Bài tập tổng quan về quản lý thông tin | Thông tin học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40799667
Tên: Phan Châu Thiệu Khang MSSV: 2356210015 Bài tập
Bài 1: Tổng quan về quản lý thông tin
Quản lý thông tin là gì? é
Có nhiều nơi và hình thức giải thích về khái niệm “Quản lý thông tin”
nhưng nhìn chung, “Quản lý thông tin” là việc: Quản lý toàn bộ quá trình di
chuyển của thông tin từ thu thập cho đến sử dụng và hỗ trợ quá trình ra
quyết định của cá nhân, tổ chức.
Hay còn có thể gọi là cách quản lý vòng đời của thông tin qua việc: lập kế
hoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm soát thông tin. Trong đó có sự trợ giúp
của các bộ phận IT/ICT (là bộ phận tạo ra phương thức/cách thức, công cụ
để vận hành quá trình di chuyển thông tin một cách hiệu quả)
Chức năng của quản lý thông tin là? é
Quản lý thông tin có nhiều chức năng, nhưng được chia thành 2 nhóm
chính là: Chức năng tổng quát & Chức năng cụ thể để phục vụ việc quản lý
quá trình sử dụng thông tin ở 3 mức độ: chiến lược, quản lý, vận hành cùng
các thành phần: con người, quy trình, công nghệ, hạ tầng cơ sở. Trong đó:
● Chức năng tổng quát bao gồm việc:
○ Quản lý nguồn thông tin như một nguồn lực chiến lược để tăng
cường hoạt động/sức mạnh của tổ chức
○ Kiểm soát các chức năng trong vòng đời thông tin của tổ
chức/hệ thống thông tin của tổ chức
○ Vận hành các hoạt động hằng ngày của vòng đời thông tin
cho tổ chức /hệ thống thông tin của tổ chức
● Chức năng cụ thể bao gồm việc:
○ Quản trị: đưa ra chính sách hướng dẫn để mọi người thực
hiện quá trình tương tác với thông tin
○ Quản lý việc ứng dụng ICT/IT: chỉnh nắn kế hoạch sử dụng ICT
tương thích với kế hoạch công việc của tổ chức, phân tích các
hoạt động của ICT để phát hiện những việc cần cải tiến
○ Thiết lập và cải tiến: phát triển, duy trì, cải tiến các dịch vụ và hệ
thống thông tin tích hợp
○ Vận hành hiệu quả: vận hành công việc một cách tối ưu và
với chất lượng cao xuyên suốt các công việc
○ Tối ưu hoá nguồn lực: tìm cách tối ưu hoá lợi ích của nguồn
lực thông tin đối với tổ chức lOMoAR cPSD| 40799667
Yêu cầu đối với công việc quản lý thông tin: é
Vì Quản lý thông tin là bộ phận phải làm việc với hai phía: người dùng & người
cung cấp hạ tầng và dịch vụ IT. Đồng thời là người trực tiếp quản lý và vận
hành hệ thống thông tin giúp thông tin trở thành nguồn lực chiến lược cho
hoạt động và sự phát triển của tổ chức, cá nhân đang bộ phận đang phục vụ
⇒ Nhân sự Quản lí thông tin cần phải:
● Hiểu biết về tổ chức: chức năng, bối cảnh, nhu cầu và hành vi thông
tin của người dùng trong tổ chức tổ chức – Strategy, Process,
Benefit ⇒ để phát triển hệ thống phù hợp văn hoá của tổ chức
● Hiểu biết về các vấn đề liên quan đến thông tin (có năng lực về thông tin
học): giá trị, loại, cách tạo lập, thu thập, tổ chức, phân tích/xử lý, lưu trữ, bảo
quản, tra cứu, cung cấp thông tin ⇒ để xử lý tối ưu vòng đời thông tin và
thiết lập, duy trì và cải tiến các dịch vụ hỗ trợ quá trình sử dụng thông tin.
● Hiểu biết về công nghệ áp dụng vào quản lý và sử dụng thông tin: Các khả
năng và xu hướng công nghệ có thể áp dụng trong QLTT – IT and IS ⇒ để
Dẫn dắt việc sử dung IT/ICT & Tổ chức ứng dụng IT/ICT
Thách thức của việc Quản lý thông tin: é
Vì là bộ phận trực tiếp tổ chức và phân phối thông tin đến toàn bộ tổ chức,
quản lý thông tin sẽ đối mặt với một số thách thức sau đây:
● Khối lượng lớn của dữ liệu: Sự tăng nhanh của dữ liệu, còn được
gọi là "big data", đặt ra thách thức trong việc lưu trữ, xử lý và phân
tích dữ liệu một cách hiệu quả.
● Bảo mật thông tin: Ngày càng tăng các mối đe dọa về bảo mật thông
tin từ các cuộc tấn công mạng, vi rút máy tính, và việc thất lạc dữ
liệu. Quản lý thông tin phải đối mặt với thách thức bảo vệ thông tin
quan trọng của tổ chức và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
● Tuân thủ pháp luật: Nhiều quốc gia và khu vực có các quy định pháp
luật nghiêm ngặt về quản lý thông tin, đặc biệt là liên quan đến quyền
riêng tư. Việc duy trì tuân thủ các quy định này đòi hỏi sự chú ý đặc
biệt và thường đòi hỏi các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.
● Quản lý vòng đời của thông tin: Từ khi thông tin được tạo ra cho đến
khi nó không còn cần thiết nữa, quản lý vòng đời của thông tin đòi hỏi
sự chú ý đặc biệt.
● Khả năng tương tác và tích hợp: Các tổ chức thường sở hữu thông tin
trên nhiều hệ thống và nền tảng khác nhau. Thách thức ở đây là đảm
bảo tính tương tác và tích hợp giữa các hệ thống này, giúp thông tin di
chuyển một cách mượt mà và hiệu quả trong toàn bộ tổ chức.
● Quản lý tri thức tổ chức: Quản lý thông tin không chỉ là về dữ liệu mà
còn liên quan đến tri thức tổ chức. Thách thức ở đây là làm thế nào
để thu thập, tổ chức, và chia sẻ tri thức một cách hiệu quả giữa các
thành viên của tổ chức.
● Nhân lực và đào tạo: Để thực hiện các quá trình quản lý thông tin hiệu
quả, nhân viên cần được đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên.
Điều này đặt ra thách thức trong việc duy trì sự chuyên nghiệp và kỹ
năng cần thiết cho người làm công việc quản lý thông tin. lOMoAR cPSD| 40799667