VKS không thể tự điều tra bổ sung được thì VKS ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015 thì trường hợp vụ án do VKS trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng và VKS chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung 02 lần; thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

Thời hạn để điều tra bổ sung trong trường hợp này được pháp luật quy định là 02 tháng, tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

Tình tiết bổ sung thứ nhất:

  1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Theo khoản 8 Điều 157 BLTTHS 2015 thì không được khởi tố VAHS khi tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Trong trường hợp điều tra bổ sung cho thấy A và B phạm Tội cố ý gây thương tích tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 thì lúc này cần phải xem xét bị hại có nhu cầu khởi tố VAHS hay không:

Trường hợp 01: Bị hại không có nhu cầu khởi tố VAHS.

Theo Điều 248 BLTTHS 2015 thì VKS quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS 2015 và quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ đình chỉ vụ án, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS 2015.

Trường hợp bị hại không có nhu cầu khởi tố VAHS thì VKS ra quyết định không truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích và ra quyết định đình chỉ vụ án.

Trường hợp 02: Bị hại có yêu cầu khởi tố VAHS.

Theo khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015 thì trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì VKS phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án.

Trường hợp bị hại có nhu cầu khởi tố VAHS thì VKS phải ra bản cáo trạng mới truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 243 BLTTHS 2015 và chuyển hồ sơ đến Tòa án.

Tình tiết bổ sung thứ hai:

3. Theo điểm a khoản 1 Điều 247 BLTTHS 2015 thì VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh hiểm nghèo trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố.

Theo khoản 2 Điều 247 BLTTHS 2015 thì trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 242 BLTTHS 2015 thì VKS chỉ có thể quyết định tách vụ án khi bị can mắc bệnh hiểm nghèo nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện sau khi đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trong giai đoạn truy tố, có kết luận giám định tư pháp xác định bị can A mắc bệnh hiểm nghèo thì VKS chỉ có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can A , chứ không thể ra quyết định tách vụ án nên quyết định của VKS là không đúng. Sau khi đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can A thì VKS mới có thể ra quyết định tách vụ án.

CHƯƠNG 8

I. Câu hỏi nhận định

  1. Tòa án có thể tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật

=> Đúng, K.6 Đ.252 BLTTHS

  1. Tòa án chỉ được tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ sau khi đã yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS không bổ sung được

=> Sai. Điều 284 BLTTHS TA vẫn tiến hành xét xử

  1. TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu chỉ được xét xử sơ thẩm những

VAHS về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

=> Sai. Theo K.1, K.2 Đ.268 BLTTHS TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu xét xử sơ thẩm những VAHS về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và TAND cấp khu vực đó là tội phạm nghiêm trọng về: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và TP chiến tranh, các tội quy định tại điểm c, K.1 Đ.268 BLTTHS, các tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam.

  1. Mọi trường hợp VKS rút toàn bộ quyết định truy tố, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ vụ án

=> Sai. K.4 Đ.326 BLTTHS Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội.

  1. HĐXXST có thể quyết định bắt bị cáo để tạm giam ngay sau khi tuyên án

=> Đúng, Đ.329 BLTTHS

  1. TAQS chỉ XXST những VAHS mà bị cáo là quân nhân tại ngũ hoặc là người đang phục vụ trong quân đội

=> Sai. Đ.272 BLTTHS

  1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền để tiến hành xét xử

=> Sai. Theo K.1 Đ.274 BLTTHS khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

  1. Tòa án chỉ có thể xét xử bị cáo về hành vi mà VKS đã truy tố

=> Sai. Theo K.2 K.3 Đ.298 BLTTHS

  1. Khi cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòaán phải trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung

=> Sai. TA trả hồ sơ để VKS truy tố lại Đ.298 BLTTHS

  1. Trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với người TGTT khác tại phiên tòa

=> Sai, điểm i K.2 Đ.61 BLTTHS

  1. TAND cấp huyện không có quyền kết án một bị cáo với mức hình phạt trên 15 năm tù

=> Sai, Bị cáo phạm nhiều tội và các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực, thì Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự xét xử tất cả các tội phạm đó và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình phạt chung có thể là phạt tù trên 15 năm; tù chung thân hoặc tử hình.

  1. Khi VKS rút quyết định truy tố trước ngày mở phiên tòa thì Tòa án phải đình chỉ vụ án

=> Sai. Theo K.1 Đ.325 BLTTHS VKS rút quyết định truy tố một phần thì TA vẫn tiếp tục xét xử vụ án (xét xử phần còn lại).

  1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, KSV có quyền kết luận về tội nặng hơn đối với bị cáo

=> Sai, Đ.319 BLTTHS

II. Bài tập

Bài tập 1:

  1. Đúng, tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS quy định người đã yêu cầu khởi tố được quyền rút yêu cầu, cụ thể: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
  2. Đình chỉ vụ án (K.2 Đ.155 BLTTHS) không quy định thời điểm rút yêu cầu nên bị hại có thể rút yêu cầu bất kỳ lúc nào trong quá trình tố tụng, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.

3.

Bài tập 2:

1. TP Mỹ Tho (K.1 Đ.269 BLTTHS) 2. TAND tỉnh Tiền Giang (Đ.271 BLTTHS)

3.

Bài tập 3:

  1. K.1 Đ.274 BLTTHS
  2. Đ.291 BLTTHS
  3. TĐC VA, kiến nghị với Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp, nếu HĐXX không thống nhất với việc rút truy tố thì hủy bỏ QĐ rút truy tố, chuyển HS để TA xét xử lại. (K.5 Đ.326 BLTTHS)

Bài tập 4:

  1. Tại phiên tòa VKS đã rút quyết định truy tố về hành vi gây rối trật tự công cộng, HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án. HĐXX chấp nhận việc rút truy tố hoặc không chấp nhận việc rút truy tố.
  2. Không hợp lý. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo điểm c K.1 Đ.280 BLTTHS
  3. Bị thay đổi Điều tra viên theo quy định điểm a K.1 Đ.51 BLTTHS “Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này” bị thay đổi khi thuộc trường hợp đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.

CHƯƠNG 9: XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

  1. VKS không thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

-> Sai. Khi thực hiện những việc được quy định tại khoản 2 Điều 266 thì VKS đang thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

  1. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu người kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX phải ra quyết định đình chỉ vụ án

-> Sai. Theo Đ342 BLTTHS, nếu tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm chứ không đình chỉ vụ án.

  1. Nếu có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật thì Tòa án cấp phúc thẩm luôn phải mở phiên tòa để xét xử

-> Sai. Đối với các quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX sẽ mở phiên họp chứ không mở phiên tòa (khoản 1 Điều 362) – (kháng cáo, kháng nghị đúng quy định pháp luật nhưng bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật – Đ330)

  1. Khi sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị

-> Đúng. Theo khoản 3 Điều 357 BLTTHS, trường hợp có căn cứ thì HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo dù cho bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị

  1. Khi sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo, quyền hạn của HĐXX phúcthẩm không bị phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị

-> Đúng. Như câu 4 (CSPL: k3 điều 357 BLTTHS)

  1. Chỉ có HDXX phúc thẩm mới có quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm

-> Sai. Theo khoản 1 Điều 348 BLTTHS, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định (?)

  1. Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét những phần bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật
  2. Sai. Điểm b khoản 2 Điều 357  VKS kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu và có căn cứ để sửa án theo hướng không có lợi cho bị cáo. Điểm a khoản 1 Điều

358  hủy bản án để điều tra lại

  1. Đúng. Điều 355 thì có hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại, không có điều tra bổ sung
  2. Đúng. Khoản 1 Điều 348
  3. Đúng. Khoản 1 Điều 342
  4. Sai. Khoản 2 Điều 359 và khoản 7 Điều 157  hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
  5. Sai. Điểm a khoản 1 Điều 351

Bài tập

Bài tập 1.

1. Khi chuẩn bị xét xử, chủ tọa phiên tòa xét thấy cần áp dụng Khoản 2 Điều 141 BLHS thay cho Khoản 1 Điều 141 tức tính chất mà mức độ thiệt hại của hành vi của A mà TA và VKS ghi nhận là khác nhau. Tính chất và mức độ thiệt hại là một trong những vấn đề phải chứng minh trong VAHS (Khoản 4 Điều 85 BLTTHS) vì vậy khi thấy thiếu chứng cứ để chứng minh tính chất và mức độ thiệt hại nêu trên thì theo Điểm a Khoản 1 Điều 280 BLTTHS, Thẩm phán phiên tòa quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung.

Thẩm phán cũng có thể áp dụng Khoản 2 Điều 141 BLHS 2015 để xét xử A vì theo Khoản 2 Điều 298 BLTTHS 2015 thì Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng môt điều luậ t.̣

2.

a. VKSND huyện N kháng nghị về hình phạt, bị hại cũng kháng cáo về mức

hình phạt, như vậy theo Điều 339 BLTTHS thì phần bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án, quyết định của TA chưa được đưa ra thi hành tức quyết định hình phạt đối với A chưa được thi hành nhưng quyết định về việc bồi thường 50 triệu của A vẫn được thi hành. TA cấp phúc thẩm chỉ cần xem xét phần nội dung bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định về hình phạt đối với A (Điêu 345 BLTTHS).

Sau khi thực hiện bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu và đồ vật (Điều 353) và thực hiện các thủ tục tại phiên tòa theo Điều 354 BLTTHS, Khi có căn cứ đúng pháp luật TA cấp phúc thẩm có quyền quy định tại Điều 355 BLTTHS như:

Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật: Điều 356

Hay sửa bản án sơ thẩm: Điều 357

  1. Trước khi bắt đầu phiên tòa, bị hại có quyền bổ sung kháng cáo của mình

theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo. theo quy định tại khoản 1 điều 342 BLTTHS và Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 05/2005 => Bị hại được bổ sung kháng cáo yêu cầu tăng mức BTTH

Trường hợp này TA cũng tiến hành bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu và đồ vật (Điều 353) và thực hiện các thủ tục tại phiên tòa theo Điều 354 BLTTHS, Khi có căn cứ đúng pháp luật TA cấp phúc thẩm có quyền theo Khoản 1 Điều 355 BLTTHS:

  1. Trong trường hợp này TACPT sẽ hủy bản án ST để điều tra lại theo điểm a K1 Điều 358 BLTTHS 2015 (Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại khi có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm).

Bài tập 2:

1.

  1. Không thể kháng nghị bản án sơ thẩm vì thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
  2. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội (điểm a, K.1, Đ.358 BLTTHS)