-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội
Tài liệu ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế 51 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Tài liệu ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội
Tài liệu ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế 51 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
381
Câu hỏi 381. Theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính là?
a. Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính
b. Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
c. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính d. Cả 3 đáp án đều sai 382
Câu hỏi 382. Khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
a. Chủ thể vi phạm hành chính có thể là tổ chức hoặc cá nhân
b. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc cấu thành vi phạm hành chính
c. Vi phạm hành chính là một loại tội phạm ở mức độ ít nghiêm trọng d. Cả 3 phương án 383
Câu hỏi 383. Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm hành chính?
a. Công chức A uống rượu say điều khiển xe ô tô
b. Công chức B nhận hối lộ 100 triệu đồng
c. Công chức C nợ ngân hàng quá thời hạn trả nợ
d. Công chức D không tham gia ủng hộ quỹ hỗ trợ Covid – 19 của cơ quan 384
Câu hỏi 384. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới?
a. Trật tự quản lý xã hội
b. Trật tự quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
c. Trật tự quản lý nhà nước
d. Tất cả các phương án 385
Câu hỏi 385. Khẳng định: “Mọi hành vi trái pháp luật hành chính đều là hành vi vi phạm hành chính” là: a. Khẳng định sai b. Khẳng định đúng c. Có thể đúng d. Có thể sai 386
Câu hỏi 386. Dấu hiệu của vi phạm hành chính là?
a. Gây ra thiệt hại về tài sản b. Có lỗi c. Bị lập biên bản
d. Bị công an mời lên làm việc 387
Câu hỏi 387. Lỗi trong vi phạm hành chính gồm?
a. Lỗi của tổ chức và lỗi của cá nhân
b. Lỗi nặng và lỗi nhẹ
c. Lỗi cố ý và lỗi vô ý d. Tất cả các đáp án 388
Câu hỏi 388. Tính trái pháp luật của hành vi trong vi phạm hành chính được hiểu là?
a. Không thực hiện quy định của pháp luật hành chính
b. Thực hiện không đúng quy định của pháp luật hành chính
c. Thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật hành chính d. Cả 3 phương án 389
Câu hỏi 389. Hành vi vi phạm hành chính thể hiện ra bên ngoài dưới dạng?
a. Hành vi của cán bộ và hành vi của công dân
b. Hành vi hành động và hành vi không hành động
c. Hành vi nhìn thấy và hành vi không nhìn thấy
d. Các phương án đều sai 390
Câu hỏi 390. Vi phạm hành chính nhiều lần là?
a. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã
thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý
b. Trường hợp cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi vi phạm hành chính mà còn tái phạm
c. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã
thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa nộp tiền xử phạt
d. Các phương án đều sai 391
Câu hỏi 391. Chọn đáp án đúng nhất: Chủ thể của vi phạm hành chính là?
a. Công dân Việt Nam, doanh nghiệp
b. Người nước ngoài, người không có quốc tịch
c. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội d. Cá nhân, tổ chức 392
Câu hỏi 392. Cấu thành của vi phạm hành chính gồm?
a. Chủ thể, khách thể, hành vi vi phạm, lỗi
b. Chủ thể, khách thể, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
c. Mặt chủ quan, mặt khách quan và độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính
d. Chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan 393
Câu hỏi 393. Độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân là? a. 12 tuổi trở lên b. 14 tuổi trở lên c. Đủ 14 tuổi trở lên d. Đủ 16 tuổi trở lên 394
Câu hỏi 394. Động cơ, mục đích trong vi phạm hành chính là?
a. Yếu tố bắt buộc phải có
b. Yếu tố không bắt buộc phải có
c. Yếu tố bắt buộc phải có khi người vi phạm là cá nhân
d. Yếu tố bắt buộc phải có khi người vi phạm là tổ chức 395
Câu hỏi 395. Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc về?
a. Chủ thể của vi phạm hành chính
b. Khách thể của vi phạm hành chính
c. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
d. Mặt khách quan của vi phạm hành chính 396
Câu hỏi 396. Tình thế cấp thiết là?
a. Tình thế của cá nhân, doanh nghiệp vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa
lợi ích của Nhà nước mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa
b. Tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi
ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
c. Tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi
ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại hợp lý
d. Các phương án đều sai 397
Câu hỏi 397. Phòng vệ chính đáng là?
a. Hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của của mình mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên
b. Hành vi của cá nhân, tổ chức vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách
tương xứng người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên
c. Hành động của cá nhân, tổ chức vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết
d. Hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết
người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên 398
Câu hỏi 398. Sự kiện bất ngờ là?
a. Sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước
hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra
b. Sự kiện mà chúng ta không thể biết trước
c. Sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước do không có thông tin
d. Sự kiện do thiên nhiên gây nên 399
Câu hỏi 399. Sự kiện bất khả kháng là?
a. Sự kiện xảy ra một cách đột ngột không thể lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp tốt nhất
b. Sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể
khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
c. Sự kiện xảy ra quá nhanh không thể lường trước được và không thể khắc phục được
d. Tất cả các phương án 400
Câu hỏi 400. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là?
a. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo
đúng quy định của pháp luật
b. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách
quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật
c. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng d. Cả 3 đáp án 401
Câu hỏi 401. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Đối với cùng một hành vi vi phạm
hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng ... lần mức phạt tiền đối với cá nhân. a. 02 lần b. 03 lần c. 04 lần d. 05 lần 402
Câu hỏi 402. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: … hành vi vi phạm hành chính … bị xử phạt một lần. a. Một/có thể b. Một/chỉ c. Hai/có thể d. Hai/chỉ 403
Câu hỏi 403. Khẳng định nào đúng?
a. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm chia đều mức xử phạt về hành vi đó
b. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì một người đại
diện bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó
c. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì người có lỗi nặng nhất sẽ bị xử phạt
d. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó 404
Câu hỏi 404. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Người từ ... tuổi đến … tuổi bị xử
phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. a. 14/16 b. Đủ 14/dưới 16 c. Đủ 14/đủ16 d. Đủ 16/đủ 18 405
Câu hỏi 405. Người bao nhiêu tuổi thì bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính? a. Đủ 16 tuổi trở lên b. 16 tuổi trở lên c. 18 tuổi trở lên d. Đủ 18 tuổi trở lên 406
Câu hỏi 406. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về đất đai là? a. Không quy định b. 01 năm c. 02 năm d. 03 năm 407
Câu hỏi 407. Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm nào?
a. Không truy cứu nên không tính thời hiệu
b. Tính từ ngày phát hiện sai phạm
c. Tính từ ngày lập biên bản vi phạm
d. Tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm 408
Câu hỏi 408. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Đối với vi phạm hành chính đang
được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm ... hành vi vi phạm. a. Phát hiện b. Xử phạt c. Lập biên bản d. Chấm dứt 409
Câu hỏi 409. Thời gian ban đêm quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là?
a. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau
b. Thời gian ban đêm được tính từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau
c. Thời gian ban đêm được tính từ 20 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau
d. Thời gian ban đêm được tính từ 24 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau 410
Câu hỏi 410. Tình tiết giảm nhẹ là?
a. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần
b. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra
c. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu
d. Tất cả các phương án 411
Câu hỏi 411. Đáp án nào KHÔNG PHẢI là tình tiết tăng nặng?
a. Vi phạm hành chính có tổ chức
b. Tổ chức vi phạm hành chính
c. Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm
d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính 412
Câu hỏi 412. Hình thức nào chỉ được áp dụng là hình thức xử phạt chính? a. Cảnh cáo b. Phạt tiền c. Trục xuất
d. Cảnh cáo và phạt tiền 413
Câu hỏi 413. Hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính là? a. Quản chế hành chính
b. Tịch tang vật, phương tiện vi phạm hành chính c. Trục xuất
d. Tịch tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất 414
Câu hỏi 414. Hình thức cảnh cáo được quyết định bằng? a. Văn bản b. Lời nói c. Biên bản d. Cả 3 hình thức 415
Câu hỏi 415. Trừ trường hợp đặc biệt, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành
chính đối với cá nhân là?
a. Từ 10.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
b. Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
c. Từ 100.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
d. Từ 100.000 đồng đến 500.000.000 đồng 416
Câu hỏi 416. Trừ trường hợp đặc biệt, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành
chính đối với tổ chức là?
a. Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
b. Từ 500.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
c. Từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
d. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng 417
Câu hỏi 417. Khẳng định nào sau đây đúng?
a. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính và nhiều hình
thức xử phạt bổ sung kèm theo
b. Mỗi vi phạm hành chính được quy định hai hình thức xử phạt chính, có thể quy
định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo
c. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy
định một hoặc nhiều hình thức xử phạt chính khác kèm theo
d. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy
định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo 418
Câu hỏi 418. Trục xuất là biện pháp xử phạt áp dụng đối với ai? a. Người nước ngoài
b. Người không có quốc tịch
c. Công dân Việt Nam đang học tập tại nước ngoài
d. Công dân Việt Nam có người thân ở nước ngoài 419
Câu hỏi 419. Trục xuất là biện pháp có bản chất buộc người vi phạm?
a. Phải rời khỏi nơi cư trú
b. Phải rời khỏi đại sứ quán
c. Phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
d. Tất cả các phương án đều sai 420
Câu hỏi 420. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính là việc sung vào ... vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan
trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm
trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. a. Ngân sách trung ương b. Ngân sách địa phương c. Ngân sách nhà nước d. Ngân sách Chính phủ 421
Câu hỏi 421. Lựa chọn phương án đúng nhất: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu là?
a. Biện pháp khắc phục hậu quả
b. Biện pháp xử phạt hành chính
c. Biện pháp chỉ áp dụng cho cá nhân
d. Biện pháp chỉ áp dụng cho tổ chức 422
Câu hỏi 422. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra, nếu không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị? a. Xử phạt hành chính b. Cưỡng chế thi hành c. Khởi tố hình sự d. Trục xuất 423
Câu hỏi 423. Trưởng thôn/Tổ trưởng Tổ dân phố có thẩm quyền xử phạt hành chính là? a. Đúng
b. Đúng trong trường hợp cấp thiết
c. Đúng trong trường hợp người vi phạm bị bắt quả tang d. Sai 424
Câu hỏi 424. Thẩm quyền xử phạt cảnh cáo thuộc về?
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh d. Cả 3 phương án 425
Câu hỏi 425. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền?
a. Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 100.000.000 đồng
b. Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 200.000.000 đồng
c. Phạt tiền đến 100% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 100.000.000 đồng
d. Phạt tiền đến 100% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 200.000.000 đồng 426
Câu hỏi 426. Trưởng công an cấp xã có quyền?
a. Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 2.500.000 đồng
b. Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 5.000.000 đồng
c. Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 2.500.000 đồng
d. Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 5.000.000 đồng 427
Câu hỏi 427. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành
chính được thực hiện bằng … hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. a. lời nói, văn bản
b. lời nói, còi, văn bản
c. lời nói, còi, mệnh lệnh, văn bản
d. lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản 428
Câu hỏi 428. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp?
a. Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức
b. Xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm
quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ
c. Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng
đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ
d. Tất cả các trường hợp nếu xét thấy cần thiết 429
Câu hỏi 429. Khẳng định: “Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử
dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản” là? a. Đúng b. Có thể đúng c. Sai d. Có thể sai 430
Câu hỏi 430. Trừ trường hợp Biên bản vi phạm hành chính được lập bằng phương
thức điện tử, Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất mấy bản? a. 01 bản b. 02 bản c. 03 bản d. 04 bản 431
Câu hỏi 431. Khẳng định nào sau đây đúng?
a. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà
bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định
hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính
b. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà
bị xử phạt trong cùng một lần thì có thể ra nhiều quyết định xử phạt, trong đó quyết
định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính
c. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà
bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, tổng hợp các hình phạt
d. Các phương án đều sai 432
Câu hỏi 432. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với các đối tượng nào dưới đây?
a. Người từ đủ 10 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự
b. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự
c. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự
d. Tất cả các phương án 433
Câu hỏi 433. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn từ … đến ... a. 03 tháng/06 tháng b. 03 tháng/09 tháng c. 06 tháng/09 tháng d. 09 tháng/12 tháng 434
Câu hỏi 434. Theo quy định của pháp luật, mục đích của biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là?
a. Giúp giảm thiểu vi phạm hành chính
b. Giúp xã hội ổn định
c. Giúp người vi phạm học nhận thức rõ vi phạm của mình
d. Giúp người vi phạm học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý,
giáo dục của nhà trường 435
Câu hỏi 435. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp nào?
a. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính
b. Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên
c. Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
d. Tất cả các phương án 436
Câu hỏi 436. Thời hạn áp dụng biê •n pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ? a. 12 tháng đến 24 tháng b. 06 tháng đến 12 tháng c. 09 tháng đến 18 tháng d. 24 tháng đến 36 tháng 437
Câu hỏi 437. Ai có thẩm quyền quyết định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
a. Trưởng công an cấp xã
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
d. Trưởng công an cấp huyện 438
Câu hỏi 438. Biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
b. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc
c. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc
d. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 439
Câu hỏi 439. Biện pháp nào KHÔNG PHẢI là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính? a. Phạt tiền b. Nhắc nhở
c. Giáo dục dựa vào cộng đồng d. Quản lý tại gia đình 440
Câu hỏi 440. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Người vi phạm hành chính nếu gây ra
thiệt hại thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về … a. hình sự b. dân sự c. hành chính d. ngân hàng 441
Câu hỏi 441. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền?
a. Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 500.000 đồng
b. Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 1.000.000 đồng
c. Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 500.000 đồng
d. Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định
nhưng không quá 5.000.000 đồng 442
Câu hỏi 442. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Biện pháp xử lý hành chính là biện
pháp được áp dụng đối với … vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà
không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào
trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. a. cá nhân b. công dân c. tổ chức d. người chưa thành niên 443
Câu hỏi 443. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi
do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị … a. xử lý hành chính
b. xử phạt vi phạm hành chính c. xét xử hành chính d. phạt tiền 444
Câu hỏi 444. Một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt thế nào?
a. có thể xử phạt hai lần
b. có thể xử phạt nhiều lần
c. chỉ bị xử phạt một lần
d. Tất cả đáp án đều sai 445
Câu hỏi 445. Trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính thuộc về chủ thể nào?
a. Người vi phạm hành chính
b. Người đại diện của người vi phạm hành chính
c. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
d. Tất cả các trường hợp 446
Câu hỏi 446. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu là trường hợp thuộc về? a. Tình tiết giảm nhẹ
b. Tình tiết miễn truy cứu trách nhiệm hành chính c. Tình tiết tăng nặng
d. Trường hợp không xử phạt hành chính 447
Câu hỏi 447. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì xử lý thế nào? a. Khởi tố hình sự b. Phạt tiền
c. Bị cưỡng chế thực hiện
d. Tất cả các đáp án đều sai 448
Câu hỏi 448. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại là?
a. Biện pháp khắc phục hậu quả
b. Hình thức xử phạt chính
c. Hình thức xử phạt bổ sung
d. Tất cả các đáp án đều đúng 449
Câu hỏi 449. Cảnh cáo là?
a. Biện pháp khắc phục hậu quả
b. Hình thức xử phạt chính
c. Hình thức xử phạt bổ sung
d. Tất cả các đáp án đều đúng 450
Câu hỏi 450. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng hình thức nào? a. Lời nói b. Văn bản c. Lời nói, văn bản
d. Lời nói, văn bản và các hình thức khác