Bài tập trắc nghiệm chương thất nghiệp - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội
Bài tập trắc nghiệm chương thất nghiệp - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Lực lượng lao động:
A. Không bao gồm những người tạm thời mất việc.
B. Là tổng dân số hiện có của một nước.
C. Bao gồm những người có khả năng lao động.
D. Là tổng số người đang có việc và thất nghiệp.
2. Tỷ lệ thất nghiệp là:
A. Số người thất nghiệp chia cho số dân của nước đó
B. Tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.
C. Số người có việc chia cho dân số của nước đó.
D. Số người thất nghiệp chia cho số người có việc làm.
3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động bằng:
A. Số người trưởng thành chia cho dân số.
B. Số người có việc làm chia cho dân số. C . Tỷ lệ phần trăm s ố người
trong lực lượng lao động so với số người trưởng thành.
D. Số người có việc làm chia cho số người trưởng thành.
4. Nếu tiền lương quy định cao hơn mức tiền lương cân bằng trên thị trường lao động, thì nền kinh tế sẽ xuất hiện: A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
C. Thất nghiệp tạm thời. D. Thất nghiệp chu kỳ.
5. Thất nghiệp tự nhiên gồm:
A. Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp chu kỳ.
B. Thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ.
C. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
D. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển và thất nghiệp chu kỳ.
6. Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ra thất nghiệp tự nhiên:
A. Tiền lương bị ấn định cao hơn mức cân bằng.
B. Nền kinh tế suy thoái.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và ngành.
D. Sinh viên mới tốt nghiệp đại học bắt đầu tham gia vào thị trường lao động.*
7. Thất nghiệp chu kỳ gắn liền với:
A. Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
B. Những biến động kinh tế trong ngắn hạn.
C. Những biến động của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. D. Tăng trưởng nóng.
8. Thất nghiệp tự nhiên:
A. Là mức thất nghiệp đáng mong muốn.
B. Là mức thất nghiệp không thay đổi theo thời gian.
C. Là mức thất nghiệp tồn tại trong điều kiện toàn dụng nhân công và không tự biến mất trong dài hạn.
D. Là mức thất nghiệp không bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế.
9. Dân số của 1 nước là 25 triệu người, trong đó có 1 triệu người thất nghiệp và 9 triệu người có
việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là: A. 4% B. 11% TLTN= SNTN/ Tổng lđ C. 10% D. 5%
10. Những người thất nghiệp do thiếu kỹ năng lao động mà thị trường đang cần được xếp vào nhóm:
A. Thất nghiệp tạm thời. B. Thất nghiệp chu kỳ.
C. Thất nghiệp cơ cấu.
D. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
11. Trường hợp nào sau đây không được tính vào thất nghiệp tự nhiên:
A. Một số công nhân bị mất việc do chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng trong nền kinh tế.
B. Một số nhân viên văn phòng từ bỏ công việc hiện tại để đi tìm công việc mới.
C. Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại và quyết định không đi tìm việc nữa. kh nằm
D. Một số sinh viên mới tốt nghiệp đại học và đang trong thời gian tìm việc.
12. Sự kiện nào sau đây làm tăng số người thất nghiệp trong nền kinh tế:
A. Một người được nghỉ hưu theo chế độ.
B. Một công nhân bị sa thải do vi phạm kỷ luật lao động.
C. Một phụ nữ quyết định nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình.
D. Một người lao động tự ý thôi việc và không có nhu cầu tìm kiếm công việc khác.
13. Một người vợ quyết định nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình, theo các nhà thống kê lao
động thì cô ta sẽ được xếp vào nhóm: A. Thất nghiệp. B. Có việc làm. C.
Không nằm trong lực lượng lao động .
D. Nằm trong lực lượng lao động.
14. Một học sinh tốt nghiệp cấp 3 không thể tìm được một công việc phù hợp trong một thời gian
dài và quyết định thôi không tìm việc nữa. Người này được xếp vào nhóm: A. Thất nghiệp. * B
. Không nằm trong lực lượng lao động.
C. Nằm trong lực lượng lao động. D. Có việc làm.
15. Những người nào sau đây được xếp vào nhóm thất nghiệp chu kỳ:
A. Người nông dân bị mất ruộng đất và trở thành thất nghiệp cho tới khi được đào tạo lại. TNCC
B. Một nhân viên kinh doanh bị mất việc do nền kinh tế lâm vào suy thoái TNCK
C. Một công nhân xây dựng nghỉ việc và mong muốn tìm công việc khác. TNTT D. Không ai trong số họ.
16. Ai trong số những người sau đây được xếp vào nhóm thất nghiệp tạm thời? Một công nhân ngành thép:
A. Bỏ việc và đang tìm một công việc khác tốt hơn. TNTT
B. Không muốn làm việc và tạm ngừng tìm việc. nằm ngoài
C. Mất việc do thay đổi công nghệ. TNCC D. Về hưu theo chế độ.
17. Những người nào sau đây được xếp vào nhóm thất nghiệp cơ cấu:
A. Một người nông dân bị mất ruộng đất và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại. *
B. Một nhân viên kinh doanh bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
C. Một công nhân xây dựng nghỉ việc và đang tìm kiếm công việc khác ưng ý hơn.
D. Một sinh viên mới tốt nghiệp đại học và đang tìm kiếm việc làm.
18. Trợ cấp thất nghiệp có xu hướng làm tăng thất nghiệp tạm thời do:
A. Làm các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc sa thải công nhân.
B. Buộc công nhân phải chấp nhận ngay công việc đầu tiên mà họ nhận được.
C. Làm giảm áp lực phải tìm việc để có thu nhập trang trải cho cuộc sống của những người bị thất nghiệp.
D. Làm cho công nhân bị mất việc có động lực để tìm kiếm công việc mới.
19. Một số người bị mất việc do nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái được xếp vào nhóm:
A. Thất nghiệp tạm thời. B. Thất nghiệp cơ cấu. C. Thất nghiệp chu kỳ.
D. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
20. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ:
A. Làm tăng thất nghiệp tạm thời.
B. Làm giảm thất nghiệp tạm thời.
C. Hoàn toàn không tác động tới thất nghiệp tạm thời.
D. Làm tăng thất nghiệp chu kỳ.
21. Một số người thất nghiệp do thiếu kĩ năng lao động mà thị trường đang cần được xếp vào nhóm:
A. Thất nghiệp tạm thời. B. Thất nghiệp chu kỳ C. Thất nghiệp cơ cấu.
D. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
22. Một công nhân làm việc trong ngành dệt bị mất việc vì ngành dệt thu hẹp sản xuất. Người này được xếp vào nhóm:
A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp tạm thời. C. Thất nghiệp chu kỳ.
D. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
23. Một nhân viên văn phòng quyết định nghỉ việc để đi tìm công việc khác ưng ý hơn. Người
này được xếp vào nhóm: A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp tạm thời. C. Thất nghiệp chu kỳ.
D. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
24. Khi công đoàn thành công trong việc thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương thì:
A. Thất nghiệp và tiền lương đều tăng
B. Thất nghiệp và tiền lương đều giảm.
C. Thất nghiệp giảm và tiền lương tăng.
D. Thất nghiệp tăng và tiền lương giảm.
25. Điều nào sau đây không phải là chi phí của thất nghiệp:
A. Giảm sút sản lượng và thu nhập.
B. Người lao động có thời gian để trau dồi thêm kỹ năng và tìm được công việc ưng ý.
C. Hao phí nguồn lực xã hội.
D. Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập.
26. Chính sách nào sau đây của Chính phủ có thể làm tăng số người bị thất nghiệp :
A. Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
B. Mở rộng các khoá dạy nghề.
C. Tăng tiền lương tối thiểu.
D. Khuyến khích xuất khẩu lao động.
27. Biện pháp nào sau đây của Chính phủ có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:
A. Tăng tiền lương tối thiểu.
B. Tăng trợ cấp thất nghiệp.
C. Trợ cấp cho các chương trình đào tạo lại và hỗ trợ cho công nhân đến làm việc ở các vùng sâu vùng xa.
D. Thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt.
28. Biện pháp nào sau đây của Chính phủ có hiệu quả trong việc làm giảm thất nghiệp chu kỳ:
A. Tăng tiền lương tối thiểu. tăng TNL TCĐ
B. Tăng trợ cấp thất nghiệp. tăng TNTT
C. Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm. Giảm TNTT
D. Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng.
29. Chính sách nào sau đây của Chính phủ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp:
A. Tăng trợ cấp thất nghiệp
B. Giảm tiền lương tối thiểu.
C. Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo lại các công nhân bị thất nghiệp.
D. Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm.
30. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ:
A. Làm giảm động lực tìm việc của người bị thất nghiệp và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
B. Làm giảm động lực tìm việc của người bị thất nghiệp và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
C. Làm tăng động lực tìm việc của người bị thất nghiệp và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
D. Làm tăng động lực tìm việc của người bị thất nghiệp và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
31. Chính sách nào sau đây của Chính phủ sẽ làm tăng thất nghiệp tạm thời:
A. Mở rộng các chương trình đào tạo nghề.
B. Tăng trợ cấp thất nghiệp.
C. Giảm tiền lương tối thiểu.
D. Phổ biến rộng rãi thông tin về các công việc cần tuyển người làm.
32. Chính sách nào sau đây của Chính phủ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp:
A. Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
B. Hỗ trợ về thông tin việc làm cho người lao động.
C. Giảm tiền lương tối thiểu.
D. Thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của tổ chức công đoàn
33. Những người nào sau đây được xếp vào nhóm thất nghiệp cơ cấu:
A. Việc làm ở khu vực công nghiệp nặng giảm, những lao động ở khu vực này chuyển sang
tìm kiếm việc làm ở khu vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
B. Những sinh viên đang học đại học và muốn tìm kiếm công việc làm thêm. Nằm ngoài
C. Những nhân viên văn phòng từ bỏ công việc hiện tại để tìm công việc khác có mức lương cao hơn. TNTT
D. Những công nhân bỏ việc và hoàn toàn không có nhu cầu tìm việc nữa. nằm ngoài
34. Trường hợp nào sau đây không thuộc nhóm thất nghiệp tạm thời:
A. Sinh viên mới tốt nghiệp đại học và đang trong thời gian tìm việc.
B. Những công nhân bị sa thải do vi phạm kỷ luật lao động và đang tìm kiếm công việc khác.
C. Do ngành cơ khí bị thu hẹp nên các công nhân cơ khí bị mất việc và đang phải học thêm
để chuyển sang nghề sửa chữa máy tính.
D. Một phụ nữ sau khi nghỉ chế độ thai sản tham gia lại thị trường lao động và đang tìm kiếm việc làm. tNTT